Phương hướng phát triển thị trường của Công ty May Việt Tiến

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến.DOC (Trang 50 - 53)

3.1 – Phương hướng phát triển thị trường của Công ty May Việt Tiến: Việt Tiến:

3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty:

3.1.1.1. Thuận lợi:

Việt Tiến vẫn tiếp tục duy trì ổn định được thị trường, khách hàng và là đơn vị có tỷ trọng hàng FOB chiếm tỷ trọng cao của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam.

Thương hiệu Việt Tiến đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế và trong nước. Top 50 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn, Top 10 Sao Vàng Đất Việt năm 2009, doanh nghiệp tiêu biểu nhất ngành Dệt May Việt Nam 6 năm liên tục…

Tình hình tổ chức sản xuất ổn định, điều kiện môi trường làm việc nhìn chung là tốt, các chế độ chính sách chăm sóc cho người lao động cả về vật chất và tinh thần thường xuyên được duy trì và nâng cao…

Năng suất lao động của toàn Công ty tiếp tục được nâng cao.

Phong trào thi đua nâng cao năng suất lao động trong sản xuất đã phát huy tác dụng, thúc đẩy thi đua trong sản xuất.

3.1.1.2. Khó khăn:

Thách thức lớn nhất là tình hình kinh tế vẫn tiếp tục biến động, khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam không tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tình hình biến động lao động ngày càng tăng, lao động nghỉ việc nhiều cho dù Công ty đã đề ra nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để giữ người lao động.

Đơn hàng và đơn giá hàng xuất khẩu tiếp tục giảm và chưa có xu hướng gia tăng theo dự đoán, đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức sản xuất và hiệu quả của toàn Công ty.

Công tác tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường mới để không phụ thuộc nhiều vào thị trường truyền thống, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do đơn hàng nhỏ lẻ, thời trang buộc Công ty phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất cho phù hợp.

Nhiều khách hàng lớn và truyền thống trước đây cũng chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế đã tác động không nhỏ đến công tác xây dựng kế hoạch và hoạt động của Công ty.

Công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu toàn diện, đã bộc lộ những hạn chế về nguồn nhân lực, thiếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường cung cấp cho các đơn vị thành viên.

3.1.2. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 161/1998/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 1998 và chiến lược tăng tốc của toàn ngành Dệt May đến năm 2010. Phương hướng phát triển chủ yếu của Công ty là:

- Tổng doanh thu : 2000 tỷ đồng/năm - Tổng lợi nhuận trước thuế : 60 tỷ đồng

- Đầu tư sản xuất: : 400 tỷ đồng

Trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức, vì vậy việc thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2010 đòi hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên phải đoàn kết, nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2010, tập trung thực hiện những chỉ tiêu và giải pháp chính như sau:

Bảng 8: Kế hoạch các chỉ tiêu thực hiện năm 2010:

Các chỉ tiêu chính ĐVT TH 2009 KH 2010 Tỷ lệ

Tổng doanh thu Tỷ Đồng 1,923.90 2,100.00 109% Lợi nhuận trước thuế Tỷ Đồng 96,45 105.00 109%

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán)

Phương hướng phát triển từ 2010 đến 2015 như sau:

Trong nền kinh tế phát triển không ngừng như hiện nay, Công ty đã và đang tiếp tục đổi mới Công nghệ thiết bị sản xuất , tạo ra những sản phẩm mới chất lượng cao hơn để có thể xâm nhập thêm những thị trường mới nữa, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới hình ảnh của Công ty.

Nâng cao và hoàn thiện cơ chế tổ chức, củng cố lại năng lực quản lý kinh doanh, tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực mới theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao kiến thức về marketing và PR cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Tiến hành chuyển dổi hình thức tổ chức sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con nằm trong Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Thực hiện cơ chế tài chính theo mô hình đó, các Công ty có quyền tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tất cả nhằm mục đích nâng cao hơn chất luợng sản phẩm để đạt được tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống

quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002. Xây dựng các phương án đầu tư ra nước ngoài, mở rộng quy mô ra thị trường thế giới để có thể bắt kịp lộ trình kinh tế khi nước ta gia nhập WTO.

Công ty đang từng bước nâng cao thêm thu nhập cho người lao động, xây dựng chính sách đại ngộ, thu hút nhân tài để phát huy nội lực, tập trung

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến.DOC (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w