Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế
o0o CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
Giảng viên hướng dẫn: TS TRẦN VĂN BÃO
Sinh viên thực tập :NGUYỄN LAN HƯƠNG
Lớp : QTKDTM – K38
Hà Nội – 5/2010
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 6
1.1 Khái quát về Công ty May Việt Tiến 6
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 6
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban 8
1.1.3 Đặc điểm nguồn lực của Công ty 13
1.1.4 Đặc điểm sản phẩm của Công ty 17
1.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 19
1.2- Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường 21
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp 21
1.2.2 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 23
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 27
1.3 – Nội dung tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp 29
1.3.1 Nghiên cứu thị trường 29
1.3.2.Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 30
1.3.3 Chuẩn bị hàng hóa xuất bán 31
1.3.4 Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm 32
1.3.5 Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng 33
1.3.6 Tổ chức hoạt động bán hàng 34
1.3.7 Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 36
2.1 Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến 36
2.2 Hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến 37
2.3 Khả năng cạnh tranh hiện tại của Công ty 45
Trang 32.4 Đánh giá khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty
May Việt Tiến 46
2.4.1 Những ưu điểm 46
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 47
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
49
3.1- Phương hướng phát triển thị trường của Công ty May Việt Tiến 49 3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 49
3.1.2.Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 50
3.2 – Giải pháp thực hiện để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.52 3.2.1.Tăng cường công tác đầu tư xây dựng, góp vốn để mở rộng và phát triển thị trường 52
3.2.2 Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh 53
3.2.3.Tăng cường hoạt động quảng cáo 54
3.2.4 Xây dựng chiến lược chào hàng 55
3.2.5 Các giải pháp thị trường 56
3.2.6 Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm 58
3.2.7 Tổ chức hội nghị khách hàng 60
3.2.8 Phát triển Công nghệ và nguồn nhân lực 60
3.2.9 Tăng cường áp dụng Thương mại điện tử trong phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Triết lý kinh doanh của sản xuất hàng hóa là sản phẩm đuợc sản xuất
để bán nhằm thu lợi nhuận Do đó, tiêu thụ sản phẩm là một trong nhữngnội dung quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
để thực hiện triết lý đó
Hiểu một cách cơ bản, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sựthanh toán giữa nguời mua và nguời bán và sự chuyển quyền sở hũư hànghoá Thực tế cho thấy thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế khác nhau,công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng những hình thức khác nhau.Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm củaDoanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch giao nộp sản phẩm với giá cả vàđịa chỉ do Nhà nước quy định Còn trong nền kinh tế thị truờng, cácDoanhnghiệp phải tự mình giải quyết ba vấn đề cơ bản của sản xuất kinhdoanh: sản xuất cái gì, bằng cách nào và cho ai Do vậy, tiêu thụ sản phẩmtrở thành vấn đề sống còn của mọi Doanh nghiệp
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài tốt nghiệp: “ Phát triển thị trường tiêuthụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến” và tiến hành tìm hiểu thực tế tạiCông ty
Nội dung chuyên đề của tôi gồm 3 chương:
Việt Tiến”
trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến”
Sau đây là những kết quả đạt được trong quá trình thực tập tại Công
ty Tôi xin chân thành cám ơn giáo viên hướng dẫn thực tập TS Trần Văn
Trang 5Bão, các thầy cô trong Khoa Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế cùng các cán
bộ thuộc Công ty May Việt Tiến đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MAY
VIỆT TIẾN
1.1 – KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
1.1.1.1 Thông tin chung về Doanh nghiệp:
- Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: Công ty May Việt Tiến
- Tên giao dịch quốc tế: Viet Tien Garment Export and ImportCompany
- Tên viết tắt: VTEC
- Trụ sở giao dịch: Số 7 Lê Minh Xuân, phường 7, quận Tân Bình, tp
Chi nhánh Hà Nội: 79 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chi nhánh Hải Phòng: 27 Hoàng Văn Thụ, tp Hải Phòng
Chi nhánh Đà Nẵng: 102 Nguyễn Văn Linh, tp Đà Nẵng
Chi nhánh Nha Trang: 204 Thống Nhất, tp Nha Trang
1.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Trước 30/4/1975, tiền thân của Công ty là một xí nghiệp may
tư nhân mang tên Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công ty – tên giao dịch
là Pacific Enterprise, xí nghiệp này do 8 cổ đông góp vốn với tổng số
Trang 7vốn là 80.000.000 đồng do ông Sầm Hào Tài, một thương nhân ngườiHoa là Giám Đốc Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1513 m2 với 65máy may gia đình và khoảng 100 công nhân.
Ngày 29/11/1975, Xí nghiệp được Nhà Nước tiếp quản từ Banquân quản xí nghiệp may Thái Bình Dương
Ngày 08/8/1977, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh cóquyết định số 1066/QĐ/UB vê việc quốc hữu hóa rồi giao cho BộCông Nghiệp Nhẹ ( nay là Bộ Công nghiệp) quản lý
Đến ngày 05/9/1977 được Bộ Công nghiệp nhẹ công nhận xínghiệp quốc doanh và đổi tên là Xí nghiệp May Việt Tiến trực thuộcLiên Hiệp các Xí nghiệp May
Ngày 13/11/1979, do bất cẩn trong sản xuất, xí nghieepk bị hỏahoạn và bị hủy hoại hoàn toàn Tuy thế, được sự giúp đỡ của các dơn
vị bạn cộng với lòng hăng say, gắn bó với xí nghiệp, toàn thể côngnhân và lãnh đạo xí nghiệp đã đưa đơn vị hoạt động trở lại và ngàycàng khẳng định vị trí trên thương trường
Nhờ vào nỗ lực và cố gắng không ngừng, ngày 22/4/1990 theoquyết định số 103/CNn/TCLĐ, xí nghiệp được chấp nhận nâng lênthành Công ty May Việt Tiến gồm 1 xí nghiệp trung tâm và 8 xínghiệp phụ thuộc với 3388 công nhân
Ngày 22/4/1993, Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số214/Cnn/TCLĐ thành Doanh nghiệp Nhà nước Việt Tiến
Theo quyết định số 102.01/GP ký ngày 08/02/1991, công tyđược Bộ Kinh Tế Dối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếpvới tên giao dịch quốc tế là VIET TIEN GARMENT EXPORT ANDIMPORT COMPANY, viết tắt là VTEC.CO
Trang 8Ngày 20/6/2000, Công ty đã được tổ chức BVQI, Vương QuốcAnh công nhận đạt ISO 9002.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban:
1.1.2.1.Lãnh đạo:
- HĐQT Công ty: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danhCông ty quyết định các vấn đề có liên quan đến quản lý, quyền lợicủa Công ty Nghị quyết, quyết định của HĐQT được Giám ĐốcCông ty triển khai và thực hiện
- Tổng Giám Đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty,chịu trách nhiệm và toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vàthực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước Tổng Giám Đốc thựchiện việc ký kết hợp đồng, sắp xếp, phân bổ nhân sự, giám sát và sửdụng vốn có hiệu quả, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thựchiện các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao, phối hợp và giám sátchặt chẽ các Công ty liên doanh
- Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính – Kinh doanh: chịu tráchnhiệm tìm kiếm thị trường, khai thác mặt hàng, ký kết và thực hiệncác hợp đồng kinh doanh thông qua sự đồng ý của Tổng Giám Đốc.Ngoài ra, ông còn giám sát, theo dõi các của hàng, đại lý bán lẻ sảnphẩm, các Công ty liên doanh trong nước và chi nhánh tại Hà Nội,xây dựng các kế hoạch phù hợp với tình hình kinh doanh và các hợpđồng đã ký kết Ông còn một nhiệm vụ nữa là kiểm soát tài chính kếtoán của Công ty, đanh giá hoạt động kinh doanh của Công ty theotừng quý, từng năm
Trang 9- Phó Tổng Giám Đốc sản xuất: chịu trách nhiệm thực hiện kếhoạch sản xuất, phân công và đốc thúc các xí nghiệp thực hiện tiến độ
kế hoạch sản xuất, điều phối vật tư, phân bổ nhân sự và giám sát vềmặt lao động tiền lương
- Phó Tổng Giám Đốc Nội Chính: chịu trách nhiệm giám sátcác hoạt động của văn phòng Công ty, điều hành các hoạt động hànhchính, văn thư, an toàn lao động, y tế, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy
và đời sống của công nhân viên Bên cạnh đó, ông còn phải theo dõicác hợp đồng xuất nhập khẩu và các hoạt động pháp lý của công ty
1.1.2.2 Khối phòng ban:
- Phòng tổ chức - lao động: có nhiệm vụ tuyển dụng lao động,sắp xếp, bố trí lao động, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên,xây dựng các quy chế về tuyển dụng, phân bổ tiền lương, tiền thưởng,thực hiện các chính sách đối với lao động, lập chiến lược dài hạn vềquản lý cán bộ cũng như về hành chính
- Phòng kế toán: có chức năng quản lý toàn bộ nguồn tài chínhcủa công ty, cân đối các nguồn vốn, theo dõi các hạch toán kinh tếtoàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế,tính toán hiệu quả và thực hiện các chỉ tiêu giao nộp Ngân sách, chịutrách nhiệm trước Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính về toàn bộ Công tác
kế toán, thống kê và quản lý tài chính
Để thực hiện các chức năng trên, đồng thời có thể chỉ đạo tậptrung toàn bộ công tác kế toán, phòng kế toán đã chuyên môn hóahình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tích và sử dụng hình thức sổnhật ký chung Theo hình thức này, tất cả công việc kế toán như phân
Trang 10tổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập các báo cáo, thông tin kinh tế
… đều được thực hiện ở các xí nghiệp trực thuộc rồi được tập trungtại phòng kê toán của công ty Công ty sẽ tiến hành giao vốn ( cố định,lưu động) theo hình thức khoán chi phí và báo cáo về công ty vào cuối
kỳ ( mỗi tháng) Nghiệp vụ này phản ánh trên hai tài khoản 1368
( phải thu nội bộ) và 3368 ( phải trả nội bộ)
- Phòng kinh doanh: Có chức năng đàm phán hợp đồng kinhdoanh, theo dõi việc thực hiện các hợp đồng dã ký kết, thực hiện việcxuất khẩu ủy thác, đảm bảo việc đối ngoại và tìm thị trường ở nướcngoài, hoạch định các chiến lược Marketing và tổ chức thực hiện cáchoạt động Marketing, quản lý việc tiêu thụ nội địa, theo dõi hoạt độngtiêu thụ của các cửa hàng và các đại lý
- Phòng kỹ thuật công nghệ và cơ điện: có trách nhiệm kiểmsoát hệ thống kỹ thuật, thiết kế dây chuyền sản xuất, giải quyết cácvấn đề về kỹ thuật sản phẩm, tính toán và quyết định các thông số kỹthuật sản phẩm, giải quyết các thắc mắc kỹ thuật của công ty, kết hợpvới phòng kinh doanh đàm phán với khách hàng để nắm rõ yêu cầu về
kỹ thuật và đề ra hướng giải quyết, may mẫu cho khách hàng duyệt vàthống kê chương trình sản xuất, cân đối, kiểm tra nguyên phụ liệu,hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân khi có sự thay đổi mẫu mã sảnphẩm
- Phòng kế hoạch điều độ: có nhiệm vụ ký kết và theo dõi thựchiện các hợp đồng gia công, xin giấy phép xuất nhập khẩu, lập địnhmức cho từng sản phẩm, duyệt hàng mẫu, thanh lý hợp đồng Dựa trêncác hợp đồng của phòng kinh doanh, phong này phân bổ cho các xínghiệp sản xuất sao cho đúng tiến độ giao hàng
Trang 11- Phòng cung tiêu: có nhiệm vụ cung cấp các nguyên phụ liệu,nhiên liệu cho từng xí nghiệp theo kế hoạch của phòng kế hoạch điều
độ Giám sát việc sử dụng nguyên phụ liệu, điều hành hệ thống kho,kết hợp với phòng kinh doanh đưa sản phẩm đến cửa hàng, đại lý tiêuthụ, trực tiếp vận hành trạm vận tải hơn 20 xe
- Phòng đảm bảo chất lượng: báo cáo trực tiếp với Tổng GiámĐốc Phòng này có nhiệm vụ tổ chức xây dựng và duy trì hệ thốngISO 9002
- Phòng đoàn thể: xây dựng và tổ chức các hoạt động đoàn thểcho từng công ty
- Phòng đời sống: chăm lo việc ăn ở, cùng những sinh hoạt kháccho công nhân viên
- Phòng chăm lo sức khỏe cho công nhân viên
- Phòng KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm, kịpthời phát hiện và giải quyết các vướng mắc của sản phẩm để điềuchỉnh sản xuất, đảm bảo uy tín chất lượng của sản phẩm công ty
- Bộ phận kế hoạch đầu tư – xây dựng: có nhiệm vụ theo dõitình hình hoạt động của các công ty liên doanh, xây dựng kế hoạchđầu tư trang thiết bị, máy móc và xây dựng mới cho công ty
- Văn phòng Công ty: tổ chức việc quản lý hành chính, văn thư,
tổ chức đội bảo vệ của công ty, giám định sức khỏe cho công táctuyển dụng, tổ chức bếp ăn tập thể cho cán bộ công nhân viên
- Hệ thống kho gồm có: Kho nguyên liệu, Kho phụ liệu, Khobao bì, Kho phế liệu, Kho thành phẩm, Kho văn phòng
Trang 12Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty May Việt Tiến:
HÌNH 1
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
CÁC CÔNG TY CON
XÍ NGHIỆP TRỰC THUỘC
VÀ HỢP TÁC KINH DOANH
CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT
CÁC CÔNG
TY LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI
Trang 13Bộ máy quản lý của Công ty làm việc có hiệu quả, các phòng ban, bộphận có nhiệm vụ khác nhau, phục vụ tối đa Ban Giám Đốc đê điều hànhcông việc chung của toàn Công ty.
Các xí nghiệp trực thuộc có nhiệm vụ thực hiện các chit tiêu sản xuấtkinh doanh do Công ty giao hàng năm và đều làm rất tốt
Quan hơn 20 năm xây dựng và phát triển hiện nay Công ty có đội ngũcán bộ quản lý giỏi và lực lượng lao động đông đúc với hơn 8000 công nhân
có trình độ tay nghề cao, sản xuất giỏi, góp phần to lớn cho việc sản xuấtkinh doanh chung của Công ty
Áp dụng ISO 9002 đã tạo nên sự thông suốt trong bộ máy, các thủ tục,quy trình rõ ràng, chặt chẽ càng thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa cácphòng ban
1.1.3 Đặc điểm nguồn lực của Công ty:
Khả năng hoạt động của Công ty
Với số vốn điều lệ là 230 tỷ đồng, Việt Tiến có tổng quy mô nhà xưởng là55.709.32 m2, tổng các lạo thiết bị lên đến 5.668 bộ, số lao động thườngxuyên của Công ty lên đến 20.000 người Chi tiết một số đơn vị sản xuấtchính như sau:
Nhận xét chung: Với khả năng hoạt động như bảng sau, Việt Tiến đảm bảo
những mặt hàng chính của Công ty luôn được sản xuất thường xuyên, đápứng kịp thời nhu cầu của thị trường Các đơn vị May 1, May 2, Việt Long,Vimiky có năng lực sản xuất luôn cao nhất, luôn đảm bảo 3 triệu sản phẩm 1năm
Trang 14Bảng 1: Nguồn lực tính đến năm 2009:
Động
MMTBị các loại
D Tích nhà xưởng Mặt hàng
Năng lực ( sp/năm)
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
1.1.3.1 Khả năng về vốn:
Với tiềm lực về vốn khá cao, Việt Tiến luôn tự tin trong sản xuất kinh doanh
và đảm bảo đủ năng lực để đối phó với những biến động của thị trường may mặc Điều đó được thể hiện cụ thể tại bảng sau:
Bảng 2: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty:
Trang 15Tài sản cố định, tài sản lưu động và vốn kinh doanh của Công ty đềutăng theo các năm Nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng tăng lên từ năm
2006 đến năm 2009, cụ thể là: năm 2006 có 222 tỷ đồng, năm 2007 hơn 237
tỷ đồng, năm 2008 là 252 tỷ đồng và đến năm 2009 con số đã tăng lên 260
tỷ đồng Như vậy, ngoài nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, Công ty luôn cốgắng tích lũy nhằm nâng cao hơn nữa nguồn vốn chủ sở hữu để có thể đứngvững, phát triển mở rộng thị trường trong thời đại cạnh tranh đầy biến độngnày
Có thể nói, các Công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực may mặc ViệtNam đang đứng trước những khó khăn lớn thì Việt Tiến lại có tiềm lực vềkinh tế khá mạnh Điều đó cho thấy Công ty có những năng lực tài chínhvượt trội so với các doanh nghiệp khác trên thương trường, tạo được lòng tincho khách hàng và các tổ chức tín dụng
1.1.3.2 Nguồn nhân lực:
Tổng số lao động của toàn Công ty là 8.300 người, nếu tính cả đơn vịkinh doanh trong nước – Liên doanh nước ngoài – Hợp tác kinh doanh thìtổng số cán bộ công nhân viên là 16.000 người
T ính đến tháng 9 năm 2009, cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Tiến có số liệu thống kê như trong bảng sau:
Bảng 3: Nguồn nhân lực gián tiếp của Công ty Việt Tiến như sau:
Trang 16(Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động – Tiền Lương)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta có những nhận xét như sau:
Cán bộ có trình độ Đại học và trên đại học là 224 người chiếm37,43% lục lượng lao động Đây là đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, cókhả năng tiếp thu các tiến bộ của khoa học Công nghệ vào trong sản xuấttiêu thụ sản phẩm cách hiệu quả nhất Họ là những nhân tố góp phần vào sựphát triển mang tính đột phá của Công ty
Cán bộ có trình độ Cao đẳng và Trung cấp là 225 người chiếm38,07% nguồn nhân lực Họ có vai trò to lớn trong việc ứng dụng các thànhtựu của nghiên cứu kỹ thuật mới vào trong sản xuất Đây là đội ngũ đượcđào tạo cơ bản, có thể trực tiếp chỉ đạo và vận hành các loại máy móc hiệnđại, thực hiện các mẫu mã thiết kế đòi hỏi chất lượng cao tại các thị trườngkhó tính
1.1.4 Đặc điểm sản phẩm của Công ty:
Các sản phẩm chủ lực của Công ty May Việt Tiến là: sơ mi, jacket, quần âu,veston, thể thao Thống kê số lượng và tỷ trọng từng loại sản phẩm đượcthống kê trong bảng sau:
Trang 17Bảng 3: Cơ cấu sản phẩm của Công ty t ính đến năm 2009:
( sản phẩm)
Giá trị gia công thuần túy tính theo năng lực sản xuất (USD)
Sơ mi: là một trong những sản phẩm chính của Công ty với các chất
liệu vải là 100% cotton, silk được xuất khẩu sang các nước như: Mỹ,Cannada, Nhật và Nga… Sản phẩm sơ mi bao gồm: nam, nữ, trẻ em, áo chơigôn… Đây là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn cả về mặt chất lượng và
số lượng, được khách hàng quốc tế cũng như trong nước tín nhiệm, đánh giárất cao về chất lượng vải, chất lượng đường may, kiểu dáng cũng như độ antoàn và yên tâm tuyệt đối khi mặc sơ mi Việt Tiến Chính sơ mi của ViệtTiến đã mang lại ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng Ban lãnh đạo đãđầu tư rất nhiều công sức cũng như chi phí để khai thác tối đa lợi thế này,tăng cường hoàn thiện và phát triển cả về số lượng và chất lượng, khôngngừng đổi mới Công nghệ sau đó áp dụng vào sản xuất thực tế Điều đó tạonên khả năng cạnh tranh của Việt Tiến, khiến tạo điều kiện thuận lợi choviệc tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như ngoài nước
Trang 18Thể thao, jacket: Với những thiết kế có màu sắc và kiểu dáng đa dạng.
hai dòng hàng này đã đáp ứng được thị hiếu của các tầng lớp khách hàng.Không những tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, Công ty còn cho xuất khẩusang nhiều nước khác như: EU, Mỹ, Nhật,
Quần âu: Đây là mặt hàng có chỗ đứng mạnh trên thị trường quốc tế
do Việt Tiến đã chú trọng vào việc phát triển trong thời gian trước đó Sau
sơ mi, quần âu được Việt Tiến sản xuất ra những sản phẩm cao cấp, nhằmphục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng Sản phẩm này dự tính sẽ đem lạicho Công ty một nguồn doanh thu khá lớn trên các thị trường và có khả năngcạnh tranh cao
Thu, veston và các sản phẩm khác như váy, caravat, áo len…: những
sản phẩm này chưa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường nội địa, tiêu thụchủ yếu xuất khẩu chủ yếu theo các đơn đặt hàng
Cơ cấu sản phẩm đa dạng, hình thức mẫu mã luôn có sự thay đổi phùhợp hơn với nhiều đối tượng khách hàng đã khiến cho Việt Tiến tạo đượcchỗ đứng trên thương trường, tạo tiền đề cho công tác tiêu thụ sản phẩmđược thuận lợi hơn
Ngoài ra phải nói thêm rằng, hàng hoá của Việt Tiến là hàng gia côngmay mặc, gia công 100% hay từng phần Công ty có quyền xuất khẩu trựctiếp sản phẩm sang thị trường nước ngoài và tiến hành nhập khẩu máy mócthiết bị, phụ tùng, nguyên liệu ngành may phục vụ cho quá trình sản xuấtcủa Công ty
1.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty May Việt Tiến:
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khókhăn, nhất là trong giai đoạn 1996 – 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân củatoàn nền kinh tế chỉ đạt 6,7%/năm Nhưng nhìn chung, từ cuộc khủng hoảng
Trang 19kinh tế tiền tệ ở Châu Á (1997) nền kinh tế Việt Nam đã gặp rất nhiều khókhăn.
Một là, sau năm 1997, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảmqua các năm, điều này có tác động không nhỏ đến nền kinh tế nhỏ bé cónguồn vốn chủ yếu dựa vào bên ngoài như Việt Nam
Hai là, nền kinh tế có những dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởngkinh tế không vững chắc hay chất lượng tăng trưởng không cao – sự suygiảm của hiệu quả vốn đầu tư
Ba là, trong giai đoạn 2001 – 2005, tình hình giá cả hàng hóa ở ViệtNam trở nên phức tạp, hàng hóa đầu vào cơ bản phục vụ sản xuất kinhdoanh liên tục tăng giá như xi măng, sắt thép, điện nước v.v đã làm suygiảm khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế nói chung và khả năng canhtranh của các Doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng Trong lĩnh vực dệt nmay,tuy lượng vốn được đầu tư tương đối lớn nhưng do toàn nền kinh tế gặp khókhăn nên lượng vốn được đầu tư vào khu vực này cũng suy giảm nhiều
Trước bối cảnh đó, Công ty May Việt Tiến vẫn sản xuất và nhận đượcnhững hợp đồng có giá trị lớn, giải quyết được hàng nghìn lao động, nộpngân sách hàng năm hàng chục tỷ đồng
Công ty giai đoạn 2006-2009 :
Trang 201 Doanh
thu
Tỷđồng
1.115 ,09
1.316,96
1.585,16
956,059
-%
31,29
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Công ty)
Qua bảng trên ta có thể có những nhận xét như sau:
Về Doanh thu: Doanh thu của Công ty luôn tăng, năm sau cao hơn
năm trước Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy rằng năm 2009
do có khó khăn chung của toàn ngành dệt may nên doanh thu của Công ty cógiảm sút so với những năm trước Việc doanh thu tăng liên tục qua nhiềunăm đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng thị phần của mình trên thị trườngmay mặc
Trang 21Nộp Ngân Sách: Từ giai đoạn 2006-2009, thuế thu nhập của Doanh
nghiệp luôn vượt chỉ tiêu của Công ty giao cho Từ 8,44 tỷ đồng năn 2006
đế 5,30 tỷ đồng năm 2007 và 9,43 tỷ đồng năm 2008 cho thấy Công ty đã có
sự trưởng thành về hiệu quả sản xuất kinh doanh và luôn hoàn thành nghĩa
vụ nộp Ngân sách đối với Nhà Nước
Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân của người lao động không
ngừng tăng lên chứng tỏ Công ty luôn quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh và đời sống của cán bộ công nhân viên của toàn Công ty Năm 2004,Công ty có 6.754 lao động, năm 2006 có 8,080 lao động, Từ năm 2006 đếnnay, mặc dù thị trương lao động có nhiều biến động song đội ngũ lao độngcủa Công ty vẫn giữ được sự ổn định
1.2 – Ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường:
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp:
1.2.1.1 Khái niệm:
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, quátrình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền, sản phẩmđược oi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng.Tiêu thụ sản phẩm là quá trình cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,
là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp Tiêu thụ sảnphẩm nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá là sản phẩm sản xuất
để bán và thu lợi nhuận
Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hay còn gọi là bán hàng là việc
đưa sản phẩm từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng, sau khi có sự thảothuận giữa hai bên sẽ tiến hành việ chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhau
Trang 22Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình mang tính hệ
thống bao gồm: tìm hiêu nhu cầu khách hàng, thiết lập mạng lưới bán hàng,xúc tiến bán hàng, các hoạt động hỗ trợ bán hàng và các dchj vụ hậu mãi saubán hàng
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tiêu thu sản phẩm chỉ là một khâu, là giaiđoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh và là cầu nối trung giangiữ sản xuất và tiêu dùng Nhưng trên thực tế thì lại không đơn giản nhưvậy, muốn tiêu thụ được sản phẩm phải thực hiện khâu rất quan trọng đó lànghiên cứu thị trương Dây là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗiDoanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Nghiên cứu thịtrường sẽ trả lời ba câu hỏi lớn: Sản xuất những sản phẩm gì? Sản xuất nhưthế nào? Sản phẩm bán cho ai?
Như vậy tiêu thụ sản phẩm là hoạt động hết sức đa dạng, đòi hỏi cần
có nhiều yếu tố kết hợp lại và phải có sự nghiên cứu kỹ thị trường trên diệnrộng
Hai là: Nghiệp vụ tổ chức quản lý tieu thụ sản phẩm, gồm: Xây dựng
kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho Doanh nghiệp, thống kê kế toán thành phẩmsản xuất, phan tích đánh giá kết quả tiêu thụ, những hoạt động liên quan xúctiến tiêu thụ ở Doanh nghiệp Coi tiêu thụ như hành vi chuyển hoá sản phẩm
Trang 23thành tiền cho Doanh nghiệp, như vậy tiêu thụ sản phẩm đồng nghĩa với bánhàng
Trong nền kinh tế thị trường thì việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộcphần lớn vào cầu của người tiêu dùng, thoả mãn nhu cầu không ngừng tănglên của xã hội trong hoàn cảnh hiện nay Việc tiêu thụ sản phẩm giúp Doanhnghiệp tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, nắm bắt rõ hơn cầu về hànghoá của họ
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của bất kỳ một Doanh nghiệp nào cũngphải đảm bảo thực hiện các mục tiêu cơ bản sau:
- Tăng thị phần của Doanh nghiệp trên thị trường, quy mô phát triểnhàng hoá không ngừng được mở rộng
- Tăng doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp
- Tăng cường tài sản vô hình của Doanh nghiệp, tức là tăng uy tín củaDoanh nghiệp nhờ tăng niềm tin đối với người tiêu dùng vào sảnphẩm do Doanh nghiệp sản xuất ra
- Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đẩy nhanh quá trình xuất bánđến tay người tiêu thụ cuối cùng
1.2.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm :
Qua tiêu thụ, hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sanghình thái giá trị và đồng thời vòng chung chuyển vốn kinh doanh củaDoanh nghiệp được hoàn thành Tiêu thụ giúp cho quá trình tái sảnxuất được giữ vững và có điều kiện phát triển Sản phẩm làm ra đượctiêu thụ thì tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định, khi đó,giá trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện, lao động của người sảnxuất hàng hoá nói riêng, và của toàn bộ xã hội nói chung mới được
Trang 24trường, của xã hội và khi đó lao động của Doanh nghiệp mới thực sự
là lao động có ích Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trong quyết địnhđến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của Doanh nghiệp,quyết định sự mở rộng và thu hẹp sản xuất của Doanh nghiệp và là cơ
sở để xác định vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường Là cầu nốigiữa sản xuất va tiêu dùng, tiêu thụ giúp người tiêu dùng có được giátrị sử dụng mà mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đíchcủa mình trong kinh doanh Nhà sản xuất, thông qua tiêu thụ có thể
nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, yêu cầu về sản phẩm, để từ đó
mở rộng hướng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khảnăng và biện pháp thu hút khách hàng Doanh nghịêp có điều kiện sửdụng tốt hơn nguồn lực của mình, tạo dựng một bộ máy kinh doanhhợp lý và có hiệu quả
Tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi Doanh nghiệp phải sử dụng tổng thểcác biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện cácnghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ sản phẩm như nắm nhu cầu thịtrường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hoá vàxuất bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏnhất Như vậy, tiêu thụ sản phẩm ở Doanh nghiệp là một hoạt độngmang tính nghiệp vụ cao, bao gồm nhiều loại công việc khác nhau liênquan đến nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất và các nhgiệp vụ tổ chức quản
lý quá trình tiêu thụ Mục tiêu của quá trình này bao gồm mục tiêu sốlượng: thị phần, doanh số, đa dạng hoá doanh số, lợi nhuận và mụctiêu chất lượng, cải thiện hình ảnh của Doanh nghiệp và cải thiện dịch
vụ khách hàng
Trong quá trình sản xuất Doanh nghiệp luôn gặp phải mâuthuẫn, đó là chất lượng, mẫu mã và giá thành sản phẩm Chất lượng
Trang 25phải tốt, mẫu mã phải đẹp nhưng giá thành phải hợp lý Khi hàng hoáđược tiêu thụ tức là thị trường đã chấp nhận cả ba yếu tố trên, từ đóchứng tỏ mâu thuẫn đã được giải quyết.
Trong môi trường cạnh tranh việc phát triển thị trường và mởrộng quy mô sản xuất là hết sức quan trọng Thông qua tiêu thụ sảnphẩm Doanh nghiệp xác định được vị trí của sản phẩm trên thị trường,
từ đó biết được đâu là thế mạnh để tìm cách duy trì, đâu là điểm yếu
để có những chính sách khắc phục kịp thời Trên cơ sở đó có thểchiếm lĩnh thị trường, tạo chỗ đứng vững chắc cho Doanh nghiệptrong nền kinh tế hiện nay
Hoạt động của Doanh nghiệp có 6 chức năng cơ bản: sản xuất,tiêu thụ, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị Sản xuất làkhâu trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng tiêu thụ mới là tiền đề cho sảnxuất có cơ hội phát triển Chất lượng và hiệu quả của tiêu thụ sảnphẩm quyết định đến khả năng hoạt động của quá trình sản xuất
Trong kinh doanh truyền thống, tiêu thụ sản phẩm là hoạt động
đi sau sản xuất, nó chỉ được thực hiện khi khâu sản xuất đã hoànthành Nhưng trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì mọi hoạt độngcủa Doanh nghiệp đều tuỳ thuộc vào khả năng tiêu thụ sản phẩm, nhịp
độ tiêu thụ quyết định nhịp độ sản xuất, thị hiếu của người tiêu dùngsản phẩm quy định chất lượng sản xuất Trong cơ chế hiện nay Doanhnghiệp chỉ có thể bán những thứ mà thị trường cần chứ không phảinhững thứ mình có Điều đó khẳng định một lần nữa vai trò rất quantrọng của việc điều tra, nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện quátrình sản xuất Trên thực tế một số nội dung của hoạt động tiêu thụcòn đứng trước nội dung của sản xuất, có tác động mạnh mẽ và mang
Trang 26có tính chiến lược hoặc định hướng chiến lược không đúng đắn sẽ dẫnđến chiến lược đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh không có đíchhoặc đi chệch hướng so với nhu cầu thị trường Điều đó khiến việcsản xuất không đem lại hiệu quả, thậm chí đi đến chỗ thất bại NếuDoanh nghiệp xác định kế hoạch kinh doanh trong thời gian trunghoặc ngắn hạn thì lập một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn sẽ là
cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất thích hợp Và ngược lại, nếuviệc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp với tiến trình pháttriển của thị trường sẽ tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất củaDoanh nghiệp Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, cần hết sứccẩn thận trong khâu nghiên cứu thị trường, điều tra nhu cầu kháchhàng, có như thế Doanh nghiệp mới có thể đứng vững trước nhữngđối thủ khác
Tuỳ theo quy mô, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất kinhdoanh và tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ mà một Doanh nghiệp
có thể tổ chức bộ phận tieu thụ riêng biệt hay gắn cả hai chức năngmua sắm, lưu kho và tiêu thụ vào cùng một bộ phận
Nói tóm lại, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tiêu thụsản phẩm Doanh thu, uy tín, khả năng cạnh tranh và năng lực pháttriển thị trường của Doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công táctiêu thụ sản phẩm Đây là một khâu quan trọng trong quá trình tái sảnxuất xã hội và hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Chính vì lý
do đó các hoạt động nghiệp vụ khác nên tập trung hỗ trợ cho tiêu thụsản phẩm vì nó có khả năng quyết định mở rộng hay thu hẹp quy môsản xuất của chính bản thân Doanh nghiệp
1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm:
Trang 271.2.3.1.Nhân tố khách quan:
- Nhân tố thuộc tầm vĩ mô:
Đó là chủ trương chính sách của Nhà nước can thiệp vào thịtrường, tùy vào từng điều kiện quốc gia và từng thời kỳ mà Nhà nước
có sự can thiệp khác nhau Song các biện pháp chủ yếu và phổ biến là:Thuế, quỹ bình ổn giá, trợ giá, lãi xuất tín dụng… những nhân tố tạimôi trường kinh doanh như cung cấp cơ sở hạn tầng về mặt xã hội.Tất cả đều tác động đến quan hệ cung cầu trong hoạt động kinh doanhcủa Doanh nghiệp
- Nhân tố thuộc về thị trường, khách hàng:
+ Thị trường là nơi Doanh nghiệp tìm kiếm các yếu tố đầu vào
và đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình Bất kể sự thayđổi nào của thị trường cũng tác động đến Doanh nghiệp mà trực tiếpnhất là tiêu thụ sản phẩm Quy mô của thị trường cũng tỷ lệ thuận vớicông tác tiêu thụ, tức là thị trường càng lớn thì khả năng tiêu thụ sảnphẩm và khả năng thu lợi nhuận càng cao Nhưng bên cạnh đó thì sức
ép từ thị trường lớn và đối thủ cạnh tranh cũng lớn theo, yêu cầuchiếm lĩnh thị phần của khách hàng cũng càng cao hơn
+ Khách hàng: tác động trực tiếp đến công tác tiêu thụ sảnphẩm thông qua mua hàng, khả năng thanh toán, thói quen chi tiêucủa Khách hàng
- Nhân tố về chính trị - xã hội: thể hiện qua chính sách tiêudùng, quan hệ ngoại giao, tình hình đất nước, phát triển dân số, trình
độ văn hóa, tập quán sinh hoạt, lối sống… các nhân tố này biểu hiệnnhu cầu của người tiêu dùng
- Nhân tố về địa lý, thời tiết, khí hậu: các nhân tố này sẽ tác
Trang 28sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu, chủng loại hàng hóa kinh doanh mà Doanhnghiệp sản xuất.
- Môi trường công nghệ: đó chính là sự đòi hỏi về chất lượng,mẫu mã, hình thức, giá cả của sản phẩm Tính chất của môi trườngcông nghệ cũng liên quan đến vật liệu để tạo nên sản phẩm, đầu tư kỹthuật… từ đó thiết lập giá cả của sản phẩm Mỗi chủng loại hàng hóamuốn tiêu thụ được phải phù hợp với môi trường công nghệ nơi màchúng được đưa đến để tiêu thụ
1.2.3.2. Nhân tố chủ quan: là các nhân tố thuộc bản chất Doanh
- Giá cả: đây là nhân tố cơ bản, nó quyết định phần lớn trong sựlựa chọn của khách hàng có mua sản phẩm của Doanh nghiệp haykhông Để xây dựng được giá sản phẩm thì phải căn cứ vào nhiều yếutố: giá thành sản phẩm, giá sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnhtranh…
- Thời gian: trong cơ chế thị trường thời gian mang tính chấtquyết định, Doanh nghiệp nào biết nắm bắt thời cơ, nhạy bén với nhucầu của thị trường tại thời điểm nhất định thì Doanh nghiệp đó mới có
cơ hội thành công
Trang 29
1.3 – Nội dung tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp:
Theo quan điểm của kinh doanh hiện đại thì quản lý hoạt độngtiêu thụ sản phẩm gồm những nội dung chủ yếu sau:
1.3.1 Nghiên cứu thị trường:
Mục đích của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khảnăng tiêu thụ những loại hàng hóa ( hoặc nhóm hàng) trên một địa bànnhất định trong một khoảng thời gian nhất định Trên cơ sở đó nângcao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của thị trường Nghiêncứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và đây là nhân tố ảnhhưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quả củacông tác tiêu thụ Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp biếtđược xu hướng, sự biến đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng của
họ đối với sản phẩm của Doanh nghiệp, thấy được sự biến đổi của thunhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp Đây làcông tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí Đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ chưa có cán bộ chuyên nghiệp nghiên cứu thị trường, thì cán
bộ kinh doanh phải đảm nhận công việc này Khi nghiên cứu thịtrường sản phẩm, doanh nghiệp phải giải đáp được các vấn đề sau:
- Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanhnghiệp?
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường
đó ra sao?
- Doanh nghiệp cần phải xử lý các biện pháp gì có liên quan và
có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêuthụ?
Trang 30- Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ vớikhối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của doanhnghiệp ?
- Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớnnhất trong từng thời kỳ
- Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phươngthức thanh toán, phương thức phục vụ…
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sảnphẩm
Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường , doanhnghiệp tiến hành lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường Đây là nội dung quan trong quyết định hiệu quả của hoạt động tiêuthụ, vì trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại vàphát triển thì phải sản xuất kinh doanh dựa trên cái mà thị trường cầnchứ không phải dựa trên mà doanh nghiệp sẵn có Sản phẩm thích ứngvới nhu cầu thị trường phải được hiểu theo nghĩa thích ứng cả về sốlượng, chất lượng, giá cả, thời gian mà thị trường đòi hỏi
1.3.2 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ là cơ sở quan trọng đảm bảo choquá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịpnhàng, liên tục theo kế hoạch đã định Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm làcăn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận khác của
kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính doanh nghiệp …
Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phảiphản ánh được các nội dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm
về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản
Trang 31phẩm, có cấu thị trường tiêu thụ, giá cả tiêu thụ… Các chỉ tiêu kếhoach tiêu thụ có thể tính theo hiện vật và giá trị, chỉ tiêu tương đối vàtuyệt đối.
Trong xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm , doanh nghiệp có
sử dụng các phương pháp như phương pháp cân đối, phương pháp
quan hệ động và phương pháp tỷ lệ cố định… Trong số các phươngpháp trên, phương pháp cân đối được coi là chủ yếu
1.3.3 Chuẩn bị hàng hóa xuất bán:
Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán cho khách hàng là hoạt dộngtiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông Muốncho quá trình lưu thông hàng hóa được liên tục, không bị gián đoạn thìcác doanh nghiệp phải chú trọng đến nghiệp vụ sản xuất ở kho như:tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hànghóa ở kho – bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng.Tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hóa từ các nguồnnhập kho ( từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của các doanh nghiệp )theo đúng mặt hàng quy cách, chủng loại hàng hóa Thông thường,kho hàng hóa của doanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm Nếukhao hàng đặt xa nơi sản xuất ( có thể gần nơi tiêu thụ) thì doanhnghiệp phải tổ chức tốt việc tiếp nhận hàng hóa bảo đảm kịp thời,nhanh chóng, góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốcxếp, an toàn sản phẩm, tiết kiệm chi phí lưu thông
1.3.4 Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm:
Trang 32Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức ( kênh)khác nhau, theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuấtđến tay các hộ tiêu dùng cuối cùng Để hoạt dộng tiêu thụ có hiệu quảcần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý trên cơ sởtính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyển,bảo quản, sử dụng…
Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùngcuối cùng tiêu thụ sản phẩm có thể thực hiện qua kênh trực tiếp hoặckênh gián tiếp
Kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất bánthẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không quakhâu trung gian nào Hình thức tiêu thụ này có ưu điểm là giảm đượcchi phí lưu thông, thời gian sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanhhơn, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêudùng… Song nó cũng có nhược điểm là doanh nghiệp phải tiếp xúcvới nhiều bạn hàng, phải dành nhiều công sức, thời gian vào quá trìnhtiêu thụ, nhiều khi làm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động chậmhơn…
Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bánsản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trunggian Sự tham gia nhiều hay ít của người trung gian trong quá trìnhtiêu thụ sẽ làm cho kênh tiêu thụ gián tiếp dài ngắn khác nhau Vớihình thức tiêu thụ này các doanh nghiệp có thể tiêu thụ một khốilượng lớn hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốnnhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản hao hụt… Tuy nhiên, hình thức tiêu
thụ này làm cho thời gian lưu thông hàng hóa dài hơn, tăng chi phí