1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền

196 483 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 24,62 MB

Nội dung

BÙI NGỌC SƠN TRIẾT IÝ GHÍNH TRỊ Trang t|03 C ô’ ® ạ í NHÀ Nil u PHAP QUYỂN (SUY NGẪM, THAM CHIẾU VÀ GỢI MỞ) OAI HỌC ouoc GIA HA NỌt ĩ RUNG TÁM THÒNG TIN THƯ VIỀN NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP HÀ NỘI 2004 Mã số: TPA - 04 - 01 LỜI GIỚI THIỆU Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyết tâm chính trị được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành nguyên tắc hiến định. Tổ chức đời sống xã hội, đời sống nhà nước theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta trên con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự nghiệp to lớn, đòi hỏi sự quan tâm, góp sức của cả hệ thống chính trị, mỗi cơ quan, tổ chức và cán bộ, nhân dân. Dựa trên nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh về nhà nước và pháp luật, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam để tìm tòi, khám phá những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ đó tổ chức thực hiện trên thực tê là một trong những yêu cầu cấp thiết. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu văn hóa phương Đông cùng tác động lâu bền của nó đối với mọi mặt đời sống 5 xã hội nước ta là một việc làm không thể bỏ qua. Cuốn sách “Triết lý chính tri Trung Hoa cổ đai và vấn đề nhà nước pháp quyên" của tác giả B ùi Ngọc Sơn, cán bộ giảng dạy của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, có thể nói là ấn phẩm đầu tiên ờ nước ta đề cập đến vấn để này. Trên cơ sở phân tích, so sánh các tư liệu về các chủ thuyết chính trị Trung Hoa cổ đại, tác giả đã có những suy ngẫm, tham chiếu và gợi mở về một vấn để bức xúc đang được quan tâm đó là hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. X in trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc, trước hết là cán bộ nghiên cứu, sinh viên lu ậ t luôn quan tâm đến sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 6 năm 2004 Nhà xuất bản Tư pháp 6 LỜI TÁC GIẢ Khai sinh và tiến triển trong khung cảnh của xã hội phương Tây, nhưng học thuyết nhà nước pháp quyền đã có tầm ảnh hưởng phổ biến trên toàn thế giới. Hoà mình vào khuynh hướng chung của quá trình chính tr ị hiện đại, Việt Nam củng đã cam kết thực th i một Nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một chủ trương lớn để phát triển đất nước, nhằm hướng đến các chuẩn mực: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, Nhà nước pháp quyền củng chỉ là một trong số các chủ thuyết chính trị. Nhà nước pháp quyền không phải là một học thuyết rộng đến mức có thể sử dụng đê giải quyết mọi vấn đề về nhà nước pháp quyền. Điều đó có nghĩa là bên cạnh học thuyết nhà nước pháp quyền còn có những học thuyết khác có ý nghĩa tổ chức nhà nước và xây dựng pháp luật đề cập đến các vấn đề hoặc giông với học thuyết nhà nước pháp quyền hoặc những vấn đề mà học thuyết nhà nước pháp quyền không bàn đến. Là một người phương Đông, tôi vốn có sẵn tinh thần “tín nhi hiếu co'. Hơn nữa, là một người Việt Nam, tôi không xa lạ với lối nghĩ: “Ta uề ta tắm ao ta”. Với tinh thần và lối nghĩ như vậy, tôi tim đến các chủ thuyết chính trị của phương 'Đông mà tôi cho rằng có thể sử dụng được ít nhiều cùng với học thuyết nhà nước pháp quyền để tổ chức quyền lực công và xây dựng pháp luậ t ở Việt Nam, để cùng với học thuyết nhà nước pháp quyền xây dựng một nhà nước pháp quyền phủ hợp với khung cảnh của xã hội người Việt. Ân phẩm “Triết lý chính trị Trung Hoa cô đai và vấn đề nhà nước pháp quyền - suy ngẩm, tham chiếu và gợi mở' được hình thành trong một tư duy như vậy. Viết ấn phẩm này, tôi có vài điều muốn thưa trước. H ai hệ thống triế t học lớn của phương Đông là Ấn Độ và Trung Hoa. Triết học Ân Độ là một thứ triết học nhân sinh,, nên ít bàn về chính trị. Trong khi đó triết học Trung Hoa cô đại là một thứ triế t học chính trị. Do những hoàn cảnh nh ất định mà người Trung Hoa cổ đại đặc biệt quan tăm đến vấn đề chính trị, và có một sự phát triển nở rộ của các triế t thuyết chính trị. Hơn nữa, triế t lý chính trị ở Trung Hoa cô'> đại có ảnh hưởng lớn đến đời sông chính tr ị của nhiều quốc՝ gia ờ phương Đông như Trung Hoa, Việt Nam, N hật Bản, Triều Tiên, đặc biệt là sự ảnh hưởng của triết lý nho giáo » và triết lý pháp gia. Vì những lý do đó, bàn về triế t lý chính tr ị của phương Đông, tôi chỉ tập trung vào các chủ thuyết chính trị Trung Hoa cổ đại. Mặc dù sớm có sự quan tâm đến cổ học Trung Hoa, 8 nhưng tôi không phải là một người được đào tạo bài bản và chuyên sâu về lĩnh vực này. Chuyên môn của tôi là luật học. Những gì tôi biết và hiểu được về Đông phương học chỉ do sở thích cá nhân, là sản phẩm của sự tìm hiểu mang tính tự phát. Nhưng, những chữ nghĩa vụn vặt về cổ triết phương Đông gặp gỡ với cái học luật học trong tôi làm tôi muốn gắn kết cổ triết phương Đông với luật học mà sản phẩm là ấn phẩm nhỏ bé này. Xin thưa trước như vậy với quý vị độc giả để thú thực rằng vốn cổ học của tôi còn ít ỏi và nông cạn. Kính mong được quý vị sửa sai vá chỉ bảo thêm. Cuối cùng, nhăn dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học luật học là những bậc thầy của tôi đã đào luyện chuyên môn cho tôi và khuyến khích tôi tìm hiểu cổ học phương Đông. Tôi củng xin cảm ơn các anh em đồng nghiệp có những góp ý chân thành khi tôi viết ấn phẩm này. Tôi củng vô cùng cảm động và biết ơn đối với gia đình và những người thăn đã động viên tôi trong quá trinh làm việc. Và tôi củng đặc biệt cảm Ơ 1 Ĩ Nhà xuất bản Tư pháp đã tạo điều kiện về nhiều mặt đ ể ấn phẩm này được đến VỚI bạn đọc. 9 *» Chi nh t r ị - vi êc lân của Eho n g u bt' Chương 1 CHÍNH TRỊ - VIỆC LỚN CỦA ĐẠO NGƯỜI • • • I. Cơ s ở CỦA XU HƯỚNGhNHÂN đ ạ o chín h VI ĐẠI” • ■ Ngựa trắng có phải là ngựa không? Công Tôn Long, một danh gia sông cuối thời Chiến Quôc của Trung Hoa cổ đại ra sức chứng minh ngựa trắng không phải là ngựa (bạch mã phi mã). Nhưng sự mô xẻ các khái niệm về mặt hình thức của các danh gia như vậy cũng là muôn “chính danh thực, sửa thiên hạ”. Sự bàn luận phù phiếm về mặt từ ngữ của danh gia cũng muôn hướng tới giải quyết các vấn đê chính trị. Kinh Dịch ban đầu là một sách bói. Nhưng ẩn đằng sau Âm Dương, Ngũ hành là đạo của người quân tử - đạo của nhà cầm quyền. Tinh thần phổ quát của các học thuyết triết học Trung Hoa cổ đại là “Nhân đạo chính vi đại”(1) (Chính trị là việc lớn trong đạo người). Các học thuyết triết học đều có xu hưóng giải quyết các vấn đề chính trị. K in h Lễ. Nguyễn Tôn Nhan dịch. NXB Văn học, H, 1999, tr.223. 11 T riế t lý c h í n h t r ị Trung Ho a cổ đ ạ i và vân d ề nhà nuÉt pháp guyén ơ Pháp chỉ có thê kỷ XVIII là hầu hết các văn sỹ đều bàn về chính trị. Còn ở Trung Hoa thì từ thời Chiến Quốc cho tới sau cách mạng Tân Hợi, nghĩa là khoảng gần 2500 năm, hầu hết các văn nhân, thi sỹ đều bàn vê chính trị. Người ta có cảm tưởng rằng không có dân tộc nào cho chính trị là quan trọng bằng dân tộc Trung Hoa, rằng đôi với họ, việc trị dân, trị nưốc phải là sứ mệnh của kẻ sỹ, mà nếu không gặp thời, bất đắc dĩ phải “độc thiện” thì kẻ sỹ ít nhất cũng phải truyền cái đạo của tiên vương, tiên thánh cho đoàn hậu sinh. Tiến vi quan thoái vi sư. Cả một thòi Xuân Thu - Chiến Quôc, luôn mấy trăm năm người ta chỉ bàn về chính trị. Khổng Tử mở đầu phong trào, tiếp theo là Mặc Tử, Lão Tử, Thương Ưởng, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử Từ thời nhà Hán trở đi, nhà văn nào có tên trong văn học sủ cũng có tên trong chính trị triết học sử: Giả Nghi, Đổng Trọng Thư (Hán), Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (Đường), Vương An Thạch, Tô Đông Pha (Tống), Lưu Cơ, Vương Thủ Nhân (Minh), Vương Thuyền Sơn, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (Thanh) <2). Vấn đề chính trị chiếm một vị trí quan trọng trong triế t học Trung Hoa cô đại. Điều này có những cơ sở khách quan của nó. Trong thời cổ đại, Trung Hoa là một khối biệt lập. Ba phía Bắc, Tây, Nam là núi cao, đồng cỏ và sa mạc, phía m Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê. Đ ạ i cương tr iế t học T ru n g Q u ờ c , quyển 2. NXB Thành phô Hồ Chí M inh, 1992, tr.434. 12 [...]... trương được lối nhân trị, nhưng không phủ nhận hình pháp và chính lệnh, bản thân hình chính cũng được thực hiện VỚI nội dung đạo đức, trong khuôn khổ của đức trị Kinh Dịch đã dung hoà được hai đường 101 cai tr ị đối lập: pháp tr ị và nhân trị Dịch học phái đã đưa ra một giải pháp trung dung Nhìn chung, các nhà triế t học Trung Hoa cổ đại dù có bàn đến vấn đề gì cũng quay vê vấn đề chính trị Từ tư tưởng... hoàn thiện con người Chính tr ị chính là vấn đề con người Chính tr ị cũng chỉ là vấn đê ở đời và làm người Nhưng, chính tr ị dù được bàn đến ở các triế t thuyết nhưng vẫn không phải là mục đích mà chỉ là cứu cánh; vấn đê cuối cùng vẫn là vấn đề hoàn thiện con người Có thể gọi triế t học Trung Hoa là một thứ triế t học chính trị - nhân sinh (2> Phùng Hữu Lan Đại cương triết học sử Trung Quốc NXB Thanh... tưởng cổ đại Trung Hoa; Từ sự phê phán của hiển học Khổng, Mặc đối vói nho học, qua cái học trăm nhà đua nói, đến tư tưởng khoảng giữa Chu, Tần, là giai đoạn thứ ba của tư tương cổ đại Trung Hoa( 8 ) Từ Khổng, Mặc trở đi vào khoảng “thời Xuân Thư Chiến Quốc (Đông Chu), lịch sử tư tưởng Trung Hoa cổ đại mới thực sự bước vào thòi đại vạch thời kỳ • • • • • %/ Trước Khổng, Mặc cũng đã có những tư tưởng vê chính. .. hoá th ô n g tin,, ) H , 1997, tr.22 14 C í h trị - vè l n c a £ o n u i hn i cớ ủ h g b là mối quan tâm thường trực đối với các nhà tư tưởng triế t học Đó chính là lý do hình thành sự quan tâm của các nhà triế t học Trung Quôc cô đại đối với vấn đê chính trị Trung Hoa là xứ đại lục nên dân tộc Trung Hoa tất phải sông bằng nghề nông Tài sản chủ yếu của nhà nông là ruộng đất Trong sách Lã Thị Xuân Thu... nhân và thành tựu của thánh nhân là hợp nhất cái C í h trị - vệ l n c a Đ ongiẨ hn i câ ủ ạ i nhân và vũ trụ . người Trung Hoa cổ đại đặc biệt quan tăm đến vấn đề chính trị, và có một sự phát triển nở rộ của các triế t thuyết chính trị. Hơn nữa, triế t lý chính trị ở Trung Hoa cô'> đại có. công và xây dựng pháp luậ t ở Việt Nam, để cùng với học thuyết nhà nước pháp quyền xây dựng một nhà nước pháp quyền phủ hợp với khung cảnh của xã hội người Việt. Ân phẩm Triết lý chính trị Trung. hội nước ta là một việc làm không thể bỏ qua. Cuốn sách Triết lý chính tri Trung Hoa cổ đai và vấn đề nhà nước pháp quyên" của tác giả B ùi Ngọc Sơn, cán bộ giảng dạy của Khoa

Ngày đăng: 13/08/2015, 11:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w