CÔNG NGHỆ KHOAN DẪN

Một phần của tài liệu công nghệ thi công móng hiện đại (Trang 46)

c, Đầm lăn

4.3 CÔNG NGHỆ KHOAN DẪN

4.3.1 Quy trình khoan dẫn

Mô hình thi công cọc bằng phương pháp khoan dẫn (PPKD)

1: Búa 2: Mũi khoan xoắn 3: Lớp đất cứng 4: Lớp đất chịu lực 5: Cọc

Quy trình:

Bước 1: Đào đất xuyên qua lớp đất cứng bằng máy đào chuyên dụng

Bước 2: Rút mũi khoan lên, lắp cọc, định vị cọc vào vị trí đóng. Tra búa vào khay đóng. Bước 3: Cẩu cọc vào vị trí lỗ khoan, đóng cọc tới vị trí lớp đất cứng.

Bước 4: Dùng búa đóng cọc xuyên qua lớp đất cứng xuống xuống độ sâu cần thiết. 4.3.2 Phạm vi áp dụng

Công nghệ thi công cọc bằng PPKD chủ yếu được sử dụng để đặt cọc xuyên qua lớp đất cứng hoặc các chướng ngại vật như bêtông cốt thép (của các công trình trước), đá mồ côi … xuất hiện ở giữa chiều sâu của cọc.

- Các lớp đất cứng ví dụ như: lớp cát chặt, sét dày, cuội kết, sỏi cuội - Các lớp đất khó thi công cọc đóng bởi vì có độ chối cao như lớp cát bụi

4.3.3 Ưu điểm của việc thi công cọc bằng phương pháp khoan dẫn

- Giảm được số lần đóng cọc nhất là khi thi công qua lớp đất cứng hoặc gặp chứng ngại vật. - Thi công qua lớp đất, đá mồ côi rất cứng (nếu làm bằng phương pháp cọc đóng có thể gây ra phá hoại cọc)

- Giảm được ô nhiễm tiếng ồn

- Tiếng ồn ở cách xa 30m: nhỏ hơn 85 phone

- Sự rung động ở xa 10m: 75dB, cao hơn khi đóng cọc ở giai đoạn hoàn thành bằng búa đóng.

4.3.3 Nhược điểm của việc thi công cọc bằng phương pháp khoan dẫn

Cần phải xác định chính xác vị trí đóng cọc, lắp dựng các thiết bị đúng vị trí.

Tiếng ồn và sự rung động lớn trong giai đoạn cuối của thi công cọc dùng búa đóng. (Trong trường hợp sử dụng biện pháp tưới nước khi đóng cọc sẽ làm cho tiếng động và sự rung động nhỏ hơn)

4.3.4 Yêu cầu về thiết bị

- Thiết bị hỗ trợ việc định vị, giám sát cọc

- Khay nâng mũi khoan (40 đến 80 PS) và mũi khoan dẫn đường kính 300 đến 600 - Búa đóng

4.3.5 Tiến độ thực hiện

Trong trường hợp cần hạ cọc với đường kính 500mm, dài 40m (bao gồm 2 đoạn 20m + 20m) thì tiến độ thực hiện sẽ từ 120 đến 200m cọc / ngày.

4.3.6 Lưu ý

Khi sử dụng công nghệ thi công cọc bằng biện pháp khoan dẫn cần chú ý các vấn đề sau:

o Đường kính của hố khoan dẫn phải nhỏ hơn đường kính cọc

o Trong trường hợp hố khoan có xu xướng bị sập thành phía dưới mực nước ngầm thì cần dùng búa lớn hơn để đóng.

o Cọc cần được ngàm vào lớp đất chịu lực ít nhất 2D

4.3.7 Lực đóng búa tính toán

Ra = 1/3{30.N.Ap+(1/5Ns.Ls + ½. Qu.Lc).π.D} (T) N: Trung bình số nhát đập búa cuối cùng

Ap: Diện tích mũi cọc

Ns: Trung bình số nhát đập búa qua lớp cát Ls: Chiều dày lớp cát (m)

Lc: Chiều dày các lớp đất sét (m)

Qu: Trung bình cường độ áp lực nén của đất sét (T/m2) D: đường kính cọc (m). Chú ý: N<= 50, qu <=20t/m2

Một phần của tài liệu công nghệ thi công móng hiện đại (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w