- Địa điểm tổ chức đấu giá: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÁN ĐẤU GIÁ QUYỀN MUA CỔ PHẦN
ĐẤU GIÁ QUYỀN MUA CỔ PHẦN
3.1. Chiến lược phát triển chứng khóan Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011-2020 đã được Ủy ban Chứng khoán xây dựng và trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, nhằm định hướng phát triển thị trường chứng khoán theo một quỹ đạo an toàn và bền vững hơn.
Sau những thành tựu nổi bật đã đạt được trong 10 năm qua, việc nhận diện hạn chế và xây dựng một chiến lược phát triển thị trường chứng khoán cho giai đoạn tới là điều cần thiết, khi thị trường chứng khoán có vẻ như đã đạt tới những ngưỡng cuối cùng theo định hướng phát triển trước đây. Sự phát triển mạnh trải theo bề rộng của thị trường chứng khoán, sự phát triển về lượng trong giai đoạn 2000-2010 đã giúp thị trường chứng khoán thăng hoa và sẽ tạo đà cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thập kỷ sắp tới nếu tìm được đúng điểm nhấn. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới vì vậy, vừa phải kế thừa những nội dung tốt nhằm duy trì sự phát triển này, mặt khác, phải xác định các điểm đột phá nhằm thúc đẩy sự phát triển theo một định hướng mới căn bản hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của cả nền kinh tế
Điểm đột phá của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2011-2020 chính là sự phát triển về chất của thị trường chứng khoán. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm 2020, tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư...
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bán đấu giá quyền mua cổphần phần
Như đã phân tích ở trên, do chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh nên sẽ khiến nhà đầu tư cảm thấy lo lắng khi đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh, vì tuy lợi ích của nó là không thể phủ nhận nhưng ngược lại tác hại của nó cũng khôn lường nếu không có khung pháp lý hoàn chỉnh và các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Dựa trên cơ sở nghiên cứu luật về thị trường chứng khoán phái sinh của các nước trên thế giới kết hợp kinh nghiệm ở nước ta trong thời gian qua, để từng bước xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường chứng khoán phái sinh. Vì vậy hoàn thiện khung pháp lý là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh nói chung, cũng như bán đấu giá quyền mua cổ phần nói riêng.
Hiện tại UBCK Nhà nước vẫn là một cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, cho nên đối với nhiều kiến nghị của DNNN về những vấn đề liên quan đến bán đấu giá cổ phần lên Uỷ ban, Uỷ ban không có quyền trả lời trực tiếp mà phải chuyển các kiến nghị đó lên Bộ Tài chính. (Giống như ví dụ của HFIC về vấn đề “ giá trị tính theo mệnh giá”).Và DNNN phải chờ đợi rất lâu phản hồi chính thức từ Bộ Tài chính. Thiết nghĩ Chính phủ nên nghiên cứu mở rộng thêm quyền hạn đối với UBCK Nhà nước. Để cho Ủy ban kiểm soát và điều tiết thị trường một cách hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, kịp thời phản ứng với diễn biến trên thị trường, tạo sự tin tưởng nơi DNNN cũng như các nhà đầu tư.
3.2.2 Nâng cao kiến thức của nhà đầu tư
Để nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn về quyền mua cổ phần, xác định được lợi nhuận và rủi ro khi tham gia đấu giá, thì nhà đầu tư cần nâng cao kiến thức của mình về quyền mua cổ phần nói riêng và công cụ phái sinh nói chung.
Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh nói riêng là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có kiến thức, trình độ chuyên môn cao. Nhưng các chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh ở nước ta hiện nay còn quá ít, vẫn còn thiếu chuyên gia am hiểu sâu về sản phẩm phái sinh. Do đó, cần phải nâng
cao trình độ nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, phải gắn kết với hoạt động mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn, xây dựng chính sách phát triển và quản lý thị trường. Cho nên, nhà đầu tư phải không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn của mình để có thể nắm bắt được cơ hội, mang lại lợi nhuận khi đầu tư cũng như tham gia đấu giá.
3.2.3 Tăng cường quảng bá thông tin
Ngoài việc công bố thông tin bắt buộc, DNNN nên tăng cường quảng bá thông tin về cuộc đấu giá cũng như doanh nghiệp phát hành thêm cổ phần mới.
Một thực trạng hiện nay là có những doanh nghiệp ở thời điểm đấu giá nhà đầu tư vẫn chẳng biết nhiều về đơn vị, ngoài một số thông tin công bố theo yêu cầu nên nhà đầu tư không dám mạnh dạn tham gia đấu giá, dẫn đến số lượng nhà đầu tư tham gia không nhiều. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của việc quảng bá thông tin đến công chúng đầu tư. Nhưng tình trạng này cũng có lý do là chi phí dành cho hoạt động quảng bá thông tin bị hạn chế. Do đó, các DNN cần có phương án công bố thông tin phù hợp, vừa đưa thông tin đến nhà đầu vừa tiết kiệm được chi phí.
Bên cạnh đó các DNNN cần minh bạch hệ thống thông tin, báo cáo tài chính đến nhà đầu tư.
3.2.4 Một số kiến nghị khácĐịnh giá quyền mua thích hợp Định giá quyền mua thích hợp
Như trên đã phân tích, bối cảnh thị trường và việc xác định giá khởi điểm có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thành công hay thất bại của những cuộc đấu giá. Do đó, muốn có được kết quả tốt, các DNNN cần phải định xây dựng giá khởi điểm hợp lý, căn cứ theo tình hình của thị trường và cũng để cho nhà đầu tư cảm thấy hấp dẫn và tham gia.
Các DNNN có thể thuê những tổ chức định giá có uy tính và chuyên môn tốt để định giá quyền mua và đưa ra giá khởi điểm phù hợp. Tuy nhiên, việc làm này cũng sẽ tốn một khỏan chi phí không nhỏ.
Rút ngắn thời gian tổ chức đấu giá
Vì đặc trưng của quyền mua cổ phần là một công cụ ngắn hạn, nên thời gian chuyển nhượng nó cũng không lâu. Do đó, nếu thời gian tổ chức đấu giá kéo dài, các DNNN sẽ khó khăn trong việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần. Mặt khác, vì giá khởi điểm đã được định giá từ trước đó, nên nếu rút ngắn được thời gian tổ chức đấu giá thì cũng giảm được tác động không tốt từ thị trường.