Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
269,5 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Cách tăng vốn được nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn là phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá ưu đãi, thậm chí bằng mệnh giá. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường sụt giảm mạnh, giao dịch không sôi động khi triển vọng tăng giá cổ phiếu là không nhiều và nhất là cơ chế giao dịch quyền mua khó khăn nên nhiều nhà đầu tư không muốn thực hiện quyền mua cổ phần và muốn chuyển nhượng. Bên canh đó, sau những vụ đầu tư dàn trải kém hiệu quả của một số DNNN, điển hình là Vinashin, Chính phủ đã yêu cầu rà soát và thu hẹp đầu tư ngoài ngành. Do đó, khi các doanh nghiệp này tăng vốn, các cổ đông có vốn nhà nước (đặc biệt là các DNNN) hoặc không có nguồn lực tài chính hoặc không muốn nâng tỷ lệ sở hữu nên đã thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần của mình. Hình thức chuyển nhượng được thực hiện ở đây chủ yếu là bán đấu giá. Đây là lý do tác giả lựa chọn đề tài : “ Thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các DNNN. Trường hợp cụ thể của HFIC ”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các DNNN. Phạm vi nghiên cứu: Những cuộc bán đấu giá quyền mua cổ phần điển hình của các DNNN và cuộc bán đấu giá quyền mua cổ phần HDBank tại HFIC. 3. Mục đích nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các DNNN. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bán đấu giá quyền mua cổ phần. 1 Chuyên đề tốt nghiệp 4. Bố cục : Đề tài gồm 3 phần: Chương 1 : Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước và quy trình bán đấu giá quyền mua cổ phần. Chương 2 : Thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp cụ thể của HFIC. Chương 3 : Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bán đấu giá quyền mua cổ phần. 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ QUY TRÌNH BÁN ĐẤU GIÁ QUYỀN MUA CỒ PHẦN 3 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1 Doanh nghiệp nhà nước 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý, bảo đảm cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tự do kinh doanh; tự chủ, tự chịu trách nhiệm; bình đẳng trước pháp luật và chính sách nhà nước, ngày 29/11/2005 Quốc hội khóa XI đã thông qua luật Doanh nghiệp (thống nhất), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006, thay thế Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003. Quy định tại Khỏan 22 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2005 phản ánh quan điểm mới của nhà lập pháp về doanh nghiệp nhà nước: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”. Theo đó, các doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước thành lập kể từ ngày 01/07/2006 phải được đăng ký, tổ chứ quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nhà nước, với vai trò là người đầu tư vốn, thực hiện quyền chủ sở hữu tại doanh nghiệp trên nguyên tắc: a) Tách biệt chức năng thực hiện quyền của chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước. b) Phân định rõ việc thực hiện quyền chủ sở hữu với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp. c) Thực hiện thống nhất và tập trung các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu về vốn. d) Bảo tòan và phát triển vốn nhà nước. Các công ty nhà nước đang hoạt động phải tiến hành chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, với lộ trình chuyển đổi không quá bốn năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp có hiệu lực. 4 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.2 Phân loại doanh nghiệp nhà nước Dựa vào hình thức tổ chức pháp lý, có 6 loại doanh nghiệp nhà nước: Công ty nhà nước: Là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu tòan bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy đinh của Luật Doanh nghiệp nhà nước. Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà tòan bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên: là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu tòan bộ vốn điều lệ,được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Công ty cổ phần: trong đó nhà nước là cổ đông có cổ phần chi phối, với tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên: trong đó nhà nước là thành viên có vốn góp chi phối, với tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty. 1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước (các DNNN) và kinh tế tập thể (các hợp tác xã) được xem là hai thành phần kinh tế chủ đạo nên đã nhận được sự quan tâm rất nhiều của nhà nước và mối quan hệ giữa nhà nước với hai thành phần 5 Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế này rất chặt chẽ. Chuyển sang nền kinh tế thị trường định nghĩa xã hội chủ nghĩa, mặc dù đã thực hiện nhiều cải cách kinh kinh tế, những thành phần kinh tế khác (dân doanh, đầu tư nước ngoài ) dần được tham gia và có vai trò tích cực hơn, nhưng kinh tế nhà nước, nhất là các DNNN vẫn được xem nhân tố nòng cốt trong kinh tế nhà nước, thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Vai trò của DNNN: o Giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế. o Là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô. o Là lực lượng nòng cốt để khu vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, các DNNN phải : o Chi phối được sự phát triển trong các lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa đối với sự phát triển và ổn định của đất nước. o Là động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp khác. o Là nguồn lực vật chất chủ yếu của nhà nước. o Là mẫu mực trong việc giải quyết các chính sách xã hội như việc làm, trợ cấp xã hội. 1.2 Quyền mua cổ phần ( RIGHTS) 1.2.1 Khái niệm quyền mua cổ phần Quyền mua cổ phần (hay quyền ưu tiên mua trước) là một dạng chứng khóan phái sinh. Quyền mua cổ phần là quyền ưu tiên mua trước dành cho các cổ đông hiện hữu của một công ty cổ phần được mua một số lượng cổ phần trong một đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty tại một mức giá xác định thấp hơn mức giá chào mời ra công chúng và trong một thời hạn nhất định đôi khi chỉ vài tuần. 6 Chuyên đề tốt nghiệp “Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định” (Trích Luật Chứng Khoán số 70/2006/QH 1 ) Mỗi một cổ phần đang lưu hành được đi kèm một quyền. Số lượng quyền cần thiết để mua một cổ phần mới sẽ được quy định tùy theo đợt phát hành. Các công ty thường sử dụng một phương pháp đơn giản để xác định số lượng quyền cần để mua một cổ phần mới như sau: Số lượng quyền cần để mua 1 cổ phần mới = số lượng cổ phần cũ đang lưu hành / số lượng cổ phần mới. Trong đó: số lượng cổ phần mới = mức vốn cần huy động / giá phát hành Ví dụ: Giả sử một công ty có 1 triệu cổ phần đang lưu hành và muốn phát hành thêm 50.000 cổ phần mới, mỗi cổ đông hiện đang nắm giữ một cổ phần của công ty được quyền mua cổ phần mới phát hành thêm với giá 15.000 đồng/cổ phần. Một triệu quyền sẽ được phát hành tương ứng kèm theo một triệu cổ phần đó. Công ty không muốn bán nhiều hơn 50.000 cổ phần, vì vậy tỷ lệ thực hiện quyền mua cổ phần của nhà đầu tư là: 1.000.000 cổ phần / 50.000 cổ phần = 20 Hay sở hữu 20 cổ phần cũ tương ứng có 20 quyền mua sẽ được mua một cổ phần mới với giá là 15.000 đồng/cổ phần. 1.2.2 Đặc điểm Quyền mua cổ phần là quyền dành cho các cổ đông hiện hữu 7 Chuyên đề tốt nghiệp Đây là quyền ưu đãi dành cho những những người đang nắm giữ cổ phiếu công ty. Trong trường hợp này, các cổ đông hiện hữu không cần tham gia đấu giá để mua thêm thêm số lượng cổ phần phát hành thêm nhằm duy trì tỷ lệ cổ phần đang nắm giữ. Do đó, quyền mua cổ phần là công cụ được phát hành nhằm mục đích khuyến khích các nhà đầu tư hiện hữu thực hiện quyền của mình, và từ đó cũng giúp công ty huy động vốn nhanh chóng hơn. Quyền mua cổ phần là một công cụ ngắn hạn và có thể chuyển nhượng. Thực tế ở Việt Nam, quyền mua cổ phần thường gắn liền với một thời gian thực hiện quyền cụ thể thường là từ 2 đến 4 tuần. Do vậy, trong thời gian này, nếu nhà đầu tư muốn thực hiện quyền của mình thì có thể đến tổ chức phát hành để đăng ký mua số lượng cổ phần phát hành thêm tương ứng với số quyền mua của mình. Nếu không muốn thực hiện quyền, người nắm giữ quyền có thể chuyển nhượng cho các tổ chức hay cá nhân khác có nhu cầu mua cổ phần trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá chuyển nhượng sẽ do người mua và người bán thỏa thuận với nhau, giá có thể lên hoặc xuống trong khoảng thời gian chào bán, do giá thị trường của cổ phiếu tăng hoặc giảm. Sau ngày đăng ký cuối cùng, quyền mua cổ phần sẽ không còn giá trị. Giá xác định trên quyền mua cổ phần thường thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu. Mức giá phát hành trong tất cả các dạng quyền mua cổ phần đều thấp hơn mức giá hiện hành của cổ phiếu vào thời điểm quyền được phát hành. Sở dĩ giữa giá thị trường và giá đăng ký có một sự chênh lệch đáng kể là vì hai lý do. Thứ nhất, đây là quyền dành cho các cổ đông hiện hữu và là công cụ khuyến khích các cổ đông này tiếp tục đầu tư vào công ty, do đó mức chênh lệch đáng kể này làm tăng tính hấp dẫn của đợt phát hành. Thứ hai, là do giá cả cổ phiếu trên thị trường biến động mỗi ngày, rủi ro có thể xảy ra khi giá thị trường giảm trong thời hạn phát hành quyền và điều đó 8 Chuyên đề tốt nghiệp có thể phá hoại sự thành công của đợt phát hành. Do đó tổ chức phát hành thường đưa ra mức giá thấp hơn giá trên thị trường. Thường thì sau ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền mua cổ phần của nhà đầu tư, giá giao dịch cổ phần trên thị trường sẽ được điều chỉnh theo bình quân của mức giá thị trường vào ngày đăng ký cuối cùng và giá mua cổ phần được quy định trên quyền mua. Tác động đòn bẩy của quyền mua cổ phần cũng được thể hiện khá rõ trong trường hợp nhà đầu tư mua quyền ưu tiên mua cổ phần thay vì mua cổ phần trên thị trường giao ngay với cùng một số vốn đầu tư. Nếu giá cổ phần trên thị trường giao ngay thay đổi sẽ làm cho giá quyền ưu tiên mua cổ phần thay đổi ở cùng một giá trị. Như vậy, việc giao dịch nhiều quyền ưu tiên mua trước có thể làm cho phần thu nhập của nhà đầu tư tăng lên đáng kể hay giảm đi đáng kể so với việc mua cổ phần trên thị trường giao ngay. 1.2.3 Lợi thế của việc phát hành quyền mua cổ phần Quyền mua cổ phần bảo vệ các cổ đông hiện hữu trong việc chia phần lợi nhuận và vốn thặng dư tương xứng với giá trị cổ phần mà họ làm chủ. Chính công ty cũng được hưởng lợi nhờ phát hành quyền mua cổ phần, cổ phiếu mới của công ty được chấp nhận dễ dàng hơn. Các nhà đầu tư khi đã là cổ đông của công ty thì đương nhiên có sự thẩm định lạc quan về công ty. Do đó họ sẽ chấp nhận mua cổ phiếu mới phát hành thêm. Các cổ phiếu được mua theo quyền mua cổ phần sẽ được hưởng một giới hạn biên tế mua chịu thấp hơn. Phát hành quyền mua cổ phần sẽ có tác dụng làm giảm hoặc tránh khỏi áp lực đi xuống của thị giá cổ phiếu mỗi khi phát hành cổ phiếu mới. 9 Chuyên đề tốt nghiệp Phí phát hành quyền mua cổ phần sẽ thấp hơn chi phí phát hành cổ phiếu thường bán cho đại chúng. Người giám đốc tài chính có nhiều điểm lợi thực tế trong vấn đề này vì việc phát hành quyền mua cổ phần là một hình thức tách cổ phần gián tiếp, nó sẽ làm cho thị giá cổ phần xuống thấp hơn giá vừa đúng của nó. Nhưng tách cổ phần sẽ làm tăng số lượng cổ đông của công ty bằng cách đem giá đơn vị xuống ở mức thấp dễ bán hơn. Ngoài ra, cổ đông còn hy vọng được chia lợi tức cổ phần nhiều hơn nhờ sự tách cổ phần. Hiệu quả của việc phát hành quyền mua cổ phần làm tăng cường quy mô đầu tư của các cổ đông hiện hữu làm tăng nguồn vốn đầu tư cho công ty. 1.2.4 Thực hiện quyền mua và thủ tục thực hiện quyền Thực hiện quyền mua Khi nhận được thông báo phân phối quyền mua và chứng nhận quyền mua từ tổ chức phát hành, các cổ đông nhận quyền mua có thể theo một trong 3 cách: 1. Thực hiện quyền mua: Điền vào mẫu đăng ký mua cổ phiếu mới và gửi kèm chứng nhận quyền mua cùng với tiền mua cổ phiếu đến đại lý bảo lãnh phát hành cổ phiếu mới (trường hợp tổ chức phát hành có đại lý bảo lãnh phát hành cổ phiếu). Như vậy, cổ đông có thể duy trì được tỷ lệ lợi ích trong công ty. 2. Bán quyền mua: Vì chứng chỉ quyền mua là chứng khoán giao dịch được nên cổ đông có thể bán quyền mua trên thị trường thứ cấp và thu lãi từ giá thị trường (mặc dù bằng cách bán quyền, cổ đông đã từ bỏ bất kỳ lợi nhuận tiềm năng có thể có từ việc thực hiện quyền và sở hữu cổ phiếu). 10 [...]... khoán bán đấu giá: Quyền mua cổ phần Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM 3 Số lượng quyền mua cổ phần bán đấu giá: 14851604 quyền mua (tương đương số lượng cổ phần mới được mua là 4.306.965 cổ phần) 4 Đặc điểm của quyền: 4 quyền mua được mua 1,16 cổ phần mới với giá 10.000 đồng /cổ phần 5 Giá khởi điểm: 110 đồng /quyền mua cổ phần 6 Điều kiện tham dự đấu giá: Tất cả các nhà đầu tư đáp ứng điều kiện tại. .. biết giá hoặc giá trị thường thay đổi Trong một số trường hợp, có thể tồn tại một mức giá tối thiểu hay còn gọi là giá sàn; nếu sự ra giá không đạt đến được giá sàn, món hàng sẽ không được bán (nhưng người đưa món hàng ra đấu giá vẫn phải trả phí cho nơi người phụ trách việc bán đấu giá) 1.3.2 Quy trình bán đấu giá quyền mua cổ phần Quy trình bán đấu giá quyền mua cổ phần cũng tương tự quy trình bán đấu. .. của cổ phiếu Giá trị lý thuyết của quyền mua cổ phần được xác định như sau: Gọi : - Q: là giá trị lý thuyết của quyền mua cổ phần - G: là giá trị thị trường của một cổ phiếu cũ - g : là giá phát hành của một cổ phiếu mới - n : số cổ phiếu cũ - m: số cổ phiếu mới phát hành Ta có: - Giá thị trường của n cổ phiếu cũ : n x G - Giá phát hành của m cổ phiếu mới : m x g - Giá trung bình của một cổ phiếu( sau... 13 14 Giá trúng bình quân Giá trúng thấp nhất Tổng số lượng cổ phần bán được Tổng giá trị cổ phần bán được 150 150 50.000 7.500.000 Bảng 2 : Kết quả bán đấu giá quyền mua cổ phần MSB của VOSCO Mới đây, Công ty TNHH Một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC thông báo bán đấu giá 2.946.833 quyền mua cổ phần Ngân hàng TMCP Á Châu (tương đương số lượng cổ phần mới được mua là 589.366 cổ phần) với giá khởi... trung gian (các công ty chứng khoán) bán đấu giá, hoặc tự tổ chức đấu giá tại công ty, hoặc thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán + Việc bán thỏa thuận chỉ được thực hiện sau khi tổ chức đấu giá công khai nhưng chỉ có một người đăng ký mua và phải đảm bảo giá bán sát với giá thị trường tại thời điểm bán Do không có quy định nào về giá trị tính theo mệnh giá của quyền mua cổ phần, HFIC đã liên... quyền mua cổ phiếu với giá bán bằng 0 (công ty phát cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu) có nghĩa g = 0: 1.3 Quy trình bán đấu giá quyền mua cổ phần 1.3.1 Khái niệm Đấu giá 13 Chuyên đề tốt nghiệp Đấu giá là một quá trình mua và bán bằng cách đưa ra món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người ra giá cao nhất Về phương diện kinh tế, một cuộc đấu giá là phương pháp xác định giá trị của. .. Sơn - Sông Hinh Đây là lần đầu tiên quyền mua cổ phần được đưa ra đấu giá trên thị trường chứng khóan Việt Nam Giá khởi điểm của phiên đấu là 500 đồng /quyền mua và số lượng quyền đặt mua tối thiểu 1.000 quyền mua Theo đó, cứ 10 quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới với giá 36.000 đồng /cổ phiếu Mục đích của việc đấu giá quyền mua lần này là để EVN lấy vốn đầu tư vào các dự án nguồn điện mới để đáp ứng đủ... hồi là việc HFIC thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần được xem tương tự HFIC chuyển nhượng khỏan cổ phần được mua, nên tổng giá trị tính theo mệnh giá sau khi HFIC chuyển nhượng quyền mua và nhà đầu tư thực hiện quyền là 43.07 tỷ đồng Theo hướng dẫn của HOSE, căn cứ thông tư 117/2010 TT-BTC việc bán quyền mua cổ phần HDBank sẽ phải thực hiện đấu giá qua HOSE HFIC trao đổi với HDBank HFIC trao đổi... nghiệp + Trả lại tiền đặt cọc cho các tổ chức và cá nhân đã đăng ký đấu giá và gửi phiếu đấu giá hợp lệ nhưng không mua được cổ phần + Chuyển số tiền đặt cọc của các tổ chức, cá nhân đã đăng ký nhưng từ bỏ quyền mua (một phần hoặc toàn bộ) vào tài khoản của doanh nghiệp 1.3.3 Lợi ích của các bên tham gia trong cuộc đấu giá Đối với các DNNN Thực hiện đấu giá quyền mua cổ phần, các DNNN đã đảm bảo được tính... nhận với đại lý Bước 5 : Thực hiện đấu giá -Trưởng ban đấu giá công bố thông tin chủ yếu về cuộc đấu giá -Thành viên Ban đấu giá mở hòm phiếu, phân loại phiếu đấu giá hợp lệ và nhập phiếu đấu giá hợp lệ vào hệ thống -Ban đấu giá xác định giá đấu thành công, giá đấu thành công bình quân và lập báo cáo kết quả đấu giá và lập biên bản đấu giá 16 Chuyên đề tốt nghiệp -Trưởng Ban đấu giá đọc công bố công khai . điển hình của các DNNN và cuộc bán đấu giá quyền mua cổ phần HDBank tại HFIC. 3. Mục đích nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các DNNN. . hợp cụ thể của HFIC ”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các DNNN. Phạm vi nghiên cứu: Những cuộc bán đấu giá quyền mua cổ phần. phần. Chương 2 : Thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp cụ thể của HFIC. Chương 3 : Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bán đấu giá quyền mua cổ phần. 2 Chuyên