1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistic tại công ty tnhh tiếp vận thăng long

43 807 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 320,5 KB

Nội dung

Qua thời gian thực tập tạiCông ty TNHH tiếp vận Thăng Long, do nhận thấy rằng mặc dù công ty cũng đã cómột chỗ đứng trong lòng khách hàng nhưng do xu hướng phát triển của ngành kinh tế n

Trang 1

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề

Logistics đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển Nóđóng góp không nhỏ vào GDP của những quốc gia này, theo thống kê của việnnghiên cứu logistics của Mỹ cho biết: ở những nước phát triển như Nhật Bản và Mỹthì logistics đóng góp khoảng 10%GDP Những năm gần đây, dịch vụ logistics cũng

đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam và ngày càng trở nên có vai trò quan trọng đối vớikhâu sản xuất và kinh doanh của nhiều ngành nghề, đem lại thành công cho cácdoanh nghiệp trong điều kiện kinh tế hội nhập

Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục , có liên hệ mật thiết với nhau,tác động qua lại với nhau, nó được xem như là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gầnnhư toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa Logistics hỗ trợ sự

di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, là hoạt động quantrọng tạo sự dễ dàng trong việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ Sự pháttriển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanhcác dịch vụ khác được đảm bảo về mặt thời gian và chất lượng Logistics phát triểntốt sẽ mang lại khả năng giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăngcường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long là công ty hoạt động trong lĩnh vựccung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam và các nước trên thế giới Sau gần 15 nămhoạt động công ty đã thu được những thành quả nhất định, có được một thị phầndành riêng cho mình, được nhiều khách hàng biết đến và tín nhiệm Nhưng hiện nay

do số doanh nghiệp tham gia vào thị trường này ngày càng nhiều nên công ty cũnggặp phải những khó khăn gay gắt trên thị trường Vì vậy, sau một thời gian thực tậptại công ty em đã chọn đề tài “ Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công

ty TNHH tiếp vận Thăng Long ” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình Lựachọn đề tài này, em mong muốn được đóng góp những ý kiến của mình nhằm nângcao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty, giúp công ty phát triển hơn nữa

Trang 2

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Logistics không chỉ là ngành đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn có vai trò tolớn, liên quan mật thiết tới sự sống còn của doanh nghiệp Trong cam kết gia nhậpWTO, Việt Nam sẽ cho phép các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt độngbình đẳng tại Việt Nam trong một số lĩnh vực Điều này đã đặt các doanh nghiệpViệt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, tạo ra một áp lực cạnhtranh không nhỏ cho các doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển kinh tế thì ngành logistics lại có thêm nhiều cơ hộiphát triển Nhưng phát triển hoạt động logistics như thế nào để phù hợp với tiếntrình phát triển kinh tế của Việt Nam đang là một bài toán nan giải đối với các nhàquản lý kinh tế

Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều nhà kinh tế đi sâu vào nghiêncứu vấn đề này, bên cạnh đó cũng đã có một số sinh viên họn đề tài nghiên cứu vềvấn đề này như:

- Đề tài “ Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị logistics tại công ty TNHHdịch vụ thương mại và vận chuyển Âu Mỹ ” của Lưu Thị Diễm Hằng – 2009 – Đạihọc Thương mại

- Đề tài “ Tăng cường hiệu lực hoạt động logistics cho dòng cung ứng sảnphẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty liên doanh Guyomarc’h – VNC ” của VươngThị Phương – 2009 – Đại học Thương mại

- Đề tài “ Hoàn thiện hoạt động logistics của Công ty TNHH Tân Hà Sángtrong giai đoạn hiện nay ” của Đặng Thị Anh Đào – 2008 – Đại học Thương mại.Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều tập trung làm nổi bật thực trạng hoạt độnglogistics tại các công ty và ngành logistics Việt Nam và cũng đã đưa ra những giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị logistics Qua thời gian thực tập tạiCông ty TNHH tiếp vận Thăng Long, do nhận thấy rằng mặc dù công ty cũng đã cómột chỗ đứng trong lòng khách hàng nhưng do xu hướng phát triển của ngành kinh

tế nói chung và ngành logistics nói riêng tại Việt Nam hiện nay nên công ty đanggặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, chính vì vậy em đã quyết định chọn

đề tài “ Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vậnThăng Long ” Qua đó, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động

Trang 3

logistics và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logisticscủa công ty.

1.3 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống cơ sở lý luận về logistics, kinh doanh dịch vụ logistics

- Khảo sát thực tế, tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logisticscủa công ty TNHH tiếp vận Thăng Long

- Kết hợp lý luận và thực tế các vấn đề tồn tại ở công ty để đưa ra các đềxuất, kiến nghị để nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công tyTNHH tiếp vận Thăng Long

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu:Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long, là công tychuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận và vận chuyển tại Việt Nam và các nướctrên thế giới

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động logistics tại Công ty TNHH tiếp vậnThăng Long

- Thời gian nghiên cứu: tình hình hoạt động của Công ty TNHH tiếp vậnThăng Long trong giai đoạn 2009 – 2011

- Phạm vi nghiên cứu: Sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty TNHHtiếp vận Thăng Long trong giai đoạn 2009 – 2011

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để có thể tìm ra những hạn chế trong hoạt động kinh doanh logistics tạiCông ty TNHH tiếp vận Thăng Long và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp nângcao sức cạnh tranh dịch vụ logistics, trong quá trình nghiên cứu em có sử dụng một

số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập dữ liệu và phương phápphân tích số liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

+ Nguồn dữ liệu từ doanh nghiệp: thu thập từ các báo cáo của công ty ( Báo

cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty), từ nguồn ghi chép nội bộ (báocáo tài chính năm 2009-2011của công ty)

Trang 4

+ Nguồn dữ liệu bên ngoài công ty: Thu thập các thông tin từ các phương tiệnthông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí… về logistics, internet, các quy định, nghịđịnh của các cơ quan nhà nước về dịch vụ logistics.

- Phương pháp xử lý dữ liệu: từ nguồn dữ liệu thu thập được rất phong phú và chi

tiết cần phải tổng hợp, hệ thống lại để xử lý thông tin về sau Đối với những tài liệuthứ cấp thì cần lựa chọn, sàng lọc, loại bỏ những tài liệu kém giá trị, cần tính toáncác chỉ tiêu, xây dựng các bảng thống kê, các biểu đồ, đồ thị cần thiết

- Phương pháp phân tích dữ liệu:

Phương pháp phân tích: từ dữ liệu thứ cấp thu được tiến hành phân tích để có

được cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động logistics của công ty TNHH tiếp vậnThăng Long

Phương pháp tổng hợp: căn cứ vào các kết quả thu được từ câu hỏi phỏng vấn,

nguồn dữ liệu bên ngoài công ty tiến hành phân tích, đưa ra các kết luận về hoạt độnglogistics của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long

1.6 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận gồm: Lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục

từ viết tắt, danh mục tài lệu tham khảo

Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu “Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụlogistics của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long”

Chương II: Một số cơ sở lý luận về sức cạnh tranh dịch vụ logistics của cáccông ty giao nhận vận tải

Chương III: Phân tích thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công

ty TNHH tiếp vận Thăng Long

Chương IV: Định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao sứccạnh tranh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long

Trang 5

Chương 2: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH DỊCH

VỤ LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm về logistics, dịch vụ logistics và công ty kinh doanh dịch

vụ logistics

- Khái niệm Logistics:

Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài tàinguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sảnxuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàngloạt các hoạt động kinh tế

Trong mỗi ngành, lĩnh vực sẽ có những đặc thù riêng Có thể nghiên cứuLogistics trên hai góc độ: vi mô và vĩ mô Ở tầm vi mô, Logistics là việc tối ưu hóamọi thao tác, hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệpnhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Ở tầm vĩ

mô, Logistics là một ngành dịch vụ giúp tối ưu hoá quá trình phân phối, vậnchuyển, dự trữ các nguồn lực, giúp các quốc gia phát triển bền vững và hiệu quả.Trong chuỗi vô số những hoạt động kinh tế của quá trình Logistics có các dịch vụLogistics, bao gồm các hoạt động vận chuyển, tồn trữ, cung ứng nguyên vật liệu,bao bì, đóng gói, ghi ký mã hiệu, mã vạch, làm thủ tục thông quan, gom hàng, táchhàng quản trị hàng tồn kho, quản trị nhà cung cấp, dự báo nhu cầu, quản lý đơnhàng, dịch vụ khách hàng,… Theo ước tính của Viện Logistics châu Á - Thái BìnhDương (TLIAP), trị giá của dịch vụ Logistics chiếm 10-15% tổng trị giá hàng hóatoàn cầu, tương đương 2.000 tỷ USD/năm

- Dịch vụ logistics:

Ở Việt Nam, Luật Thương mại năm 2005, điều 233 quy định: “Dịch vụlogistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặcnhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hảiquan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thỏa thuận vớikhách hàng để hưởng thù lao”.Theo đó, dịch vụ logistics chính là sự phát triển ởgiai đoạn cao của dịch vụ giao nhận kho vận trên cơ sở sử dụng những thành tựu

Trang 6

của công nghệ thông tin để điều phối hàng hoá từ khâu trên sản xuất đến tay ngườitiêu dùng cuối cùng qua các công đoạn vận chuyển, lưu kho và phân phối hàng hoá.

- Công ty kinh doanh dịch vụ logistics:

Theo Điều 234 Luật Thương mại 2005 : thương nhân kinh doanh dịch vụlogistics là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật,Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics trong các văn bảnhướng dẫn thi hành

Nghị định 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thươngmại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối vớithương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ban hành được coi là hành lang pháp lýquan trọng để phát triển loại hình dịch vụ này tại Việt Nam Theo quy định tại Điều

5 của Nghị định này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng cácđiều kiện sau:

1 Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luậtViệt Nam

2 Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật, và cóđội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu

3 Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch logistics ngoài việc đáp ứng các điềukiện quy định tại khoản 2 điều này chỉ được kinh doanh dịch vụ logistics khi tuânthủ các điều kiện cụ thể sau đây:

a, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công tyliên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%

b, Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì thành lập công ty liên doanh, trong đó

tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vàonăm 2014;

c, Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liêndoanh, trong đó tỷ lện góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, đượcthành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

kể từ năm 2014;

Trang 7

d, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liêndoanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chếnày là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.”

Doanh nghiệp giao nhận vận tải là 1 loại hình công ty kinh doanh dịch vụlogistics, được coi là 1 bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặcgom những lô hàng nhỏ thành những lô hàng lớn hơn, sau đó thuê lại người vận tảivận chuyển từ điểm xuất phát tới điểm đích.(Nguồn: http://www.container-transportation.com/freight-forwarder-vn.html)

2.1.2 Vai trò và vị trí của dịch vụ logistics

Ngành logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các nền kinh tế hiệnđại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia Phần giá trịgia tăng nó tạo ra ngày càng lớn, điều đó được thế hiện qua:

Đối với nền kinh tế:

- Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêuchuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế

Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn cácloại giấy tờ, chứng từ Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ để phục

vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD.Theo tính toán của các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàngnăm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10% kim ngạch mậu dịchquốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bán quốc tế Logistics đã cungcấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy

tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinhdoanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục,nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòngtrong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế

Ngoài ra, cùng với việc phát triển logistics điện tử (electronic logistics) sẽtạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng

từ trong lưu thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụlogistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và

Trang 8

thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa Các quốc gia sẽ xíchlại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông.

- Dịch vụ Logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm lưu thông trong phânphối

Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng vớichi phí lưu thông Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ

lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt làhàng hóa trong buôn bán quốc tế Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông Vậntải có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị

và giá trị sử dụng của hàng hóa Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷtrọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD (Hội nghị Liên hiệp quốc vềthương mại và phát triển) thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10-15%giá FOB, hay 8-9% giá CIF Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thốnglogistics cho nên dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm chophí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm

và giảm chi phí lưu thông Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí logistics (baogồm đóng gói, lưu kho, vận tải, quản lý, …) ước tính chiếm tới 20% tổng chi phísản xuất ở các nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thểchiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nước không có đường bờ biển

- Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia vàtoàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông, phân phối, mở rộng thịtrường

Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc

mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản

lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiếnlược doanh nghiệp (DN) Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm chocác hoạt động của DN Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liênkết, trong đó các DN mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thươngmại chỉ đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các DN

Đối với doanh nghiệp:

Trang 9

Xét ở tầm vi mô, trước đây các doanh nghiệp thường coi logistics như một

bộ phận hợp thành chức năng marketing và sản xuất Do chức năng logistics khôngđược phân định rạch ròi nên đã có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ

Trong giai đoạn hiện nay, tại các quốc gia đang phát triển, quản trị được xemnhư một thành tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh chocác doanh nghiệp Vai trò của logistics trong các doanh nghiệp được thể hiện ở cáckhía cạnh sau:

- Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sảnxuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp chủ động trong khâu tìm kiếm nguyên vật liệu, các công nghệsản xuất, quản lý hàng tồn kho, giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấpnhất Từ đó, làm giảm thiểu các chi phí xuống một cách tối đa, giúp doanh nghiệpthu được lợi nhuận nhiều hơn

- Logisitcs tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm

Logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cầnđến, vào đúng thời điểm thích hợp Một sản phẩm/ dịch vụ có thể làm thỏa mãnkhách hàng và có giá trị khi nó được đến tay người tiêu dùng đúng thòi gian, địađiểm Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi tiêu trường tiêu thụ và nguồn cung ứngngày càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì việc giao hàng đúng thòi gian và địađiểm do logistics mang lại càng trở nên cần thiết cho việc tiêu dùng sản phẩm

- Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quảđến khách hàng

Việc áp dụng các mô hình quản trị, các phương án tối ưu trong dự trữ,vậnchuyển, mua hàng, áp dụng hệ thống thông tin hiện đại đã tạo điều kiện cho việcđưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu một cách nhanh nhất với chi phí thấp,giúp cho các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình

- Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho các doanh nghiệp

Một công ty có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của mìnhmột cách nhanh chóng, đúng thời gian, địa điểm với chi phí thấp có thể thu được lợithế về thị phần so với đối thủ cạnh tranh Điều này có thể giúp cho doanh nghiệp tạo

Trang 10

nên uy tín nhờ vào hệ thống logistics hoạt động hiệu quả và cung cấp dịch vụ kháchhàng với trình độ cao hơn.

2.2 Một số tiền đề lý luận về sức cạnh tranh dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải

2.2.1 Dịch vụ logistics và quá trình cung ứng dịch vụ logistics

2.2.1.1 Các dịch vụ logistics

Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại dịch vụ logisticskhác nhau Theo điều 4 Nghị định số 140/2007/ NĐ – CP thì dịch vụ logistics đượcphân loại như sau:

Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:

- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container

- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh khobãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị

- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan vàlập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa

- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lýthông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗilogistics, hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồnkho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động chothuê và thuê mua container

Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải,bao gồm:

Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:

- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật

- Dịch vụ bưu chính

- Dịch vụ thương mại bán buôn

Trang 11

- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho,thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng.

- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác

2.2.1.2 Quá trình cung ứng dịch vụ

Dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giảiquyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của kháchhàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu.Vì dịch vụ là vô hình nên tất yếu là quátrình sản xuất phải gắn liền với quá trình tiêu thụ của khách hàng Hay nói cáchkhác khách hàng cần tiếp xúc trực tiếp với dịch vụ hay môi trường vật chất của nó,

và đồng thời họ cũng đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên cảm nhận về mội trườngvật chất của dịch vụ

Hệ thống sản xuất dịch vụ bao gồm các yếu tố về vật chất kỹ thuật công nghệ

và con người, được tổ chức chặt chẽ theo một hệ thống phối hợp hướng tới kháchhàng, nhằm đảm bảo thực hiện quá trình sản xuất và tiêu dùng một cách có hiệuquả Quá trình cung ứng dịch vụ được thể hiện rõ qua sơ đồ 2.1:

Sơ đồ 2.1: Mô hình cung ứng dịch vụ logistics

(Nguồn: Giáo trình Marketing dịch vụ)

Khách hàng

Môi trường vật chất

Trang 12

Hệ thống bao gồm các yếu tố vật chất có thể xác định Trong đó, môi trườngvật chất bao gồm yếu tố nội bộ doanh nghiệp là yếu tố “ không nhìn thấy” được đốivới khách hàng và yếu tố “ nhìn thấy” được bao gồm cơ sở vật chất và nhân viêngiao tiếp dịch vụ Khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ đồng nghĩa với quá trình tiếpnhận dịch vụ chuyển giao từ các yếu tố nhìn thấy được là vật chất và con người,đồng thời các yếu tố vật chất, con người này lại được điều hành, xây dựng dựa vàoyếu tố “ không nhìn thấy” là nội bộ.

Khách hàng tiêu dùng dịch vụ chính là quá trình tiếp xúc trực tiếp với môitrường vật chất của dịch vụ, bao gồm các yếu tố vô hình và hữu hình Nếu không

có khách hàng thì sẽ không có dịch vụ Khách hàng gắn liền với hệ thống và trởthành một yếu tố quan trọng của hệ thống Khách hàng trực tiếp tiêu dùng dịch vụcủa nhân viên cung ứng, chất lượng cung ứng được khách hàng trực tiếp đánh giá

Cơ sở vật chất cần thiết cho sản xuất cung ứng dịch vụ như các thiết bị, máymóc, nhà xưởng…cơ sở vật chất thúc đẩy dịch vụ tiến triển lợi hơn, thông qua cơ sởvật chất khách hàng sẽ có cách đánh giá tốt hơn về dịch vụ

2.2.2 Một số chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì cạnh tranh là một quy luật tấtyếu Cạnh tranh là tiền đề của sự tiến bộ và phát triển bởi càng nhiều doanh nghiệpcạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng cóchất lượng tốt hơn Cạnh tranh được hiểu là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm.dịch vụ của doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp khác

Để có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đối với cácđối thủ cạnh tranh thì cần có một số chỉ tiêu đo lường như:

- Số lượng dịch vụ: doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng của mình

bao nhiêu dịch vụ, so sánh với số lượng dịch vụ mà các đối thủ cạnh tranh có thểcung cấp cho khách hàng

- Chất lượng dịch vụ: chất lượng dịch vụ là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng

đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trong nền kinh tế hiện nay, khi các yếu

tố về giá cả, chất lượng là những yếu tố chính trong cạnh tranh thì gắn liền với nó làchất lượng dịch vụ khách hàng Ngày nay, chất lượng dịch vụ khách hàng có thể trở

Trang 13

thành vũ khí cạnh tranh lợi hại, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện mục tiêu vềdoanh số, thị phần, góp phần nâng cao hình ảnh và vị trí của doanh nghiệp trênthương trường Loại chỉ tiêu đo lường chất lượng dịch vụ khách hàng bao gồm cácchỉ tiêu như: tổng thời gian đáp ứng một đơn hàng, tỷ lệ các đơn hàng hoàn hảo, tỷ

lệ các đơn hàng đúng về hàng hóa/ dịch vụ, số lần khách hàng khiếu nại, tổng giá trịhàng hóa hư hỏng do dịch vụ logistics, mức độ thỏa mãn của khách hàng, số lượngkhách hàng trung thành, số lượng khách hàng mới…

- Chi phí dịch vụ: chi phí là tổng số tiền doanh nghiệp bỏ ra dùng vào hoạt

động Chi phí để thực hiện các mục tiêu hoạt động xác định là chỉ tiêu phản ánh tựctiếp nhất kết quả hậu cần Các chỉ tiêu đo lường chi phí bao gồm: tổng chi phí vàcác chi phí thành phần tỷ lệ chi phí logistics trên tổng chi phí của doanh nghiệp trêntổng doanh thu, chi phí các đơn hàng bị trả lại, chi phí lao động, chi phí xử lý hànghóa hư hỏng…Thời gian cung ứng dịch vụ, dịch vụ đi kèm

- Thị phần: một trong những yếu tố phản ánh rõ rệt nhất năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp chính là thị phần, bởi thị phần không những đóng góp không nhỏtrong việc giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao mà nó còn giúp doanh nghiệptạo được uy tín, sự nổi tiếng

- Lợi nhuận: đây được coi như là 1 chỉ tiêu tổng hợp, thể hiện 1 cách tổng

quan về năng lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp thu được lợi nhuận càng caochứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh dịch vụ logistics tại các công ty giao nhận vận tải

2.3.1 Nhân tố bên trong

- Uy tín công ty: một công ty có thể giữ chân được những khách hàng cũ và

thu hút thêm được nhiều khách hàng mới hay không một phần phụ thuộc vào uy tíncủa công ty, uy tín càng cao thì càng thu hút được nhiều khách hàng Uy tín củacông ty được thể hiện qua chất lượng dịch vụ khách hàng, quá trình cung ứng dịchvụ…

- Năng lực tài chính: là tiền đề vật chất cho mọi hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp Tình hình tài chính của công ty cũng ảnh hưởng tới việc ra quyết

Trang 14

định Tài chính ổn định sẽ tạo điề kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp.

- Nguồn nhân lực: bao gồm các yếu tố liên quan đến người lao động, các

nhân tố tổng thể về trình độ nhân viên, năng suất lao động, vai trò lãnh đạo…Đây lànhân tố quyết định trong việc duy trì, vận hành các hoạt động kinh doanh của côngty

2.3.2 Nhân tố bên ngoài

- Khách hàng: khách hàng chính là nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thành

công hay thất bại của các công ty, chính vì vậy cần phân tích, tìm hiểu nhu cầu củakhách hàng thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường, dự báo được nhu cầu củakhách hàng Từ đó có thể xây dựng được kế hoạch sản xuất, kinh doanh nhằm thỏamãn tốt nhất nhu cầu khách hàng

- Đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh sẽ làm ảnh hưởng tới thị phần của

công ty Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan củanền sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra càngnhiều, số lượng người cung cấp càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt Cũng chínhnhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế vận động theo hướng ngày càngnâng cao năng suất lao động, điều này đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng nâng caochất lượng sản phẩm, dịch vụ để có thể tồn tại trong môi trường kinh tế ngày càngcạnh tranh gay gắt như hiện nay

- Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế với các yếu tố như tốc độ tăng

trưởng, thu nhập bình quân, lãi suất, lạm phát, các chính sách kinh tế của chínhphủ…tất cả đều tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

- Môi trường chính trị - pháp luật: Việt Nam là một trong những quốc gia

được đánh giá có nền chính trị tương đối ổn định, đây là một trong những yếu tốthuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Tuy nhiên, phápluật Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự ổn định, còn nhiều bất cập gây ảnh hưởngtới việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

- Môi trường văn hóa: mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những giá trị

văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng Do vậy, khi có quan hệ hợp tác với cácdoanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới phong tụctập quán của nước sở tại để không dẫn tới những hiểu lầm đáng tiếc, gây thiệt hại vềmặt kinh tế cho doanh nghiệp

Trang 15

Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THĂNG LONG

3.1 Giới thiệu về công ty TNHH tiếp vận Thăng Long

3.1.1 Lịch sử hình thành của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long

Tên công ty: Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long

Tên giao dịch: Dragon Logistics Co Ltd (viết tắt là Draco)

Địa chỉ trụ sở chính: Lô E4A khu công nghiệp Thăng Long, Hải Bối, Đông

Anh, Hà Nội

Điện thoại: (84-4)38812488 Fax: (84-4)38812489

Website: http://draco.com.vn/Web/

Loại hình công ty: Công ty liên doanh.

Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long được thành lập ngày 19 tháng 10 năm

1996 theo giấy phép đầu tư số 012000070 do Ban quản lý các khu công nghiệp vàchế xuất Hà Nội cấp

Là liên doanh giữa các đối tác Nhật Bản: Sumitomo Corp, Suzuyo &Co.,Ltd, và các đối tác Việt Nam: Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải Trung ương-VINAFCO và Công ty điện tử Hà nội – HANEL, Draco phát huy được thế mạnhcủa các bên đối tác trong liên doanh để hỗ trợ cho sự phát triển không ngừng củacông ty vì mục tiêu cung cấp một cách hoàn hảo các dịch vụ giao nhận tại Việt Nam

và quốc tế

3.1.2 Quá trình phát triển của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long

Sau hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, công ty đã thu được những thànhquả nhất định trong hoạt động kinh doanh

+ Doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng hàng năm Năm 1999 Công ty đã bắtđầu có lãi và tiếp tục có lãi trong những năm tiếp theo

+ Tổng số lao động hiện tại của công ty hơn 500 người

+ Năm 1997 trở thành thành viên liên kết của VIFFAS

+ Năm 1998 trở thành thành viên của FIATA

+ Năm 1999 trở thành thành viên của IATA và thành viên chính thức của VIFFAS

Hiện tại, ngoài trụ sở chính của Công ty đặt tại Lô E - 4A Khu công nghiệpThăng Long - Đông Anh - Hà Nội, Công ty có các chi nhánh tại Hải Phòng, TP Hồ

Trang 16

Chí Minh, Đồng Nai và các văn phòng đại diện tại 33C Cát Linh-Hà Nội, cảng CáiLân-tỉnh Quảng Ninh và TP Đà Nẵng Thêm vào đó, bằng việc phối hợp chặt chẽvới tập đoàn Sumitomo và các Công ty con của nó là mạng lưới Sumisho GlobalLogistics và Công ty Suzuyo với các đại lý chỉ định UPS, DRACO có thể cung cấpcho các khách hàng dịch vụ giao nhận, vận chuyển trên khắp toàn cầu.

3.1.3 Khái quát về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH tiếp vận Thăng Long

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty

3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

a Phòng kế toán

 Thực hiện công tác tài chính kế toán của công ty theo quy định củapháp luật:

- Quản lý thu, chi tài chính: trong nội bộ công ty, khách hàng, thầu phụ

- Thực hiện các báo cáo tài chính: tháng, quý, năm cho các công ty mẹ và các

cơ quan quản lý Nhà nước về thuế

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

- Quản lý về mặt kế toán tài sản của công ty

Phòng kho

và vận tải nội địa

Phòng giao nhận và đại lý vận tải quốc tế

Phòng hành chính nhân sự

(Nguồn: phòng hành chính nhân sự năm 2010)

Trang 17

- Trợ giúp công tác kiểm toán.

Tham mưu cho Ban Giám đốc:

- Các nội dung pháp luật về kế toán tài chính, kiểm toán

- Phân tích số liệu kế toán đề xuất các giải pháp quản lý

Tham gia xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chât lượng theo quy định

b Phòng marketing

Thực hiện các công tác marketing của công ty gồm:

- Xây dựng hợp đồng, chào giá trên cơ sở các yêu cầu cụ thể của khách hàng

- Tiếp thị phát triển khách hàng mới, mở rộng phạm vi dịch vụ với các kháchhàng hiện tại

Là đầu mối trong việc chăm sóc khách hàng, xử lý các vướng mắc, khiếu nại,phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng

Hướng dẫn các phòng ban liên quan trong quá trình thực hiện dịch vụ vớikhách hàng

Tư vấn khách hàng trong phạm vi dịch vụ cung cấp của công ty

Các nhiệm vụ khác do ban giám đốc yêu cầu

Tham gia xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy định

c Phòng kho và vận tải nội địa

• Điều hành hoạt động kho, bãi hàng hoá bao gồm cả kho Ngoại quan và bãicontainer rỗng

• Làm các thủ tục Hải quan cho hàng hoá xuất, nhập kho Ngoại quan

• Điều hành hoạt động của đội xe tải tại Hà nội

• Kết hợp bố trí, điều hành các xe tải của của các chi nhánh công ty khi trả,nhận hàng tại Hà nội

• Thực hiện, điều phối các hoạt động đóng gói hàng hoá, kể cả hàng cá nhân,các hợp đồng lắp đặt máy móc thiết bị

• Tìm kiếm thầu phụ và đề xuất với Ban Giám đốc về việc sử dụng các thầuphụ chuyên nghiệp, kiẻm soát hoạt động của thầu phụ theo đúng các hợp đồng đãký

• Cung cấp thông tin cho Ban Giám đốc và phòng Marketing các khách hàngmới tiềm năng

Trang 18

• Lập báo cáo hàng tháng về kho, bãi, vận tải, xếp dỡ, đóng gói, lắp đặt theoquy định của công ty và yêu cầu của khách hàng.

• Phối hợp với các phòng ban có liên quan để giải quyết các vướng mắc phátsinh trong quá trình thực hiện dịch vụ

• Kiểm tra, kiểm soát và thực hiện thanh quyết toán đầy đủ các chi phí hàngtháng, kể cả các chi phí cho thầu phụ

• Đào tạo nhân viên mới của phòng theo các quy trình của công ty

• Tư vấn cho khách hàng trong phạm vi dịch vụ công ty cung cấp

• Tham gia, áp dụng hệ thống ISO 9001:2000 vào quá trình thực hịên cácnhiệm vụ được giao

d Phòng giao nhận và đại lý vận tải quốc tế

- Thực hiện toàn bộ các công việc về làm thủ tục hải quan và giao nhận hànghóa xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng và trong phạm vi dịch vụ của công

- Thực hiện các dịch vụ về đại lý vận tải quốc tế, bao gồm cả các khách hàng

do đại lý nước ngoài chỉ định

- Lập đầy đủ, đúng hạn báo cáo tuần, tháng về các dịch vụ đã thực hiện theoquy định của công ty để làm cơ sở cho việc thu tiền của khách hàng

- Thanh quyết toán đầy đủ các chi phí thực hiện dịch vụ theo quy định

- Tư vấn cho khách hàng trong phạm vi dịch vụ công ty cung cấp

- Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên trong phòng theo quy trình đàotạo

- Tham gia, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy định

e Phòng hành chính nhân sự

- Thực hiện các công việc về hành chính: nhận điện thoại; quản lý các condấu; đón tiếp khách đến; quản lý các công văn đi và đến qua đường thư, fax; điềuđộng xe văn phòng; quản lý, cung ứng văn phòng phẩm; quản lý công tác bảo vệ trị

Trang 19

an của công ty; quản lý việc duy trì vệ sinh, trật tự trong cơ quan; quản lý các thiết

bị văn phòng, hệ thống điện, nước; quản lý công tác phòng cháy chữa cháy; quản lýtài sản về hành chính quản trị theo phân công

- Quản lý các công tác bảo hiểm của công ty

- Quản lý các công tác về nhân sự: nhân lực, tuyển dụng, lao động tiền lương,

kỉ luật, khen thưởng, chính sách chế độ của người lao động, đánh giá, điều độngnhân viên, các vấn đề về luật lao động, lập kế hoạch, tổ chức các lớp đào tạo bênngoài cho cán bộ công nhân viên theo yêu cầu

- Soạn thảo các nội quy, quy chế của công ty

- Tham gia, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy định

- Các công việc khác: hỗ trợ các phòng xin giấy phép đăng kiểm xe, một sốgiấy phép khác cho các phương tiện vận tải; quản lý hoạt động của trạm cấp nhiệnliệu, xưởng sửa chữa

- Một số công việc khác khi được ban giám đốc yêu cầu

3.1.3.3 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009 - 2011

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2009 – 2011

(Đơn vị tính: Tr.đ)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh (%) 09/10 10/11 Tổng doanh thu 351938 443913 448237 20.72 0,97 Tổng chi phí 165489 203983 271891 23,26 33,29 Tổng lợi nhuận

sau thuế 31245 44685 43039 43,01 -3,68

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long)

Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy tổng doanh thu của năm 2010 là 443.913Tr.đ, so với năm 2009 tăng 20,72% hay tăng 91.975 Tr.đ, năm 2011 so với năm

2010 tăng 4.324 triệu đồng, tăng 0,97% Như vậy, ta có thể thấy doanh thu của công

ty có xu hướng tăng theo từng năm Lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt 44.685 Tr.đ,

so với năm 2009 tăng 43,01% hay tăng 13.440 Tr.đ, lợi nhuận sau thuế năm 2011 sovới năm 2010 đã giảm xuống 1.646 Tr.đ hay 3,68% Lợi nhuận sau thuế năm 2011của công ty giảm là do tổng chi phí của công ty tăng theo từng năm, điều này là do

Trang 20

tình hình giá cả các mặt hàng biến động không ngừng, đặc biệt là giá xăng dầu đãảnh hưởng trực tiếp đến chi phí logistics.

3.1.3.4 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty gồm có:

 Xây dựng, điều hành trung tâm tiếp vận/ kho hải quan

 Điều hành và cung cấp dịch vụ kho bãi container

 Dịch vụ vận tải nội địa bao gồm: vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt,đường hàng không, đường thủy, đường biển, vận chuyển hàng container,hàng siêu trường, siêu trọng

 Dịch vụ giao nhận vận chuyển đa phương thức (kho tới kho), bao gồm hoạtđộng đại lý giao nhận

 Vận chuyển, xếp dỡ và lắp đặt máy móc, thiết bị

 Dịch vụ khai thuê hải quan, tư vấn xuất nhập khẩu, thủ tục đầu tư nước ngoài

 Dịch vụ giao nhận kịp thời, quản lý kho hàng

 Dịch vụ gom hàng

 Dịch vụ vận chuyển văn phòng, chuyển nhà

3.1.3.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Công ty có đội xe với trên 200 xe tải, xe hạng nặng, xe chuyên dùng và cácthiết bị xếp dỡ hiện đại Công ty đã đi vào sử dụng trung tâm tiếp vận Thăng Longtại Hà Nội với tổng diện tích 50.000 m2, trong đó có kho hàng hiện đại rộng 15.000

m2 , kho ngoại quan rộng 5.040 m2 và bãi container rộng 15.000 m2 Công ty cũng

đã đi vào sử dụng trung tâm tiếp vận Thăng Long tại Đồng Nai với tổng diện tíchtrên 20.000 m2 trong tháng 7 năm 2007

Văn phòng Chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long được thànhlập trong khu vực Trung tâm tiếp vận Thăng Long, trong đó có địa điểm làm thủ tụcHải quan ngoài cửa khẩu với diện tích trên 2.000 m2 đã tạo điều kiện thuận lợi choviệc thông quan hàng hoá ra vào khu công nghiệp

Công ty cũng đảm bảo cung cấp, duy trì và phát triển hệ thống trang thiết bị,

cơ sở hạ tầng để thực hiện, duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ mà Công ty cungcấp, nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng Cơ sở hạ tầng của công ty bao gồm:

 Đội xe container, xe tải: 116 chiếc

Trang 21

 Các xe chuyên dụng như xe chuyên chở ôtô và xe máy (Car carrier, motorbike carrier): 17 chiếc

 Phương tiện bốc xếp như xe cẩu, xe nâng : 26 chiếc

 Kho tàng, bến bãi:

- Công ty hiện có 15.000 m2 nhà kho (kho chứa hàng thông thường và kho ngoạiquan), 14.000 m2 bãi để hàng và container tại KCN Thăng Long

- 6.850 m2 nhà kho tại Phủ Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội

- 3.200 m2 bãi để hàng và container tại Hải Phòng

- 15.000 m2 nhà kho và 5.000 m2 bãi để hàng và container tại KCN Amata,Đồng Nai

- 8.000 m2 nhà kho tại KCN Sóng Thần, Thuận An, Bình Dương

- 1.300 m2 nhà kho tại KCN Biên Hòa

 Văn phòng làm việc và các trang thiết bị văn phòng

3.1.3.6 Nguồn nhân lực của công ty

Yếu tố con người (nhân lực) là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại

và phát triển của công ty cũng như tính hiệu quả của hệ thống Quản lý chất lượng

Công ty có đội ngũ nhân viên trên 500 người với trên 200 nhân viên có trình

độ cao đẳng trở lên Công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân viên có đủ kiến thức vàtrình độ chuyên môn, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ, lòng nhiệt tình và tinh thầntrách nhiệm trong công việc để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, quyền hạn được giao

3.1.3.7 Tài chính của công ty

Công ty tiếp vận Thăng Long được thành lập với tổng số vốn đầu tư9.290.000 USD trong đó vốn pháp định là 4.000.000 USD, vốn vay là 5.290.000USD Trong đó:

 Hanel đóng góp 400.000 USD chiếm 10% vốn pháp định của Công ty

 Vinafco đóng góp 1.000.000 USD chiếm 25% vốn pháp định của Công ty

 Suzuyo đóng góp 1.240.000 USD, chiếm 31% vốn pháp định của Công ty

 Sumitomo đóng góp 1.360.000 USD, chiếm 34% vốn pháp định của Công ty

Ngày đăng: 13/08/2015, 12:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w