1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

công nghệ thi công Bottom up

26 2,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

“Bottom Up” có nghĩa là vẫn thi công tầng hầm y như phương pháp ‘Top Down’ vậy, nhưng có 1 cái khác là trong khi thi công tầng hầm thì vẫn thi công kết cấu bên trên. Vì thế mà nó đẩy tiến độ công trình của chúng ta lên rất nhiều. Một con số thực tế cho thấy, thông thường tốc độ xây dựng bên trên gấp 1,5 lần tốc độ xây dựng bên dưới. Có nghĩa là nếu chúng ta làm được 3 tầng hầm thì bên trên đã là được 5 tầng; 6 tầng hầm thì bên trên đã hoàn thành 10 tầng. Đó là một điều rất ấn tượng. Công nghệ thi công tầng hầm trải qua thời gian đã có những bước tiến khá rõ rệt.

Trang 1

CÔNG NGHỆ “BOTTOM UP” TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG TẦNG HẦM

về khoa học và công nghệ mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng của công trình.Như chúng ta đã biết, các phương pháp thi công phần ngầm truyền thống thường dùng tường chắn và hệ thanh chống để dào đất và thi công phần ngầm công trình từ dưới lên mà đại diện của các phương pháp này là: Phương pháp sử dụng tường chắn bằng ván cừ thép (Sheel piles) và hệ thống thanh chống (Bracing System); Phương pháp sử dụng tường chăn Ba rét và hệ thống neo trong đất (Anchors) Các phương pháp này bên cạnh một số ưu điểm thì bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản là tốn kém về kinh tế tiến độ thi công chậm và độ chính xác kém.Công nghệ thi công tầng hầm 'TOP-DOWN' là công nghệ tiên tiến hiện nay Trong công nghệ này người ta thi công các tầng hầm từ trên xuống (TOP-DOWN)

Có nghĩa là người ta thi công kết cấu sàn tầng trệt trước rồi đào đất và thi công tầng ngầm thứ nhất và cứ như vậy tiếp tục các tầng hầm khác, đến tầng ngầm cuối cùng người ta thi công cùng với đài cọc và hệ thống dầm móng Công nghệ thi công tầng hàm "TOP-DOWN" dựa trên cơ sở săn có của tường vách cứng (Diaphagm Wall) với công nghệ tường Ba rét, sử dụng các sàn tầng trệt và các tầng hầm làm hệ thống chống đỡ tường tầng hầm trong quá trình đào đất và thi công dầm từ trên xuống dưới

“Bottom Up” có nghĩa là vẫn thi công tầng hầm y như phương pháp ‘Top

Down’ vậy, nhưng có 1 cái khác là trong khi thi công tầng hầm thì vẫn thi công kết cấu bên trên Vì thế mà nó đẩy tiến độ công trình của chúng ta lên rất nhiều Một con số thực tế cho thấy, thông thường tốc độ xây dựng bên trên gấp 1,5 lần tốc độ xây dựng bên dưới Có nghĩa là nếu chúng ta làm được 3 tầng hầm thì bên trên đã

là được 5 tầng; 6 tầng hầm thì bên trên đã hoàn thành 10 tầng Đó là một điều rất

ấn tượng

Trang 2

Công nghệ thi công tầng hầm trải qua thời gian đã có những bước tiến khá rõ rệt.

Ban đầu khi làm tầng hầm thì chúng ta chỉ đơn giản là đào một hố đào hở sâu bằng chiều cao tầng hầm mà chúng ta cần làm, nhưng chúng có nhược điểm là diện tích đào đắp quá lớn, không thi công được sâu Nói chung hoàn toàn không khả thi lắm cho việc xây dựng tầng hầm Vì mấu chốt của vấn đề thi công tầng hầm là chúng ta phải giải quyết các vấn đề về hố móng sâu, đây là một việc vô cùng phức tạp, đòi hỏi người kỹ sư thiết kế cũng như thi công phải có nhiều kinh nghiệm

Và một kỷ nguyên xây dựng tầng hầm đã ra đời, đó chính là sự ra đời của

"Tường chắn đất" (Diaphgram wall), nó đã giải quyết gần như trọn vẹn những vấn

đề của chúng ta về hố móng sâu

Công nghệ thi công tầng hầm "Bottom Up” có những ưu điểm sau:

- Không cần dùng hệ thống chống tạm (Bracsing System) để chống đỡ vách tường tầng hầm trong quá trình đào đất và thi công các tầng hầm Hệ thanh chống tạm này thường rất phức tạp vướng không gian thi công và rất tốn kém

- Không tốn kém hệ thống giáo chống, coppha cho kết cấu dầm sàn tầng hầm vì thường thi công ngay trên mặt đất

- Khi thi công các tầng hầm đã có sẵn tầng trệt, nên giảm ảnh hưởng xấu của thời tiết

- Tiến đó thi công nhanh, thi công đồng thời các tầng hầm và kết cấu phần thân

II Nội dung của Phương pháp “Bottom up”

1 Một số vấn đề kĩ thuật cần thiết trong thi công tầng bầm theo phương pháp

"Bottom up”

1.1 Cốt thép đỡ tạm: Khi thi công tầng hầm theo phương pháp “Bottom up” phải sử dụng các cột thép để đỡ các sàn tầng hầm và nếu thi công kết cấu phần thân đồng thời với thi công tầng hầm thì các cột thép chống tạm này phải chịu được thêm cả 2 sàn tầng 1 và tầng 2 nữa Số lượng các sàn mà cột thép chống tạm cần phải đỡ sẽ được lấy theo tiến độ thi công phần thân nhà.Các cột thép đỡ tạm sau này sẽ được nhồi và bọc bê tông trở thành những cột chịu lực của công trình Việc tính toán các cột này sẽ theo những phương pháp tinh toán và quy định riêng Trong thực tế người ta dùng thép I có gia cường thép góc hoặc ống thép với khả năng chịu lực từ 200 - 1000 tấn.Các cột thép đỡ tạm phải được đặt đúng vào vị trí các cột chịu lực của công trình và thường được cắm sẵn vào các cọc khoan nhồi từ khi thi công cọc khoan nhồi

1.2 Bê tông Do yêu cầu thi công liên tục, phải tháo ván khuôn sớm để tiến

Trang 3

hành đào đất thi công tiếp tục phần dưới, nên cần dùng phụ gia để giúp bê tông nhanh chóng đạt được cường độ yêu cầu trong mót thời gian ngăn Có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Sử dụng phụ gia hóa dẻo, siêu dẻo giảm tỉ lệ nước nhưng vẫn giữ nguyên độ sụt yêu cầu làm tăng cường độ của bê tông

- Sử dụng các phụ gia tăng trưởng cường độ nhanh, có thế đạt trên 90% cường

độ thiết kế trong vòng 7 ngày

Khi thi công cột và vách cứng, cần phải dùng bê tông có phụ gia trương nở để vá các đầu cột, đầu lõi nơi tiếp giáp với dầm sàn Phụ gia trương nở nên sử dụng loại khoáng, khi tương tác với nước xi măng tạo ra các cấu tử nở CaOAl2O33CaSo4(31-32)H2O Hàm lượng phụ gia trương nở thường được sử dụng là từ 5 - 15% của lượng xi măng, không nên dùng bột nhóm hoặc các chất sinh khí để làm bê tông trương nở bới chúng gây ăn mòn cốt thép

Bê tông sàn nơi tiếp giáp với tường tầng hầm nơi có thép chờ vả ở sàn đáy phải được chống thấm bằng những phương pháp hữu hiệu, việc sửa chữa những chỗ bị

rò rỉ, thấm sau khi đã thi công bê tông là rất khó khăn và tốn kém.1.3 Hạ mực nước ngấm để thi công các tầng hầm: Khi thi công các tầng hầm bằng phương pháp “Bottom up” thường gặp nước ngầm gây khó khăn rất nhiều cho việc thi công, thông thường người ta phải kết hợp cả hai phương pháp là hạ mực nước ngầm bằng ống kim lọc và hệ thống thoát nước bề mặt gồm các mương tích nước

hố thu nước và máy bơm Việc thiết kế các hệ thống hạ mực nước ngầm và thoát nước này phải được tính toán riêng cho từng độ sâu thi công theo từng giai đoạn Top Down có nghĩa là các bạn thi công tầng hầm từ trên xuống dưới

Trang 4

2 Quy trình của Phương pháp “Bottom up”

2.1 Cũng như PP Top Down, công việc đầu tiên là tiến hành thi công hệ thống tường vây Barret, và đây chính là thiết bị thi công tường vây quen thuộc:

Trang 5

- Đây chính là cốt thép của cọc Barret, nhưng hãy chú ý chỗ giữa lồng thép, có một miếng mốp màu trắng Tác dụng của nó là gì vậy?

Trang 6

- Đây là một giải pháp rất hay của các KS người Nga, nó là giải pháp liên kết giữa sàn tầng hầm và tường vây.

- Thông thường ở những vị trí đó chúng ta đặt thép sẵn bên trong, khi thi công sàn thì chúng ta đập bỏ phần bê tông tường vây ra, bẻ quặt thép ra, nối với cốt thép sàn

và đổ bê tông Nhưng biện pháp này có một nhược điểm đó là việc bẻ thép ra vô như vậy sẽ ảnh hưởng tới cường độ của thép rất nhiều Để khắc phục tình trạng đó thì người ta lại nghĩ ra một phương pháp khác đó là cứ đổ toàn bộ, khi thi công sàn thì chúng ta khoan tường vây, đưa thép sàn vào lỗ khoan đó, phun sika hay bê tông cường độ cao cùng với phụ gia trương nở vào Nói chung thì khá hơn phương pháp ban đầu nhưng nó lại khó khăn trong thi công, vì khoan tường vây mà kéo thép vào trong đâu phải chuyện đùa Chính vì vậy mà các KS người Nga đã dùng miếng mốp (xốp) đó, khi thi công tường barret thì chúng ta cứ đổ BT bình thường, khi làm sàn thi tới vị trí đó chúng ta moi miếng xốp ra, thế là chúng ta có chỗ để luồn thép vào liên kết với tường vây rồi Rất đơn giản mà hiệu quả Chúng ta nên nhớ

kỹ một điều, Bê tông chèn vào phải là Bê tông có cường độ cao hơn, và phải kèm phụ gia trương nở

2.2 Sau khi thi công xong hệ thống tường vây thì đến việc thi công hệ thống cọc khoan nhồi cho công trình (tùy vào thiết kế, cũng có thể dùng cọc barret làm móng cho công trình)

a Thi công hệ thống cọc khoan nhồi:

Trang 7

- Xác nhận độ sâu hố khoan và xử lý lắng cặn đáy hố khoan

- Công tác chuẩn bị và hạ lồng thép

- Lắp ống đổ bê tông

- Công tác đổ bê tông và rút ống thép

Trang 8

- Kiểm tra và nghiệm thu chất lượng cọc

2.3 Hệ thống cột chống

Trang 9

- Gần như nó là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt trong suốt quá trình xây dựng tầng hầm bằng PP Top Down hay Bottom Up, đó là hệ thống cột chống (king post) Nó được thi công cùng lúc với cọc khoan nhồi nó được cắm vào cọc khoan nhồi 1 đoạn, nó

có tác dụng là cột chống tạm cho các sàn tầng hầm của chúng ta trong quá trình thi công, vì lúc thi công sàn tầng hầm, chúng ta chưa thể làm cột cho chúng được, tất

cả phải nhờ các cột chống tạm này gánh hết

Trang 10

- Cấu tạo bên trong King Post, ở đây người ta dùng ống thép nhồi Bê tông để làm cột chống tạm, ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng thép hình, tùy thuộc vào tải trọng mà King Post phải chịu.

Trang 11

- Có thể thấy rất rõ là ống thép được nối vô lồng thép của cọc khoan nhồi một đoạn, đây chính là đoạn ngàm của King Post trong cọc khoan nhồi

Trang 12

- King post được hạ xuống, và đang được treo trên trên ống vách của cọc khoan nhồi

- Kiểm tra độ thẳng đứng của King Post

Trang 13

- Đổ BT cho cọc khoan nhồi và King Post.

Trang 14

Một King Post đã được hoàn chỉnh

Trang 16

2.4 Thi công sàn tầng hầm

Sau khi thi công xong hệ thống cột chống tạm, thì bắt đầu thi công sàn tầng hầm, sàn này đổ ngay trên mặt đất mà ko cần dùng copha Đây chính là ưu điểm, vì chúng ta thi công sàn mà không cần dùng copha và giáo chống, tiết kiệm được chi phí rất nhiều, mà còn nhanh nữa Nhưng các bạn phải lưu ý rằng, do chúng ta dùng mặt đất làm copha cho sàn nên chúng ta phải đầm nén đất thật tốt, tạo cho nó một mặt phẳng, tránh hiện tượng khi đổ Bt thì đất bị trồi sụt, dẫn đến chất lượng bề mặt

BT sàn của chúng ta kém Và một điều nữa, đó là không nên dùng copha trong trường hợp này, chỉ nên lót giấy cho mặt đáy thôi, copha chỉ làm thành cho sàn, chứ không nên làm cho đáy, vì vừa hao tốn mà lại sai nguyên tắc an toàn, nếu dùng ván cho copha đáy, khi chúng ta đào xuống phía dưới, copha này sẽ rớt xuống đầu công nhân, gây ra tai nạn rất nguy hiểm Xem hình sau chúng ta sẽ hiểu rõ

Chúng ta sẽ thấy, các miếng giấy mà chúng ta lót rớt xuống đó, nếu là ván gỗ thì điều gì sẽ xảy ra?

Trang 17

- Hình ảnh máy đào hoạt động phía bên dưới thông qua một khoảng trống chừa sẵn

Trang 18

- Đất đào được dồn về lỗ trống nhờ máy ủi

Trang 19

và được gầu ngoạm cẩu đất lên phía trên đổ lên xe chở ra khỏi công trường!

Trang 20

Chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ các Kingpost và liên kết giữa chúng với sàn hầm.

Trang 22

vòng đai ôm lấy cái Kingpost, trên vành đai đó có các bản mã được hàn rất chắc chắn, từ các bản mã đó các cốt thép được hàn ra bên ngoài rồi liên kết với cốt thép sàn!

Trang 23

- Cốt thép chờ của tầng hầm.

Trang 24

- Công nhân đang làm phẳng và chặt nền đất, chuẩn bị làm tầng hầm tiếp theo.

Trang 25

- Thi công chống thấm vách tầng hầm.

- Bảo dưỡng bê tông

Trang 26

- Trong lúc tầng hầm đang được thi công bên dưới thì bên trên vẫn thi công bình thường.

III Kết luận

Công nghệ “Bottom up” trong thi công xây dựng tầng hầm đã kế thừa được

những ưu điểm của công nghệ thi công “Top down” đồng thời còn đẩy nhanh được tiến độ thi công xây dựng các công trình bên trên tầng hầm, rút ngắn được thời gian hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng

Công nghệ “Bottom up” trong thi công xây dựng tầng hầm là một trong các

phương pháp thi công hiện đại, hiệu quả hiện nay

Ngày đăng: 11/08/2015, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w