Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
74,27 KB
Nội dung
THỰCTRẠNG CÂN ĐỐINGÂNSÁCHNHÀNƯỚC CỦA VIỆTNAMGIAIĐOẠN 2001-2010 2.1 ThựctrạngCânđối NSNN của VN trong giaiđoạn 2001-2010 2.1.1 Thựctrạng thu Khai thác nguồn thu hợp lý là công việc quan trọng hàng đầu củacânđối NSNN. Chính sách thu NSNN được coi là hợp lý khi đáp ứng được 4 yêu cầu: (i) giải quyết được nhu cầu chi tiêu củaNhà nước, (ii) kích thích kinh tế tăng trưởng, (iii) điều tiết được thu nhập và (iv) phù hợp thông lệ quốc tế. Để thõa mãn 4 điều kiện này, đầu tiên cần phải thiết lập kỷ luật tài khóa tổng thể, tiếp theo là phải thực hiện cải cách thuế theo hướng hoàn thiện chính sách thuế và cải tiến công tác quản lý hành thu. Cho nên, việc tiến hành đánh giá thựctrạng khai thác nguồn thu trong cânđối NSNN giaiđoạn 2001- 2010 sẽ thông qua các nội dung trên Về thiết lập kỷ luật tài khóa tổng thể Dựa vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm, kỷ luật tài khóa tổng thể đã được chính phủ thiết lập cho từng thời kỳ bằng việc quyết định tỷ lệ động viên vào NSNN trên GDP (giai đoạn 2001-2005 là 20-21%GDP, giaiđoạn 2006-2010 là 21- 22%GDP); từ đó đã gián tiếp qui định mức bội chi NSNN, mức vay nợ trong và ngoài nước để bù đắp bội chi NSNN Về cải cách thuế Hoàn thiện chính sách thuế: + Cải cách thuế bước hai: qua cải cách bước một 1990- 1995, bước đầu thuế đã phát huy vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo nguồn thu cho NSNN. Đến giaiđoạn 1996- 2002, cải cách hệ thống chính sách thuế bước hai được thực hiện theo chiều sâu, mở rộng diện thu theo hướng bồi dưỡng và tạo nguồn thu mới, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp và phức tạp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng CNH- HĐH, từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập, hệ thống thuế phải đơn giản và minh bạch. Trên tinh thần đó, ViệtNam đã đổi mới căn bản hệ thống thuế bằng việc ban hành Luật thuế giá trị gia tăng thay cho Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, bổ sung; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, bổ sung hoặc ban hành mới một số loại thuế phí có tác đông mạnh mẽ đến các hoạt kinh tế như thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế đất, thuế tài sản. + Cải cách thuế bước ba: cải cách thuế bước hai tuy đã góp phần hoàn thiện chính sách thuế cho phù hợp với lộ trình hội nhập, song những nhược điểm cơ bản của hệ thống thuế được tổng kết thúc đẩy cải cách bước một vẫn chưa được giải quyết triệt để. Cụ thể: (i) Hệ thống thuế vẫn còn phân biệt đối xử giữa các đối tượng nộp thuế, giữa doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi chính sách phát triển kinh tế là coi trọng nội lực; (ii) Hệ thống thuế vẫn phức tạp, chồng chéo; (iii) Mức thuế suất cận biên tối đa của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao còn khá cao so với các nước trong khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư (xem phụ lục số 2.2.1); (iv) Hệ thống nguồn thu lệ thuộc nhiều vào thuế XNK và bán dầu thô. Do vậy cải cách thuế bước ba được thực hiện và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004. Trọng tâm của cải cách thuế bước ba là hướng vào thực hiện ba mục tiêu: đơn giản, công bằng, hiệu quả của hệ thống chính sách thuế. Theo đó, Chính phủ đã tiến hành triển khải bước đầu công việc cải cách thuế theo lộ trình đã hoạch định. Để khuyến khích đầu tư trên cơ sở vẫn đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, Nhànước đã giảm gánh nặng thuế qua việc giảm thuế suất, đơn giản hóa hệ thống thuế, mở rộng đối tượng chịu thuế. Cụ thể: (i) Đối với thuế thu nhập, thuế TNDN được áp dụng thống nhất, không phân biệt thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với thuế suất 28% và các mức thuế suất ưu đãi là 20%, 15% và 10%. Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN),Việt Nam cũng đã từng bước giảm dần mức thuế suất lũy tiến cao nhất trong biểu thuế, từ 50% xuống 40% và từ 10/10/2009 xuống còn 35% và giảm mức thuế suất khởi điểm từ 10% xuống 5%, áp dụng thống nhất với người ViệtNam và người nước ngoài . Ngoài ra, bổ sung thu nhập từ chuyển quyến sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất vào thu nhập chịu thuế; thống nhất điều kiện ưu dãi thuế theo lĩnh vực và địa bàn phù hợp với luật khuyến khích đầu tư trong nước; mở rộng phạm vi ưu đãi đầu tư; các qui đinh về chi phí hợp lý, hợp lệ cũng được bổ sung, sửa đổi (ii) Đối với thuế tiêu dùng: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) áp dụng 3 mức thuế suất 0%, 5% và 10%. Bổ sung hàng hóa, dịch vụ và một số dịch vụ xuất khẩu vào diện chịu thuế GTGT. Bãi bỏ qui định khấu trừ thuế GTGT đầu vào và theo tỷ lệ % qui định, điều kiện khấu trừ đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được qui định chặt chẽ hơn. Bãi bở các chế độ ưu đãi qua thuế GTGT để tăng tính trung lập và năng cao tính hiệu quả, hiệu lực hành thu. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cũng được sửa đổi bổ sung theo hướng mở rộng diện chịu thuế (kinh doanh sổ xố, các hoạt động kinh doanh giải trí có đặt cược); tăng thu đối với rượu trên 40 độ, bài lá, vàng mã, kinh doanh vũ trường, mát-xa, karaoke. Ngoài ra, các quy định có tính chất phân biệt đối xử áp dụng trước đây theo hướng có lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nước không phù hợp các quy định của thương mại quốc tế đã được xóa bỏ hoàn toàn. Một bước tiến nữa là, với việc ban hành Luật thuế tài nguyên năm 2009, danh mục hàng hóa chịu thuế tài nguyên đã được mở rộng hơn, đồng thời đã thực hiện điều chỉnh tăng khung thuế suất áp dụng đối với nhiều nhóm tài nguyên Những nội dung cải cách thuế qua 3 giaiđoạn đã góp phần cải thiện tình trạngcânđối NSNN, và theo ý kiến các chuyên gia, những cải cách thuế thời gian qua đang tiến gần đến những chuẩn mực quốc tế Về hoàn thiện công tác hành thu: Từ năm 2000 đến nay đã thực hiện được một số nội dung quan trọng: Luật quản lý thuế được ban hành tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan thuế trong triển khai thực hiện công tác quản lý thuế. Đây là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế tổ chức lại bộ máy quản lý, bảo đảm chế độ tự kê khai của người nộp, đồng thời khuyến khích sự tuân thủ, tự nguyện trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, cụ thể, rõ ràng để tiết kiệm thời gian và chi phí cho đối tượng nộp thuế như: Triển khai Luật Thuế TNCN, xây dựng quy chế một cửa thống nhất, thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đã cắt giảm được 30% số thủ tục hành chính thuế hiện có. Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu quản lý theo cơ chế mới và phù hợp với nguồn lực hiện có, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin mới để phát huy hiệu quả tích cực cho ngành thuế như ứng dụng phục vụ đăng ký và quản lý thuế TNCN, khai thuế qua mạng với các doanh nghiệp lớn, mở rộng hiện đại hóa và kết nối thông tin giữa cơ quan thuế, kho bạc và ngân hàng . Nhận xét, phân tích và đánh giá kết quả khai thác nguồn thu trong cânđối NSNN giaiđoạn 2000- 2010 Mặt thành tựu: Trên cơ sở kỷ luật tài khóa tổng thể đã được thiết lập và những thay đổi trong cải cách thuế, khai thác nguồn thu trong cânđối NSNN đạt được những thành tựu sau: Thứ nhất, quy mô thu NSNN tính theo GDP (giá hiện hành) giaiđoạn 2001-2010 đã không ngừng tăng cao. Tỷ trọng động viên NSNN so với GDP đã tăng từ 21.6% năm2001 lên mức cao nhất từ trước đến nay là 29.1% năm 2008. Riêng năm 2009, quy mô thu NSNN giảm xuống so với các năm trước đó do suy thoái kinh tế toàn cầu khi thực hiện các chính sách tài khóa kích thích nền kinh tế (miễn, giảm, giãn thuế TNCN, TNDN…). Tuy nhiên, xét chung giaiđoạn 2006- 2010, ngành thuế đã hoàn thành và vượt xa mức dự toán thu ngânsáchnhànước kể cả những năm gặp khó khăn do tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý ước đạt 1,551 nghìn tỷ đồng, bằng 116.5% so với dự toán, tăng gấp 2.5 lần so với thực hiện giaiđoạn 2001-2005. Tốc độ tăng thu bình quân đạt 16.5%/năm. Kết quả này đã góp vào đưa tỷ lệ động viên vào NSNN đạt 27.9% GDP, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đề ra (21-22%GDP). Tính bình quân, giaiđoạn 2001-2010, tỷ lệ động viên NSNN so với GDP (giá hiện hành) ước đạt 26.3%, trong đó, thu từ thuế, phí và lệ phí ước đạt xấp xỉ 24% GDP (bao gồm cả thuế đối với hoạt động khai thác dầu thô). ViệtNam là một trong những nước hiện có tỷ lệ động viên ngânsách khá cao Biểu đồ1: Mức độ động viên NSNN củaViệtNam so với GDP (tính theo tỉ lệ % theo giá hiện hành) Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê Đến năm 2010, có 15/15 khoản thu, sắc thuế ước đạt và vượt dự toán, có 8/15 khoản thu có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ, đặc biệt thu từ khu vực dân doanh đạt mức tăng trưởng cao nhất tăng 37.5% Cũng tính đến năm 2010, hầu hết các địa phương điều hoàn thành nhiệm vụ thu, có 62/63 địa phương thu đạt và vượt so với dự toán pháp lệnh và tăng trưởng so với cùng kỳ. Quy mô thu NSNN cũng tăng khá đồng đều qua các năm. Các địa phương có quy mô thu NSNN hơn 1.000 tỷ đồng/ năm tăng từ 21 tỉnh-thành phố (2006) lên tới 41 tỉnh – thành phố năm 2010, trong đó có 5/63 địa phương có số thu hơn 10.000 tỷ đồng/ năm: Hà Nội, TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai. Thứ hai, cơ cấu nguồn thu thay đổi theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng thu từ các yếu tài nguyên như đất đai, dầu thô ngày càng giảm, tỷ trọng thu từ nội lực nền kinh tế ngày càng tăng. Cụ thể, thu từ dầu thô trong tổng thu đã giảm từ 29.8% năm 2006 xuống còn 13.4% năm 2010. Nguồn thu từ khu vực sản xuất kinh doanh (không tính dầu thô) tăng từ 62.4% (giai đoạn 2001- 2005) lên 67.1% (giai đoạn 2006-2010), tốc độ tăng trưởng bình quân là 22.5%/năm. Nguồn thu từ khu vực sản xuất kinh doanh năm 2010 chiếm 72% trong tổng thu nội địa. Nguồn thu nội địa tăng cao và trở thành nguồn thu chủ yếu củangânsáchnhà nước, năm 2008 là 55.8%, năm 2009 là 61%, ước thực hiện năm 2010 là 64% tổng thu, qua đó tăng tính ổn định và bền vững của NSNN (Xem Bảng Cơ cấu Thu NSNN – phụ lục 1) Tính theo tỷ lệ động viên so với GDP (tính theo giá hiện hành) thì mức độ động viên từ những sắc thuế chủ đạo trong hệ thống thuế cũng đã có sự gia tăng đáng kể. Trong giaiđoạn 2001-2010, so với GDP thu từ thuế GTGT đã tăng từ mức 4.02% lên khoảng 7.51% và của thuế TTĐB (đối với hàng hóa sản xuất trong nước) tăng từ 1.29% lên 1.8%. Mức tăng tương ứng trong cùng kỳ của thuế TNDN (không kể dầu thô) là từ 3.1% GDP lên 4.63% và của thuế TNCN là từ 0.43% GDP lên 1.18% GDP. Điều này cho thấy sự mở rộng đáng kể về cơ sở tính thuế trong các sắc thuế này. Hay nói cách khác, việc giảm thuế suất trong nhiều sắc thuế mà ViệtNam đã thực hiện trong thời gian qua đã không dẫn đến sự thu hẹp về nguồn thu. Nhìn chung, có thể nói rằng, sự thành công của các lần cải cách chính sách thuế trong thời gian qua đã có tác dụng tích cực trong việc mở rộng và tập trung kịp thời nguồn thu cho NSNN. Qua các năm số thu từ thuế không ngừng tăng lên và chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng thu NSNN, do vậy góp phần đưa ngânsách từ chỗ thu trong nước không đủ chi thường xuyên tiến tới không những đảm bảo đủ nhu cầu chi thường xuyên mà còn có phần tiết kiệm để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển củaNhànước ngày một tăng lên. Mặt hạn chế: Tuy nhiên, phân tích kết quả khai thác nguồn thu giaiđoạn 2001- 2010 cũng cho chúng ta thấy còn nhiều vấn đề còn phải lưu ý: Thứ nhất, nguồn thu tăng nhưng vẫn còn thiếu tính ổn định và tăng trưởng bền vững, vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất dầu thô, thu từ tài nguyên, thu từ giao quyền sử dụng đất mặc dù cơ cấu thu NSNN có nhiều chuyển biến tích cực. Bình quân giaiđoạn 2001-2010, riêng ba khoản thu là thu từ dầu thô và từ giao quyền sử dụng đất và bán nhà thuộc sở hữu nhànước đã chiếm khoảng 29% tổng thu NSNN. Đây là các khoản thu được xem là không tái tạo. Thực tế tỷ trọng thu từ giao quyền sử dụng đất trong tổng thu NSNN sau một số năm đầu 2001-2010 liên tục tăng nhanh thì những năm gần đây đã có xu hướng giảm dần Điều này gây áp lực về việc phải duy trì được mức độ động viên NSNN ở mức như giaiđoạn vừa qua sẽ là tương đối lớn, nhất là trong bối cảnh các khoản thu từ dầu thô, thu từ giao quyền sử dụng đất có xu hướng giảm dần. Thu NSNN ở mức cao đã tạo điều kiện mở rộng đáng kể nhu cầu chi cũng như phạm vi chi NSNN. Do đó, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là làm thế nào giữ được mức độ động viên NSNN ổn định và hợp lý để có thể duy trì được quy mô chi NSNN ở mức như thời gian qua, nhất là đối với các khoản chi cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Thứ hai, nguồn thu trong nước vẫn chưa tương xứng với tiềm nằng nền kinh tế, nguyên nhân là do: + Thất thu thuế vẫn còn đang ở mức đáng báo động: trốn thuế và lậu thuế đang là vấn đề nan giải hiện nay ở Việt Nam. Riêng trên địa bàn TP.HCM, theo số liệu Cục thuế thì tổng số thuế quyết định truy thu là phạt năm 2004 là 657.9 tỷ đồng đến năm 2010 con số này là 1,645 tỷ đồng tăng gấp 1.5 lần + Nhiều khoản thu thuế chưa đúng với tiềm năng. Điển hình: (i) Thuế TNCN có thu nhập cao chỉ đóng góp một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu thuế là 5%, chỉ chiếm 1.18% GDP, trong khi thu nhập bình quân trên đầu người là tăng trưởng khá. Tỷ lệ này là rất thấp so với các nước khác như Thái Lan, Indonesia tỷ trọng này là 10% trong tổng thu thuế, Parkistan và Ấn Độ là 20% (ii) Thu từ thuế nhà, đất củaViệtNam so với GDP vẫn còn thấp. Năm 2010, thu từ thuế nhà, đất củaViệtNam ước chỉ chiếm khoảng 0.26% tổng thu ngânsách từ thuế, phí và bằng khoảng 0.065% GDP (giá hiện hành), thấp hơn nhiều lần so với mặt bằng chung trên thế giới, chẳng hạn thu từ thuế tài sản ở Indonexia năm 2008 chiếm 3.85% tổng thu từ thuế (khoảng 0.51% GDP) và ở Trung Quốc, tỷ lệ này củanăm 2008 là 1.51% (khoảng 0.26% GDP). Điều này có nghĩa, vai trò của chính sách thuế nhà, đất trong việc điều tiết, đảm bảo việc sử dụng nhà, đất có hiệu quả còn hạn chế. + Nền tảng pháp luật nói chung và hệ thống luật thuế nói riêng còn nhiều bất cập, ý thức chấp hành luật pháp chưa được coi là một tiêu chuẩn đo lường giá trị đạo đức của xã hội, pháp luật kế toán đang trong quá trình hoàn thiện, do vậy chưa được chấp hành nghiêm và thống nhất trong nền kinh tế, hình thức thanh toán các giao dịch trong nền kinh tế vẫn sử dụng tiền mặt là phổ biến, do vậy cơ quan chức năng khó kiểm soát được quá trình thanh toán và thu nhập củađối tượng nộp thuế + Một phần là do cơ cấu kinh tế, một phần là do nguồn lực cán bộ quản lý thuế vẫn còn yếu kém so với các quốc gia tiên tiến, tiền lương thấp đã tạo ra rất nhiều khó khăn để tiến đến thiết lập một hệ thống quản lý thu ngânsách tốt. Năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của lực lượng cán bộ thuế còn nhiều hạn chế, kỹ thuật đánh thuế mặc dầu có được cải tiến nhưng còn nhiều khiếm khuyết + Hệ thống thông tin yếu kém, nghèo nàn về cơ sở dữ liệu làm hạn chế hiệu quả công tác quản lý thu NSNN nói chung và thuế nói riêng. Sự gia tăng của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế là đáng ghi nhận, nhưng do quy mô hoạt động của khu vực này còn nhỏ và phân tán cho nên những yêu cầu về báo cáo thống kê không được thiết lập một cách có hệ thống. Hơn nữa do những hạn chế về tài chính, các cơ quan thuế và thống kê có gặp phải nhiều khó khăn trong việc tổng hợp và đưa ra những số liệu thống kê một cách chi tiết và đáng tin cậy. Thiếu số liệu tin cậy và cung cấp không kịp thời làm cho những người ra quyết định chính sách gặp phải nhiều khó khăn trong việc đánh giá sự ảnh hưởng tiềm năng của những thay đổi cơ bản đến hệ thống thuế hiện hành. 2.1.2 Thựctrạng chi 2.1.2.1 Giaiđoạn 2001-2005 Đại hội IX của Đảng Cộng sản ViệtNam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 củanước ta là: ″Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá″. ″Con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá củanước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt .". Kết quả triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 nămgiaiđoạn 2001-2005 như sau: Tổng chi NSNN năm 2005 đạt 258,470 tỷ VNĐ, tăng 12.5% so với dự toán và 23.7% so với năm 2004. Tổng chi NSNN lên tới 30.8% GDP và đây cũng là một tỷ lệ cao nhất kể từ năm2001. Chi đầu tư phát triển năm 2005 đạt 83,300 tỷ VNĐ, tăng 6.1% so với dự toán và 11.3% so với thực hiện năm 2004, chiếm 32.2% tổng chi NSNN, là tỷ trọng đầu tư cao nhất từ trước tới nay. Điều này phần nào thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2005. Chi thường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp đạt 145,595 tỷ VNĐ, tăng 23.5% so với năm 2004. Các khoản chi cho giáo dục, đào tạo, y tế, 20 văn hoá xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể và cải cách tiền lương đạt 134,595 tỷ VNĐ, tăng 10.3% so với dự toán. Chi giáo dục, đào tạo đạt 18%, chi khoa học công nghệ đạt 2% tổng chi NSNN, chi cải cách tiền lương vào khoảng 24,100 tỷ VNĐ, tăng 17.6% so với dự toán (thực hiện tăng lương tối thiểu 350,000 VNĐ/tháng từ tháng 10/2005). Chi trả nợ và viện trợ cả năm 2005 đạt 34,775 tỷ VNĐ, bằng dự toán, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết, góp phần thực hiện cơ cấu lại nợ nước ngoài. Năm 2005, bội chi NSNN ước tính khoảng 40,750 tỷ VNĐ, tương đương 4.9% GDP củanăm 2005, dưới mức Quốc hội cho phép (5%). Đây là mức bội chi tương đương mức bội chi trung bình trong giaiđoạn 2001-2005. Bội chi NSNN được bù đắp bằng các khoản vay trong nước và nước ngoài. Năm 2005, các khoản vay trong nước tăng mạnh, bằng 5.8 lần so với năm 2004, chủ yếu thông qua việc phát hành công trái giáo dục, trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc. Cânđối NSNN đã đảm bảo nguyên tắc cânđối bền vững, theo đó, tổng thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng chi thường xuyên, dành phần tích luỹ cho đầu tư phát triển và mức bội chi phải trong tầm kiểm soát được (thường là dưới 5% GDP). Năm 2005, tổng thu từ thuế, phí và lệ phí (189,920 tỷ VNĐ) lớn hơn tổng chi thường xuyên (134,595 tỷ VNĐ) và phần tích luỹ 44,325 tỷ VNĐ đã được dành cho đầu tư phát triển. Trong nhiều năm qua, xét theo tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ cấu kinh tế chủ yếu biến đổi theo sự chuyển dịch của hai nhóm ngành nông - lâm - thủy sản và công nghiệp - xây dựng. Từ năm 2000 đến năm 2005 tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm 3.8 điểm phần trăm, còn tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 3.7 điểm phần trăm. Xét chung trong giaiđoạn 2001-2005, sự chuyển dịch cơ cấu giữa 3 khu vực không mạnh như trong giaiđoạn 5 năm 1996-2000. Mục tiêu đặt ra cho khu vực dịch vụ đến năm 2005 chiếm tỷ trọng khoảng 41-42% GDP đã không đạt được, trong khi đây là khu vực có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển. 2.1.2.2 Giaiđoạn 2006-2010: Bảng 2: Cơ cấu chi ngânsáchgiaiđoạn 2006-2010 ĐVT: Tỷ đồng Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 GDP 973,791 1,143,715 1,477,717 1,679,200 1,951,174 Tổng chi 385,666 469,606 590,714 584,695 642,200 Dự toán 294,400 357,400 398,980 491,300 582,200 - So với dự toán (%) 131.00% 131.40% 148.06% 119.01% 110.31% - So với năm ngoái (%) 121.76% 125.79% 98.98% 109.84% 1. Chi Đầu tư Phát triển: 88,341 104,302 119,462 179,961 150,000 Dự toán 81,580 99,450 99,730 112,800 125,500 - So với GDP (%) 9.07% 9.12% 8.08% 10.72% 7.69% - So với dự toán (%) 108% 105% 120% 160% 120% - So với năm ngoái (%) 118% 115% 151% 83% 2. Chi trả nợ và viện trợ: 48,192 57,711 58,390 40,120 53,990 Dự toán 40,800 49,160 51,200 58,800 70,250 - So với dự toán (%) 118% 117% 114% 68% 77% 3. Chi thường xuyên: 161,852 204,746 252,375 347,381 428,210 Dự toán 160,670 199,650 237,250 305,900 371,050 - So với dự toán (%) 101% 103% 106% 114% 115% - So với năm ngoái (%) 127% 123% 138% 123% 4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 135 192 159 - - 5. Chi bù lỗ giá xăng dầu: 9,539 13,334 22,380 - - 6. Chi chuyển nguồn 77,608 88,821 137,948 17,233 10,000 7. Chi khác 500 Chi cânđốingânsách (Bội chi) 48,613 64,567 67,677 115,900 113,100 - So với GDP (%) 4.99 5.65 4.58 6.90 5.80 Nguồn: Bộ tài chính • Năm 2006: Tổng chi NSNN cả năm đạt 385,666 tỷ đồng, tăng 31% so với dự toán, đạt được các kết quả sau: Bội chi NSNN năm 2006 thực hiện là 48,613 tỷ đồng, bằng 4.99% GDP, được bù đắp bằng nguồn vay trong nước 35,864 tỷ đồng và nguồn vay ngoài nước 12,749 tỷ đồng. Nhiệm vụ NSNN năm 2006 đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo đà thuận lợi để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 theo Nghị quyết của Quốc hội: cơ cấu thu có chuyển biến theo hướng tích cực, chi NSNN được điều hành chắc chắn, cơ cấu chi ngânsách được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn; trên cơ sở dự toán, dự phòng và tăng thu NSNN trong năm đã bố trí tăng chi ngânsách cho đầu tư phát triển, bổ sung kinh phí thực hiện những nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, tăng kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo kinh phí thực hiện cải cách tiền lương và chế độ đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách; tiếp tục thực hiện bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu góp phần ổn định giá cả sản xuất và tiêu dùng trong nước. Bội chi NSNN bằng 4.99% GDP, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; dành nguồn gối đầu cho dự toán NSNN năm 2007 thực hiện chi cải cách tiền lương theo Nghị quyết Quốc hội. [...]... tái nghèo còn cao; cơ chế, chính sách còn thiếu đồng bộ vừa làm hạn chế hiệu quả quản lý, vừa dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng 2.1.3 ThựctrạngCân bằng ngânsách trong giaiđoạn 2001- 2010 Xuyên suốt giaiđoạn 2001- 2010, ViệtNam luôn trong tình trạng bị bội chi ngân sách, mức bội chi ngânsáchgiaiđoạn 2001- 2005 được duy trì ở mức khá hợp lý theo đúng như dự toán của chính phủ, dưới 5% GDP Tuy nhiên,... tiêu đảm bảo cân đốingânsách trong giới hạn cho phép + ViệtNam xử lý bội chi ngânsách chủ yếu qua phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ (cả trong và ngoài nước) , một phần bội chi ngânsách được tài trợ bằng nợ nước ngoài Tuy tỷ lệ nợ nước ngoài ngày càng tăng nhưng Nhànước vẫn theo đuổi mục tiêu đảm bảo an toàn (tỷ lệ nợ nước ngoài không vượt quá 50% GDP) Hoạt động vay trong nước tốt hơn... tế do ViệtNam phát hành luôn là mối quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức quốc tế Qua năm 2011, dấu hiệu lạm phát cao quay trở lại khiến cho các nhà điều hành kinh tế phải do dự khi lập dự toán thu – chi ngânsách Với định hướng kiềm chế lạm phát, Quốc hội đã phê chuẩn mức bội chi ngânsách so với GDP củanăm 2011 giảm xuống còn 5.3% 2.2 Nhận xét về ưu nhược điểm củacânđối NSNN ViệtNamgiaiđoạn 20012 010... của quản lý nợ công như: quản lý chi phí và rủi ro, hỗ trợ phát triển thị trường tài chính trong nước; chưa có được một mô hình để có thể tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách quản lý nợ và cânđối NSNN; giữa chính sách cânđối NSNN với chính sách tiền tệ Do chấp nhận một mức bội chi ngânsách vừa phải từng năm để phát triển nền kinh tế nên nợ nước ngoài củaViệtNam (vay để bù đắp thiếu hụt ngân. .. vi NSNN thiếu toàn diện, không phản ánh đúng quy mô nguồn lực trong cân đốingânsách Cách xác định phạm vi NSNN hiện nay củaViệtNam chưa đảm bảo được tính toàn diện và đầy đủ của NSNN NSNN chưa bao phủ toàn bộ chi tiêu của Chính phủ Đó là lý do tại sao việc xác định mức bội chi ngânsách theo thông lệ củaViệtNam khác với thông lệ của quốc tế, điều này sẽ gây khó khăn cho việc so sánh, đánh giá các... sung từ ngânsách cấp trên và chi bổ sung cho ngânsách cấp dưới - Giá trị in đậm nghiêng là ước thực hiện được và số dự toán Mức thực hiện (quyết toán/ước thực hiện) thu và chi luôn cao hơn rất nhiều so với các khoản dự toán được lập, đây cũng là điều dễ hiểu vì dự toán nền kinh tế trong giaiđoạn này có tốc độ tăng trưởng khá cao Giaiđoạn này, ViệtNam đón nhận luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài... tin về các khoản viện trợ do nhà tài trợ thực hiện trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng Việc thiếu thông tin về các dự án tài trợ trong các ngành khác nhau đã hạn chế khả năng trong lập kế hoạch và phối hợp cânđối chính xác giữa nguồn lực trong nước với nguồn lực huy động từ bên ngoài Chính sách quản lý nợ để cânđối NSNN còn nhiều yếu kém Công tác quản lý nợ củaViệtNam thời gian qua chỉ chú trọng... còn thể hiện ở chính sách khai thác nguồn thu còn nhiều bất cập; chính sách phân bổ, sử dụng nguồn lực và cânđối giữa các khoản chi chưa hợp lí đưa đến tình trạng thất thoát, lãng phí Và cuối cùng, cách đo lường bội chi có nhiều khác biệt đối với thông lệ quốc tế cũng làm cho tỷ lệ bội chi NSNN củaViệtNam cao hơn so với cách tính của quốc tế • Nguyên nhân khách quan + Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế... sau Đã thực hiện cải cách thuế bước 1, bước 2, bước 3 Chi ngânsách được tập trung phần lớn vào chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chi chi giáo dục và sự nghiệp, dần dần các khoản chi cần thiết được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của kinh tế xã hội trong từng giaiđoạn Mức thu – chi ngânsách được tính toán hợp lý, đảm bảo yêu cầu bội chi ngânsách phần lớn xoay quanh mốc 5% so với GDP, nợ của Chính... cấp quản lý NSNN đã ảnh hưởng mạnh tới tính cânđối bền vững của NSNN Đi đôi với việc đẩy mạnh chính sách phi tập trung hóa, phân cấp mạnh hơn cho địa phương trong quản lý và cân đốingânsách luôn đòi hỏi nâng cao khả năng quản lý của địa phương Thế nhưng, ở nhiều địa phương năng lực quản lý và trách nhiệm giải trình của chính quyền , khả năng kiểm soát của Hội đồng nhân dân còn bất cập so với yêu . THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2010 2.1 Thực trạng Cân đối NSNN của VN trong giai đoạn 2001- 2010 2.1.1 Thực trạng. nhũng. 2.1.3 Thực trạng Cân bằng ngân sách trong giai đoạn 2001- 2010 Xuyên suốt giai đoạn 2001- 2010, Việt Nam luôn trong tình trạng bị bội chi ngân sách, mức