4.2.1.1. Xu hướng phát triển của ngành logistics Việt Nam trong thời gian tới
Logistics chính là xương sống cho nền thương mại toàn cầu, cho nên một mạng lưới logisitcs cạnh tranh hiệu quả và năng động sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế cho quốc gia nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Ngành logistics Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ và khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế. Theo bảng đánh giá về LPI (chỉ số đánh giá năng lực logistics) do ngân hàng Worldbank tiến hành 2 năm 1 lần, Việt Nam xếp thứ 55/155 quốc gia năm 2011.Điều này cho thấy năng lực ngành logistics đã tăng lên rất nhiều. Hay chỉ số kết nối tuyến vận tải biển quốc tế (LSCI) do UNCTAD đánh giá hàng năm, năm 2011, VN xếp thứ 36 trên 162 quốc gia và tăng đều từ nhiếu năm nay. Điều này chứng tỏ VN đang dần cải thiện một cách toàn diện việc phát triển hệ
thống logistics, bao gồm kho vận, giao nhận, vận chuyển và phân phối. Đây cũng là một tín hiệu lạc quan cho các năm sắp tới, đặc biệt khi VN có cảng nước sâu Cái Mép- Thị Vải đã đi vào sử dụng từ năm 2009.(Nguồn: Đỗ Xuân Quang - Chủ tịch VIFAS).
Ngoài ra, chính phủ đã định hướng cho ngành logistics Việt Nam cụ thể như sau:
Hệ thống cảng biển đang được điều chỉnh lại, mang tính chiến lược và đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của đất nước. Đến năm 2015, Việt Nam sẽ nâng gấp đôi năng lực xếp dỡ hàng hóa so với hiện tại (khoảng 250 triệu tấn/năm) (theo quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam ngày 24/12/2009). Đầu tháng 1/2010, Chính phủ cũng vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông, nối từ Hà Nội đến Cần Thơ (khoảng 1.811 km) để nâng cao năng lực vận tải Bắc-Nam, bổ sung cho tuyến quốc lộ 1A và 1B hiện tại. Theo lộ trình cam kết WTO về mở cửa thị trường logistics, Việt Nam sẽ dần mở rộng cửa để các doanh nghiệp quốc tế tham gia, gồm: dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, các dịch vụ thực hiện thay cho chủ hàng… Đến 11/01/2014, Việt Nam chính thức cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực logistics tham gia thị trường VN. Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực đã có mặt tại thị trường trong nước và đang đầu tư, mở rộng hoạt động (như Schenker liên doanh với Gemadept, Lotte Sea, liên doanh YCH-Protrade DistriPark có mặt tại thị trường VN từ 2009, …). Cùng với đầu tư của các nhà cung cấp logistics chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics cũng ngày càng hoàn thiện, theo kịp nhu cầu phát triển của ngành dịch vụ logistics. Tháng 01/2010, công ty SplendID Technology đã đưa công nghệ quản lý tiên tiến RFID (Radio Frequency identification) vào Việt Nam. Ngoài ra, các DN cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam đã có xu hướng chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao nhận thức về logistics và quản trị chuỗi cung ứng, một số đã tiến hành đầu tư kho bãi , trang thiết bị và phương tiện vận tải, công nghệ thông tin truyền thông. Có thể lấy ví dụ như trung tâm logistics SGL tại khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) do liên doanh Schenker VN và Gemadept đã hoạt động thành 3/2009. Công ty sản xuất-
xuất nhập khẩu Bình Dương và tập đoàn Logistics YCH-Singaporelieen daonh thành lập trung tâm Logistics YCH-Protrade tánh 9/2010, hay trung tâm Logistics- ICD Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninhddax hoạt động từ tháng 11/2009.
Những chuyển biến tích cực trên cho thấy ngành logistics Việt Nam đã và đang đi đúng hướng, phản ánh khả năng hòa nhịp nhanh của Việt Nam vào ngành logistics cạnh tranh trên toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.