MỤC LỤC
Như vậy, ngoài nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, Công ty luôn cố gắng tích lũy nhằm nâng cao hơn nữa nguồn vốn chủ sở hữu để có thể đứng vững, phát triển mở rộng thị trường trong thời đại cạnh tranh đầy biến động này. Tổng số lao động của toàn Công ty là 8.300 người, nếu tính cả đơn vị kinh doanh trong nước – Liên doanh nước ngoài – Hợp tác kinh doanh thì tổng số cán bộ công nhân viên là 16.000 người.
Sơ mi: là một trong những sản phẩm chính của Công ty với các chất liệu vải là 100% cotton, silk được xuất khẩu sang các nước như: Mỹ, Cannada, Nhật và Nga… Sản phẩm sơ mi bao gồm: nam, nữ, trẻ em, áo chơi gôn… Đây là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn cả về mặt chất lượng và số lượng, được khách hàng quốc tế cũng như trong nước tín nhiệm, đánh giá rất cao về chất lượng vải, chất lượng đường may, kiểu dáng cũng như độ an toàn và yên tâm tuyệt đối khi mặc sơ mi Việt Tiến. Cơ cấu sản phẩm đa dạng, hình thức mẫu mã luôn có sự thay đổi phù hợp hơn với nhiều đối tượng khách hàng đã khiến cho Việt Tiến tạo được chỗ đứng trên thương trường, tạo tiền đề cho công tác tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn.
Ba là, trong giai đoạn 2001 – 2005, tình hình giá cả hàng hóa ở Việt Nam trở nên phức tạp, hàng hóa đầu vào cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh liên tục tăng giá như xi măng, sắt thép, điện nước v.v.đã làm suy giảm khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế nói chung và khả năng canh tranh của các Doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng. Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân của người lao động không ngừng tăng lên chứng tỏ Công ty luôn quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên của toàn Công ty.
Sản phẩm làm ra được tiêu thụ thì tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định, khi đó, giá trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện, lao động của người sản xuất hàng hoá nói riêng, và của toàn bộ xã hội nói chung mới được thừa nhận. Tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi Doanh nghiệp phải sử dụng tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ sản phẩm như nắm nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hoá và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất. Nhưng trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì mọi hoạt động của Doanh nghiệp đều tuỳ thuộc vào khả năng tiêu thụ sản phẩm, nhịp độ tiêu thụ quyết định nhịp độ sản xuất, thị hiếu của người tiêu dùng sản phẩm quy định chất lượng sản xuất.
Tuỳ theo quy mô, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất kinh doanh và tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ mà một Doanh nghiệp có thể tổ chức bộ phận tieu thụ riêng biệt hay gắn cả hai chức năng mua sắm, lưu kho và tiêu thụ vào cùng một bộ phận.
- Chất lượng sản phẩm: khi lực lượng sản xuất phát triển và mức sống của con người ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng sẽ có yêu cầu ngày càng cao hơn về hàng hóa, họ đòi hỏi các sản phẩm phải có chất lượng tốt, giá thành phải chăng và nhất là an toàn cho sức khỏe. Với hình thức tiêu thụ này các doanh nghiệp có thể tiêu thụ một khối lượng lớn hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản hao hụt… Tuy nhiên, hình thức tiêu thụ này làm cho thời gian lưu thông hàng hóa dài hơn, tăng chi phí. Các thông tin bao gồm thông tin về doanh nghiệp , về sản phẩm, về phương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp , cũng như những tin tức cần thiết từ phía khách hàng, qua đó để doanh nghiệp tìm cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ… nhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, trước tình trạng đó Công ty vẫn phát huy được tính năng động sáng tạo, chủ động đối phó được những biến động khách quan, tăng cường hơn công tác quản lý, khai thác tốt các thị trường, áp dụng triệt để các biện pháp thực hành tiết kiệm toàn diện, chống lãng phí, giảm giờ làm thêm, đẩy nhanh việc tăng năng suất lao động nên việc sản xuất kinh doanh cơ bản thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Trên cơ sở đó có những phương pháp hoàn thiện sản phẩm cũng như đưa ra những sản phẩm mới làm tăng sức cạnh tranh của Công ty, từ đó xác định các chiến lược cạnh tranh phù hợp với từng đối thủ, dành ưu thế chủ động trên thị trường. Ý thức được vấn đề trên, Ban lãnh đạo Công ty may Việt Tiến đã cố gắng khắc phục bằng cách sau khi trừ đi các chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh thì phần lợi nhuận còn lại Công ty đưa vào đầu tư lại, huy động nguồn vốn tự có của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và phát hành cổ phần ra bên ngoài để thu hút vốn đầu tư.
- Công tác quảng bá, tiếp thị, tiếp cận thị trường chưa chuyên nghiệp, quan điểm kinh doanh nói chung chưa xuất phát từ người tiêu dùng, chưa tìm hiểu các yếu tố khách quan của thị trường do tác động của các Luật mới ban hành nên còn gặp nhiều bị động trong sản xuất kinh doanh.
Thách thức lớn nhất là tình hình kinh tế vẫn tiếp tục biến động, khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam không tăng trưởng so với cùng kỳ. Đơn hàng và đơn giá hàng xuất khẩu tiếp tục giảm và chưa có xu hướng gia tăng theo dự đoán, đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức sản xuất và hiệu quả của toàn Công ty. Công tác tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường mới để không phụ thuộc nhiều vào thị trường truyền thống, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do đơn hàng nhỏ lẻ, thời trang buộc Công ty phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất cho phù hợp.
Công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu toàn diện, đã bộc lộ những hạn chế về nguồn nhân lực, thiếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường cung cấp cho các đơn vị thành viên.
Nhiều khách hàng lớn và truyền thống trước đây cũng chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế đã tác động không nhỏ đến công tác xây dựng kế hoạch và hoạt động của Công ty. Trong nền kinh tế phát triển không ngừng như hiện nay, Công ty đã và đang tiếp tục đổi mới Công nghệ thiết bị sản xuất , tạo ra những sản phẩm mới chất lượng cao hơn để có thể xâm nhập thêm những thị trường mới nữa, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới hình ảnh của Công ty. Nâng cao và hoàn thiện cơ chế tổ chức, củng cố lại năng lực quản lý kinh doanh, tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực mới theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao kiến thức về marketing và PR cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Công ty đang từng bước nâng cao thêm thu nhập cho người lao động, xây dựng chính sách đại ngộ, thu hút nhân tài để phát huy nội lực, tập trung đầu tư, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
Lập phương án tiền khả thi trình Hội Đồng Quản Trị để mua lại phần đất và nhà xưởng của Xí nghiệp Ô Môn của Công ty Cổ phần May Tây Đô, đồng thời lập dự án nhà xưởng này để tham gia góp vốn với Công ty Kwang Lung – Đài Loan thành lập Công ty TNHH Việt Tiến – Meko chuyên sản xuất các sản phẩm lông vũ, trong đó Việt Tiến góp 51%, dự kiến giá trị đầu tư khoảng 2 triệu USD. Để làm được việc này, Việt Tiến và Hiệp Hội Dệt May cùng các doanh nghiệp khác đã đưa ra những cơ chế nhằm khai thác các nguồn lực thương mại khác nhau đã có mặt tại thị trường trọng yếu đó, cần thiết lập nhiều đầu mối tại một thị trường, đặc biệt là sử dụng các Công ty Luật của nước ngoài có mặt tại Việt Nam để làm tư vấn pháp luật cho hoạt động xuất khẩu. Trong hội nghị phải tạo bầu không khí thân mật, cởi mở để khách hàng có thể thoải mái nới ra những ưu nhược điểm của sản phẩm, những vướng mắc trong quan hệ mua bán, những thiếu xót phiền hà của Công ty (nếu có) cũng như những yêu cầu của họ về sản phẩm và nhu cầu trong tương lai.
Dựa trên những kiến thức đã được học và quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty, tôi đã hoàn thành đề tài “ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến” với mong muốn đóng góp tiêu thụ sản phẩm phần nhỏ cho việc tiêu thụ sản phẩm nói riêng và sự phát triển của Công ty nói chung.