Phát hành tiền

Một phần của tài liệu Thực trạng cân đối ngân sách Nhà nước những năm gần đây (Trang 26 - 27)

IV- Giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách 1 Tăng thu, giảm ch

3. Phát hành tiền

Việc xử lý bội chi NSNN có thể thông qua việc nhà nước phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN. Đặc biệt, khi nguyên nhân bội chi NSNN là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây "tăng trưởng nóng" và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia.

Nếu như bù đắp bội chi NSNN bằng phát hành thêm tiền thì trực tiếp tác động gây ra lạm phát, vì đã làm tăng cung tiền tệ nhiều hơn cầu tiền tệ trên thị trường như giai đoạn từ năm 1986-1990. Tuy nhiên, việc bù đắp thâm hụt NSNN bằng nguồn huy động từ bên ngoài và từ trong nước về cơ bản, cũng tăng cung tiền vào thị trường trong nước. Điều này, có thể giải thích là do phần huy động từ vay nước ngoài đã làm tăng cung lượng tiền vào thị trường trong nước, vì số tiền vay nước ngoài về để bù đắp thâm hụt NSNN phải đổi ra VND để chi tiêu

trên cơ sở bán cho NHNN là chính, mà NHNN lại phát hành tiền ra để mua ngoại tệ là cơ bản. Đây chính là phần làm cho lạm phát tăng lên nếu lượng vay từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN quá lớn. Thực tế trong những năm qua, lượng vay tiền từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN chiếm khoảng 1/3 số thâm hụt, tức là khoảng 1,5%-1,7% so với GDP. Nếu cộng thêm cả phần vay về cho vay lại, lượng tiền từ bên ngoài vào nền kinh tế nước ta qua bù đắp thâm hụt NSNN khoảng 2%-2,5% GDP. Đây chính là một nguyên nhân gây ra lạm phát cao của nước ta trong năm 2007 và các tháng đầu năm 2008. Qua đồ thị cho thấy, chi NSNN đã tăng từ 27% GDP năm 2001 lên 40,4% năm 2007 là một con số khá lớn trong chi tiêu của Chính phủ.

Đồ thị : Chi NSNN so với GDP từ 2001 – 2007

Nguồn: Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng cân đối ngân sách Nhà nước những năm gần đây (Trang 26 - 27)