công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty may Việt Tiến.doc

19 3.2K 35
công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty may Việt Tiến.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty may Việt Tiến

Trang 1

Lời mở đầu

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Chính vì thế, mà các Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những khó khăn to lớn, đó là phải gánh trên vai một khối lượng lao động quá lớn, cồng kềnh do phương pháp quản lý của cơ chế cũ để lại Đồng thời, hoạt động quản lý nhân sự ở hầu hết các doanh nghiệp thường chỉ mang tính hình thức, thụ động, chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa đánh giá đúng mức

tầm quan trọng của công tác quản lý nhân sự vì “mọi quản lý suy đến cùng đều là quản lý con người” Nó dẫn đến kết quả tất yếu là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh đạt được chưa cao do năng lực của cán bộ công nhân viên chưa được khai thác triệt để

Đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp là cả một quá trình có tác động và ảnh hưởng to lớn đối với hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp và mang yếu tố quyết định mục tiêu của Doanh nghiệp có đạt được hay không? Một chế độ đãi ngộ tài chính công bằng cộng thêm với những chính sách đãi ngộ phi tài chính như: Bản thân công việc, môi trường làm việc một cách hợp lý sẽ là nguồn động viên lớn lao giúp đội ngũ công nhân viên lao động hăng say và sáng tạo hơn nữa

Người lao động trong Doanh nghiệp không phải chỉ có động lực làm việc duy nhất là kiếm tiền bởi có những nhu cầu không thể thỏa mãn bằng vật chất mà họ còn có giá trị khác để theo đuổi Chính vì vậy, đãi ngộ phi tài chính đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản trị nhân sự, thực hiện tốt yếu tố này sẽ là tiền đề tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ giữa đội ngũ nhân viên với các nhà quản trị, sự trung thành và tâm huyết của đội ngũ lao động với Doanh nghiệp.

Trang 2

I.Lý luận chung về đãi ngộ phi tài chínhI.1 Khái niệm đãi ngộ phi tài chính

- Người lao động trong doanh nghiệp không phải chỉ có động lực duy nhất làm việc là kiếm tiền mà còn có những nhu cầu không thể thỏa mãn bằng vật chất nói chung và tiền bạc nói riêng, nói cách khác họ còn có giá trị khác để theo đuổi Chính vì vậy, để tạo ra và khai thác đầy đủ động cơ thúc đẩy cá nhân làm việc thì cần phải có những đãi ngộ phi tài chính kết hợp với đãi ngộ tài chính để tạo ra sự đồng bộ trong công tác đãi ngộ nhân sự trong Doanh nghiệp.

- Đãi ngộ phi tài chính thực chất là chăm lo đời sống tinh thần của người lao động thông qua các công cụ không phải là tiền bạc Những nhu cầu đời sống tinh thần của người lao động rất đa dạng và ngày càng đòi hỏi được nâng cao, như: Niềm vui trong công việc, sự hứng thú, say mê làm việc, được đối xử công bằng, được kính trọng, được giao tiếp với mọi người, với đồng nghiệp…

I.2 Các hình thức đãi ngộ phi tài chínhI.2.1 Đãi ngộ thông qua công việc

Đối với người lao động (NLĐ) trong doanh nghiệp, công việc được hiểu là những hoạt động cần thiết mà tổ chức giao cho mà họ có nghĩa vụ phải hoàn thành, đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của NLĐ Công việc mà NLĐ thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng vì nó gắn liền với mục đích và động cơ làm việc của họ Nếu NLĐ được phân công thực hiện việc quan trọng, phù hợp với trình độ chuyên môn tay nghề, phẩm chất cá nhân và sở thích thì sẽ làm cho họ có những hứng thú trong công việc, có trách nhiệm đối với kết quả công việc So với công việc họ đang làm hay một công việc hàm chứa nhiều cơ hội thăng tiến, sẽ làm cho NLĐ cảm thấy hài lòng và thoả mãn, các nhu cầu cơ bản không những được thoả mãn tốt hơn mà ngay cả những nhu cầu cấp cao hơn (nhu cầu được thể hiện, được tôn trọng ) cũng được thoả mãn đầy đủ Khi đó, NLĐ sẽ cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện công việc, họ sẽ mang lại năng suất và hiệu quả công việc cao hơn

Trang 3

Theo quan điểm của NLĐ, một công việc có tác dụng đãi ngộ sẽ thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Mang lại thu nhập (lương, thưởng, ) xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra - Có một vị trí và vai trò nhất định trong hệ thống công việc của doanh nghiệp - Phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm của NLĐ

- Có cơ hội để họ thăng tiến.

- Không nhàm chán, kích thích lòng say mê và sáng tạo.

- Không ảnh hưởng sức khoẻ, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện công việc

- Kết quả công việc phải được đánh giá theo các tiêu chuẩn rõ ràng và thực tiễn.

I.2.2 Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc

- Bằng cách áp dụng các hình thức đãi ngộ như: tạo không khí làm việc, quy định và tạo dựng các quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong nhóm làm việc, đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động, tổ chức các phong trào văn hoá và thể dục thể thao, sẽ góp phần tạo ra tinh thần làm việc thoải mái cho họ, giúp họ sẵn sàng mang sức lực - trí tuệ để làm việc và cống hiến Ngoài các hình thức nói trên, thái độ ứng xử của nhà quản trị đối với nhân viên thuộc cấp là một trong những nội dung quan trọng của đãi ngộ phi tài chính và có tác động rất mạnh mẽ đến tinh thần làm việc của tập thể người lao động Sự quan tâm của NQT đến đời sống tinh thần của NLĐ như một hình thức đãi ngộ phi tài chính: biểu dương, khen thưởng, thăng chức, quan tâm thông cảm, phê bình và giúp đỡ Một lời khen đúng lúc, một món quà nhỏ hay đơn thuần chỉ là một lời chúc mừng sinh nhật, lễ tết, một sự chia buồn thông cảm khi nhân viên gặp khó khăn sẽ được nhân viên đón nhận như một sự trả công thực sự

- Để tạo ra môi trường làm việc tích cực, có tác dụng đãi ngộ nhân sự như trên, doanh nghiệp nói chung và nhà quản trị nói riêng phải thực sự quan tâm đến NLĐ,

Trang 4

phải coi họ và gia đình họ như là một bộ phận không thể tách rời của doanh nghiệp, gắn kết các thành viên thành một khối thống nhất và đoàn kết, tôn trọng lợi ích cá nhân, lấy mục tiêu chung làm đường hướng và đích phấn đấu cho họ.

II Thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính ở một số doanh nghiệp hiện nay

2.1 Tổng quan tình hình đãi ngộ phi tài chính của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay

Ngành dệt may của nước ta đã có lịch sử phát triển rất lâu đời Tuy nhiên, dệt may Việt Nam mới chỉ trở thành một ngành sản xuất thực sự quan trọng hơn chục năm nay Trong hơn mười năm qua xuất khẩu dệt may đã có những phát triển vượt bậc vươn lên trở thành ngành luôn có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai, chỉ sau dầu thô

Dệt May hiện là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất Lao động của ngành Dệt May chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc Nguồn nhân lực của ngành Dệt May Việt Nam có đặc thù: gần 80% là lao động nữ, trình độ văn hoá của người lao động tương đối cao chủ yếu là đã tốt nghiệp PTTH, PTCS Lao động trực tiếp của ngành đa số tuổi đời còn rất trẻ, tỷ lệ chưa có gia đình cao Lực lượng lao động không ổn định; Tình trạng lao động bỏ việc, tự do chuyển chỗ làm khá phổ biến Nhiều DN vừa tuyển được lớp công nhân mới, lại có lớp cũ bỏ đi làm chỗ khác Những công ty lớn, làm ăn ổn định thì tỷ lệ biến động lao động đã 15-20% như Nhà Bè, Việt Tiến, Phong Phú, còn những doanh nghiệp nhỏ hơn thì tỷ lệ là 20-30% Riêng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì con số này là 40%”.

Một trong những nhiệm vụ của quản trị nhân sự là việc nâng cao chất lượng đời sống vật chất tinh thần của người lao động từ đó góp phần đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ khác Đây chính là công tác đãi ngộ nhân sự Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng thay đổi nhiều, tiền lương, tiền thưởng

Trang 5

không phải là vấn đề mà người lao động quan tâm nhiều nhất nữa mà các đãi ngộ thông qua công việc và môi trường làm việc cũng đóng vài trò rất quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện nguồn lực tài chính là hữu hạn Nhiều nhân viên làm việc không hiệu quả hoặc từ bỏ công ty ra đi không hẳn chỉ bởi vì lương thấp mà còn bởi ở đó nhu cầu đời sống tinh thần của họ chưa được đáp ứng đầy đủ.

Hiện nay, trong ngành dệt may Việt Nam, chính sách đãi ngộ phi tài chính so với các ngành khác vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được cho nhu cầu của người lao động Vì vậy tình trạng công nhân bỏ việc vẫn đang diễn ra khá trầm trọng Các doanh nghiệp hiện nay đang có những chính sách để giữ chân người lao động bằng cách thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ phi tài chính.

Mở rộng sản xuất nhưng vẫn chưa hoạt động được vì phải chờ lao động là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp may mặc

Trang 6

Môi trường làm việc tốt cho công nhân ngoài việc không tăng ca, bữa ăn đảm bảo, điều người lao động quan tâm đầu tiên là tiền lương Sự bức xúc của công nhân về tiền lương, về môi trường làm việc, nhất là công nhân nữ tại Công ty May Ánh Sáng - Tấn Minh trước tết là một ví dụ điển hình về môi trường làm việc không tốt của doanh nghiệp Hàng loạt cửa nhà vệ sinh bị khóa, công nhân muốn “đi” phải xin phép, tiền lương rất thấp.

Hoặc tình trạng các công nhân Công ty CP dệt may Nghệ An có địa chỉ tại Khu công nghiệp bắc Vinh, nay đóng tại số 46 đường Phượng Hoàng Trung Đô, TP Vinh (từ đây gọi tắt là Công ty dệt may) phản ánh tình trạng tăng ca, thêm giờ trong bối cảnh thu nhập quá thấp ở Công ty dệt may Nghệ An một cách tuỳ tiện.

Một điều kiện làm việc tốt, không tăng ca, không thêm giờ, có nhà ở cho người lao động, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động là ước mơ, nguyện vọng của người lao động Chỉ có thể thực hiện tốt những điều này, thì doanh nghiệp mới có thể giữ chân được ngời lao đông ở lại với công ty.

Chính vì vậy, hàng loạt các chính sách đãi ngộ phi tài chính cụ thể nhằm giữ chân người lao động đã được tập đoàn Dệt May Việt Nam triển khai

- Các chương trình liên quan sẽ thỏa mãn 3 yếu tố là môi trường - điều kiện làm việc, đời sống văn hóa tinh thần và thu nhập cho người lao động Trên cơ sở đó, công đoàn ngành sẽ xây dựng chương trình hành động gồm cả việc tổ chức những hoạt động văn hóa tinh thần, nhà tập thể cho người lao động, chung cư , ký túc xá cho công nhân hạn chế việc công nhân phải ở trong điều kiện không tốt tại các nhà trọ tư nhân.

- Cụ thể, Tập đoàn đã chỉ đạo các doanh nghiệp khi xây dựng nhà máy mới cần dành 1 phần đất để xây dựng ký túc xá cho công nhân, nhằm xây dựng văn hóa trong CN Hiện nay một số công ty như như Nhà Bè, Hanosimex đã làm được Đây sẽ là nơi để tập hợp lực lượng lao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và toàn ngành.

Trang 7

Dẫu biết rằng việc đầu tư một dự án nhà ở không phải là chuyện dễ dàng với tất cả các doanh nghiệp trong ngành nhưng trong bối cảnh tuyển dụng lao động ngày càng khó, ngoài việc cố gắng tăng năng suất, đãi ngộ bằng lương, thưởng thì để tính chuyện ổn định lâu dài, an cư cho người lao động là vấn đề doanh nghiệp buộc phải tính tới.

- Ngoài đầu tư xây dựng nhà ở, một số doanh nghiệp còn xây dựng thêm nhà trẻ, để công nhân có chỗ gửi con cái, yên tâm làm việc

Theo ông Vũ Hải Nam, Giám đốc Nhà máy Sợi Hà Nam, lao động đang là bài toán đau đầu với phần lớn các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép Tại Nhà máy sợi Hà Nam, với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng, được xem là mức tương đối khá, nhưng doanh nghiệp vẫn thường xuyên bị thiếu hụt từ 200-300 lao động.

Ông Nam cho biết, đặc thù của lao động ở khu vực này là không muốn gắn bó với doanh nghiệp mà có xu hướng làm việc theo mùa vụ Để ổn định lao động trong dài hạn, tạo động lực để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, từ 2 năm trước, Nhà máy sợi Hà Nam đã đặt vấn đề xin đất để tính chuyện xây dựng nhà ở cho công nhân.

- Với số lượng gần 3.000 lao động làm việc thường xuyên, ty TNHH MTV may mặc Bình Dương được đánh giá là doanh nghiệp có số lượng lao động ổn định tại địa bàn vốn có nhiều nhà máy hoạt động Để có được kết quả này, từ nhiều năm nay, ngoài vấn đề lương, thưởng được đảm bảo, công ty đã có chính sách chăm lo cho người lao động bằng việc đầu tư xây dựng ký túc xá công nhân.

- Với gần 4.000 công nhân, trong đó chủ yếu là công nhân nữ, Tổng công ty CP May Sài Gòn luôn đau đầu với việc nữ công nhân phải nghỉ việc sau khi sinh con vì không có nhà giữ trẻ Nhằm giải quyết khó khăn này, năm 2007, Tổng công ty đã khởi công xây dựng khu nhà ở miễn phí cho công nhân gần nhà máy tại Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó có cả nhà giữ trẻ Ban lãnh đạo Tổng công ty CP May

Trang 8

Sài Gòn cho hay, từ khi đưa khu nhà ở miễn phí cho công nhân vào hoạt động, kèm theo dịch vụ giữ trẻ, biến động lao động tại doanh nghiệp đã giảm hẳn.

Xác định người lao động như tài sản của doanh nghiệp, ngoài câu chuyện tiền lương, Công ty CP may Hưng Yên được xem như đơn vị đi tiên phong trong việc xây dựng nhà ở cho người lao động Ông Nguyễn Xuân Dương, Giám đốc Công ty CP may Hưng Yên cho hay, Công ty không né tránh những vấn đề khó khăn, bức xúc và những nhu cầu thiết yếu, rất cơ bản của người lao động như vấn đề nhà ở, nhà trẻ, thời gian làm việc và nghỉ ngơi Vì vậy, từ năm 2008, Công ty đã xây dựng được 70 căn hộ để bố trí chỗ ăn ở cho người lao động, nên ngay cả những tháng cao điểm như nghỉ lễ, Tết, công nhân vẫn quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp.

Trong năm 2011, công ty dự kiến sẽ đầu tư xây dựng thêm chung cư cao tầng trên mặt bằng hiện có để bố trí chỗ ở lâu dài cho những lao động có nhu cầu Không dừng lại đó, May Hưng Yên cũng là một trong số ít các đơn vị còn duy trì được nhà trẻ cho con cán bộ công nhân viên, tiếp nhận nuôi dạy các cháu từ 6 tháng tuổi trở lên để bố mẹ yên tâm lao động sản xuất và đóng góp cho doanh nghiệp.

2.2.Thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty may Việt Tiến2.2.1.Giới thiệu chung về công ty may Việt Tiến

Tên doanh nghiệp phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN Tên giao dịch: VIETTIEN GARMENT JOINT STOCK CORPORATION ; Tên viết tắt: VTEC

Vốn điều lệ: 230.000.000.000 đồng Lịch sử hình thành:

Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân

Trang 9

Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến

Nhờ vào nổ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến Sau đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC (theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991)

Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến

Căn cứ Quyết định số 2576/QĐ-BCN ngày 26 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp về việc xác định giá trị Tổng công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam để cổ phần hóa Căn cứ Quyết định số 0408/QĐ-BCT ngày 30/08/2007 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Tổng công ty may Việt Tiến thành Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến.

Ngành nghề kinh doanh:

• Sản xuất quần áo các loại;

• Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa;

• Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng;

• Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp;

Trang 10

• Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp;

• Đầu tư và kinh doanh tài chính;

• Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

2.2.2.Thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính tại công ty may Việt Tiến

Với đặc thù là một Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1976, với tiền thân là một nhà máy nhỏ mang tên: “Thái Bình Dương Kỹ nghệ Công ty”, thiết bị cũ kỹ lạc hậu, lúc đầu chỉ hơn 100 lao động, chủ yếu là may gia công xuất khẩu Sau 30 năm xây dựng và phát triển, dưới sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCNV, đến nay Công ty may Việt Tiến đã trở thành một doanh nghiệp tiêu biểu nhất trong ngành Dệt may Việt Nam đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con là: 21.600 người, trong đó số cán bộ công nhân viên do Công ty trực tiếp quản lý và trả lương là 7.500 người

Trong những năm qua, ngoài việc kinh doanh, Việt Tiến luôn coi trọng 3 yếu tố là nguồn vốn, con người và trang thiết bị, trong đó, con người là yếu tố quan trọng nhất Việc xây dựng nguồn nhân lực năng động trong các lĩnh vực quản lý điều hành, quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn và đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề luôn được công ty quan tâm hàng đầu

2.2.2.1.Thực trạng đãi ngộ thông qua công việc tại công ty may Việt Tiến

- Về việc đảm bảo công việc mạng lại thu nhập xứng đáng cho người lao động

Thực tế ở công ty cổ phần may Việt Tiến, thu nhập của người lao động là khá tốt, đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình.

- Về đảm bảo người lao động có mọt vị trí và vai trò nhất định trong doanh nghiệp

Việt Tiến đã tuyển dụng hàng trăm sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại thương, quản trị kinh doanh, kỹ thuật may… về phòng ban và

Ngày đăng: 24/09/2012, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan