HFIC làm việc với các bên liên quan

Một phần của tài liệu Thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các DNNN. Trường hợp cụ thể của HFIC (Trang 29)

7. Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

2.2.2.1 HFIC làm việc với các bên liên quan

Để hội nhập kinh tế thế giới, các ngân hàng trong nước phải tăng vốn theo lộ trình quy định đưa ra tại Nghị định 141/2006/NĐ – CP. Trong bối cảnh đó, HDBank đang hoàn thành lộ trình tăng vốn nhằm nâng cao tiềm lực tài chính, thực hiện chiến lược trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Theo đó, lộ trình tăng vốn của HDBank sẽ chia hai đợt. Đợt đầu tăng từ 1.550 tỷ đồng lên 2.000

tỷ đồng. Đợt 2 tăng vốn lên thành 3.500 tỷ đồng. Lộ trình tăng vốn sẽ được tiến hành cụ thể thông qua việc chào bán 145 triệu cổ phiếu ra công chúng theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Cổ phiếu được chào bán làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một chào bán 45 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Giai đoạn hai chào bán 100 triệu cổ phiếu, trong đó chào bán 95 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và 5 triệu cổ phiếu cho cán bộ nhân viên HDBank.

Tóm tắt phương án phát hành giai đoạn 1 của HDBank:

o Tăng vốn điều lệ từ 1550-2000 tỷ đồng dưới hình thức phát hành mới 45.000 cổ phần cho cổ đông hiện hữu.

o Tỷ lệ phát hành: 4 : 1,6129032258065 (mỗi cổ đông sỡ hữu 01 cổ phần sẽ được hưởng 01 quyền mua, 04 quyền mua sẽ được mua thêm 1,6129032258065 cổ phần mới). (số cổ phần cổ đông được mua sẽ được làm xuống hàng đơn vị)

o Giá phát hành : 10.000 đ/CP.

o Số cổ phần HFIC sở hữu đến ngày 9/9/2010: 14.851.604 cổ phần (9.58% vốn điều lệ của HDB), tương đương 14.851.604 quyền mua. Theo phương án phát hành, với 14.851.604 quyền mua,HFIC được mua 4.306.965 cổ phần với giá 10.000 đ/CP.

Trước phương án tăng vốn điều lệ của HDBank, HFIC phải xin ý kiến của UBND TP.HCM và được UBND TP.HCM giao cho HFIC quyết định việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần. HFIC tiến hành làm việc với các bên liên quan

HOSE

(Sở GDCK TP.HCM)

HDBank

Hình 2 : HFIC làm việc với các bên liên quan HFIC xin ý kiến UBND TP.HCM

Trước kế họach tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP.HCM (HDBank), HFIC đã xin ý kiến của UBND TP.HCM và UBND TP.HCM có ý kiến như sau:

1. Chấp thuận cho Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM được:

o Biểu quyết thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2010 tại ĐHCĐ thường niên của HDBank.

o Không thực hiện việc góp thêm tiền để mua cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu trong trường hợp tăng vốn điều lệ.

2. Giao cho HĐTV HFIC quyết định việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần.

Căn cứ theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, HFIC sẽ tiến hành thực hiện chuyển nhượng số quyền mua cổ phần nói trên.

Phương án chuyền nhượng quyền mua cổ phần

Điều 6-Mục 4.4-Thông tư 117/2010TT-BTC (5/8/2010):

-Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tại công ty cổ phần chưa niêm yết thì công ty chủ động lựa chọn phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận trực tiếp để chuyển nhượng trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn và không thấp hơn giá thị trường. Trong đó:

HSC

(đơn vị định giá QM)

+ Trường hợp chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá trên 10 tỷ đồng thì công ty phải thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán. Chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá dưới 10 tỷ đồng công ty được lựa chọn thuê tổ chức tài chính trung gian (các công ty chứng khoán) bán đấu giá, hoặc tự tổ chức đấu giá tại công ty, hoặc thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán.

+ Việc bán thỏa thuận chỉ được thực hiện sau khi tổ chức đấu giá công khai nhưng chỉ có một người đăng ký mua và phải đảm bảo giá bán sát với giá thị trường tại thời điểm bán.

Do không có quy định nào về giá trị tính theo mệnh giá của quyền mua cổ phần, HFIC đã liên hệ với HOSE về vấn đề này và được HOSE phản hồi là việc HFIC thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần được xem tương tự HFIC chuyển nhượng khỏan cổ phần được mua, nên tổng giá trị tính theo mệnh giá sau khi HFIC chuyển nhượng quyền mua và nhà đầu tư thực hiện quyền là 43.07 tỷ đồng. Theo hướng dẫn của HOSE, căn cứ thông tư 117/2010 TT-BTC việc bán quyền mua cổ phần HDBank sẽ phải thực hiện đấu giá qua HOSE.

HFIC trao đổi với HDBank

HFIC trao đổi với HDBank trước khi HDBank công bố thông tin về thời hạn thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu để HDBank hỗ trợ quy định thời hạn này phù hợp với thời gian tổ chức đấu giá qua HOSE ( theo quy chế của HOSE quy trình tổ chức đấu giá cần khoảng thời gian tối thiểu là 25 ngày)

HFIC làm việc với HSC

Để khách quan trong việc xác định giá bán đấu giá quyền mua, HFIC thuê Công ty chứng khóan TP.HCM - HSC làm đơn vị tư vấn định giá quyền mua cổ phần của HDBank.

Giá quyền mua cổ phần mà HSC xác định là : 110đ/quyền mua. Chi phí phải trả cho HSC : 30 triệu đồng.

HFIC làm việc với HOSE

Ngay khi HDBank công bố thông tin về thời gian thực hiện chuyển nhượng quyền mua, sẽ xếp lịch đấu giá với HOSE. Trường hợp nếu thời gian chuyển nhượng quyền HDBank quy định quá ngắn không kịp tổ chức đấu giá qua HOSE, sẽ tiến hành tổ chức đấu giá qua HSC.(chi phí tương tự tại HOSE)

Phí tổ chức đấu giá của HOSE là “0.3% trên tổng giá trị thực tế bán được và tối đa không vượt quá 300 triệu đồng/1 cuộc bán đấu giá cổ phần”. (theo thông tư số 82/2009 TT-BTC).

Công bố thông tin rộng rãi

Theo quy định của quy chế đấu giá, việc tổ chức đấu giá cần được công bố thông tin trên 3 kỳ kế tiếp của 1 tờ báo phát hành trên tòan quốc và 1 tờ báo địa phương. HFIC kiến nghị thực hiện đăng thông tin trên Tạp chí Đầu tư chứng khóan và Bản tin thị trường tài chính. HOSE sẽ hỗ trợ đăng thông tin trên Website của sở giao dịch chứng khoán.

Chi phí thực hiện ước tính: 30 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các DNNN. Trường hợp cụ thể của HFIC (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w