7. Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
2.2.1 Tình hình chung về bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các DNNN
Dù ra đời trong một khoảng thời gian không ngắn - 10 năm nhưng đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn vắng bóng các sản phẩm tài chính phái sinh. Những thuật ngữ như quyền chọn, chứng quyền, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai…dường như còn khá xa lạ với đa số nhà đầu tư trên TTCK. Là một dạng chứng khoán phái sinh nhưng giao dịch quyền mua trên TTCK Việt Nam hiện diễn ra rất hạn chế.
Ngày 26/10/2007, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã thực hiện bán đấu giá 75 triệu quyền mua cổ phần của Công ty Cổ phấn Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh. Đây là lần đầu tiên quyền mua cổ phần được đưa ra đấu giá trên thị trường chứng khóan Việt Nam. Giá khởi điểm của phiên đấu là 500 đồng/quyền mua và số lượng quyền đặt mua tối thiểu 1.000 quyền mua. Theo đó, cứ 10 quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới với giá 36.000 đồng/cổ phiếu.
Mục đích của việc đấu giá quyền mua lần này là để EVN lấy vốn đầu tư vào các dự án nguồn điện mới để đáp ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Vào thời điểm này, EVN đang nắm giữ 60% cổ phần Vĩnh Sơn - Sông Hinh. Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, cổ phiếu Thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh là một trong số các cổ phiếu ngành điện có sức hút lớn nhất với các nhà đầu tư trong và ngoài nước do Nhà máy thuỷ điện này nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc đảm bảo nước cho sản xuất điện và nhu cầu điện năng tăng cao. Vì vậy, khối lượng nhà đầu tư và tổ chức đăng ký tham gia đấu giá rất đông. Tổng số nhà đầu tư tham gia đấu giá lần này là 323, trong đó có 311 cá nhân và 12 tổ chức. Tổng khối lượng đăng ký mua
lên mức 243.107.800 quyền mua, tức là gấp hơn 3 lần lượng chào bán, 75.000.000 quyền mua.
1 Tổng số lượng cổ phần đưa ra đấu giá 75.000.000
2 Số cổ phần người nước ngoài được phép mua 75.000.000
3 Mệnh giá 0
4 Giá khởi điểm 500
5 Tổng số nhà đầu tư đăng ký tham gia 323
6 Tổng khối lượng đăng ký mua 243.107.800
7 Khối lượng đặt cao nhất 75.000.000
8 Khối lượng đặt thấp nhất 1.000 9 Giá đặt cao nhất 1.700 10 Giá đặt thấp nhất 500 11 Giá trúng cao nhất 1.700 12 Giá trúng bình quân 1.600 13 Giá trúng thấp nhất 1.600 14 Tổng số lượng cổ phần bán được 75.000.000 15 Tổng giá trị cổ phần bán được 120.012.000.000
Bảng 1 : Kết quả bán đấu giá quyền mua cổ phần Cty Vĩnh Sơn-Sông Hinh của EVN
Cung vượt xa cầu
Một thống kê từ số liệu của UBCKNN, tính trong năm 2010 có khoảng 4,55 tỷ cổ phiếu được phát hành thêm để huy động vốn, kèm theo đó là số lượng lớn các quyền mua ưu đãi đối với cổ đông hiện hữu. Phát hành cho cổ đông hiện hữu với giá ưu đãi, thậm chí bằng mệnh giá là một trong những cách tăng vốn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường sụt giảm mạnh, giao dịch không sôi động khi triển vọng tăng giá cổ phiếu là không nhiều và nhất là cơ chế giao dịch quyền mua khó khăn nên nhiều nhà đầu tư không muốn thực hiện quyền mua và muốn chuyển nhượng.
Mặt khác, trước sức ép tăng vốn theo lộ trình quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần phải thực hiện tăng vốn làm
nguồn cung cổ phiếu tăng lên đột biến. Không ít cổ đông của các ngân hàng này là doanh nghiệp hoặc đơn vị có vốn nhà nước. Sau những vụ đầu tư dàn trải kém hiệu quả của một số DNNN, điển hình là Vinashin, Chính phủ đã yêu cầu rà soát và thu hẹp đầu tư ngoài ngành. Do đó, khi các ngân hàng tăng vốn, các cổ đông có vốn nhà nước (đặc biệt là các DNNN) hoặc không có nguồn lực tài chính hoặc không muốn nâng tỷ lệ sở hữu nên đã thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần của mình.
Các tổ chức công bố thông tin chuyển nhượng lượng lớn quyền mua như Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO). Ngày 19.10.2010, VOSCO thực hiện đấu giá quyền mua CP của Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) trong đợt phát hành tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng. VOSCO thực hiện đấu giá toàn bộ quyền mua thêm trên 4,15 triệu CP MSB với giá khởi điểm là 150 đồng/quyền mua 1 cổ phiếu. Kết quả,tổng số lượng quyền mua được bán là 50.000 được bán với giá 150đ/quyền và cũng chỉ có 4 nhà đầu tư cá nhân tham gia cuộc đấu giá này. Như vậy, một khối lượng lớn quyền mua không chuyển nhượng được.
1 Tổng số lượng cổ phần đưa ra đấu giá 34.017.368
2 Số cổ phần người nước ngoài được phép mua 34.017.368
3 Giá khởi điểm 150
4 Tổng số nhà đầu tư đăng ký tham gia 4
5 Tổng khối lượng đăng ký mua 50.000
6 Khối lượng đặt cao nhất 20.000
7 Khối lượng đặt thấp nhất 5.000
8 Giá đặt cao nhất 150
9 Giá đặt thấp nhất 150
11 Giá trúng bình quân 150
12 Giá trúng thấp nhất 150
13 Tổng số lượng cổ phần bán được 50.000
14 Tổng giá trị cổ phần bán được 7.500.000
Bảng 2 : Kết quả bán đấu giá quyền mua cổ phần MSB của VOSCO
Mới đây, Công ty TNHH Một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC thông báo bán đấu giá 2.946.833 quyền mua cổ phần Ngân hàng TMCP Á Châu (tương đương số lượng cổ phần mới được mua là 589.366 cổ phần) với giá khởi điểm 2.000 đồng /quyền mua cổ phần. Đặc điểm của quyền : 5 quyền mua được mua 01 cổ phần mới với giá 10.000 đồng/cổ phần.
Đấu giá không thành công
Thế nào là đấu giá không thành công? Có những câu trả lời khác nhau, căn cứ theo khối lượng bán được, theo mức giá thu …. Nhưng với những cuộc đấu giá cổ phần chỉ có một nhà đầu tư đăng ký, hay chỉ đếm chưa kín 10 đầu ngón tay, hoặc lượng đặt mua không bằng phần lẻ chào bán… thì khẳng định được rằng đó là thất bại.
Bên cạnh những cuộc bán đấu giá quyền mua thành công như của EVN thì vẫn còn rất nhiều những cuộc đấu giá không thành công hay thậm chí bị hủy, do không có nhà đầu tư nào đăng ký. Điển hình là đợt bán đấu giá quyền mua cổ phần của HFIC tại Ngân hàng Việt Á. Trong đợt tăng vốn cổ phần từ hơn 1.631,8 tỷ đồng lên 3000tỷ đồng,Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) phát hành thêm 26.108 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông theo tỉ lệ 16%,với giá bán 10.000đ/CP (sở hữu 10 CP sẽ được mua 1.6 CP mới). HFIC đưa ra mức giá khởi điểm khá thấp:43đ/quyền mua trong đợt đấu giá cổ phần phát hành thêm tại ngân hàng này. Số quyền mua được đưa ra đấu giá 3.827.428 quyền mua(tương đương số lượng cổ phần mới được mua là 612.388 cổ phần), thời gian thực hiện đấu giá là 12.11.2010. Tuy nhiên, đến 16h00 ngày 4/11/2010, kết thúc thời hạn đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc mua
quyền mua cổ phần của HFIC tại VietABank, nhưng không có nhà đầu tư nào tham gia đăng ký.Theo Điều 13 Quyết định số 26/2010/QĐ-SGDHCM ngày 21/10/2010 về việc ban hành quy chế bán đấu giá quyền mua nói trên, do không đủ điều kiện để tổ chức đấu giá nên cuộc đấu giá được coi là không thành.
Hay mới đây,16h00 ngày 18/03/2011, kết thúc thời hạn đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc mua quyền mua cổ phần của Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi, có 01 nhà đầu tư tham gia đăng ký. Theo Điều 13 Quyết định số 02/2010/QĐ-SGDHCM ngày 08/03/2011 về việc ban hành Quy chế bán đấu giá quyền mua cổ phần phát hành thêm của cổ đông Nhà nước tại Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4, do không đủ điều kiện để tổ chức đấu giá nên cuộc đấu giá được coi là không thành.
Trở lại trường hợp chuyển nhượng của VOSCO, với khối lượng đăng ký mua chỉ là 50.000 quyền, trong khi số quyền mua mà doanh nghiệp muốn chuyển nhượng lên đến 34.017.368 quyền, số lượng đăng ký mua chỉ chiếm 0.147 % lượng chào bán và cũng chỉ có 4 nhà đầu tư tham gia.
Nguyên nhân dẫn đến sự không thành công của những cuộc đấu giá : Thứ nhất, sự thành công của cuộc đấu giá trước hết phụ thuộc vào chất lượng nguồn hàng. Thứ hai, bối cảnh thị trường và mức giá khởi điểm có ảnh hưởng lớn tới kết quả đấu giá. Thứ ba, nguồn cung thời điểm này tăng cao, trong khi nguồn vốn hạn chế.