Các đề xuất với công ty để nâng cao dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistic tại công ty tnhh tiếp vận thăng long (Trang 35 - 38)

Trải qua một chặng đường tồn tại và phát triển Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics, dịch vụ của công ty ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng và được khách hàng biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên ngành dịch vụ logistics hiện nay

đang phát triển rất mạnh mẽ, ngày càng có thêm nhiều công ty gia nhập ngành, do đó ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Vì vậy, công ty muốn tồn tại và phát triển hơn thì luôn phải chú trọng tới việc nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty. Qua những phân tích và đánh giá ở trên, với mong muốn được góp một phần công sức vào việc nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ của công ty, em xin đề xuất một số giải pháp sau:

• Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp nhằm thu hút khách hàng, bên cạnh đó thâm nhập, khai thác và chiếm lĩnh thị trường tiềm năng.

Trong giai đoạn hiện nay, với sự ra đời và hoạt động của hàng loạt các công ty giao nhận thì cạnh tranh gay gắt là điều khó tránh khỏi, các công ty phải chủ động, nhạy bén mới có thể tồn tại trên thị trường, do vậy Marketing là hoạt động không thể thiếu và cần được quan tâm thỏa đáng. Để xây dựng được một chiến lược marketing hiệu quả cần tăng cường quảng cáo, giới thiệu dịch vụ của công ty, những lợi ích mà khách hàng được hưởng khi lựa chọn dịch vụ mà công ty cung cấp, các phương tiện quảng cáo có thể là: phát thanh, truyền hình, tham gia vào các cuộc hội chợ việc làm, như vậy vừa thu hút đông đảo người lao động tham gia, vừa quảng bá hình ảnh của công ty cho đông đảo quần chúng, ngoài ra sử dụng internet cũng là cách hết sức phổ biến hiện nay. Cuối cùng quảng cáo thông qua chính khách hàng của mình là điều công ty nên quan tâm nhất, bởi chính hoạt động và chất lượng dịch vụ của công ty là điều mà khách hàng quan tâm hơn cả. Các thông tin phải được thu thập kịp thời, xây dựng được luồng thông tin hai chiều giữa bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Công ty cũng cần hỗ trợ về nhân lực và kinh phí để phòng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

• Hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật, đầu tư thêm nhiều máy móc mới để đáp ứng yêu cầu công việc.

Cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho công ty, nó là phương tiện để sản xuất ra dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế, chính vì thế nó quyết định tới sự phát triển của dịch vụ này. Công ty cần:

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ công tác giao nhận: đầu tư xây dựng mở rộng kho bãi; mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa xe nâng, xe container, đầu kéo,...

- Bên cạnh đó cần hiện đại hóa cả các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, giao dịch với khách hàng, các trang thiết bị này cần có mức độ hiện đại tương đương với các doanh nghiệp khác trên thị trường nhằm thống nhất các hoạt động trong công ty và tiếp cận khách hàng tốt hơn, thu hút khách hàng hiệu quả hơn.

Việc đầu tư có hiệu quả, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất trang bị kĩ thuật của công ty sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ logistics từ đó làm tăng sức cạnh tranh của dịch vụ.

• Thực hiện các biện pháp nhằm hạ giá thành dịch vụ

Có thể nói, ở thị trường Việt Nam thì giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tiêu dùng dịch vụ. Đây cũng chính là lí do khách hàng của công ty đều là các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp Việt Nam luôn tìm đến những dịch vụ có mức giá ưu đãi hơn. Nhưng đây là một mảng thị trường đầy tiềm năng mà công ty nên khai thác trong điều kiện kinh tế thị trường mở như hiện nay.

Để giảm giá dịch vụ, công ty cần có những biện pháp cắt giảm chi phí. Chi phí của dịch vụ logistics bao gồm các phần chính: chi phí vận chuyển, chi phí nhân lực, chi phí thông quan. Về chi phí vận chuyển, do không có hệ thống chuyên chở bằng đường biển, hàng không, nên công ty phải chịu chi phối bởi giá cước của các ngành này là khá lớn. Công ty cần ký kết hợp đồng lâu dài với những hãng vận tải này nhằm thỏa thuận một mức chi phí thấp nhất. Về chi phí thông quan, đây là một phần chi phí cố định của mỗi doanh nghiệp theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, lĩnh vực giao nhận vận tải là một lĩnh vực tương đối nhạy cảm nên ngoài những chi phí theo quy định của nhà nước, các doanh nghiệp còn phải chi thêm các khoản phụ phí.

• Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên:

Đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào, nguồn nhân lực cũng chính là yếu tố quyết định sự thành công. Vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất cần thiết. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở cả các cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên.

Kinh doanh dịch vụ logistics rất phức tạp, liên quan đến nhiều bên tham gia như: người gửi hàng, người chuyên chở, đại lí, môi giới, các cơ quan quản lí trong và ngoài nước về các lĩnh vực như: hải quan, quản lí xuất nhập khẩu, kiểm dịch,...

cho nên một lỗi sai sót về nghiệp vụ nhỏ cũng có thể gây tổn thất lớn cho các bên tham gia, vì vậy cán bộ giao nhận phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, đồng thời phải giỏi ngoại ngữ, am hiểu luật pháp và thông lệ quốc tế, có mối quan hệ rộng rải với các cơ quan hữu trách. Đáp ứng yêu cầu này, công ty cần đào tạo đội ngũ nhân viên theo các biện pháp sau:

- Truyền đạt những hiểu biết, những kiến thức thực tế khác xa với lý thuyết cho nhân viên mới để giúp họ ít mắc phải những sai lầm dễ thấy, đồng thời qua thực nghiệm để rút ra những kinh nghiệm riêng cho bản thân.

- Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, nhân viên đi học các khóa về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế,...

- Thực hiện phương châm vừa học vừa làm, kết hợp đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty để đáp ứng yêu cầu kinh doanh cả trước mắt cả lâu dài.

- Hàng năm công ty nên có đợt thi nghiệp vụ để sàng lọc những người yếu về năng lực nghiệp vụ, đồng thời đó cũng chính là biện pháp thúc đẩy nhân viên của công ty phải tự mình trau dồi nghiệp vụ .

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistic tại công ty tnhh tiếp vận thăng long (Trang 35 - 38)