c, Đầm lăn
3.3.2.2.4 Trình tự thi công
Qui trình thi công cọc cát được áp dụng rộng ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (đất yếu). Thiết bị phục vụ chi đóng cọc cát thường sử dụng thiết bị đóng cọc bê tông và đổi bộ phận công tác là ống thép.
- Dùng ống thép đóng xuống đất sau đó rút lên đổ cát hoặc cát pha sỏi xuống từng lớp rồi tiến hành đầm chặt.
- Thường dùng đường kính ống thép 30 ( 35 cm, khoảng cách và sơ đồ bố trí xác định theo thiết kế.
+ Dụng cụ: Ống thép hay cọc gỗ đóng hạ đến độ sâu thiết kế.
+ Vật liệu: Thường dùng cát vàng, hạt trung, hạy thô, lúc đầu đổ từ 1/2- 2/3 chiều dài ống rồi rung hay đầm chặt, đồng thời kéo dần ống lên, và (đầm) rung đến khi hoàn thành cọc cát.
Đánh dấu vị trí cần giám sát bằng tấm vải đỏ
- Sau khi búa rung hoạt động, bắt đầu thâm nhập vào để cột ống chống trong khi hiện tại đang kiểm tra định phân về chiều sâu.
- Tạm ngưng thâm nhập khi chiều sâu chạm tới số liệu đã định ra.
Mở van để gia tăng áp lực bên trong của đế cột ống chống và sau đó đổ cát vào bên trong đế cột ống chống.
- Khi độ sâu của bề mặt cát bên trong là 1.5m hoặc hơn thì tạm thời ngưng việc thâm nhập. - Sự thâm nhập vào đế cột ống chống để xác định độ sâu bề mặt cát (Việc xả cát được thực
hiện bởi máy nén khí).
Kéo đế cột ống chống ra, xác thực độ dày mà máy đo độ dày thể hiện trên bề mặt cát. Đóng nhanh van xả và mở van áp lực bên trong sau đó thâm nhập lại vào cột ống chống để xác định độ sâu.
Làm lại bước đến .
Khi các phương pháp đo chiều cao độ sâu rolex replica trong khoảng 1 mét bề mặt của đất, đóng van áp lực bên trong và tạm ngưng các tia phản lực.
Kéo các vỏ bọc với các van xả đang mở một cách nhanh chóng cho đến khi đầu vỏ bọc được tách biệt hoàn toàn với bề mặt của đất.
Di chuyển đến 1 vị trí thi công khác
Về cơ bản, phương pháp thi công sử dụng máy đóng ống cọc tại tim, dùng búa rung ống đến chiều sâu thiết kế, sau đó đổ cát vào ống cọc tiến hành rung và rút ống lên khỏi mặt đất. Cọc cát có tác dụng giúp nước trong lỗ rỗng trong đất thoát ra nhanh, làm cho quá trình cố kết của đất nhanh hơn và có độ lún ổn định, đất được nén chặt thêm, động rỗng của đất giảm và cường độ của nền đất (bao gồm cả cọc cát và đất giữa các cọc) được tăng lên, ngoài ra cọc cát còn tác dụng thu nước về đầu cọc thấm vào nền cát cơ sở để thấm qua vai đường để bảo đảm tuổi thọ của công trình.
3.3.2 Làm chặt bằng các loại cọc tre, cừ, tràm
3.3.2.1 Đặc điểm
Đóng cọc tre là một phương pháp gia cố nền đất yếu hay dùng trong dân gian thường chỉ dùng dưới móng chịu tải trọng không lớn ( móng nhà dân, móng dưới cống...). Miền Nam thường dùng cọc tràm do nguyên liệu sẵn có.
Đóng cọc tre là để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền.
Chỉ được đóng cọc tre trong đất ngập nước để tre không bị mục nát, nếu đóng trong đất khô không nước sau đó tre bị mục nát thì lại phản tác dụng làm nền đất yếu đi. Không đóng cọc tre trong đất cát vì đất cát không giữ được nước, thường chỉ đóng cọc tre trong nền đất sét có nược
Thông thường người ta đóng 16-25 cọc/m2 vì dễ chia ( khoảng cách cọc 20-25 cm ). Dày hơn nữa chắc không thể đóng được
Hiện tại chưa thấy lý thuyết tính toán cụ thể nhưng ta có thể làm như sau: trong giai đoạn thiết kế giả sử sau khi đóng cọc tre đất nền đạt được độ chặt nào đó ( thông qua hệ số rỗng) từ đó tính được sức chịu tải đất nền lấy đó làm căn cứ thiết kế móng (hoặc có thể giả sử sức chịu tải đất nền sau khi đóng cọc)
Sau khi đóng cọc xong làm thí ngiệm lại để kiểm tra sức chịu tải của nền đất nếu không khác nhiều so với SCT giả thiết thì không cần sửa thiết kế ( thực tế ít có thí nghiệm kiểm tra mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm).