1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng cân đối ngân sách nhà nước việt nam từ năm 2009 đến năm 2012

25 903 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 863,98 KB

Nội dung

Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 1 Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính của quốc gia và có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Bằng việc quy định các khoản thu và xây dựng các mục đích chi ngân sáchnhà nước đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Đồng thời, quỹ ngân sách nhà nước là khoản tiền quan trọng của quốc gia để đáp ứng nhu cầu chi tiêu nhằm chăm lo về đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Qua đó, ngân sách nhà nước còn là nơi mỗi người công dân thể hiện nghĩa vụ đóng góp, xây dựng đất nước của mình đối với quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước Việt Nam trong nhiều năm vừa qua không ổn định và rơi vào tình trạng mất cân đối, điều này đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế và làm phát sinh các vấn đề xã hội. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để có thể đảm bảo tính cân đối các khoản thu – chi ngân sách. Vì vậy, mỗi quốc gia cần lựa chọn và vận dụng những phương thức khác nhau phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của quốc gia để cân đối ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả của ngân sách đối với nền kinh tế - xã hội của quốc gia. Và đó cũng là lý do tác giả chọn nội dung “Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Thực trạng thu ngân sách nhà nước từ 2009 đến 2012. - Thực trạng chi ngân sách nhà nước từ 2009 đến 2012. - Cân đối ngân sách nhà nước và các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước. Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu Nội dung bài viết xoay quanh vấn đề về thực trạng thu, chi và cân đối ngân sách nhà nước được thu thập tại website của kho bạc nhà nước Việt Nam và tổng cục thống kê. Số liệu thu thập trong bài lấy qua các năm 2009, 2010, 2011 và năm 2012. Ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu, chi ngân sách, và thực trạng cân đối ngân sách và dự toán ngân sách qua các năm. 1.4. Lƣợc khảo tài liệu Theo Huỳnh Thị Cẩm Liên (2011), NSNN được coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, là công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế. Thông qua NSNN, nhà nước huy động các nguồn lực xã hội, phân phối và sử dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội. Vì vậy, việc củng cố, hoàn thiện, lành mạnh hóa hệ thống tài chính quốc gia để phát triển kinh tế là một yếu tố quan trọng quyết định thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Theo Tô Thiện Hiền (2012), trong tiến trình đổi mới nền kinh tế các hình thức thu NSNN ở địa phương đã từng bước thay đổi, điều chỉnh để thực hiện nhiệm vụ tập trung nguồn thu cho NSNN, là công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng của nhà nước. Cùng với quá trình quản lý thu NSNN thì việc quản lý chi NSNN cũng có vị trí rất quan trọng trong quản lý điều hành NSNN góp phần ổn định phát triển kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý thu, chi NSNN vẫn còn nhiều hạn chế bất cập với tình hình thực tế của địa phương và đất nước cần phải tiếp tục điều chính bổ sung. Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 3 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp luận 2.1.1. Khái quát về Ngân sách nhà nƣớc a. Khái niệm Theo Luật NSNN 2002, “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” b. Đặc điểm - Có tính pháp lý - Gồm khoản thu và chi ngân sách - Phục vụ lợi ích chung của nền kinh tế - Được hình thành từ nhiều quỹ khác nhau có các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng: góp phần thu – chi có hiệu quả hơn. c. Chức năng • Chức năng phân phối - Chủ thể phân phối: nhà nước - Đối tượng phân phối: các khoản thu nhập dưới hình thức giá trị - Đặc điểm phân phối: không hoàn trả trực tiếp và dựa trên quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước. • Chức năng giám đốc - Nội dung: + Kiểm tra việc chấp hành các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực tài chính + Kiểm tra quá trình sử dụng vốn của NSNN - Mục đích: + Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN + Phát huy vai trò của NSNN + Hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 4 d. Vai trò • Là công cụ chủ yếu phân bổ nguồn tài chính quốc gia, định hướng phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định. • Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát. • Là công cụ của nhà nước để điều chỉnh thu nhập, giải quyết các vấn đề của XH. • NSNN góp phần tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh. e. Hệ thống ngân sách nhà nƣớc Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp NSNN gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi mỗi cấp ngân sách. Gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. • NSTW gồm các đơn vị dự toán. NSTW cung ứng nguồn tài chính cho các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, QP-AN, hố trợ chuyển giao nguồn tài chính cho NS tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. • NSDP cung ứng tài chính cho nhiệm vụ của chính quyền NN ở địa phương và hỗ trợ chuyển giao tài chính cho chính quyền cấp dưới. Gồm: - NS xã, phường, thị trấn. - NS quận, huyện, thành phố trực thuộc TƯ. f. Phân cấp quản lý NSNN • Khái niệm: Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 5 Phân cấp NSNN là quá trình nhà nước trung ương giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương hoạt động quản lý NSNN. • Nội dung: - Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành chính sách thu, chi NSNN - Giải quyết mối q.hệ vật chất trong việc giao nhiệm vụ thu, chi và cân đối NSNN - Giải quyết mối q.hệ trong quá trình thực hiện thu, chi NSNN 2.1.2. Khái quát về cân đối ngân sách nhà nƣớc a. Thu ngân sách nhà nƣớc  Khái niệm Theo Luật NSNN năm 2002, “Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.”  Đặc điểm - Nguồn tài chính là khoản thu nhập của NN - Thu NSNN nảy sinh trong quá trình phân chia nguồn tài chính quốc gia - Gắn với thực trạng kinh tế và sự vận động của giá cả, lãi suất, thu nhập • Vai trò của thu NSNN - Là công cụ động viên, huy động các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ tiền tệ. - Là công cụ của NN trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế. - Góp phần hướng dẫn và điều tiết hoạt động SXKD - Góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của NN đối với hoạt động SXKD. b. Chi ngân sách nhà nƣớc  Khái niệm Theo Luật NSNN năm 2002, “Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 6 nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật” • Đặc điểm - Chi NSNN gắn với bộ máy NN và nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội và quyền lực xã hội. - Khoản chi NSNN được xem xét trên tầm vĩ mô, không mang tính hoàn trả trực tiếp và gắn với phạm trù giá cả, tiền lương, lãi suất • Vai trò - Là điều kiện để thực hiện nhiệm vụ của NN - Là công cụ để thực hiện vai trò của NSNN - Ngày nay, NN can thiệp vào hoạt động kinh tế ở các nội dung: + Hiệu quả + Công bằng + Ổn định. c. Cân đối NSNN • CĐNSNN là một trong những cân đối vĩ mô quan trọng của nền kinh tế, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi NSNN nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước đã đề ra trong từng lĩnh vực. • Theo Luật NSNN năm 2002, “ Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.” • Mối tương quan giữa thu và chi NSNN trong năm tài chính được thể hiện qua 3 trạng thái sau:  NSNN cân bằng  NSNN bội thu (thặng dư) NSNN.Nguyên nhân là do - Nhà nước đã huy động quá mức cần thiết - Nhà nước không xây dựng chương trình chi tiêu tương ứng với nguồn thu Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 7 - Nền kinh tế thịnh vượng, nguồn thu NSNN dồi dào  NSNN bội chi (thiếu hụt NSNN) Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.  Nguyên tắc cân đối NSNN - NSNN phải được cân đối theo nguyên tắc tổng thu về thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn số chi thường xuyên và dành một phần tích lũy ngày càng cao cho đầu phát triển - NSNN có bội chi thì khoản chi này là khoản chi cho đầu phát triển. Bội chi được bù đắp bằng nguồn vay nợ và viện trợ nước ngoài. - Vay bù đắp bội chi theo nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng mà chỉ sử dụng cho đầu phát triển - Các ngành khi sử dụng khoản vay này phải có kế hoạch thu hồi vốn và đảm bảo CĐNSNN để chủ động trả hết nợ khi đến hạn - Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu. - Nếu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm mà vượt quá khả năng CĐ của NS cấp tỉnh thì chỉ được phép huy động vốn đầu tư, mức dư nợ không quá 30% vốn đầu XDCB hàng năm của NS cấp tỉnh. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Tổng hợp các nội dung trong bài viết thu thập từ Luật ngân sách nhà nước năm 2002, báo cáo ngân sách hàng năm của Kho bạc Nhà nước Việt Nam. 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu a. Phƣơng pháp so sánh tƣơng đối - Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu. Đó là kết quả của việc so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 8 nhưng khác nhau về điều kiện thời gian hay không gian, hoặc giữa hai chỉ tiêu thống kê khác loại nhưng có liên quan đến nhau. - Là kết quả so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau, số tương đối động thái phản ánh hiện sự phát triển của hiện tượng qua thời gian. Công thức: t = 100 0 1 x y y hay t = 0 1 y y t: Số tương đối động thái y 1 : Mức độ kỳ nghiên cứu. y 0 : Mức độ kỳ gốc. b. Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối Số tuyệt đối trong thống kê là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. - Số tuyệt đối thời kỳ: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong độ dài thời gian nhất định. Nó hình thành thông qua sự tích lũy về lượng của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu. - Số tuyệt đối thời điểm: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu vào một thời điểm nhất định. Số tuyệt đối thời điểm chỉ phản ánh tình hình của hiện tượng tại một thời điểm nào đó, trước hoặc sau trạng thái đó hiện tượng đã thay đổi khác. Do vậy, muốn có số tuyệt đối thời điểm chính xác, phải quy định thời điểm hợp lý và phải tổ chức điều tra kịp thời. Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 9 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2012 3.1. Giới thiệu kho bạc nhà nƣớc Việt Nam 3.1.1 Vị trí và chức năng Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nước cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội. 3.1.2. Nhiệm vụ và chức năng - Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định: + Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước; + Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước. - Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: Dự thảo thông và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước; Kế hoạch hoạt động hàng năm của Kho bạc Nhà nước. - Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước. Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 10 - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước. - Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác được giao theo quy định của pháp luật: + Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc Nhà nước; thực hiện hạch toán số thu ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật; + Quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của NSNN, định kỳ công bố tỷ giá hạch toán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ; + Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác do Kho bạc Nhà nước quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Quản lý tài sản quốc gia quý hiếm được giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước. - Được trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. - Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước, các quỹ và tài sản của Nhà nước được giao quản lý, các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa [...]... đồng 3.4 Cân đối ngân sách nhà nƣớc Cân đối ngân sách nhà nước được xác định dựa trên tổng các khoản thu và các khoản chi ngân sách 18 Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 Bảng 3.5 Bội chi ngân sách nhà nƣớc từ 2009 đến 2012 ĐVT Tỷ đồng 2009 442340 2010 558158 2011 674,500 2012 740500 Thu trong nước 269656 353388 Thu từ dầu thô 60500 69170 Thu từ hải quan 105664 130100... 5.500 2012 740.500 494.600 87.000 153.900 5.000 12 Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 800 TỔNG THU 700 600 Thu trong nước 500 400 Thu từ dầu thô 300 Thu từ hải quan 200 100 Thu viện trợ không hoàn lại 0 2009 2010 2011 2012 Biểu đồ 3.1 Nguồn thu ngân sách nhà nƣớc từ năm 2009 đến 2012 2009 2010 2% 23% 1% 24% 49% 61% 14% 26% Thu trong nước Thu trong nước Thu từ dầu... chênh lệch thu và chi ngân sách là 121.500 tỷ đồng Tỷ lệ bội chi so với GDP là 5,3% 19 Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 - Năm 2012 bội chi ngân sách là 162.600 tỷ đồng Tỷ lệ bội chi so với GDP là 4,8% Nhìn chung nguồn thu ngân sách qua các năm không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của quốc gia trong một năm tài khóa Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý kinh tế tài... 2011 796.000 175.000 620.900 100 2012 903.100 180.000 723.000 100 15 Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 1000 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0 2009 2010 2011 2012 TỔNG CHI Chi đầu phát triển Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính Biểu đồ 3.3 Khoản chi ngân sách từ năm 2009 đến 2012 2010 2009 15% 17% 26% 31% 59% 52% Chi... giao và theo quy định của pháp luật 3.2 Thu ngân sách nhà nƣớc từ năm 2009 đến 2012 Thu ngân sách nhà nước bao gồm: thu trong nước, thu từ dầu thô, thu từ hải quan, thu từ viện trợ không hoàn lại Bảng 3.1 Nguồn thu ngân sách nhà nƣớc từ 2009 đến 2012 Đvt: Tỷ đồng 2009 2010 TỔNG THU 442.340 558.158 Thu trong nước 269.656 353.388 Thu từ dầu thô 60.500 69.170 Thu từ hải quan 105.664 130.100 Thu viện trợ... Kho bạc Nhà nước: + Xây dựng cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam; + Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hoá cơ sở vật chất của hệ thống Kho bạc Nhà nước 11 Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 - Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước theo... kết quả xử lý nhằm tạo niền tin đối với công chúng 24 Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tô Thiện Hiền Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020, luận án tiến sĩ kinh tế Trường ĐH Ngân hang TP HCM Huỳnh Thị Cẩm Liên Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ, luận văn thạc... Thu từ dầu thô Thu từ hải quan Thu từ hải quan Thu viện trợ không hoàn lại Thu viện trợ không hoàn lại 2011 2012 1% 1% 21% 21% 15% 63% 12% 66% Thu trong nước Thu trong nước Thu từ dầu thô Thu từ dầu thô Thu từ hải quan Thu từ hải quan Thu viện trợ không hoàn lại Thu viện trợ không hoàn lại Biểu đồ 3.2 Cơ cấu nguồn thu NSNN qua các năm 13 Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm. .. thị trường - Thu từ hải quan được xây dựng trên cơ sở dự kiến kim ngạch xuất khẩu qua các năm + Năm 2010 tăng 24.436 tỷ đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 18,78% + Năm 2011 tăng 13.900 tỷ đồng so 2010, tỷ lệ tăng là 9,65% + Năm 2012 tăng 9.900 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 6,43% - Thu từ viện trợ không hoàn lại: 14 Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 + Năm 2010 khoản thu.. .Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 phương theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Tổ chức thực hiện công tác thống kê kho bạc nhà nước và chế độ báo cáo tài chính theo quy định . thời. Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 9 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 2009. Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012 16 Biểu đồ 3.3. Khoản chi ngân sách từ năm 2009 đến 2012

Ngày đăng: 06/03/2014, 02:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w