1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

25 934 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 58,93 KB

Nội dung

ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG3.1 Định hướng cân đối ngân sách giai đoạn 2011-2015 3.1.1 Định hướng thu NSNN giai

Trang 1

ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

3.1 Định hướng cân đối ngân sách giai đoạn 2011-2015

3.1.1 Định hướng thu NSNN giai đoạn 2011 - 2015:

Thu NSNN được hình thành từ 2 nguồn thu chính là từ thuế, chi phí, lệ phí và thu từ tài sản.Tuy nhiên, hiện nay chiếm 90% trong cơ cấu thu NSNN là từ thuế, do vậy để có được mộtnguồn thu ổn định thì Việt Nam phải xây dựng cho mình một cơ cấu thuế hợp lý, phù hợpvới tiềm lực kinh tế xã hội của quốc gia Và chính cơ cấu này cũng sẽ tác động ngược trở lạikinh tế, xã hội của đất nước Qua cải cách thuế bước 1, bước 2, bước 3 hệ thống thuế ViệtNam đã dần tạo ra được nguồn thu hợp lý cho NSNN vừa đảm bảo nguồn thu vừa tạo điềukiện để các doanh nghiệp phát triển

Định hướng của Việt Nam trong thời gian tới và cụ thể là trong giai đoạn 2011 – 2015 xác định thuế thu nhập cá nhân và các nguồn thu nội địa mới chính là nguồn thu chủ yếu của NSNN Do vậy, việc đầu tiên mà Việt Nam cần làm là làm như thế nào để từng

công dân Việt Nam đều biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với công cuộc xâydựng đất nước Từ đó nâng tỷ lệ thu NSNN từ thuế Thu nhập cá nhân đến năm 2015 đạt12% chứ không như những năm trước đây, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 5% Đây cũng lànguồn thu hợp lý được nhiều nước lựa chọn là một trong những nguồn chính của NSNN.Ngoài ra, Chính phủ và quốc hội trong những phiên họp thường niên cũng đã xác định giảmthu NSNN từ các loại thuế như:

+ Đối với thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt Việt Nam xác định đây không

còn là nguồn thu chủ yếu trong NSNN như những năm trước đây (nguồn thu này chiếm xấp

xỉ 20% thu NSNN) Bởi sau gia nhập WTO chúng ta phải đảm bảo nguyên tắc hai bên cùng

có lợi đối với các nước tham gia WTO nên một số mặt hàng xuất nhập khẩu sẽ được miễngiảm thuế, dẫn đến giảm thu Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn để chúng ta không còn dựavào thu từ XNK, Thuế TTĐB để làm nguồn thu chính của NSNN là do nguồn thu này không

ổn định, nó phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới và hiện nay nhà nước Việt Nam vẫn còn bảo

hộ hàng hóa trong nước

Trang 2

+ Thu từ dầu thô hàng năm chiếm khoảng 25% thu NSNN, tuy nhiên trong thời gian tới

khoản thu này sẽ giảm xuống do nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam không phải là

vô tận và nó phụ thuộc vào giá dầu thế giới

+ Thu từ nhà đất cũng sẽ giảm xuống do quỹ đất ngày càng hạn hẹp do thu hồi để đầu tư

các khu Công nghiệp và trong thu hồi đất đai còn phải đền bù để xây dựng các công trìnhcông cộng

Do vậy, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 11 cũng đã dưa ra chỉ tiêu thu NSNN trên GDPtrong giai đoạn 2011 – 2015 sẽ giảm dần, cụ thể năm 2011 thu NSNN chiếm 26% GDP vàdần giảm xuống còn 22% GDP vào năm 2015

Dự toán kế hoạch Thu Ngân sách nhà nước năm 2011:

Để góp phần tăng tính ổn định và bền vững của Ngân sách nhà nước, vừa qua Bộ Tài chính

đã công bố kèm quyết định 3212/QĐ-BTC ngày 08/12/22010 với dự toán thu NSNN năm

2011 là 595,000 tỷ đồng tương đương 26.2% GDP; tính cả 10,000 tỷ đồng thu chuyển nguồnnăm 2010 sang năm 2011 thì tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 605,000 tỷ đồng.Như vậy, thu NSNN năm 2011 tăng 12.7% so với năm 2010 Theo đó dự kiến thu như sau:

+ Thu nội địa: Tổng thu 382,000 tăng 19.3% so với năm 2010 Trong đó, dự toán thu từ khu

vực kinh tế quốc doanh tăng 19.9%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàităng 19.8%; thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 22.2%; thu thuế thunhập cá nhân tăng 23.7% so với ước thực hiện năm 2010

+ Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: Với kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng 10% so với

ước thực hiện năm 2010, nhập siêu không vượt quá 18% kim ngạch xuất khẩu Ngoài ra,trong năm nay dự kiến sẽ thực hiện cắt giảm nhiều dòng thuế để thực hiện các cam kết quốc

tế, làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng trên 2,000 tỷ đồng; đồng thời tiếp tục sử dụng

linh hoạt công cụ thuế để hạn chế nhập siêu (nhất là các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu), hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô Dự toán thu năm 2011 cũng đã tính tới yếu tố đẩy

mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ đọng, cải cách hành chính, thủ tục hải quan và công táckiểm tra sau thông quan, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại

và trốn thuế Như vậy, dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2011 từ hoạt động xuất nhập

Trang 3

khẩu là 180,700 tỷ đồng, tăng 12.4% so với ước thực hiện năm 2010, trong đó thu từ thuếxuất nhập khẩu, thuế TTĐB hàng nhập khẩu là 80,400 tỷ đồng, tăng 12%; dự toán thu từthuế GTGT hàng nhập khẩu là 100,300 tỷ đồng, tăng 12.7% so với ước thực hiện năm 2010.Sau khi trừ đi số chi hoàn thuế theo chế độ năm 2011 dự kiến là 42,000 tỷ đồng, thì dự toánthu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2011 là 138,700 tỷ đồng, tăng 14% sovới ước thực hiện năm 2010.

+ Thu từ dầu thô: dự kiến đạt 69,300 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến sản lượng đạt 14.02 triệu

tấn, giá bình quân đạt 77 USD/thùng

(Xem chi tiết các khoản thu NSNN tại phụ lục 01)

3.1.2 Định hướng Chi NSNN giai đoạn 2011 – 2015:

Đối với các khoản chi NSNN trong giai đoạn 2011 - 2015 Việt Nam cũng định hướng ưu tiên các khoản chi cho Giáo dục đào tạo, hỗ trợ học sinh, sinh viên và phổ cập giáo dục, chăm lo đời sống của bà con dân tộc là chủ yếu Cân đối và có định hướng rõ ràng đối với

các khoản chi đầu tư phát triển, cắt giảm những đầu tư công không hiệu quả, bỏ những dự ánkhông cần thiết, chấm dứt hiện trạng đầu tư dàn trải, phân tán Tuy nhiên, nhà nước phảiquan tâm đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống,…và các côngtrình kinh tế mũi nhọn nhằm xây dựng, cải tạo hệ thống hạ tầng đã xuống cấp, hoạt độngkém hiệu quả Riêng đối với chi cho các đơn vị nhà nước có nguồn thu thì Chính phủ, Bộ tàichính cũng đã ra các văn bản pháp lý khoán kinh phí cho những đơn vị này, lấy thu bù chinhư nghị định số 43/2006/NĐ/CP ngày 25/04/2006 của chính phủ về việc quy định quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm về thự hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối vớiđơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ

về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu nhằm tạo tính chủ động để các đơn

vị cân đối thu chi của mình cho hợp lý

Dự toán Chi NSNN năm 2011:

Bên cạnh kế hoạch thu NSNN năm 2011, Bộ tài chính cũng đã lên dự toán chi NSNN rõràng và được công bố theo nghị định 3212/QĐ-BTC ngày 08/12/2010 Theo đó, năm nay dựkiến chi NSNN khoảng 725,600 tỷ đồng Cụ thể như sau:

Trang 4

+ Về chi thường xuyên , trong năm 2011 chi khoảng 442,100 tỷ đồng, tăng 18.1% so với dự

toán năm 2010, chiếm 60.9% tổng chi ngân sách Nhà nước

+ Riêng chi đầu tư phát triển chiếm 152,000 tỷ đồng, tăng 21.1% (26.500 tỷ đồng) so dự

toán năm 2010, chiếm 20,9% tổng chi ngân sách Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ đảmbảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế

+ Đối với chi trả nợ, viện trợ trong năm 2011, dự kiến 86,000 tỷ đồng, tăng 22.4% so dự

toán năm 2010, chiếm 11.9% tổng chi ngân sách Nhà nước để đảm bảo chi trả các khoản nợtrong và ngoài nước đến hạn

+ Chi trợ giá các mặt hàng chính sách là 1,660 tỷ đồng, tăng 35.6% so dự toán năm 2010.

Chi lương hưu và đảm bảo xã hội là 74,500 tỷ đồng, tăng 9.9% so dự toán năm 2010 Chi sựnghiệp kinh tế là 42,540 tỷ đồng, tăng 58.3% so dự toán năm 2010 Chi sự nghiệp bảo vệmôi trường là 7,250 tỷ đồng, tăng 16.4% so dự toán năm 2010, chiếm 1% tổng chi ngân sách

Nhà nước Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo là 110,130 tỷ đồng, tăng 13.9% so dự toán năm

2010 Chi sự nghiệp y tế là 43,200 tỷ đồng, tăng 30.9% so dự toán năm 2010 Chi sự nghiệp

khoa học và công nghệ là 6,430 tỷ đồng, tăng 24.4% so dự toán năm 2010

(Xem chi tiết các khoản chi NSNN tại phụ lục 01)

3.1.3 Định hướng cân đối NSNN trong giai đoạn 2011 – 2015:

Hiện trạng cân đối thu chi của nước ta trong những năm qua vẫn thường là bội chi với tỷ lệkhoảng từ 5%-7% GDP hàng năm Do vậy việc giảm bội chi, tăng thu NSNN là vấn đề cấp

thiết ảnh hướng đến an ninh tài chính quốc gia Định hướng những năm tới tỷ lệ bội chi

của Việt Nam sẽ dưới 5% GDP, đây là chỉ số được Việt Nam đánh giá là an toàn đối với tài chính quốc gia Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế thì chỉ số này nên ở mức từ 1.5 – 2% GDP.

Năm 2011, ước đoán bội chi NSNN khoảng 120,600 tỷ đồng Đề bù đắp phần bội chi này,chính phủ và quốc hội dự kiến vay trong nước 92,600 tỷ đồng và vay từ nước ngoài khoảng28,000 tỷ đồng và phần bội chi này sẽ dành cho chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Như vậy,ước tính bội chi năm nay là 5.3% GDP, đây là một trong những mục tiêu lớn mà chính phủ

đã đề ra Bên cạnh đó Chính phủ, UB Tài chính – ngân sách cũng yêu cầu thực thi chính

Trang 5

sách tài khoá thận trọng, kiểm soát chặt chẽ thu, chi NSNN và đề ra 08 biện pháp trọng tâmnhằm thực hiện mục tiêu giảm bội chi như sau:

+ Xây dựng chiến lược quản lý nợ công đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, phối hợpđồng bộ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác đảm bảo cácmục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2011

+ Tăng cường công tác thu ngân sách đảm bảo thu đúng, thu đủ theo luật đinh Trong trườnghợp thu NSNN tăng hơn dự kiến ban đầu thì được sử dụng ít nhất 30% để giảm bội chiNSNN

+ Quản lý chặt chẽ chi NSNN, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế chi ngoài dự toán, chivượt thẩm quyền, chi sai quy định của Luật NSNN và các nghị quyết của Quốc Hội

+ Xác định rõ đối tượng ưu tiên đầu tư, tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, cấpbách hoàn thành trong năm 2011 – 2012

+ Thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu, thực hiện chế độ phụ cấp công vụ, phụ cấpthâm niên ngành giáo dục nhằm đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên

+ Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cácđơn vị sự nghiệp công Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với cácloại hình sự nghiệp và tăng cường quản lý đối với các dịch vụ công đã xã hội hóa

+ Quốc hội chấp thuận phát hành thêm 45,000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ để tiếp tụcthực hiện các dự án giao thông, thuỷ lợi và kiên cố hoá kết hợp chuẩn hóa trường lớp học,thực hiện đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khókhăn và xây dựng ký túc xá sinh viên,

+ Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các khoản chi được quản lý qua ngânsách nhà nước, vay về cho vay lại, bảo lãnh vay của Chính phủ, các khoản chi từ các quỹ tàichính Nhà nước, các khoản vay, tạm ứng của các Bộ, chính quyền địa phương Khắc phụctình trạng tạm ứng vốn quá lớn, thời gian tạm ứng vốn quá dài hoặc không quy định cụ thểthời gian phải hoàn trả, nhất là đối với các khoản tạm ứng ngân sách năm sau Quản lý chặtchẽ việc huy động, sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các Tập đoànkinh tế, Tổng công ty nhà nước, kể cả các khoản vay trong và ngoài nước, bảo đảm sử dụngvốn có hiệu quả

Trang 6

Nhận xét về định hướng cân đối ngân sách giai đoạn 2011-2015

Ưu điểm:

- Đối với thu: đã xác định được nguồn thu hợp lý và cơ cấu nguồn thu phù hợp trongtương lai khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển Nhà nước cũng đã xây dựng kếhoạch thu hồi nợ công trong những năm tới giúp phần nào tăng nguồn thu cho NSNN

- Đối với chi: Do Việt Nam là một nước đang phát triển nên cơ cấu chi với tỷ trọng chicho đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng cao là hợp lý

3.2 Kiến nghị về cân đối NSNN trong giai đoạn 2011 – 2015

Để đáp ứng được vấn đề chi NSNN trong khi thu NSNN có hạn thì Việt Nam cần chú trọngmột số vấn đề trong thời gian tới như:

Về thu:

- Đảm bảo duy trì mức động viên ngân sách hợp lý Trên cơ sở xác định mức độ độngviên phù hợp, thực hiện cải cách cơ cấu hệ thống chính sách thuế theo định hướng đảm bảotính hợp lý trong cơ cấu của ba loại thuế cơ bản: thuế thu nhập, thuế tiêu dùng và thuế tài sản(chủ yếu là thuế nhà đất) Trong đó, cần hướng tới việc gia tăng từng bước tỷ trọng cácnguồn thu từ thuế TNCN và từ thuế nhà và đất

- Thực hiện cải cách thuế theo hướng đảm bảo công bằng và xem xét lại mức thuế suấtcủa một số mặt hàng cũng như những trường hợp miễn giảm thuế

- Nâng cao hiệu quả chính sách thuế đới với tài nguyên, đất đai Bởi đây là những nguồntài nguyên có hạn, nếu không có sự hạn chế cũng như có mức thuế phù hợp có thể dẫn đếnnhững trường hợp khai thác trần lan, bất hợp pháp làm giảm nhanh chóng nguồn tài nguyên

- Cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế cũng như giảmđược chi phí trong ngành thuế

Trang 7

Về chi:

- Cần có những dự báo kinh tế chi tiết hơn về sự phát triển kinh tế trong tương lai nhằmđưa ra một cơ cấu chi trong từng năm hợp lý nhất Như nên đưa một số đầu tư công vào lĩnhvực tư nhân để cả nhà nước và nhân dân cùng làm sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư cũng như gópphần kích thích kinh tế phát triển

- Vẫn ưu tiên những khoản chi đầu tư phát triển và chi phát triển con người, an sinh xãhội Tuy nhiên, cần xem xét lại những dự án đầu tư chặt chẽ nhằm phát hiện sớm nhất những

dự án không khả thi, không hiệu quả tránh tình trạng chiếm dụng vốn của NSNN

- Cần minh bạch hơn nữa trong vấn đề thu chi cũng như quản lý NSNN trong thời giantới Đồng thời có những biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm tránh thất thoátnguồn thu

- Nên đưa những khoản giảm thu từ thuế TNCN về chi tiêu thường xuyên trong cơ cấu chi

để giảm tình trạng gian lận nhằm tăng thu cũng như số chi được chính xác hơn

3.3 Hoàn thiện cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

3.3.1 Trong điều kiện bình thường

3.3.1.1 Về phía thu

Để đảm bảo tính bền vững của nguồn thu nhằm tạo sự chủ động trong cân đối NSNN, thờigian tới cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu thu NSNN theo hướng giảm mức độ phụ thuộc vàocác nguồn thu có liên quan đến hoạt động ngoại thương và dầu khí, tăng tỷ trọng các nguồnthu từ hoạt động kinh tế trong nước, đồng thời nâng tỷ trọng thu từ khu vực kinh tế tư nhân/GDP Sự chuyển dịch trên cần thực hiện các biện pháp sau:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và cải cách công tác thu thuế

Hệ thống chính sách thuế cần được hoàn thiện theo hướng mở rộng diện chịu thuế đồng thờivới việc xác định hợp lý các mức thuế suất để đảm bảo được tính công bằng và hiệu quả của

hệ thống thuế, đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập và đảm bảo nguồn thu vững chắccho NSNN

Công tác quản lý thu thuế phải được cải cách theo hướng nâng cao chất lượng, tính chuyênnghiệp và tính pháp lý, chống thất thu có hiệu quả Cần tập trung vào các vấn đề sau: Tăng

Trang 8

cường tuyên truyền giáo dục đối tượng nộp thuế; khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn

về thuế, kế toán thuế, hoàn thiện pháp luật về kế toán; thường xuyên đảy mạnh công tácthanh tra kiểm tra thuế nhằm ngăn ngừa phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạmtrong việc thực hiện các chính sách thuế; đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong quản

lý thuế từ khâu quản lý đối tượng nộp thuế đến kê khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, đối chiếu hóađơn,…;đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao quyền hạn, trách nhiệm và hiệu lực của bộmáy quản lý thuế; khuyến khích và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinhtế

Khai thác nguồn thu từ tài sản công trên cơ sở tăng cường quản lý công sản.

Tăng cường quản lý công sản, dặc biệt là tài nguyên đất, hoàn thiện cơ chế đấu giá, định giáđất đai, tài sản theo hướng thị trường hóa các quan hệ này để đảm bảo tính công khai, minhbạch nhằm khai thác tốt hơn nguồn lực tài chính, từ đó có thể cân đối NSNN theo hướng đầu

tư xây dựng kết hợp với tăng cường bảo dưỡng và vận hành để nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục

vụ chiến lược tăng trưởng

3.3.1.2 Về phía chi

Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ NSNN

Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khixảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công cónghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phácho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phảicắt giảm, thậm chí không đầu tư Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tưcông, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếunhững khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết

Hoàn thiện hệ thống các định mức phân bổ chi tiêu.

Hệ thống định mức cần mang tính định hướng (hướng dẫn) để cho các đơn vị sử dụng ngânsách có thể tự quyết định trong phân bổ chi tiêu, miễn là đạt được hiệu quả, hiệu lực trongphân bổ và sử dụng nguồn lực Hạn chế sử dụng các định mức bắt buộc và chỉ sử dụng trongtrường hợp có thể giám sát việc thực hiện NSNN thực chất là tổng số nguồn lực phân bổ

Trang 9

cho đơn vị thụ hưởng ngân sách để trang trải cho các hoạt động theo yêu cầu, từ đó, đơn vịthụ hưởng có quyền tự chủ trong phân bổ và chi tiêu ngân sách của mình.

Hệ thống các định mức cần cập nhật thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn và linh hoạtcho phụ hợp với sự khác biệt giữa các vùng, địa phương Đồng thời hệ thống định mức cũngnên được xây dựng trên nguồn lực tài chính toàn diện, không phân biệt nguồn trong ngânsách và ngoài ngân sách

Xã hội hóa các khoản đầu tư công

Cần hoàn thiện và đẩy mạnh cơ chế tạo cơ hội để các DNTN tham gia các dự án đầu tưcông, được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư các dự án theo mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước

Nhìn ở góc độ doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bao gồm cả DNNN, DNTN

và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Cùng với nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệpđang ở trên cùng một “con thuyền” Nếu con thuyền đó vững vàng, thì doanh nghiệp, cũngnhư nền kinh tế được hưởng lợi Điều này cũng có nghĩa là, hiệu quả đầu tư nguồn vốn nhànước sẽ không chỉ cho DNNN hưởng lợi, mà là toàn bộ nền kinh tế, trong đó các doanhnghiệp thuộc khu vực tư nhân được hưởng lợi

Cũng phải khẳng định rằng, có những lĩnh vực, ngành nghề DNNN thực hiện tốt hơn, cónhững lĩnh vực thuộc về thế mạnh của DNTN, hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Chính vì vậy, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư, xây dựng các dự án đầu tư không phải là phâncho DNNN hay chia sẻ cho khu vực tư nhân, mà là dựa trên lợi ích cao nhất là hiệu quả kinh

tế của các dự án đầu tư và lợi ích của quốc gia, của nền kinh tế để lựa chọn đối tác thực hiện.Trên quan điểm này, cùng với các cơ chế phân bổ nguồn lực công khai, minh bạch, theonguyên tắc là lợi ích và hiệu quả tổng thể của nền kinh tế, những tồn tại trong xử lý tăng chiđầu tư công, bội chi ngân sách khả năng sẽ được giải quyết

Hơn thế, với cách làm này, việc quản lý của Chính phủ với các dự án đầu tư công sẽ đượcthực hiện tốt hơn khi số lượng các dự án giảm đi, nguồn lực trong dân sẽ được khai thác tối

Trang 10

đa Bài toán tăng trưởng bền vững từ hiệu quả đầu tư sẽ đem lại cơ hội và điều kiện tăngtrưởng bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

3.3.1.3 Về biện pháp cân đối ngân sách

Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường làm đau đầu các chính trị gia giữa một bên là phát triểnbền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế với một bên là nguồn lực có hạn Đòi hỏicác chính trị gia phải lựa chọn để phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triểntrong tương lai Từ sự lựa chọn đó họ đưa ra mức bội chi "hợp lý", bảo đảm nhu cầu tài trợcho chi tiêu cũng như đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mứchợp lý Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệphí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để bù đắp chitiêu; Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sáchkinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia

- Về hoạt động vay nợ trong nước: Để phù hợp với cơ chế chỉ bội chi cho đầu tư phát triển,

cần giảm phát hành các loại trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm và 2 năm, thay vào đó là pháthành trái phiếu chính phủ 5 năm; 10 năm; 20 năm Củng cố và mở rộng thị trường trái phiếuchính phủ và thị trường trái phiếu chính quyền địa phương theo hướng nâng cao tính thanhkhoản của thị trường, mở cữa thị trường trái phiếu thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tưtrên các lĩnh vực trái phiếu đồng hoàn thiện hệ thống thuế đánh vào thu nhập từ trái phiếu.Nhờ đó, Chính phủ sẽ linh hoạt hơn trong việc cân đối nhu cầu vay nợ để bù đắp bội chi

- Về hoạt động vay nợ nước ngoài: Vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi NSNN được thể

hiện qua các khoản vay ưu đãi Do vậy để tăng tính chủ động trong cân đối NSNN, Chínhphủ cần làm hài hòa các thủ tục tiếp nhận các nguồn vốn ODA và tạo điều kiện thuận lợi choviệc thực hiện các chương trình, dự án ODA giữa Việt Nam và các nhà tài trợ Tuy vậy, cơcấu vay lãi này là phải trả nợ nếu về lâu dài không kiểm soát tốt được bội chi NSNN sẽ tănggánh năng về nợ cho chính phủ Vì vậy, hoàn thiện các biện pháp vay nợ để thuận lợi hơnkhi chính phủ thực hiện vay nợ bù đắp bội chi, chứ không khuyến khích tăng bội chi và tăngnhu cầu vay nợ lên Nhà nước cần đảm bảo mức vay nợ trong nước chiếm tỷ trong lớn đểgiảm sự lệ thuộc vào nước ngoài, khai thác được nội lực

Trang 11

Trong thời gian sắp tới, cần phải xác định mối tương quan giữa vay nợ trong nước và vay nợnước ngoài để đảm bảo bù đắp bội chi NSNN đạt hiệu quả nhất

Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu và tìm hiểu nguyên dẫn đến bội chi NSNN để từ đó lựachọn những giải pháp cho phù hợp Chính phủ có thể linh hoạt xử lý bội chi NSNN bằngcách cắt giảm những khoản chi tiêu bất hợp lý, không hiệu quả và phát triển nguồn thu đểgiảm bớt thâm hụt NSNN Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm trong cách quản lý và

sử dụng NSNN, tránh lãng phí và tham nhũng góp làm giảm bội chi NSNN đạt mục tiêutrong năm ngân sách Chính phủ cần nghiên cứu thay đổi phương pháp xác định bội chiNSNN đầy đủ và toàn diện phù hợp với thông lệ quốc tế phản ánh đúng thực chất của bội chiNSNN

3.3.1.4 Về công tác quản lý

Tăng cường công tác kiểm soát bội chi NSNN

Về ngân sách Trung Ương

Chính phủ cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình hơn nữa trong việc kiểm soát bội chiNSNN Vì thực tế một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề bội chi là do sự yếu kémtrong năng lực và trình độ quản lý của bộ máy nhà nước, không phát hiện và xử lý kịp thờinhững trường hợp vi phạm nguyên tắc và dự toán NSNN đã đề ra, nguồn vốn vay bù đắp bộichi chưa sử dụng hiệu quả Vì vậy trong thời gian tới, Chính phủ cần tăng cường rà soát, cắtgiảm những khoản chi tiêu NSNN chưa thật cần thiết và kém hiệu quả, từ đó có sự chuyểnđổi linh hoạt trong chi tiêu NSNN để không làm mất cân đối NSNN, không lãng phí nguồnthu NSNN vào những hoạt động chi không cần thiết, không hiệu quả Nhà nước phải kiểmsoát chặt chẽ ngay từ khâu vay vốn để bù đắp bội chi và sử dụng cho đầu tư phát triển, duytrì mức bội chi cho phép hàng năm do Quốc hội quyết định Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạođiều kiện cho người dân tham gia giám sát, theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ ngân sáchcủa các cấp, các ngành bằng cách Nhà nước phải cung cấp những thông tin chính xác, đầy

đủ và kịp thời cho người dân biết qua các phương tiện truyền thanh, báo chí Có sự phối hợpgiám sát chặt chẽ này sẽ góp phần thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm của người sửdụng và quản lý NSNN

Trang 12

Về ngân sách địa phương

Vấn đề vay nợ ở địa phương cũng phải được kiểm soát và quản lý hiệu quả hơn, không đểtình trạng địa phương còn kết dư ngân sách mà vẫn tiếp tục đi vay nợ Để thực hiện tốt chứcnăng kiểm soát NSNN, Quốc hội cần phải chú trọng ngay từ khâu lập dự toán, cụ thể hóatừng khoản chi và phân chia nguồn thu hợp lý và trong khâu chấp hành và quyết toán NSNNcần có sự đồng tâm nhất trí cao của các Bộ, ngành và địa phương giám sát thực hiện dự toán

đó Bên cạnh đó cần thực hiện triệt để chính sách có thu mới có chi, không để bội chi NSNNtăng quá cao, nếu cần thiết nên giảm tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP dưới mức 5%, ởkhoảng 3-4%, đây sẽ là mức bội chi NSNN tích cực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, phát triển.Đồng thời, tiến tới tiến tới tính toán cân đối các nguồn phát hành trái phiếu, công trái giáodục một cách hiệu quả hơn, nếu chưa thật cần thiết hoặc chưa đủ thủ tục cắt giảm

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nângcao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế Để thực hiện vai trò của mình, nhànước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vàođời sống kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đờisống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa tăngtrưởng kinh tế với giữ gìn môi trường v.v Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát làmột vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối vớiquản lý NSNN nói chung và xử lý bội chi NSNN nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết

Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN

Qua thực trạng phân cấp quản lý NSNN, vấn đề đáng chú ý gây nhiều bất cập làm ảnhhưởng đến sự cân đối tổng thể trong NSNN đó là: NSTW thực hiện cân đối thay cho NSĐPkhi có thiếu hụt xảy ra ở địa phương Sau những ưu điểm, cơ chế này đã tạo cho địa phươngquá bị động và không đảm bảo tính trách nhiệm cũng như minh bạch trong quá trình sử dụng

và quản lý nguồn lực tài chính ở địa phương Vì vậy trong thời gian tới cần khắc phục tìnhtrạng NSTW cân đối thay cho NSĐP trên cơ sở tăng tính chủ động và trách nhiệm của địaphương

Ngày đăng: 04/10/2013, 02:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

PHỤ LỤC 1: BẢNG 1: CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1 BẢNG 1: CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Trang 18)
BẢNG 04: CÂN ĐỐI NGUỒN THU CHI DỰ TOÁN NSTW VÀ NSĐP NĂM 2011 - ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
BẢNG 04 CÂN ĐỐI NGUỒN THU CHI DỰ TOÁN NSTW VÀ NSĐP NĂM 2011 (Trang 19)
BẢNG 03: CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011 - ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
BẢNG 03 CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011 (Trang 19)
BẢNG 05: DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2011 - ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
BẢNG 05 DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2011 (Trang 20)
III Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 138,700 - ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
hu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 138,700 (Trang 21)
BẢNG 06: DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CHI NSTW, CHI NSĐP THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2011THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2011 - ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
BẢNG 06 DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CHI NSTW, CHI NSĐP THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2011THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2011 (Trang 21)
BẢNG 07: CÁC KHOẢN THU QUẢN LÝ QUA NSNN NĂM 2011 - ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
BẢNG 07 CÁC KHOẢN THU QUẢN LÝ QUA NSNN NĂM 2011 (Trang 22)
BẢNG 08: DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THEO LĨNH VỰC NĂM 2011 - ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
BẢNG 08 DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THEO LĨNH VỰC NĂM 2011 (Trang 22)
6 Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn 940 - ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
6 Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn 940 (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w