Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up part 7 potx

9 704 11
Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up part 7 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up GVHD: Ths. Mai Chánh Trung Trang 55 Cột chống có nhiệm vụ giữ cho dầm văng ổn định (giảm chiều dài tính toán). Hình 5 : Hệ dầm thép và cột chống giữ ổn định tường bao 1.2.3.2.1.1 Trình tự thi công. - Thi công đào đất đợt 1 đến độ sâu tính toán. 6 - Thi công hệ chống đỡ. - Đào đất đợt 2. - Thi công hệ chống đỡ đợt 2. Quá trình thi công hệ chống đỡ được tiến hành từ trên xuống dưới xen kẽ lẫn nhau cho đến khi đạt độ sâu yêu cầu. Sauk hi đào đất đến độ sâu thiết kế, tiến hành thi công bê tong cốt thép đài móng, và các tầng hầm theo thứ tự từ dưới lên. Hệ chống đỡ được giải phóng theo thứ tự từ dưới lên xen kẽ với quá trình thi công các tầng hầm. 1.2.3.2.1.2 Một số lưu ý khi thiết kế hệ chống đỡ. - Tính toán hệ chống đỡ với đầy đủ các tải trọng tác dụng lên tường chắn - Khoảng cách đặt các đợt chống đỡ phải thoã mãn yêu cầu về độ võng cho phép của tường chắn và thuận lợi cho quá trình thi công tầng Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up GVHD: Ths. Mai Chánh Trung Trang 56 hầm. Thông thường mỗi tầng hầm được đặt một hệ chống đỡ, hệ chống đỡ được đặt cao hơn mặt sàn các tầng hầm từ 10 đến 20 cm. - Trên hình 6 giới thiệu một sơ đồ chống đỡ tường chắn bằng phương pháp này: 1.2.3.2.1.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp. + Ưu điểm: - Thi công theo phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán. + Nhược điểm: - Rất tốn vật liệu làm xà, dầm, cột (có thể thu hồi 100%). - Hầu hết các công tác thi công được thực hiện tại công trường nên năng suất thấp. - Do vướng hệ chống đỡ nên công tác đào đất được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thủ công hoặc cơ giới nhỏ nên năng suất thấp, tiến độ chậm. - Sau khi giải phóng, hệ chống đỡ hầu như không sử dụng lại được nên gây lãng phí và đẩy giá thành lên cao. - Không thực hiện được gia tải trước cho hệ thanh chống, vì thế hệ chống làm việc thụ động. - Khi tầng hầm được thi công xong thì hệ chống đỡ này sẽ được dỡ đi và áp lực ngang sẽ chuyển vào khung nhà (tầng hầm chịu). Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up GVHD: Ths. Mai Chánh Trung Trang 57 - Khi chiều ngang công trình lớn thì hệ chống đỡ trở nên phức tạp vì khoảng cách giữa các tường đối diện quá lớn. 1.2.3.2.1.4 Gải pháp làm giảm bớt hệ dầm - Để giảm số lượng thanh thép hình ta thi công tường vây theo hình tròn hay elip như hình dưới đây. Khi đó một phần áp lực ngang được chuyển thành lực nén vòng trong tường vây. Hình 7: Giải pháp làm giảm hệ thanh chống tường bao. Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up GVHD: Ths. Mai Chánh Trung Trang 58 1.2.3.2.2 Chống đỡ tường bao bằng hệ thanh chống tiêu chuẩn. Để khắc phục các nhược điểm của phương pháp trên, người ta sản xuất hệ chống tiêu chuẩn bằng thép hình. Các đoạn thanh chống được lien kết với nhau bằng bản mã và bu long theo chiều dài yêu cầu, hệ thanh giằng được lắp đặt làm tăng ổ định cho hệ chống. Ở hai đầu thanh chống có cơ cấu điều chỉnh để dễ dàng tăng giảm chiều dài và dự ứng lực cho thanh chống. Trên hình 8 a, b trình bày sơ đồ chống đỡ và một số chi tiết của thanh chống tiêu chuẩn. - Hệ thanh chống tiêu chuẩn có một số ưu điểm nỗi bật là: o Dễ dàng tăng giảm chiều dài thanh chống theo kích thước hố đào. o Có thể gia tải trước cho thanh chống dễ dàng đơn giản. o Giảm nhiều chi phí lắp dựng và gia công. o Có thể sử dụng được ở các hố đào có kích thước khác nhau. Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up GVHD: Ths. Mai Chánh Trung Trang 59 o Sauk hi tháo, thanh chống vẩn còn nguyên vẹn và luân chuyển được nhiều lần ( và trăm lần). Hình 9 : Hệ thanh chống têu chuẩn Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up GVHD: Ths. Mai Chánh Trung Trang 60 1.2.3.2.3 Chống đỡ tường bao bằng hệ dàn thép. Số lượng tầng thanh chống có thể là 1 tầng chống, 2 tầng chống hoặc nhiều hơn tuỳ theo chiều sâu hố đào, dạng hình học của hố đào và điều kiện địa chất, thuỷ văn trong phạm vi chiều sâu tường vây. + Ưu điểm: Trọng lượng nhỏ, lắp dựng và tháo dỡ thuận tiện, có thể sử dụng nhiều lần. Căn cứ vào tiến độ đào đất có thể vừa đào, vừa chống, có thể làm cho tăng chặt nếu có hệ thống kích, tăng đơ rất có lợi cho việc hạn chế chuyển dịch ngang của tường. + Nhược điểm: Độ cứng tổng thể nhỏ, mắt nối ghép nhiều. Nếu cấu tạo mắt nối không hợp lý và thi công không thoả đáng và không phù hợp với yêu cầu của thiết kế, dễ gây ra chuyển dịch ngang và mất ổn định của hố đào do mắt nối bị biến dạng. 1.2.3.2.4. Chống đỡ tường cừ bằng phương pháp neo trong đất Chống đỡ tường cừ theo các phương pháp trên có ưu điểm cơ bản là thi công đơn giản, tuy nhiên còn một số nhược điểm đã trình bày, chống đỡ theo các phương pháp đó còn có một số nhược điểm chung là hệ chống đỡ rất vướng, gây khó khăn cho quá trình thi công tầng hầm. Để khắc phục nhược điểm của các phương pháp trên người ta dùng neo bê tông để giữ tường bao (Hình 10). Thanh neo trong đất đã được ứng dụng tương đối phổ biến và đều là thanh neo dự ứng lực. Tại Hà Nội, công trình Toà nhà Tháp Vietcombank và Khách sạn Sun Way đã được thi công theo công nghệ này. Neo trong đất có nhiều loại, tuy nhiên dùng phổ biến trong xây dựng tầng hầm nhà cao tầng là Neo phụt. Phương pháp này được áp dụng khi ta cần không gian để thi công trong lòng hố đào. Việc đặt neo tuỳ thuộc vào lực căng mà có thể neo trên mặt đất hay neo ngầm vào trong đất. Trường hợp neo ngầm, khi đào đến đâu người ta khoan xuyên qua tường bao để chôn neo và cố định neo vào tường. Với phương pháp này tường được giữ với ứng lực trước nên hầu như là ổn định hoàn toàn. Khi tầng hầm đã được xây dựng xong, tường được giữ bởi hệ kết cấu tầng hầm, lúc này neo sẽ được dỡ đi hoặc để lại tùy theo sự thoả thuận của chủ đầu tư với các công trình bên cạnh. Nếu tường bao hở (không liên kết với kết cấu tầng hầm) thì các neo sẽ vẫn được giữ nguyên và làm việc lâu dài, lúc này nó cần được bảo vệ cẩn thận. Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up GVHD: Ths. Mai Chánh Trung Trang 61 Hình 10: Hệ neo ngầm Hình 11: Các bộ phận cơ bản của neo Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up GVHD: Ths. Mai Chánh Trung Trang 62 Hình 12: Hình ảnh một số neo phụt Ưu điểm: - Thi công hố đào gọn gàng, có thể áp dụng cho thi công những hố đào rất sâu. - Không có hệ chống đỡ nên không cản trở việc thi công các công tác khác trên mặt bằng tầng hầm. Thi công trên mặt bằng tầng hầm rất thuận lơi. Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up GVHD: Ths. Mai Chánh Trung Trang 63 + Nhược điểm: - Số lượng đơn vị thi công xây lắp trong nước có thiết bị này còn ít. Nếu nền đất yếu sâu thì cũng khó áp dụng Thi công neo đất theo phương pháp bơm phụt vữa xi măng được tiến hành qua các bước sau. Bước1 : Khoan lỗ xuyên qua tường chắn Khoan tạo lỗ giống như khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi chỉ khác phương khoan tạo với phương đứng kha lớn Khi tường chắn bê tông cốt thép thì khoan bằng thiết bị khoan quay. Đường kính lỗ khoan phụ thuộc vào đường kính bầu neo( thông thường đường kính bầu neo thường chọn là 150mm) . Lỗ khoan nghiêng so với phương ngang một góc nào đó góc nghiêng này phụ thuộc vào điều kiện địa chất công trình , vào độ sâu đặt móng của các công trình lân cận . Khi góc nghiêng quá lớn thành phần lực kéo theo phương ngang để giữ ổn định cho neo giảm đi nhiều , neo không phát huy khả năng làm việc . Nếu là tường cừ thép , góc nhiêng lớn sẽ ảnh hưởng tới độ ổn định của cừ. Theo kinh nghiệm , góc nghiêng này thường lấy 45 0 Hình 13: Khoan lỗ tường chắn. Bước 2 :Khoan lỗ trong đất. . lợi cho quá trình thi công tầng Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up GVHD: Ths. Mai Chánh Trung Trang 56 hầm. Thông thường mỗi tầng hầm được đặt một. Khi tầng hầm được thi công xong thì hệ chống đỡ này sẽ được dỡ đi và áp lực ngang sẽ chuyển vào khung nhà (tầng hầm chịu). Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom. Báo cáo chuyên đề thi công: Thi công tầng hầm theo phương pháp Bottom up GVHD: Ths. Mai Chánh Trung Trang 61 Hình 10: Hệ neo ngầm Hình 11: Các bộ phận cơ bản của neo Báo cáo

Ngày đăng: 07/08/2014, 10:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan