1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây tam thất gừng ở miền núi nghệ an

44 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Để góp phần phát hiện, nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu và giữ gìn bảo tồn kinh nghiệm chữa bệnh trong nhân dân chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu vê đặc điểm thực

Trang 1

- — m

B ộ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

80 Ỷ C «

NGÔ THỊ XUÂN QUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 2003 - 2 0 © ? ^

Người hướng dẫn ; DS Hồ Trung Chiến

TS Bành Như Cương

Nơi thực hiện : Bộ môn dược liệu

Trường Đại học Dược Hà Nội

Thời gian thực hiện : Từ 02/2007 - 05/2007

H à N ộ i - 05/2007

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè Những giúp đỡ quý báu ấy đã giúp tôi hoàn thành khoá luận Nhân dịp này, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

DS HỒ TRUNG CHIẾN

TS BÀNH NHƯ CƯƠNG

Đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Viết Thân cùng các thầy

cô giáo, các kỹ thuật viên Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội và các phòng ban đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.

Cuối cùng, tôi xỉn cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi rất nhiều để tôi cố thêm sự miệt mài trong nghiên cứu khoa học.

Hà nội, ngày 22 tháng 5 năm 2007

Sinh viên: Ngô Thị Xuân Quỳnh

Trang 3

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Phần 1: Tổng quan 2

1.Một số cây thuốc và vị thuốc mang tên Tam thất 2

2.VỊ trí phân loại, đặc điểm thực vật, và phân bố của cây Tam thất gừng 5

2.1 Đặc điểm thực vật và vị trí phân loại họ Gừng 5

2.1.1 Đặc điểm thực vật họ Gừng 5

2.1.2 Vị trí phân loại họ Gừng 5

2.2 Chi Kaempíeria 6

2.3 Chi Stahlianthus 8

3 Công dụng - cách dùng của Tam thất Gừng 9

Phần 2: Thực nghiệm và kết quả 10

1 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 10

1.1 Nguyên liệu 10

1.2 Phương pháp nghiên cứu 10

2.Kết quả thực nghiệm và nhận xét 12

2.1 Đặc điểm hình thái thực vật 13

2.2 Đặc điểm vi học 13

2.3 Xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu 16

2.4 Phân tích thành phần tinh dầu 17

2.5 Định tính sơ bộ các nhóm chất trong dược liệu 22

2.6 Nghiên cứu các phân đoạn dịch chiết “Tam thất gừng”bằng SKLM 29

Kết luận và đề xuất 37 Tài liệu tham khảo

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỂ

Từ ngàn xưa, loài người đã biết sử dụng cây cỏ để chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ Hiện nay cùng với sự phát triển của y học hiện đại nhu cầu sử dụng cây thuốc trên thế giới ngày càng cao

ở Việt Nam với tổng diện tích 35 triệu ha rừng lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm nên hệ thực vật rất phong phú và đa dạng (khoảng 12.000 loài) trong đó có tài nguyên cây thuốc với khoảng 3800 loài dùng làm thuốc

ở Nghệ an với 1,1 triệu ha rừng và đất rừng trong đó có nhiều khu rừng

là noi có nhiều cây thuốc mới chưa được điều tra nghiên cứu

Kỳ scm là huyện rẻo cao cực tây nam Nghệ an với 90% đồng bào là người dân tộc thiểu số trong đó chủ yếu là người H mông Đã từ lâu người

H mông ở Kỳ sơn - Nghệ an với kinh nghiệm của mình đã sử dụng cây thuốc

có tên gọi là “ Tam thất ” để chữa các bệnh kinh nguyệt nhiều, chảy máu cam, đau bụng khi hành kinh, phụ nữ sau khi sinh, hoặc ăn uống kém tiêu, nôn mửa Tuy nhiên hiện nay chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu về cây “Tam thất ” này ở miền núi Nghệ an

Để góp phần phát hiện, nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu và giữ gìn bảo tồn kinh nghiệm chữa bệnh trong nhân dân chúng tôi đã tiến hành

thực hiện đề tài: Nghiên cứu vê đặc điểm thực vật, thành phần hoá học

của cây “Tam thất gừng ” ở miền núi N ghệ an với những nội dung chính

như sau:

- Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây thuốc gọi là “Tam thất gừng”

- Nghiên cứu sơ bộ về thành phần hoá học của cây thuốc “Tam thất gừng”

Trang 6

PHẦN 1: TỔNG QUAN

1 MỘT SỐ CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC MANG TÊN TAM THÂT

Tên “Tam thất” dùng để chỉ vị thuốc tam thất (Radix notoginseng ) của cây Tam thất {Panax notoginseng Burk F.H.Chen ) Đây là một vị thuốc quý

được dùng từ lâu đời và coi như một vị thuốc bổ không kém nhân sâm dùng thay nhân sâm để chữa một số bệnh về “huyết” như ho ra máu, nồn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, tử cung xuất huyết, chấn thương hay dùng cho phụ nữ sau khi sinh Ngoài vị tam thất chính kể trên tên “Tam thất” còn được dùng để chỉ một số dược liệu thuộc các họ khác nhau có công dụng giống vị thuốc tam thất hoặc có hình dạng giống vị thuốc này Sau đây là tổng quan của một số cây thuốc và vị thuốc mang tên Tam thất:

1.1 Tam thất: Panax noto - ginseng (Burk) F.H.Chen - Họ: Araliaceae (Ngũ

gia bì) Còn gọi là Nhân sâm tam thất, Kim bất hoán.

Tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm Lá mọc vòng 3- 4 lá một, cuống lá dài 3 - 6 cm, mỗi cuống lá mang từ 3 -7 lá chét hình mác dài, mép lá

có răng cưa nhỏ, cuống lá chét 0,6 - 1,2 cm Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành mang hoa Có hoa đơn tính có hoa lưỡng tính cùng tồn tại Lá đài 5, màu xanh Cánh hoa 5 màu xanh nhạt Nhị 5, bầu hạ 2 ngăn, quả mọng hình thận, khi chín có màu đỏ, trong có 2 hạt hình cầu Dược liệu là rễ củ có hình dạng thay đổi, hình trụ hay hình chuỳ ngược, dài 1 ,5 - 4,0 cm, đường kính 1 ,2 - 2,0

cm Mặt ngoài màu xám nhạt, trên mặt có nhũng vết nhăn dọc rất nhỏ Mặt cắt ngang có màu xám nhạt Mùi thơm nhẹ đặc biệt, vị đắng hơi ngọt

Cây Tam thất được trồng từ lâu đời ở Trung Quốc, ở Việt Nam được trồng ở một số tỉnh như Lào cai, Cao bằng, Hà giang

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy Tam thất chứa nhiều nhóm thành phần hoá học, trong đó chủ yếu là Saponin với hai chất: Arasaponin A và Arasaponin B [6], [16]

Trang 7

Tam thất là vị thuốc quý có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào 2 kinh can

và vị Có tác dụng làm mất sự ứ huyết, tác dụng cầm máu, giảm viêm, chống đau Dùng chữa trị các trường hợp: ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, tử cung xuất huyết, chấn thưong hay dùng cho phụ nữ sau khi sinh [4], [5], [6], [16],

1.2 Tam thất nam: Stahlianthus thorelli Gagnep -Họ gừng: Zingiberaceae

Còn gọi là Tam thất gừng

Cây thảo không có thân, cao 1 0 - 2 0 cm.Thân rễ phân nhánh mang nhiều củ nhỏ hình dạng giống quả trứng chim xếp thành chuỗi có nhiều ngấn ngang Rễ con dạng chỉ Lá mọc thẳng từ thân rễ sau khi cây ra hoa, gồm 3-5 cái có cuống dài và bẹ phát triển, phiến lá nguyên, hình mác thuôn dài, đầu nhọn, màu lục hoặc pha nâu tím Cụm hoa mọc ở gốc gồm một lá bắc hình ống dài 3 - 3 ,5 cm, thắt lại ở đầu rồi phân thành 2 thuỳ rộng Quả chưa gặp

Tam thất nam phân bố nhiều ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam ở Việt nam cây mọc hoang ở vùng rừng núi những nơi ẩm ướt và được trồng rải rác trong nhân dân ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ như Hưng yên, Hải dương vói diện tích không đáng kể [7]

Tam thất nam dùng theo kinh nghiệm dân gian, thân rễ có vị đắng, cay, tính ấm, chữa đau nhức xương, kinh nguyệt quá nhiều, chảy máu cam, đau bụng khi hành kinh hoặc ăn uống kém tiêu, nôn mửa, trùng độc và rắn độc cắn

Tuy nhiên hiện chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu về thành phần hoá học của cây này [2], [5], [7], [8], [17]

1.3 Khương tam thất: Kaempferia rotunda L - Họ gừng: Zingiberaceae

Còn gọi là: Tam thất gừng, Ngải máu, cẩm địa la.

Cây thảo có thân rễ phát triển thành củ Củ có mùi thơm, cay Lá có phiến thon hẹp, to 30-40 X 5-6 cm, nhọn 2 đầu, cuống dài bằng phiến Lá xuất hiện sau khi cây ra hoa Hoa màu tím, thơm, đài dài 3,5-4 cm, 3 răng, vành có cánh hoa hẹp dài 2,5- 4 cm, tiểu nhuỵ lép rộng hơn, tiểu nhuỵ thụ có chỉ rất ngắn,

Trang 8

môi gần như tròn, lõm sâu Mọc hoang ở những nơi đất ẩm Ngải máu có tác dụng chữa đau xương, nôn ra máu, rong kinh [5], [15], [16], [17].

1.4 Thổ tam thất: Gynura pseudochina DC = Cacalia bulbusa Lour - Họ Cúc: Asteraceae Còn goi là: Tam thất giả, Bạch tmật nam.

Cấy cỏ sống lâu năm, cao chừng 60 - 90 cm Rễ và lá đều mềm và có

nhiều đốm tím Lá to có những thuỳ to, cắt sâu, thuỳ hình mác, mép có răng cưa Mùa thu ra hoa tự hình đầu Hoa hình ống vàng

Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta Rễ củ được dùng làm thuốc

cầm máu, điều kinh, phụ nữ mới đẻ Lá giã đắp mụn nhọt hoặc sắc chữa đau bụng Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam

Hiện chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu về thành phần hóa học của Thổ tam thất [16JJ17]

1.5 Tam thất gừng:

Cộng đồng người dân tộc H mông ở miền núi huyện Kỳ Sơn - Nghệ An theo kinh nghiệm chữa bệnh của mình đã dùng rễ củ của một loài cây thảo cao

1 5 -3 0 cm Thân rễ có hình dạng gần giống như củ gừng nhưng có kích thước

bé hơn Mặt ngoài củ có màu nâu nhạt, mặt cắt ngang thân rễ có màu tím, vị cay nhẹ, có mùi thơm đặc biệt Người ta dùng rễ củ của cây này để chữa các bệnh kinh nguyệt nhiều, chảy máu cam, đau bụng khi hành kinh, phụ nữ sau khi sinh, hoặc ăn uống kém tiêu, nôn mửa Do có tác dụng chữa bệnh gần giống như Tam thất nên người dân tộc H mông ở miền núi huyện Kỳ Sơn - Nghệ An gọi cây này là “Tam thất Hiện nay chưa thấy các tài liệu nào nghiên cứu về loài cây này

Qua quan sát và phân tích đặc điểm thực vật chúng tôi thấy cây “ Tam thất” này mang đầy đủ đặc điểm của Họ Gừng (Zingiberaceae) và có thể nằm một trong 2 chi là: Kaempferia và Stahlianthus Vì vậy mà chúng tôi tạm gọi tên là “ Tam thất gừng” Sau đây là vài nét tổng quan về đặc điểm thực vật và phân bố của họ Gừng:

Trang 9

2 VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC v ậ t v à p h â n B ố CỦA

có gân song song Cụm hoa dạng bông, chùm, mọc ở gốc (từ thân rễ ) hay trên

ngọn (trên thân khí sinh) Hoa có màu, lớn, dễ nhàu nát, đối xứng hai bên, lưõng tính Đài 3, dính nhau tạo thành ống, trên chia 3 thuỳ, thuỳ giữa thường lớn hơn 2 thuỳ bên Nhị 1, bao phấn 2 ô, chỉ nhị nạc, hình lòng máng 3 nhị thoái hoá dính nhau tạo thành môi lớn, màu sặc sỡ, 2 nhị còn lại tiêu giảm ở

các mức độ khác nhau, có khi lớn như cánh hoa, hay thành dạng dùi ở 2 bên

gốc chỉ nhị hữu thụ, có khi tiêu giảm hoàn toàn Bộ nhuỵ 3 lá noãn, dính nhau tạo thành bầu dưới, 3 ô, đính noãn trung trụ, mỗi ô nhiều noãn, có khi chỉ còn

1 ô Vòi nhuỵ hữu thụ 1, mang núm nhuỵ hình phễu xuyên qua khe giữa của 2

ô phấn và thò ra ngoài, 2 vòi còn lại không sinh sản, tiêu giảm ở gốc vòi hữu thụ Quả nang, ít khi là quả mọng Hạt có cả nội nhũ và ngoại nhũ

Giải phẫu: có tế bào tiết tinh dầu nằm rải rác ở mô mềm Do đó các bộ phận của cây đều có mùi đặc biệt [5] [9] [13]

2.1.2 Vị trí phân loại họ Gừng

- Họ Gừng (Zingiberaceae) thuộc bộ Gừng {Zingiberales), phân lớp Hành

(Liliidae), lớp Hành (Liliopsida), ngành Ngọc Lan {Magnoliophyta), thực vật

bậc cao (Cormobionta)

- Họ Gừng là cây thảo sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo củ Phân

bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Đông nam Châu á, ít khi ở châu Mỹ và châu Phi

Trang 10

- Theo Thực vật học họ Gừng ở Việt nam có 21 chi, phần lớn mọc hoang, một

số loài được trồng làm thuốc, hương liệu, gia vị, và được trồng trọt với diện tích lớn như gừng, giềng, địa liền, thảo quả, Có trên 20 loài được dùng làmthuốc với các tên Đậu khấu, Địa liền, Giềng, ích trí, Sa nhân, Thảo quả, Nghệ, Gừng phần lớn được dùng trong công nghiệp dược Các loài khác dùng trong dân gian Các chi đại biểu: [5]

+ Chi Alpinia - Riềng

+ Qii Amomum -Sa nhân

+ Qii Curcuma - Nghệ

+ Chi Kaempferia - Địa liền

+ Chi Stahlianthus - Tam thất gừng

+ Chi Zingiber - Gừng

- ở thực vật chí Đông Dương - ( H Lecomte ) quyển 6 có ghi họ Gừng có 13

chi với khoảng 118 loài Các chi đó là; Globba, Gagnepainia, Stahlianthus,

Kaempferia, Gastrochỉlus, Curcuma, Hedychium Siliquamomum, Zingiber, Alpinia, Geostachys, Amomum, Costus [19]

- Giáo sư Vũ Văn Chuyên trong Bài giảng thực vật học có ghi họ Gừng ở Việt Nam có 13 chi vói 164 loài [12]

- Trong Cây cỏ Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ thì họ Gừng ở Việt nam có

khoảng 114 loài [15]

- Theo Võ Vãn Chi họ Gừng gồm 46 chi, ở Việt Nam có 21 chi: Achasma,

Alpinia, Amomum, Boesenbergia, Caulokaempferia, Cautleya, Cenolophon, Curcuma, Distichochlamys, Elettaria, Elettariopsis, Etlingera, Gagnepainia, Geostachys, Globba, Hedychium, Hornstedtia, Kaempferia, Siliquamomum, Stahlianthus, Zingiber [10]

2.2 Chi Kaempferia

- K galanga L - Thiền liền, Địa liền.

Trang 11

Địa liền là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm có thân rễ hình củ nhỏ, bám

vào nhau, hình trứng Lá 2-3 mọc xoè sát đất Phiến gần như tròn, to 6-7 X

8-10 cm, mặt trên xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông mịn, cuống dài 1-2 cm, Cụm hoa mọc ở giữa không cuống, gồm 8 - 1 0 hoa màu trắng với những điểm tím ở giữa Cây quanh năm xanh tốt Mùa hoa tháng 8 - 9.Mọc hoang và được trồng nhiều ở khắp nơi [5] [6] [15] [16]

Trong địa liền có tinh dâù, trong tinh dầu thành phần chủ yếu là Bocneola methyl, Methyl p.cumaric, xinamic andehyd, xineola

Địa liền chữa ngực bụng lạnh đau, đau răng, thường được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá, làm cho ăn ngon chóng tiêu, và còn dùng làm thuốc xông [16]

- K rotunda L - cẩm địa la, Ngải máu

Cây thảo, có thân rễ phát triển thành củ Củ có mùi thơm, cay Lá có phiến thon hẹp, to 30-40 X 5-6 cm, nhọn 2 đầu, cuống dài bằng phiến Lá xuất hiện sau khi cây ra hoa.Hoa màu tím, thơm, đài dài 3,5-4 cm, 3 răng, vành có cánh hoa hẹp dài 2,5- 4 cm, tiểu nhuỵ lép rộng hơn, tiểu nhuỵ thụ có chỉ rất ngắn, môi gần như tròn, lõm sâu

Mọc hoang ở những nơi đất ẩm thường thấy ở Việt Nam và Trung Quốc Trong thân rễ có chứa 0,2% tinh dầu, tinh dầu có màu vàng nhạt mùi khó chịu Thành phần của tinh dầu chủ yếu là cineol và có thể có Methyl chavicol Thân

rễ còn có 3 diepoxyd cyclohexan I, n , m , cretepoxyd và (-) zeylenol Các chất

có trong thân rễ benzyl benzoat và cretepoxyd có tác dụng diệt côn trùng Ngải máu có tác dụng chữa đau xưofng, nôn ra máu, rong kinh [5] [7] [17]

Cây thảo có thân rễ phát triển thành củ Củ có mùi thơm, cay Lá có phiến thon hẹp, to 30-40 X 5-6 cm, nhọn 2 đầu, cuống dài bằng phiến Lá xuất hiện sau khi cây ra hoa Hoa màu tím, thơm, đài dài 3,5-4 cm, 3 răng, vành có cánh hoa hẹp dài 2,5- 4 cm, tiểu nhuỵ lép rộng hơn, tiểu nhuỵ thụ có chỉ rất ngắn, môi gần như tròn, lõm sâu Mọc hoang ở những nơi đất ẩm [5] [15] [16] [17] Công dụng: Chữa đau xương, nôn ra máu, rong kinh

Trang 12

- K angustifolia Rose - Địa liền lá hẹp

Địa thực vật có nhiều củ tròn, to bằng ngón tay, rễ thơm.Lá 2-6, phiến thon hay hẹp, có đốm trắng nhỏ dài đến 13 cm, cuống ngắn.Gié không cọng, hoa đẹp, trắng với môi tím, ống vành dài 4,5 cm, tiểu nhuỵ lép trắng, dài 2 cm.Mọc nhiều ở Đắc lắc, Sài gòn, Thủ Đức [5] [14]

- K.cochinchinensis Gagn - Thiền liền Nam Bộ

Địa thực vật có căn hành, không có củ ở rễ Lá 3-7, phiến thon hẹp, dài 10-16

cm, rộng 3-4,5 cm, không lông, mép cao 4 mm.Phát hoa trong bẹ lá ngọn, vào

5 hoa, vành có ống dài 6,5 cm, cánh hoa 1,5 cm, tiểu nhuỵ lép dài 13 mm, môi dài 2 cm, đầu lõm Mọc nhiều ở Bình Dương [14]

- K elegans Wall - Ngải chúa

Địa thực vật có củ.Lá thường 2, phiến bầu dục, to 10-20 X 4-15 cm,đáy tròn hay hình tim, cuống dài đến 10 cm Phát hoa có 2 lá hoa bao lại, trên cọng dài

3-4 cm, hoa trắng cả, ống dài 15 mm, môi có bớt tím, to đến 15 X 12 mm

Mọc nhiều ở Sông bé, Châu đốc [14]

- K candida Wall - Thiền liền trắng

Địa thực vật căn hành dày, mập, rễ phù thành củ xoan Lá xuất hiện sau hoa,

có phiến xoan, không lông, cuống rõ Phát hoa ở gốc, không cọng, có bẹ trắng ngoài, các bẹ trong hồng,đài hình ống dài 2,5 cm, tiểu nhuỵ lép xoan dài, trắng, đáy vàng, môi trắng có bớt vàng, noãn sào không lông [14]

2.3 Chi Stahlianthus

ở Việt nam chi Stahlianthus Kuntze là một chi nhỏ, có 2 loài:

- s thorelli Gagnep - Tam thất gừng, Tam thất nam, Khương tam thất

Cây thảo không có thân, cao 10 - 20 cm Thân rễ phân nhánh mang nhiều củ nhỏ bằng quả trứng chim xếp thành chuỗi có nhiều ngấn ngang Rễ con dạng chỉ Lá mọc thẳng từ thân rễ sau khi cây ra hoa, gồm 3-5 cái có cuống dài và

bẹ phát triển, phiến lá nguyên, hình mác thuôn dài, đầu nhọn, màu lục hoặc pha nâu tím Cụm hoa mọc ở gốc gồm một lá bắc hình ống dài 3 - 3,5 cm, thắt

Trang 13

lại ở đầu rồi phân thành 2 thuỳ rộng, trong đó có 4-5 hoa màu trắng, họng vàng, lá bắc và lá bắc con dạng màng, đài hình ống nhẵn, có 3 răng, tràng hình ống có thuỳ khuôn, thuỳ sau có mũi nhọn ngắn, nhị không có chỉ nhị, trung đói kéo dài thành bản mỏng, nhị lép dạng cánh, cánh môi lõm chia 2

thuỳ, bầu nhẩn, 3 ô Quả chưa gặp Tam thất nam chỉ thấy phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam ở Việt nam cây mọc hoang và được trồng rải rác trong nhân dân ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ như Hưng yên, Hải dương với diện tích không đáng kể

Công dụng: Dùng theo kinh nghiệm dân gian, chữa đau nhức xương, kinh nguyệt quá nhiều, chảy máu cam, đau bụng khi hành kinh hoặc ăn uống kém tiêu, nôn mửa, trùng độc và rắn độc cắn [5] [7] [17]

- s campanulatus o Kuntze - Tà liền chuông

Địa thực vật có căn hành ngắn và củ to bằng tay cái, vảy dài 1 - 4 cm Lá ở đất vào 5, phiến thon nhọn, dài 5 - 13 cm, rộng 2,5 cm, nhọn 2 đầu, cuống dài

6 cm (đến 22 cm ở lá trên) Phát hoa một lượt với lá, có một lá hoa thành một ống chẻ sâu, cao 3- 4 cm, hoa 15 - 20 , không cọng, ở đáy ống và ngắn hơn ống, đài dài 2 cm, cánh hoa 1 cm, tiểu nhuỵ có trung đới có một phiến mỏng, tiểu nhuỵ lép dạng cánh hoa, môi dài 12 - 15 mm Có ở Đồng Nai [14]

3 CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG CỦA TAM THÂT GỪNG

3.1 Công dụng:

“Tam thất gừng” được dùng theo kinh nghiệm chữa bệnh của người H’Mông Dùng trong các trường hợp phụ nữ sau khi sinh, kinh nguyệt nhiều, chảy máu cam, đau bụng khi hành kinh hoặc ăn uống kém tiêu, nôn mửa

Trang 14

PHẦN 2: THựC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ

1 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1.1 Nguyên liệu:

Mẫu thân rễ được thu hái vào tháng 2/2007 tại vườn thuốc các gia đình

H mông ở xã Mường Lống - Huyện Kỳ Sơn - Nghệ An Mẫu cây và hoa được được lấy mẫu tại Hà Nội là cây được lấy giống từ cây “ Tam thất gừng” ở Nghệ

An về trồng năm 2005

1.2 Phương pháp nghiên cứu:

1.2.1 Nghiên cứu đặc điểm thực vật:

Hình thái cây được mô tả và đo tại thực địa bằng mắt thường và kính lúp nổi, kết hợp với chụp ảnh

Hình thái học của hoa được phân tích theo các khoá phân loại thực vật.[5] Cắt vi phẫu bằng máy cắt cầm tay và tẩy nhuộm theo tài liệu Thực tập Dược liệu phần vi học [3]

Quan sát cấu tạo giải phẫu thân rễ, bột dược liệu bằng kính hiển vi, chụp ảnh dưới kính hiển vi điện tử

Xác định tên khoa học của cây dựa vào đặc điểm hình thái thực vật

1.2.2 Nghiên cứu hoá học:

Thân rễ sau khi thu hái về được tiến hành xác định độ ẩm và cất tinh dầu lúc còn đang tươi Tinh dầu được tiến hành phân tích thành phần hoá học Một phần dược liệu được bảo quản trong hỗn hợp Glycerin - cồn - nước [1-1­1] dùng để cắt vi phẫu Một phần được ngâm chiết trong Methanol Phần còn lại đem phơi khô, sau đó tán nhỏ để làm các phản ứng định tính Bã dược liệu sau khi cất tinh dầu được sấy khô đem chiết trong các dung môi khác nhau để tiến hành các nghiên cứu hoá học

* Hoá chất:

- Hoá chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích

Trang 15

- Các dung môi: Methanol, Ethanol, Cloroform, Ethyl acetat, n- hexan,

- Sắc ký lớp mỏng: Silicagen GF254 (MERCK) bản tráng sẵn.

* Các thiết bị dùng trong nghiên cứu:

- Bộ dụng cụ cất tinh dầu cải tiến tại bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội

- Xác định độ ẩm trên máy Precisa HA60 tại bộ môn Dược liệu, Trưòng Đại học Dược Hà Nội

- Máy sắc ký khí kết hợp khối phổ ( GC - M S) tại Viện Dược liệu

* Xác định hàm lượng tinh dầu trên dược liệu khô tuyệt đối

+ Trước hết xác định hàm ẩm của dược liệu theo phương pháp sấy khô đến khối lượng không đổi

+ Dùng phương pháp cất kéo hơi nước

+ Dụng cụ: Sử dụng bộ dụng cụ cất tinh dầu cải tiến của Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội

+ Thời gian tiến hành cất định lượng: 3 giờ tính từ lúc sôi

+ Khối lượng mẫu đem cất: 400 - 450 g dược liệu dược thái lát, nghiền nhuyễn.+ Hàm lượng của tinh dầu được tính theo tỷ lệ % của thể tích tinh dầu cất được trên trọng lượng mẫu dược liệu khô tuyệt đối

* Phân tích thành phần tinh dầu bằng sắc ký khí kết hợp khối phổ GC- MS.

- Chuẩn bị dung dịch thử: Hoà tinh dầu Tam thất gừng vào n- Hexan (Merck), lắc kỹ được dung dịch có nồng độ 0,1%

* Điều kiện chạy máy sắc ký khí khối phổ:

Trang 16

* Định tính các nhóm hợp chất hữu cơ trong thân rễ Tam thất gừng

Theo các tài liệu:

+ Bài giảng Dược liệu [1], [2]

+ Thực tập Dược liệu phần hoá học [4]

+ Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc [13]

* Nghiên cứu phân đoạn các dịch chiết “Tam thất gừng” trong các dung môi khác nhau bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng.

+ Chiết xuất các chất có trong dược liệu theo sơ đồ 1

Qua quan sát, mô tả và phân tích thấy:

Cây thảo cao 1 5 -3 0 cm Thân rễ có hình dạng gần giống như củ gừng nhưng có kích thước bé hơn Mặt ngoài củ có màu nâu nhạt, mặt cắt ngang thân rễ có màu tím, vị cay nhẹ, có mùi thơm đặc biệt Lá thường 2, phiến lá nguyên, bầu dục, to 10-20 X 4-15 cm, cuống dài đến 10 cm Hoa có 2 lá hoa

Trang 17

bao lại, trên cọng dài 3-4 cm, hoa trắng cả, ống dài 15 mm, môi có bớt tím, to đến 15 X 12 mm Mùa hoa vào tháng 4 - 5 ( Ảnh 1, 2, 3 ).

Qua phân tích đặc điểm hình thái thực vật, đối chiếu với các khoá phân loại thực vật hiện có, được thực hiện với sự giúp đỡ của Thầy Lê Đình Bích chúng tôi đã tạm thời xác định loài “Tam thất gừng” trên thuộc chi

Stahlianthus, với tên khoa học: Stahlianthus sp.

- Dùng dung dịch Cloramin hay nước Giaven để tẩy

- Rửa sạch nhiều lần bằng nước cất vì mẫu có nhiều tinh bột nên sau đó đun trong Cloralhydrat rồi lại rửa lại bằng nước

- Rửa bằng Acid acetic rồi rửa sạch bằng nước

- Nhuộm đỏ son phèn trong 1 giờ, sau đó rửa lại bằng nước

Loại nước lần lượt bằng cồn 30°, 60°, 90°, cồn tuyệt đối.

- Lắc 3 lần với Xylen, sau đó cố định bằng bôm canadalên phiến kính

Kết quả và nhận xét:

- Quan sát qua kính hiển vi thấy các đặc điểm: Lớp bần gồm các tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm Mô mềm được cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, nằm rải rác trong mô mềm có các

tế bào chứa tinh dầu Nội bì và trụ bì cấu tạo từ lớp tế bào thành dày Bó libe

gỗ xếp lộn xộn trong mô mềm ruột ( Ảnh 4 - Ảnh 5)

Trang 19

2.2.2 Đặc điểm bột dược liệu:

Tiến hành và kết quả:

- Dược liệu thái mỏng, sấy khô, tán mịn, rây lấy bột

- Thử bằng cảm quan thấy bột có màu nâu tún, mùi thơm, vị đắng nhẹ, hơi cay

- Quan sát dưới kính hiển vi thấy các đặc điểm : Mảnh bần ( 1 ) Mảnh mô mềm thường chứa những khối hạt tinh bột (2) Mảnh mô mang túi tiết tiiứi dầu hình trứng màu vàng nhạt (6) Mảnh mạch vạch (5).).CÓ các túi tiết tinh dầu hình trứng màu vàng nhạt nằm riêng lẻ (4) Các hạt tinh bột đơn to nhỏ không đều ở những hạt lớn có vântăng tnïcfng đồng tâm (3) (Ảnh 6)

Ảnh 6: 1 Mảnh bần 2.Mảnh mô mềm mang hạt tinh bột 3.Hạt tinh bột

4.TÚÌ tiết tinh dầu 5.Mảnh mạch ó.Mảnh mô mang túi tiết tinh dầu

Trang 20

2.3 Xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu:

* Mục đích: Xác định trữ lượng tinh dầu có trong thân rễ Tam thất gừng

* Cách tiến hành: Mẫu nguyên liệu thu hái vào tháng 2/2007, được tiến hành cất tinh dầu ngay khi còn tươi Tiến hành với 3 mẫu dược liệu:

- Dược liệu được thái lát mỏng sau đó đem nghiền nhuyễn bằng thuyền tán

- Cân chính xác khoảng 400 - 500 gam dược liệu đã nghiền nhuyễn cho vào bình cầu dung tích 1000 ml, thêm nước ngập dược liệu khoảng 3 - 5 cm

- Tiến hành cất kéo hơi nước, thời gian cất là 3 giờ kể từ lúc sôi

- Song song tiến hành xác định độ ẩm dược liệu: Lấy khoảng 2g dược liệu đã nghiền thành bột để xác định độ ẩm Bật máy đo độ ẩm Sartorius, điều chỉnh nhiệt độ 110°c Đổ dược liệu lên đĩa cân và trải đều Đậy nắp cân và đợi kết quả trả lời tự động hiện lên màn hình

Kết quả: Độ ẩm của dược liệu là 52,9%

- Kết quả định lượng hàm lượng tinh dầu theo tỷ lệ % thể tích trên khối lượngdược liệu khô tuyệt đối Áp dụng theo công thức:

, Trong đó: x% : Hàm lượne tinh dầu.

b: Độ ẩm của dược liệu (%)

Kết quả : Hàm lượng tinh dầu trong thân rễ Tam thất gừng như sau:

Bảng 1: Kết quả xác định hàm lượng tinh dầu các lần c ấ t:

Mẫu Khối lượng DL

(a g)

Độ ẩm dược liệu (b%)

Thể tích tinh dầu (Vml)

HLTD (X%)

Trang 21

*Nhận xét:

- Tinh dầu có màu vàng nâu, mùi thơm đặc biệt Trong thân rễ có chứa

0.1 1% hàm lượng tinh dầu

- Các số liệu trên bảng cho thấy hàm lượng tinh dầu của TTG không cao Trên thực tế khi tiến hành làm vi phẫu và soi bột thân rễ TTG chúng tôi nhận thấy dược liệu chứa rất nhiều túi tiết tinh dầu do trong quá trình tiến hành cất tinh dầu chúng tôi chưa tìm được biện pháp tối ưu để phá

vỡ màng tế bào của túi tiết chứa tinh dầu Vì vậy mà có thể hàm lượng tinh dầu trên thực tế sẽ cao hơn

2.4 Phân tích thành phần tinh dầu:

* Mục đích: Xác định thành phần của tinh dầu Tam thất gừng để làm cơ sở dữ

liệu cho quá trình nghiên cứu và sử dụng dược liệu sau này

*Tiến hành: Phân tích thành phần tinh dầu của thân rễ TTG sử dụng phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC - MS)

Kết quả phân tích như sau:

Ngày đăng: 12/08/2015, 17:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn dược liệu (1998), Bài giảng Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội, Tập I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Dược liệu
Tác giả: Bộ môn dược liệu
Năm: 1998
2. Bộ môn dược liệu (1998), Bài giảng Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội, Tập II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Dược liệu
Tác giả: Bộ môn dược liệu
Năm: 1998
4. Bộ môn dược liệu (1999), Thực tập Dược liệu phần hoá học, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập Dược liệu phần hoá học
Tác giả: Bộ môn dược liệu
Năm: 1999
5. Bộ môn Thực vật (2005), Thực vật học, Trường Đại học Dược Hà Nội 6 . Bộ y tế (2002), Dược điển Việt Nam i n , Nhà xuất bản Y học.Tr 362,462 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật học
Tác giả: Bộ môn Thực vật (2005), Thực vật học, Trường Đại học Dược Hà Nội 6 . Bộ y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học.Tr 362
Năm: 2002
7. Viện Dược Liệu (2004) Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,Ì^XB khoa học kỹ thuật, Tập II, tr. 365 - 366; 368 - 370; 775 - 780; 886 - 888 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,Ì^XB
8. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chưoỉng (1980), sổ tay cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr.329; 417 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chưoỉng (1980), "sổ tay cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chưoỉng
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1980
9. Nguyễn Tiến Bân (1997), cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1997
10.Võ Văn Chi - Vũ Văn Chuyên - Lê Khả Kế - Phan Nguyên Hồng - Trần Hợp - Đỗ Tất Lợi - Thái Văn Thường (1975) Cầy cỏ thường thấy ở Việt Nam, NXB khoa học kỹ thuật, tập 5, tr.517 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Chi - Vũ Văn Chuyên - Lê Khả Kế - Phan Nguyên Hồng - Trần Hợp - Đỗ Tất Lợi - Thái Văn Thường (1975) "Cầy cỏ thường thấy ở Việt Nam
Nhà XB: NXB khoa học kỹ thuật
12. Vũ Văn Chuyên ( 1976), Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc Việt Nam, NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc Việt Nam
Nhà XB: NXB Y học
13. Nguyễn Văn Đàn và Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc, NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Đàn và Nguyễn Viết Tựu (1985), "Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc
Tác giả: Nguyễn Văn Đàn và Nguyễn Viết Tựu
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1985
14. Phạm Hoàng Hộ ( 2000), Cây cỏ Việt Nam, NXB trẻ, Quyển 3, Tr. 432 - 461 15. Vũ Văn ơiuyên ( 1976), Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc Việt Nam,NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Hoàng Hộ ( 2000), "Cây cỏ Việt Nam," NXB trẻ, Quyển 3, Tr. 432 - 46115. Vũ Văn ơiuyên ( 1976), "Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc Việt Nam
Nhà XB: NXB trẻ
18.Nguyễn Viết Thân (2004), Những cây thuốc, vị thuốc thường dùng, NXB Hà nội, tr 155, 156.TÀI LIỆU TIẾNG PHÁP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc, vị thuốc thường dùng
Tác giả: Nguyễn Viết Thân
Nhà XB: NXB Hà nội
Năm: 2004
19. H. Lecomte (1970 - 1912), Flore général de L’Indochine Pari Masson et c \ Editeus, Tâp VI, tr. 25- 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: c \
3. Bộ môn dược liệu (1998), Thực tập Dược liệu phần vi học, Trường Đại học Dược Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w