1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng cân đối ngân sách Nhà nước những năm gần đây

31 4,1K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 286 KB

Nội dung

Những quan hệ thunộp và cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ được xác định trước, đượcđịnh lượng và Nhà nước sử dụng chúng để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội.Từ những sự phân tíc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngân sách Nhà nước là công cụ tài chính quan trọng được Nhà nước sửdụng để phân phối thu nhập quốc dân Trong cơ chế thị trường, yêu cầu đổi mớihoạt động của ngân sách Nhà nước đòi hỏi phải xây dựng mô hình quản lý ngânsách thích hợp và phù hợp với thông lệ quốc tế, mô hình này cho phép xác định

cơ cấu ngân sách với nội dung các khoản thu và chi để đảm bảo sự cân đối củangân sách Nhà nước Cân đối ngân sách Nhà nước là nguyên tắc quản lý ngânsách Nhà nước xuất phát từ yêu cầu khách quan của ổn định tiền tệ, ổn định sảnxuất, đời sống và nó còn là điều kiện để tạo dựng môi trường tài chính vĩ mô ổnđịnh Vì vậy, cân đối NSNN được xem là một trong những công cụ sắc bén đểNhà nước can thiệp toàn diện vào nền kinh tế

Từ nhận thức trên, đề tài “Thực trạng cân đối NSNN ở Việt Nam hiện nay”được chọn tìm hiểu nhằm góp phần vận dụng chính sách cân đối NSNN có hiệuquả, phù hợp với hệ thống lý luận mà nền kinh tế Việt Nam đặt ra

Nội dung đề tài bao gồm 3 phần:

I- Lý thuyết chung

II- Thực trạng cân đối ngân sách Nhà nước những năm gần đây

III- Giải pháp hoàn thiện cân đối ngân sách Nhà nước

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

MỤC LỤC 2

NỘI DUNG 3

I- Lý thuyết chung về ngân sách Nhà nước và cân đối ngân sách Nhà nước 3

1 Ngân sách Nhà nước 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Đặc điểm 4

1.3 Vai trò của NSNN 5

2 Cân đối NSNN 6

2.1 Khái niệm cân đối NSNN 6

2.2 Đặc điểm cân đối NSNN 7

2.3 Vai trò của cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường 8

3 Bội chi ngân sách 9

II- Thực trạng cân đối NSNN những năm gần đây 10

1 Trạng thái cân đối ngân sách của nước ta hiện nay 11

2 Phân cấp tài chính giữa các cấp NSNN 14

2.1 Vấn đề phân định nhiệm vụ chi, thu NSNN 14

2.2 Vấn đề vay nợ của địa phương 15

3 Bội chi NSNN 15

3.1 Mức độ bội chi NSNN 16

3.2 Nguyên nhân dẫn đến bội chi NSNN 18

4 Đánh giá về thực trạng cân đối NSNN giai đoạn hiện nay 19

4.1 Những ưu điểm 19

4.2 Những nhược điểm cần khắc phục 20

III- Giải pháp khắc phục những nhược điểm trong cân đối NSNN 21 IV- Giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách 25

1 Tăng thu, giảm chi 25

2 Vay nợ 26

3 Phát hành tiền 27

4 Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước 28

KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 3

Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi do Chính phủ lập ra,

đệ trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện

Xét về thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi

cụ thể và được định lượng Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ quỹ NSNN – và các khoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy

-Thu và chi quỹ này có quan hệ ràng buộc với nhau gọi là cân đối Cân đốithu, chi NSNN được gọi là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường và đượcNhà nước quan tâm đặc biệt Vì lẽ đó có thể khẳng định NSNN là một quỹ tiền

Trang 4

phối các nguồn tài chính Hoạt động đó đa dạng, phong phú được tiến hành trênmọi lĩnh vực và có tác động đến mọi chủ thể kinh tế - xã hội Những quan hệ thunộp và cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ được xác định trước, đượcđịnh lượng và Nhà nước sử dụng chúng để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội.

Từ những sự phân tích trên, ta có thể xác định: NSNN phản ánh các quan

hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền

tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chínhquốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định

1.2 Đặc điểm

Việc tạo lập và sử dụng NSNN luôn gắn với quyền lực của Nhà nước vàviệc thực hiện các chức năng của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sởnhững luật lệ nhất định

NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung,lợi ích công cộng Hoạt động thu – chi NSNN là sự thể hiện các mặt hoạt độngkinh tế - xã hội của Nhà nước Là việc xử lý các quan hệ lợi ích trong xã hội khiNhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia, lợi ích của Nhà nước(lợi ích chung của quốc gia) thể hiện cả trong phân phối thu nhập của các doanhnghiệp, của dân cư, phân phối GDP, GNP và cả trong phân bổ các nguồn lực tàichính cho các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của quốc gia

NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác Nét riêng biệtcủa NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước là nó được chiathành nhiều quỹ nhỏ, có tác dụng riêng và chỉ sau đó NSNN mới được chi dùngcho những mục đích nhất định đã định trước,

Hoạt động thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trảtrực tiếp là chủ yếu

Trang 5

Nghiên cứu những đặc điểm của NSNN không những cho phép tìm đượcphương thức và phương pháp quản lý NSNN hiệu quả hơn mà còn giúp ta nhậnthức và phát huy tốt hơn các chức năng, vai trò của NSNN.

1.3 Vai trò của NSNN

Trước hết, NSNN là công cụ có hiệu lực của Nhà nước để điều chỉnh thunhập của toàn xã hội hạn chế sự phân hóa giàu nghèo đảm bảo sự công bằngtrong xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội như: trợ cấp thất nghiệp,chính sách trợ giúp cho những người có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn,chi chính sách dân số, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai,…Để thực hiện được việcnày, Nhà nước đã sử dụng công cụ thuế điều chỉnh những người có thu nhập caotrong xã hội, tạo nguồn thu về cho NSNN NSNN là công cụ điều tiết hoạt độngkinh tế của một quốc gia Thông qua các hoạt động: Cấp phát vốn, đầu tư cơ sởvật chất hạ tầng cho các ngành then chốt, mũi nhọn của đất nước, áp dụng cácchính sách thuế để định hướng đầu tư phát triển kinh doanh… Nhà nước đã đảmbảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và tạo thế cân bằng giữa các ngành nghề,địa phương của đất nước Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường nhiều biến độnghiện nay, sự thay đổi về giá cả, mất cân bằng về cung cầu, lạm phát xãy ra thì vaitrò điều tiết của NSNN góp phần quan trọng vào việc bình ổn thị trường, kiềmchế lạm phát Nhà nước thực hiện các biện pháp giảm chi, tăng thu và huy độngnguồn vốn từ trong nhân dân để bù đắp thâm hụt NSNN, sử dụng quỹ dự trữ nhànước để điều tiết nền kinh tế

NSNN còn là công cụ để hướng dẫn tiêu dùng của xã hội, xuất phát từ đặcđiểm NSNN đảm bảo điều kiện vật chất để thực hiện chức năng và nhiệm vụ củanhà nước Vì vậy hàng năm nhà nước phải chi một khoản tiền rất lớn cho hoạtđộng của bộ máy nhà nước từ cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đồng thờichi cho các khoản nhằm bình ổn, phát triển kinh tế- xã hội NSNN có chứa đựngnhững khoản dự toán chi ngân sách hang năm để định hướng việc chi tiêu cho xã

Trang 6

hội, khoản chi nào là phù hợp, là cần thiết để cân đối với các khoản thu năm đó,tránh tình trạng chi tiêu lãng phí, tràn lang dẫn đến thâm hụt NSNN.

2 Cân đối NSNN

2.1 Khái niệm cân đối NSNN

NSNN là một bảng kế hoạch tài chính của một quốc gia trong đó dự trù cáckhoản thu và chi được thực hiện trong một năm Trên thực tế quá trình thu chiNSNN luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng, nó bị ảnh hưởng bởi sự vậnđộng của nền kinh tế quốc gia, có khi những khoản thu dự kiến không đủ đápứng nhu cầu chi tiêu trong năm đó, hoặc có khi mức thu lại vượt xa những khoảnchi Do vậy các khoản chi tiêu và thu NSNN phải được tính toán chính xác vàphù hợp với thực tế để đảm bảo cho NSNN trong trạng thái cân bằng, ổn định.Thu và chi ngân sách là hai vấn đề quan trọng để đảm bảo cho NSNN được cânđối, hai vấn đề này lại nằm trong mối tương quan giữa tài chính và kinh tế, vìkinh tế có phát triển thì Nhà nước mới huy động được nguồn thu vào NSNN, cònkinh tế không ổn định, kém phát triển thì nguồn thu vào NSNN giảm và còn phảichi nhiều để hổ trợ Điều đó dể dẫn đến NSNN bị mất cân đối

Xét về bản chất, cân đối NSNN là cân đối giữa các nguồn thu mà Nhà nướchuy động được tập trung vào NSNN trong một năm và sự phân phối, sử dụngnguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong năm đó

Xét về góc độ tổng thể, cân đối NSNN phản ánh mối tương quan giữa thu

và chi trong một tài khóa Nó không chỉ là sự tương quan giữa tổng thu và tổngchi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấu cáckhoản chi của NSNN

Xét trên phương diện phân cấp quản lý nhà nước, cân đối NSNN là cân đối

về phân bổ và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa trung ương vàđịa phương và giữa các địa phương với nhau để thực hiện chức năng và nhiệm

vụ được giao

Trang 7

Cân đối NSNN không chỉ đơn thuần là sự cân bằng về số lượng biểu hiệnqua các con số giữa tổng thu và tổng chi, mà nó còn biểu hiện qua các khía cạnhkhác nhau Từ đó ta có thể hiểu: Cân đối NSNN là một bộ phận quan trọng củachính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu vàchi NSNN nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà Nhà nước đã đề ratrong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể.

2.2 Đặc điểm cân đối NSNN

Từ những quan niệm về cân đối NSNN ta có thể rút ra một số đặc điểm cơbản sau đây:

- Cân đối NSNN phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi NSNNtrong năm ngân sách nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Nó vừa là công cụthực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêukinh tế- xã hội Cân đối NSNN không phải là để thu chi cân đối hoặc chỉ là cânđối đơn thuần về mặt lượng, mà cân đối NSNN nhằm thực hiện các mục tiêuchiến lược kinh tế- xã hội của Nhà nước đồng thời các chỉ tiêu kinh tế- xã hộinày cũng quyết định sự hình thành về thu, chi NSNN Tuy nhiên việc tính toánthu, chi không phản ánh một cách thụ động các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, mà cânđối NSNN có tác động làm thay đổi hoặc điều chỉnh một cách hợp lý các chỉ tiêukinh tế - xã hội, bằng khả năng quản lý hoặc phân bổ nguồn lực có hiệu quả

- Cân đối NSNN là cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu vàcác khoản chi, cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong

hệ thống NSNN, đồng thời kiểm soát được tình trạng NSNN đặc biệt là tìnhtrạng bội chi NSNN Cân bằng thu- chi NSNN chỉ là tương đối chứ không thểđạt mức tuyệt đối được vì hoạt động kinh tế luôn ở trạng thái biến động Nhà phảiđiều chỉnh hoạt động thu, chi cho phù hợp Bên cạnh đó, cần phân bổ nguồn thucho hợp lý để đảm bảo sự ổn định về kinh tế- xã hội giữa các địa phương Mặt

Trang 8

khác, nếu ngân sách không cân bằng mà rơi vào tình trạng bội chi thì cần đưa ranhững giải quyết kịp thời để ổn định lại NSNN.

- Cân đối NSNN mang tính định lượng và tính tiên liệu.Trong quá trình cânđối NSNN, người quản lý phải xác định các con số thu, chi NSNN so với tìnhhình thu nhập trong nước, chi tiết hóa từng khoản thu, chi nhằm đưa ra cơ chế sửdụng và quản lý nguồn thu phù hợp với hoạt động chi, từ đó để làm cơ sở phân

bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách Cân đối NSNN phải dựđoán được các khoản thu, chi ngân sách một cách tổng thể để đảm bảo thực hiệncác mục tiêu kinh tế- xã hội

2.3 Vai trò của cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường

Cân đối NSNN là một công cụ quan trọng để Nhà nước can thiệp vào hoạt độngkinh tế- xã hội của đất nước, với vai trò quyết định đó thì cân đối NSNN trongnền kinh tế thị trường có các vai trò sau:

- Cân đối NSNN góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Nhà nước thực hiện cânđối NSNN thông qua chính sách thuế, chính sách chi tiêu hàng năm và quyếtđịnh mức bội chi cụ thể nên có nhiều tác động đến hoạt động kinh tế cũng nhưcán cân thương mại quốc tế Từ đó góp phần ổn định việc thực các mục tiêu củachính sách kinh tế vĩ mô như: Tăng trưởng mức thu nhập bình quân trong nềnkinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát được duy trì ở mức ổn định và có thể dựtoán được,…

- Cân đối NSNN góp phần phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính có hiệuquả, để đảm bảo được vai trò này ngay từ khi lập dự toán Nhà nước đã lựa chọntrình tự ưu tiên hợp lý trong phân bổ NSNN và sự gắn kết chặt chẽ giữa chiếnlược phát triển kinh tế- xã hội với công tác lập kế hoạch ngân sách Trong phâncấp quản lý ngân sách, nếu cân đối NSNN phân định nguồn thu một cách hợp lýgiữa trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhau thì sẽ đảm bảothực hiện được các mục tiêu kinh tế- xã hội đã đề ra

Trang 9

- Cân đối NSNN góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm thiểu sự bấtbình đẳng giữa các địa phương Nước ta với mỗi một vùng lại có một điều kiệnkinh tế- xã hội khác nhau, có những vùng điều kiện kinh tế- xã hội rất khó khănlàm ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân, có nhữngvùng điều kiện kinh tế- xã hội thuận lợi, phát triển làm cho thu nhập và cuộcsống của người dân được nâng lên Vì vậy cân đối NSNN sẽ đảm được sự côngbằng, giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa người dân và các vùng miền Nhà nước

có thể huy động nguồn lực từ những người có thu nhập cao, những vùng có kinh

tế phát triển để hổ trợ, giúp đỡ những người nghèo có thu nhập thấp và nhữngvùng kinh tế kém phát triển Bên cạnh đó, cân đối NSNN góp phần phát huy lợithế của từng địa phương, tạo nên thế mạnh kinh tế cho địa phương đó dựa trêntiềm năng có sẳn của địa phương

Tóm lại, NSNN và vấn đề cân đối ngân sách đóng vai trò quan trọng vào sựphát triển đất nước, bình ổn xã hội Hiểu và vận dụng tốt các học thuyết về cânđối NSNN sẽ giúp nước ta có thể giải quyết những vấn đề còn tồn đọng vềNSNN trong thời gian vừa qua NSNN được cân đối, ổn định sẽ giúp Nhà nướcthực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình đối với toàn dân, toàn xã hội

3 Bội chi ngân sách

Bội chi NSNN là một trong những vấn đề quan trọng gắn liền với quá trìnhthực hiện cân đối NSNN ở Việt Nam Trong điều kiện nền kinh tế thị trườnghiện đại bội chi NSNN là điều không thể tránh khỏi đối với ngân sách của mộtquốc gia, vì Nhà nước thường bỏ ra một lượng tiền khá lớn để khắc phục nhữngkhiếm khuyết của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế- xã hội phát triển1.Trong khi đó nguồn thu vào của NSNN thường không đủ cho hoạt động chi tiêu

để Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, sự chênh lệch giữa cáckhoản thu nhiều hơn chi trong NSNN đã dẫn đến tình trạng bội chi NSNN trong

1 Xem:Nguyễn Thị Bình Minh và Bùi Thị Mai Hòa, “Cân đối NSNN nhìn từ góc độ lý luận và thực tiển” , Tạp

chí tài chính số 10/2006, Trang 33.

Trang 10

nhiều năm qua Vì vậy Nhà nước muốn thực hiện cân đối NSNN trước hết phảixác định được vấn đề bội chi của nước ta như thế nào, tìm ra nguyên nhân và từ

đó đưa ra những giải pháp hợp lý để khắc phục tình trạng bội chi, đảm bảo bộichi NSNN có thể ở mức chấp nhận được thúc đẩy kinh tế phát triển

Theo đó ta có thể hiểu: “Bội chi NSNN là tình trạng chi NSNN vượt quá

thu NSNN trong một năm, là hiện tượng NSNN không cân đối thể hiện trong sự

so sánh giữa cung và cầu về nguồn lực tài chính của nhà nước”.

Bội chi NSNN đã tồn tại khá lâu dài trong nền tài chính nước ta, ngay từ khichưa có Luật NSNN điều chỉnh Trong thực tiển điều hành và quản lý NSNN,nước ta cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để xử lý bội chi NSNN nhằm hướng tớimột NSNN cân đối, ổn định Những quy định trong văn bản luật năm 1996 vànăm 1998 chưa cụ thể hóa được vấn đề bội chi NSNN, cho đến khi luật NSNN

năm 2002 ra đời thì vấn đề bội chi NSNN được quy định rỏ ràng hơn: “Bội chi

NSNN là bội chi NSTW được xác định bằng chên lệch thiếu giữa tổng chi NSTW

và tổng số thu NSTW của năm ngân sách” 2 Theo quy định trên bội chi NSNNchỉ tính đến bội chi NSTW, còn NSĐP phải đảm bảo cân bằng thu chi Tuy vậy,trong sự cân bằng đó, địa phương lại được phép vay nợ và thu vay nợ lại đượcghi vào thu cân đối NSĐP Như vậy, con số bội chi được công bố hang năm sẽnhỏ hơn so với thực tế nếu như địa phương thực hiện vay nợ và trả lãi trong nămngân sách

II-Thực trạng cân đối NSNN những năm gần đây

Theo điều 8 Luật NSNN: “NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu

từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũyngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chiphải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phảinhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách …

2 Xem: Điều 4 Khoản 1 Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/6/2003.

Trang 11

Vay bù đắp bội chi NSNN phải đảm bảo nguyên tắc: không sử dụng chotiêu dùng, chỉ sử dụng cho mục đích phát triển, phải có kế hoạch thu hồi vốn vay

và đảm bảo cân đối ngân sách để chủ động trả nợ khi đến hạn”

“Cân đối NSNN (NSNN) là một trong các nội dung cơ bản nhất của nền tàichính quốc gia và là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự ổn định lành mạnh chonền tài chính quốc gia” Đồng chí Nguyễn Đức Kiên, Uỷ viên Trung ương Đảng,Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc Gia đã cho biết như vậy Hộithảo “Cân đối NSNN” tổ chức ngày 6/9/2006, tại thị xã Hội An ( Quảng Nam).Với các biện pháp thực hiện hợp lý, theo sát mục tiêu nhiệm vụ NSNN 5năm 2006 – 2010 mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra, cân đốiNSNN trong những năm gần đây đã đạt được kết quả:

1 Trạng thái cân đối ngân sách của nước ta hiện nay

Quyết toán NSNN năm 2005: tổng thu cân đối ngân sách 283.847 tỉ đồng,tổng chi cân đối ngân sách 313.479 tỉ đồng Số bội chi NSNN là 40.746 tỉ đồng.Quyết toán NSNN năm 2006: tổng thu cân đối NSNN là 350.843 tỷ đồng;Tổng chi cân đối NSNN là 385.666 tỷ đồng; Số bội chi NSNN là 48.613 tỷ đồng,bằng 5% GDP

Năm 2007: Theo Bộ Tài chính, tổng thu NSNN ước đạt 287.900 tỉ đồng,vượt dự toán cả năm (dự toán 281.900 tỉ đồng) và tăng 11,6% so với năm 2006.Các khoản thu có tỷ trọng lớn đều đạt mức khá Một số khoản thu đạt khá so với

dự toán, trong đó: thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh; thuế thu nhập đốivới người có thu nhập cao đạt 100,8%; thu từ nhà và đất đạt 117,6% dựtoán Tổng số chi NSNN cả năm 2007 ước đạt dự toán năm Bội chi ngân sách

cả năm ước đạt 5% GDP

Năm 2008: Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu NSNN ước tính tăng26,3% so với năm 2007 và bằng 123,8% dự toán năm, trong đó thu nội địa bằng110,9%; thu từ dầu thô bằng 143,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất

Trang 12

nhập khẩu bằng 141,1% Tổng chi NSNN ước tính tăng 22,3% so với năm 2007

và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3% (riêngchi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 114,7%); chi sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốcphòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%; chi trả nợ vàviện trợ bằng 100% Bội chi NSNN Quốc hội quyết định là 66.900 tỷ đồng, ước

cả năm bội chi NSNN thực hiện là 66.200 tỷ đồng, bằng 4,95% GDP khi xâydựng dự toán Đến 31/12/2008, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ Trái phiếuChính phủ) bằng 33,5% GDP, dư nợ ngoài nước của Quốc gia bằng 27,2% GDP,trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế

vĩ mô

Trên cơ sở đó, dự toán thu NSNN năm 2009 là 389.300 tỷ đồng, bằng21,5% GDP Trong đó, thu nội địa (không kể dầu thô) tăng 13,7% , không kể thutiền sử dụng đất theo đăng ký của địa phương tăng 15,8% so ước thực hiện năm

2008 Dự toán chi NSNN là 491.300 tỷ đồng, tăng 92.320 tỷ đồng (tăng 23,1%)

so với dự toán năm 2008 Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2009 được Quốchội thông qua cho phép bội chi 87.300 tỷ đồng, tương đương 4,82% GDP Phân

bổ ngân sách 2009 sẽ ưu tiên chi đầu tư cho con người, lương và an sinh xã hội.Chính sách tài khóa sẽ tiếp tục được thắt chặt quyết liệt hơn để đồng bộ vớichính sách tiền tệ

Tổng thu NSNN từ đầu năm đến ngày 15/3/2009 ước tính bằng 18,5% dựtoán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 19,2%; thu từ dầu thô bằng16,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 18,4% Trongthu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 24,3% dự toán năm; thu

từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 14,3% dựtoán năm; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 18,8%

dự toán năm; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 16,7%; thu phíxăng dầu bằng 21,1%; thu phí, lệ phí bằng 13,7% Tổng chi NSNN từ đầu năm

Trang 13

đến 15/3/2009 ước tính bằng 16,3% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triểnbằng 16,5% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 15,9%); chi phát triển sựnghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thểbằng 19,2%; chi trả nợ và viện trợ bằng 16,3%.

Nguồn: Tổng cục thống kê

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Stt Nội dung DT 2008 ƯTH 2008 DT 2009

A TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 332,080 408,080 404,000

I Thu cân đối NSNN 323,000 399,000 389,900

1 Thu nội địa 189,300 205,000 233,000

2 Thu từ dầu thô 65,600 98,000 63,700

3 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK 64,500 91,000 88,200

4 Thu viện trợ không hoàn lại 3,600 5,000 5,000

II Thu chuyển nguồn 9,080 9,080 14,100

B TỔNG CHI CÂN ĐỐI NSNN 398,980 474,280 491,300

1 Chi đầu tư phát triển 99,730 117,800 112,800

2 Chi trả nợ và viện trợ 51,200 51,200 58,800

3 Chi thường xuyên 208,850 262,580 269,300

4 Chi tinh giản biên chế, lao động dôi dư

5 Chi cải cách tiền lương 28,400 36,600

6 Hỗ trợ tài chính kinh doanh xăng dầu 28,500

7 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 100 100

C BỘI CHI NSNN -66,900 -66,200 -87,300

Trang 14

D NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NSNN 66,900 66,200 87,300

1 Vay trong nước 51,900 51,200 71,300

2 Vay ngoài nước 15,000 15,000 16,000

Ghi chú: (*) là tỷ lệ bội chi so GDP dự toán năm 2008

Thu NSNN giai đoạn 2000 - 2007 (Đơn vị: tỷ đồng)

0 50000

Giai đoạn từ năm 2001-2007, NSNN cũng đã có chuyển biến đáng kể Tốc

độ tăng thu hằng năm bình quân là 18,8% Tốc độ tăng chi bình quân hằng nămđạt 18,5%

2 Phân cấp tài chính giữa các cấp NSNN

Tình hình phân cấp tài chính giữa các cấp NSNN để thực hiện cân đốiNSNN được phản ánh qua các mặt sau:

2.1 Vấn đề phân định nhiệm vụ chi, thu NSNN

Theo luật NSNN năm 2002, nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp đượcphân định theo nguyên tắc: ngân sách trung ương (NSTƯ) giữ các nguồn thuquan trọng, đảm nhận những nhiệm vụ chi chủ yếu; theo thời gian, ngân sách địaphương (NSĐP) được mở rộng quyền tự chủ trong khai thác các nguồn thu tạichỗ để thực hiện các khoản chi quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công phục

vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Trang 15

Quy mô chi NSTƯ và NSĐP (đơn vị: %)

NSĐP NSTƯ

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính

Trong những năm gần đây, tỉ lệ tổng chi NSNN của NSĐP đã tăng lên Điềunày tạo nền tảng cơ bản cho địa phương chủ động nhằm cân đối ngân sách tíchcực hơn

2.2 Vấn đề vay nợ của địa phương

Theo điều 8 luật NSNN, NSĐP phải cân đối theo nguyên tắc tổng chi khôngvượt quá tổng thu Bên cạnh đó, luật cũng cho phép ngân sách cấp tỉnh có quyềnvay nợ trong nước để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, với mức

dư nợ không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản mỗi năm của ngân sáchcấp tỉnh Tuy nhiên, khoản vay này lại được tính vào nguồn thu trong cân đối củaNSĐP, vì thế NSĐP có bội chi ngân sách và khoản bội chi này lại không tínhtrong bội chi NSNN Đây là một biểu hiện thiếu minh bạch trong cân đối NSNN.Theo báo cáo của Bộ tài chính trình Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội,mức vay nợ của địa phương tuy hiện nay còn thập nhưng lại có chiều hướng giatăng theo thời gian

3 Bội chi NSNN

3.1 Mức độ bội chi NSNN

Bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản đuợc cân đối ở mức 5% GDP

và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP Nếu chỉ xét ở tỷ lệ so với GDP, cũng thấy

Ngày đăng: 12/08/2015, 05:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Tạp chí tài chính số 10/2006 - “Cân đối NSNN nhìn từ góc độ lý luận và thực tiển”_ Nguyễn Thị Bình Minh và Bùi Thị Mai Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cân đối NSNN nhìn từ góc độ lý luận và thực tiển”_
1. Giáo trình Lý thuyết tài chính - Học viện tài chính Khác
2. Giáo trình Tài chính tiền tệ - ThS.Đặng Thị Việt Đức, ThS.Phan Anh Tuấn - Học viện công nghệ bưu chính viễn thông Khác
4. Niên giám thống kê qua các năm từ 1995 đến 2008 Khác
5. Báo cáo NSNN hàng năm từ năm 2005 đến 2008 - Bộ Tài chính Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w