công nghệ thi công móng hiện đại

48 1.1K 0
công nghệ thi công móng hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công nghệ thi công móng hiện đại. Các công nghệ đang được sử dụng hiện nay là: CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG TẠI CHỖ. CÔNG NGHỆ LẮP GHÉP. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NỀN. CÔNG NGHỆ THI CÔNG CỌC. CỌC ĐỔ TẠI CHỖ. CÔNG NGHỆ KHOAN DẪN

Mục lục CHUYÊN ĐỀ 3: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NỀN 7 3.1. Xử lý nền theo phương pháp vật lý: 7 3.1.1. Phương pháp bấc thấm 7 3.1.2. Phương pháp cố kết chân không 8 3.1.3 Trình tự Xử lý nền bằng cố kết chân không 13 3.2.1.1 Bản chất: 13 14 3.2.1.2 Vật liệu: 14 3.2.1.3 Quy trình: 14 3.2.1.4 Thiết bị: 14 3.2.1.5 Phạm vi áp dụng: 16 3.2.2 Cọc Xi măng – đất 16 3.2.2.1 Bản chất: 16 3.2.2.2 Quá trình nén chặt cơ học 16 3.2.2.3. Quá trình cố kết thấm 17 3.2.2.4. Vật liệu: 19 3.2.2.5. Quy trình: 19 3.2.2.6 Công nghệ thi công 19 3.2.2.8 Trình tự thi công cọc xi măng đất 22 3.2.3. Phương pháp silicát hóa. 23 3.2.3.1 Bản chất: 23 3.2.3.2 Vật liệu: 23 3.2.3.3 Các phương pháp thi công: 24 3.2.3.4 Thiết bị: 24 1 3.2.3.5 Áp dụng 24 3.3.1.2 Ưu thế kỹ thuật đầm rung sâu 26 c, Đầm lăn 27 3.3.2.1.1 Đặc điểm 28 3.3.2.1.2 Yêu cầu kỹ thuật 28 3.3.2.1.3 Thi công 28 3.3.2.1.4 Phạm vi áp dụng 28 3.3.2.2.1 Ưu nhược điểm 28 3.3.2.2.3 Nguyên tắc phương pháp 30 3.3.2.2.4 Trình tự thi công 32 3.3.2.1 Đặc điểm 33 3.3.2.2 Phạm vi áp dụng: 33 3.3.2.3 Phương pháp thi công hạ cọc: 34 4.1.2.3. Ưu nhược điểm của phương pháp hạ cọc bằng búa rung 39 4.1.2.4. Phạm vi áp dụng 39 4.1.2.5. Những vấn đề lưu ý, sự cố trong thi công 39 4.3 CÔNG NGHỆ KHOAN DẪN 46 CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG TẠI CHỖ Khái niệm CN Bê tông tại chỗ: CN Bê tông tại chỗ là công trình được làm ra và sử dụng tại chỗ 1.1 CN Bê tông tại chỗ: a. Vật liệu: vữa bê tông: cát, đá, xi măng, nước toàn khối. b. Thiết bị: ván khuôn. c. Quy trình: đúc nguội: cần chú ý tới thứ tự đúc, thời gian đúc và các chỉ số trong quá trình đúc. 1.2 Phân tích ưu, nhược điểm của CN Bê tông tại chỗ: a. Ưu điểm: - Có thể tạo hình dáng bất kỳ, - Đúc liền khối cho bất kỳ cấu kiện, kết cấu nào, 2 - Có thể thi công thủ công hay cơ giới cho bất kỳ công trình nào, - Gần giống với lý thuyết tính toán vật liệu liên tục dẫn đến độ bền công trình cao, b. Nhược điểm: - Gây ra ô nhiễm môi trường do phải làm tại chỗ, - Chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, - Tốn vật liệu làm khuôn, - Thời gian thi công lâu do quy trình đúc nguội phải chờ thời gian đông cứng bê tông, - Nhiều nghành nghề tham gia vào làm nên tiêu hao lao động tại chỗ nhiều, năng suất lao động thấp, khó cơ giới hóa, tỷ lệ cơ giới hóa nghành xây dựng thấp. 1.3 Phạm vi áp dụng: - Các công trình đơn chiếc, - Những công trình đòi hỏi có độ bền cao như: cầu, cống, đập thủy lợi – thủy điện, công trình tháp cao tầng, công trình chính trị - văn hóa – bảo tàng … 1.4 Hướng phát triển của công nghệ: a. Vật liệu: - Đưa ra vật liệu có chế biến: bê tông, vữa thương phẩm dạng khô, tươi; cốt thép thương phẩm, chế phẩm khung lồng thép, lưới thép…; ván khuôn chuyên dụng tăng chất lượng, giảm giá thành công trình: ván khuôn trượt… - Bê tông: bê tông cường độ cao, bê tông cốt liệu nhỏ, bê tông compozit (mịn hoàn toàn). b. Quy trình thi công: - Phương án rút ngắn thời gian thi công, tăng chất lượng công trình. 1.5 Những vấn đề cần chú ý, sự cố khi thi công đổ tại chỗ: - Khâu chuẩn bị vật tư: quan trọng cần căn cứ mặt bằng thi công thự tế tính toán lượng bê tông cần dùng và vật liệu cần thiết tránh gián đoạn trong khi đúc. - Kiểm tra hệ thống ván khuôn, đà giáo: yếu tố này quyết định rất lớn đến chất lượng bê tông và an toàn lao động trong thi công: hệ thống ván khuôn, đà giáo chắc chắn phù hợp thiết kế thì quá trình đúc thuận tiện, bê tông không mất nước, cấu kiện đúc xong phù hợp thiết kế; hệ thống ván khuôn, đà giáo không tốt dẫn đến cấu kiện sau thi công sai lệch khích thước thiết kế, mắc nhiều khuyết tật do mất nước bê tông nguy hiểm hơn là mất an toàn lao đông: bục ván khuôn, trượt hệ đà giáo … gây thiệt hại. - Dự phòng thời tiết: quan trọng khi thi công ngoài trời, cần có sự chuẩn bị trước dụng cụ che đậy phủ như bạt, bao bì khi thời tiết xấu sảy ra; chuẩn bị thiết bị chiếu sáng khi thi công đêm. - Kiểm tra cao độ, kích thước ván khuôn đúc cấu kiện trước khi đúc: do việc can thiệp vào sự làm việc toàn khối của cấu kiện bê tông đều không tốt. - Thực hiện đúng quy định bảo dưỡng bê tông sau khi đúc. CHUYÊN ĐỀ 2. CÔNG NGHỆ LẮP GHÉP 2.1 Khái niệm: Công nghệ lắp ghép là công nghệ lắp giáp tại hiện trường các cấu kiện đã được chế tạo sẵn ở nhà máy thành các kết cấu chịu lực của một công trình, sau khi đã được vận chuyển đến công trường, bằng các nối nối thi công tại công trường. Các cấu kiện bằng kim loại thì thường được giáp mối bằng mối liên kết hàn hay liên kết cơ khí khác. Các cấu kiện bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép đúc sẵn thì liên kết bằng mối liên kết bê tông hay bê tông cốt thép có chất lượng tương đương với việc thi công bê tông toàn khối. Một số công trình đã áp dụng công nghệ lắp ghép: ( Theo Công ty bê tông Xuân Mai) 3 - Toà nhà 34 tầng Khu Đô thị Trung Hòa Nhân Chính - Hà Nội. Diện tích sàn: 50.000 m2 - Nhà 25 tầng VIMECO: Đường Phạm Hùng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội. Diện tích sàn: 100.000m2 - Chung cư Mỹ Đình – Sông Đà: Khu đô thị Mỹ Đình - Hà Nội. Diện tích sàn: 80.000m2 - Chung cư cao cấp 25 tầng Syrena Hồ Tây: Diện tích sàn: 34.000m2 - 3 Toà 25 tầng VIMECO CT1, CT2, CT3 . Địa điểm: Đường Trần Duy Hưng - Hà Nội - Nhà máy TOTO - Giai đoạn II. Địa điểm: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội. Diện tích: 36.000m2 - Nhà máy May Thái Bình. Địa điểm: KCN Nguyễn Đức Cảnh – TP.Thái Bình. Diện tích: 10.200 m2 - Siêu thị nội thất Mê Linh – Plaza. Địa điểm: KCN Mê Linh - VP. Diện tích: 13.900m2 - Tuyến cầu băng ra biển Nhà máy xi măng Cẩm Phả. Địa điểm: Cẩm Phả - Quảng Ninh 2.2 Quy trình công nghệ: Quy trình công nghệ của Công nghệ lắp ghép là: Vật liệu( chế phẩm, cấu kiện) + Thiết bị( Máy cẩu, nâng hạ) + Quy trình ( Lắp ghép) a) Vật liệu: Là các cấu kiện bê tông cốt thép, thép, bê tông dự ứng lực được chế tạo trong nhà máy như các tấm sàn, cột, dầm, cầu thang, vì kèo… Dầm Cột Sàn Thang bộ 4 Cừ Cọc b) Thiết bị: Thiết bị dùng để thi công lắp ghép bao gồm cẩu và các xe đặc chủng để vận chuyển cấu kiện Cẩu Xe chuyên dụng c) Quy trình thi công: 2.3 Ưu nhược điểm của công nghệ lắp ghép: a) Ưu điểm - Thời gian thi công nhanh - Do được sản xuất trong nhà máy nên chất lượng cấu kiện được đảm bảo 5 - Ít gây ô nhiễm môi trường - Tiết kiệm kinh phí do tiết kiệm ván khuôn. - Hệ số sử dụng máy thi công cao -> Cơ giới hóa - Giảm nhân công có mặt trên công trường -> Tự động hóa và chuyên nghiệp hóa b) Nhược điểm: + Phải có cơ sở hạ tầng tương ứng ( nơi sx, phương tiện thi công, hệ thống giao thông vận tải) + Sản xuất hàng loạt -> Kiến trúc đơn điệu -> thẩm mỹ thấp + Cấu kiện xuất hiện các mối nối -> nơi xung yếu của kết cấu 2.4 Phạm vi áp dụng: Công nghệ lắp ghép được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành xây dựng hầu như có thể áp dụng vào mọi loại công trình như dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cảng, cầu đường. - Công trình dân dụng: Áp dụng rộng rãi từ nhà thấp tầng đến nhà cao tầng - Công trình công nghiệp: Lắp dựng các vì kèo thép, mái không gian… - Công trình thủy lợi: Lắp dựng cống, kè bằng tấm bê tông đúc sẵn, cừ bằng bê tông , thép… - Công trình Cảng - Công trình cầu: Lắp dựng các dầm cao chữ T dự ứng lực trong cầu trên cao, đúc và lai dắt các đốt dầm chìm Thủ Thiêm… .v.v. 2.5 Hướng phát triển: - Sản xuất những cấu kiện lắp dựng vừa nhẹ vừa đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ như sản xuất các cấu kiện tấm tường 3D - Sản xuất nhà lắp ghép siêu nhẹ có thể nổi trên mặt nước hoặc di động để phục vụ nhu cầu của người dân tại các vùng lụt hoặc cho thuê. - Áp dụng công nghệ bán lắp ghép tức là lắp ghép 1 phần và 1 phần đổ bê tông tại chỗ để tăng cường liên kết hoặc dùng sàn bán lắp ghép Bubble deck… 2.6 Những hư hỏng thường gặp đối với công nghệ lắp ghép: - Do mối liên kết giữa các cấu kiện đúc sẵn thường không tốt bằng cấu kiện đổ tại chỗ nên khả năng chịu lực kém. Đặc biệt là đối với công trình lắp ghép chịu tải trọng ngang. - Nhà lắp ghép thường rất nhạy cảm với vấn đề lún lệch. Nên khi xảy ra lún lệch sẽ phá hỏng các liên kêt. 6 - Do được lắp ghép bằng các tấm chế sẵn nên giữa chúng thường có khe hở. Theo thời gian chúng có thể gây hiện tượng thấm theo các khe hở này. - Khi thi công lắp đặt có thể xảy ra các tai nạn liên quan đến vấn đề cẩu lắp như vụ tai nạn rơi dầm tại cầu cao tốc trên cao Thanh Trì – Hà Nội CHUYÊN ĐỀ 3: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NỀN 3.1. Xử lý nền theo phương pháp vật lý: Gồm các phương pháp hạ mực nước ngầm, phương pháp dùng giếng cát, phương pháp bấc thấm, điện thấm 3.1.1. Phương pháp bấc thấm Tóm tắt: Nghiên cứu giải pháp xử lý nền đất yếu bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng được thực hiện dựa trên mô phỏng bài toán cố kết thấm theo phương pháp phần tử hữu hạn theo sơ đồ bài toán phẳng, trong đó hệ số thấm tương đương theo phương đứng được tính từ độ cố kết trung bình trong điều kiện cố kết một trục (Chai và nnk, 2001). Ảnh hưởng của tham số như chiều sâu, khoảng cách bấc thấm, hệ số thấm ngang, độ xáo trộn và hệ số thấm trong vùng xáo trộn đối với tốc độ cố kết là có ý nghĩa khi áp dụng đối với công trình đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình. Kết quả mô phỏng cho thấy tốc độ cố kết tăng khi chiều sâu bấc thấm tăng, khoảng cách bấc thấm giảm, hệ số thấm ngang lớn, độ xáo trộn giảm, hệ số thấm trong vùng xáo trộn lớn. Tuy nhiên, khi chiều sâu bấc lớn hơn 15m thì ảnh hưởng nói trên không lớn; Ảnh hưởng này rõ nét hơn khi đất nền có hệ số thấm ngang lớn so với hệ số thấm theo phương đứng. Khi thi công các công trình trên nền đất yếu cần phải giải quyết bài toán cố kết. Trong khoảng thời gian hơn 20 năm trở lại đây, các loại bấc thấm chế tạo sẵn (PVD) thay thế giải pháp giếng cát đã và đang phát triển rộng rãi bởi những ưu điểm nổi trội của nó như sản phẩm chế tạo sẵn với khối lượng lớn; có thể thi công cơ giới nhanh; thoát nước lỗ rỗng tốt hơn; giá thành rẻ hơn giá thành giếng cát. Nghiên cứu giải pháp xử lý nền bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng là vấn đề phức tạp vì hiệu quả làm việc của bấc thấm phụ thuộc nhiều tham số có liên quan đến quá trình thiết kế, thi công. Tuy nhiên, nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng vì có thể lựa chọn được các tham số thiết kế tối ưu. KHÁI QUÁT VỀ THIẾT BỊ THOÁT NƯỚC THẲNG ĐỨNG Thiết bị thoát nước thẳng đứng, ví dụ bấc thấm, thường có bề rộng khoảng 10¸20cm, bề dày từ 3¸5mm .Lõi của bấc thấm là một băng chất dẻo có nhiều rãnh nhỏ để nước do mao dẫn đưa lên cao và đỡ vỏ bọc ngay cả khi áp lực lớn. Vỏ bấc thấm là lớp vải địa kỹ thuật, lớp vải được chế tạo bằng Polyeste không dệt hay giấy vật liệu tổng hợp. Nó là hàng rào vật lý phân cách lòng dẫn của dòng chảy với đất bao quanh, và là bộ lọc hạn chế cát hạt mịn đi vào lõi làm tắc thiết bị. 7 Đường kính tương đương của bấc thấm có dạng dải băng mỏng, dw, được xem như đường kính của bấc thấm hình tròn có cùng năng lực thoát nước hướng tâm lý thuyết như của bấc thấm hình dải băng mỏng có chiều rộng a và chiều dầy b. Có thể thấy rằng thời gian cố kết là hàm số của bình phương đường kính ảnh hưởng của hình trụ đất được thoát nước, De. Khi bố trí các bấc thấm theo mạng hình vuông, De = 1,13S; khi bố trí theo mạng hình tam giác đều, De = 1,05S, trong đó S là khoảng cách giữa tim các bấc thấm Do quá trình thi công bấc thấm, vùng đất xung quanh bấc thấm bị xáo trộn. Đường kính của vùng bị xáo trộn, ds, được tính như sau: ds =(2,5÷3)dm (Jamiolkowski và nnk, 1991) ds = 2dm (Holtz và Holm, 1973; Akagi, 1977) ds = (1,5-3,0)dw (Hansbo, 1981, 1997). Trong đó, dm là đường kính của vòng tròn có diện tích bằng diện tích mặt cắt ngang của cần xuyên cắm bấc thấm. 3.1.2. Phương pháp cố kết chân không a. Nguyên lý hoạt động của phương pháp cố kết chân không Để giảm thiểu bề dày nền đắp sử dụng trong hệ thoát nước đứng, cần phải áp dụng lực hút chân không trực tiếp đến hệ thống thoát nước đứng nhằm tạo ra một gradient thủy lực lớn hơn để tăng tốc quá trình thoát nước và cố kết của nền đất yếu. Lực hút chân không, thực tế, tương tự như sự tác dụng của việc gia tải trên nền đất yếu. Phương pháp này thông thường được xem như phương pháp cố kết chân không. Phương pháp cố kết chân không ứng suất có hiệu tăng trong khi ứng suất cắt tăng rất ít, tạo ra sự tăng ứng suất có hiệu với độ ổn định tốt hơn. Thông thường, lực hút chân không đạt 6 tấn/m2 hay 60 kPa có thể tác dụng lên vùng giảm áp có xử lý bấc thấm như minh họa trên Hình 11a đến 11b. Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc rất lớn vào việc cách ly vùng chân không trong khu vực giảm áp và sự phân bố chân không trong các đường thoát nước. Do đó, đường thoát nước được thiết kế sao cho có thể chịu được áp lực chân không; bất kỳ đường thoát nước nào bị hỏng cũng kéo theo hậu quả rất xấu, như sự phá hoại nền đường hay độ cố kết không thể chấp nhận. Vì những lý do đó, công tác này thông thường do các chuyên gia xử lý nền tiến hành. 8 b. Đánh giá phương pháp cố kết chân không 9 Bảng 3 cho ta một cách nhìn tổng quát về những điểm khác nhau của phương pháp bấc thấm thông thường PVD và phương pháp cố kết chân không. Điều tuyệt vời nhất trong phương pháp cố kết chân không là đắp ít, lượng cát cần thiết cũng ít và thời gian thi công ngắn hơn. Ngoài ra, công tác dỡ tải hay đắp bệ phản áp cũng rất ít, ở mức tối thiểu. Trong phương pháp cố kết chân không, phần lớn giá thành ở công tác vận hành và bảo trì các thiết bị hút chân không trong quá trình hút hay bơm. Khi 1 phần việc gia tải trước được tạo ra do bơm, thời gian bơm sẽ giảm xuống nếu giảm khoảng cách giữa các bấc thấm. Các phân tích kỹ thuật đã được tiến hành cho phương pháp cố kết chân không với cùng một bề dày đắp (Ho) sử dụng phương pháp bấc thấm thông thường. Để giảm thiểu thời gian bơm, độ cố kết trong cố kết chân không được giới hạn từ 80-85% thay vì 90% như trong phương pháp bấc thấm thông thường. Đối với nền đắp trung bình 4 m, có thể thi công nền đường mà không cần bệ phản áp như trên hình Hình 13. Để đạt độ cố kết 80%, thời gian bơm dự kiến khoảng 7 tháng như trên Hình 14. Đối với các nền đắp cao hơn trong trường hợp thứ hai, cần có bệ phản áp 10m để đảm bảo độ ổn định như trên Hình 15. Thời gian bơm trong trường hợp này kéo dài đến 8 tháng và đạt được độ cố kết là 85% như trên Hình 16. So với phương pháp bấc thấm thông thường thời gian đắp và gia tải có thể giảm xuống được từ 10-12 tháng. Từ các đánh giá ban đầu trong gói 3, phương pháp cố kết chân không có thể áp dụng trong hầu hết nền đắp như trong Bảng 1. Bề dày đắp lớn nhất trong phương pháp cố kết chân không là 5.9 m nhằm hạn chế chiều rộng của bệ phản áp khoảng 10m. Đối với các nền đắp cao hơn, bản giảm tải sẽ được chọn để đưa vào. c. Phương pháp và dây chuyền thi công phương pháp cố kết chân không Có hai (2) phương pháp cố kết chân không hiện tại trên thị trường, gọi là phương pháp cách khí bằng vải và phương pháp ống hút trực tiếp. • Phương pháp cách khí bằng vải được mô tả trong Hình 11a, dùng một loại vải kín khí HDPE phủ lên trên các lớp thoát nước có cắm bấc thấm PVD. Vải HDPE cách ly lớp thoát nước và PVD để nước từ các bấc thấm có thể được bơm trực tiếp đến các bơm kế tiếp và đến nền đường. Để giảm sự tiêu hao thủy lực trong lớp thoát nước, thiết bị thoát nước bổ sung (ống đục lỗ hay bấc thấm thoát nước ngang) được sử dụng. 10 [...]... hai công nghệ thi công cọc XMĐ là: Công nghệ trộn khô (Dry Jet Mixing) và Công nghệ trộn ướt (Wet Mixing hay còn gọi là Jet-grouting) Hiện nay trên thế giới đã phát triển ba công nghệ Jet-grouting: đầu tiên là công nghệ S, tiếp theo là công nghệ T, và gần đây là công nghệ D - Công nghệ đơn pha S: Công nghệ đơn pha tạo ra các cọc XMĐ có đường kính vừa và nhỏ 0,4 - 0,8m Công nghệ này chủ yếu dùng để thi. .. grouting) Công nghệ trộn xi măng với đất tại chỗ- dưới sâu tạo ra cọc XMĐ được gọi là công nghệ trộn sâu (Deep Mixing-DM) Hiện nay phổ biến hai công nghệ thi công cọc XMĐ là: Công nghệ trộn khô (Dry Mixing) và Công nghệ trộn ướt (Wet Mixing) + Công nghệ trộn khô (Dry Mixing): Công nghệ này sử dụng cần khoan có gắn các cánh cắt đất, chúng cắt đất sau đó trộn đất với vữa XM bơm theo trục khoan + Công nghệ. .. đường kính vừa và nhỏ 0,4 - 0,8m Công nghệ này chủ yếu dùng để thi công nền đất đắp, cọc… - Công nghệ hai pha D: Công nghệ hai pha tạo ra các cọc XMĐ có đường kính từ 0,8 - 1,2m Công nghệ này chủ yếu dùng để thi công các tường chắn, cọc và hào chống thấm - Công nghệ ba pha T: Phụt ba pha là phương pháp thay thế đất mà không xáo trộn đất Công nghệ T sử dụng để làm các cọc, các tường ngăn chống thấm, có thể... dần đầu khoan lên đến miệng lỗ  Đóng tắt thi t bị thi công và chuyển sang vị trí mới 3.2.2.6 Công nghệ thi công Cọc xi măng đất (hay còn gọi là cột xi măng đất, trụ xi măng đất), được thi công tạo thành theo phương pháp khoan trộn sâu Dùng máy khoan và các thi t bị chuyên dùng (cần khoan, mũi khoan…) khoan vào đất với đường kính và chiều sâu lỗ khoan theo thi t kế Đất trong quá trình khoan không được... xa vào gần tim móng - Cọc lớn đóng trớc, cọc nhỏ đóng sau trong trong cùng một loại móng hoặc từng m2 móng băng - Cọc đóng xuống phải thẳng, không gẫy, dập, cong vênh * Sau khi đóng xong toàn bộ, cần phủ lên đầu cọc 1 lớp cát vàng dày 10 cm rồi tiến hành đổ bê tông lót và thi công phần tiếp theo CHUYÊN ĐỀ 4 CÔNG NGHỆ THI CÔNG CỌC 4.1 Cọc chế tạo trước (cọc đúc sẵn) 4.1.1 Phương pháp thi công: Đóng (búa)... cải thi n chỉ tiêu cơ lý của đất nền Phương pháp này thường được dùng gia cố nền các khu vực đất yếu (Đầm lầy, khu vực nền ẩm ứơt ) Khu vực đất nền được xác định mật độ cọc, chiều sâu cọc (giống với cọc tre của Việt Nam) Cọc cát đã được thi t kế ở một số công trình xây dựng dân dụng và giao thông ở Việt Nam khi cần nhanh tiến độ thi công Nhược điểm: Với cách làm như hiện nay, cọc cát được thi công. .. Thường dùng cát đen hoặc cát vàng - Chiều dày lớp cát, chiều rộng và độ chặt của đệm cát do nhà thi t kế qui định - Chiều dày lớp đất không quá 3 - 5 m - Đầm lèn đúng độ chặt thi t kế - Nhưng đệm cát thường bị hiện tượng lún không đều do đầm chặt không tốt 3.3.2.1.3 Thi công Thi công đệm cát cũng như thi công đầm chặt đất cát trong san lấp nền Chúng ta chỉ quan tâm đến độ chặt của đệm cát Nên chia đệm... lượng lớn đất nền cần gia cố Tiếp sau đó các công tác xây dựng kết cấu có thể diễn ra theo sau rất nhanh Công tác gia cố nền cho phép 26 nhà thầu sử dụng các phương án móng nông, do đó có thể tiết kiệm chi phí xây dựng đáng kể Một ưu điểm nữa của kỹ thuật đầm rung sâu là sự thân thi n với môi trường của công nghệ này khi chúng ta sử dụng vật liệu tự nhiên tại hiện trường Thêm vào đó chỉ một lượng đất... vượt chiều sâu chịu nén của đất, lưới cọc trùm ra diện tích đáy móng là b/4 với b là bề rộng móng 3.2.1.6 Ưu và nhược điểm Ưu điểm  Cọc đất – vôi xử lý làm tăng cường độ chống cắt của đất lên hàng 10 lần, có thể sử dụng cọc đất vôi này làm tường cừ hoặc làm nền cho công trình  Thi công nhanh, vật liệu dễ kiếm  Thi t bị rẻ tiền, thi công được nhiều môi trường, đặc biệt môi trường có nhiều nước Nhược... cố bằng cọc cát - xi măng - vôi có thể đặt các thi t bị đo áp lực nước lỗ rỗng tại các thời điểm trước, sau khi gia cố và trong thời gian sử dụng công trình 3.2.2.4 Vật liệu: Hỗn hợp vữa xi măng có kèm them các phụ gia 3.2.2.5 Quy trình: Thi công cải tạo nền đất yếu bằng cọc XMĐ có thể theo các bước như sau:  Định vị và đưa thi t bị thi công vào vị trí thi t kế  Khoan hạ đầu phun trộn xuống đáy khối . ảnh hưởng của hình trụ đất được thoát nước, De. Khi bố trí các bấc thấm theo mạng hình vuông, De = 1,13S; khi bố trí theo mạng hình tam giác đều, De = 1,05S, trong đó S là khoảng cách giữa tim. ghép 1 phần và 1 phần đổ bê tông tại chỗ để tăng cường liên kết hoặc dùng sàn bán lắp ghép Bubble deck… 2.6 Những hư hỏng thường gặp đối với công nghệ lắp ghép: - Do mối liên kết giữa các cấu kiện. grouting) Công nghệ trộn xi măng với đất tại chỗ- dưới sâu tạo ra cọc XMĐ được gọi là công nghệ trộn sâu (Deep Mixing-DM). Hiện nay phổ biến hai công nghệ thi công cọc XMĐ là: Công nghệ trộn khô (Dry Mixing)

Ngày đăng: 11/08/2015, 15:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHUYÊN ĐỀ 3: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NỀN

  • 3.1. Xử lý nền theo phương pháp vật lý:

    • 3.1.1. Phương pháp bấc thấm

    • 3.1.2. Phương pháp cố kết chân không

    • 3.1.3 Trình tự Xử lý nền bằng cố kết chân không

      • 3.2.1.1 Bản chất:

        • 3.2.1.2 Vật liệu:

        • 3.2.1.3 Quy trình:

        • 3.2.1.4 Thiết bị:

        • 3.2.1.5 Phạm vi áp dụng:

        • 3.2.2 Cọc Xi măng – đất

          • 3.2.2.1 Bản chất:

          • 3.2.2.2 Quá trình nén chặt cơ học

          • 3.2.2.3. Quá trình cố kết thấm

          • 3.2.2.4. Vật liệu:

          • 3.2.2.5. Quy trình:

          • 3.2.2.6 Công nghệ thi công

          • 3.2.2.8 Trình tự thi công cọc xi măng đất

          • 3.2.3. Phương pháp silicát hóa.

            • 3.2.3.1 Bản chất:

            • 3.2.3.2 Vật liệu:

            • 3.2.3.3 Các phương pháp thi công:

            • 3.2.3.4 Thiết bị:

            • 3.2.3.5 Áp dụng

              • 3.3.1.2 Ưu thế kỹ thuật đầm rung sâu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan