Trong cuộc sống hiện nay, người dân trong quá trình làm việc, sinh hoạt đã không tránh khỏi các tại nạn bất ngờ, hay không có sự phòng ngừa, bảo hộ cho bản thân đã dẫn đến nh
Trang 1Chuyên đề: TRẺ KHUYẾT TẬT
I ĐỊNH NGHĨA:
Trẻ khuyết tật : Là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể, suy giảm các chức năng, hạn
chế khả năng hoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao động
Sự thiếu hụt về cáu trúc hay suy giảm chức năng ở trẻ em biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau và dược chia thành 6 dạng
1 Khuyết tật thính giác (khiếm thính) : chỉ sự suy giảm hay mất khả năng nghe dẫn
đến chậm phát triển ngôn ngữ hoặc câm, hạn chế chức năng giao tiếp
2 Khuyết tật vận động : Do bị tổn thương các cơ quan vận động : tay chân, cột sống
gây khó khăn trong cầm nắm, đi lại, di chuyển, nằm, ngồi, đi, đứng
3.Khuyết tật thị giác (khiếm thị) : chỉ sự suy giảm hay mất khả năng nhìn như mù hay
nhìn kém
4 Khuyết tật trí tuệ : Chỉ sự suy giảm năng lực nhận thức, không thích nghi với các
hoạt động xã hội, chỉ số thông minh thấp, xảy ra trước tuổi trưởng thành, khó chữa trị
5 Khuyết tật ngôn ngữ : Do bị tật ở cơ quan tiếp nhận chỉ huy ngôn ngữ vùng não và
tổn thương của bộ phận phát âm làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp
6 Ða tật : Trên 1 người có 2 hay nhiều loại khuyết tật.
II THỰC TRẠNG
- Theo số liệu của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cả nước có khoảng 6,7 triệu người tàn tật (chiếm khoảng 6,34% dân số cả nước), trong đó có khoảng 1,2 triệu trẻ
em khuyết tật; người khuyết tật sống ở vùng nông thôn chiếm 87,2% và ở đô thị chiếm12,8%
- Các dạng khuyết tật ở Việt Nam chủ yếu là tàn tật vận động (chiếm 29,41%), tàn tật thị giác (chiếm 13,84%), tàn tật ngôn ngữ (chiếm 7,08%), tàn tật thần kinh (chiếm 16,82%), tàn tật thính giác (chiếm 9,33%), tàn tật trí tuệ (chiếm 6,52%)…
- Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,2 triệu em,
chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 269.000
em, chiếm 24,22% số trẻ khuyết tật được đi học ở các loại hình trường lớp Trong số trẻ khuyết tật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ học Trong cả nước còn khoảng 2,57% số trẻ
em chưa có cơ hội đến trường vì lý do khuyết tật
- Ở Việt Nam, có khoảng hơn 1,2 triệu trẻ em khuyết tật và có gần 25 nghìn trẻ em là nạn nhân chất độc da cam.trong 1 triệu trẻ thì 40,8% số trẻ em tàn tật không có khả năng
tự phục vụ cho sinh hoạt của mình; 50,3% số gia đình có trẻ em tàn tật, trẻ em nạn nhân chất độc da cam đều thuộc diệm nghèo đói
- Việt Nam có hơn 10.000 trẻ em bị khe hở môi, số trẻ em mù và khiếm thị là gần 100.000 em Hàng năm có khoảng 1.500- 2.000 trẻ em sinh ra bị các dị tật về mắt
- Có khoảng 2,6 triệu trẻ em cần được săn sóc đặc biệt chiếm 9% dân số Việt Nam, trong đó trẻ em khuyết tật vận động 29%, trẻ thiểu năng trí tuệ 24%, trẻ đa khuyết tật khác 17%, trẻ khuyết tật thị giác 14%, trẻ khuyết tật thính giác 9%, rối loạn ngôn ngữ 7%
Trang 2Với 6.933 trẻ em bị khiếm khuyết về thể chất và trí tuệ, Quảng Nam là một trong những địa phương có số trẻ em khuyết tật (TEKT) nhiều nhất nước
III NGUYÊN NHÂN
1 Nguyên nhân do môi trường xã hội:
+ Hậu quả của một số bệnh: Viêm màng não, cúm, sởi, Đậu mùa,…Tuy các loại bệnh trên đã có vắcxin phòng bệnh nhưng do nhận thức chưa cao của người dân về di chứng, hậu quả của nó mang lại và do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn của người dân nhất là người dân tại các vùng nông thôn đã đem lại những ảnh hưởng đáng tiết cho người bệnh sau này
+ Sử dụng sai thuốc hay không đúng liều lượng Việc lạm dụng các loại thuốc quá mức, sử dụng không có sự chỉ dẫn của bác sỉ, cũng như việc người dân mỗi khi có bệnh thường không đến các trung tâm y tế khám chữa bệnh mà đến các hiệu thuốc, các thầy lang, các cơ sở chữa bệnh không có giấy phép của bộ y tế
+ Việc người dân sống trong các khu ổ chuột, các vùng có dân cư tập trung đông đúc, những nơi có điều kiện về sinh không đảm bảo Chính những nơi này là nguồn gốc phát sinh những căn bệnh truyền nhiễm ảnh hưỡng đến con người
+ Do môi trường bị ô nhiễm: môi trường nước, đất, không khí,…bị ô nhiễm bởi các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp Thải ra môi trường hàng nghìn tấn chất thải không qua sử lý đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân mà di chứng của nó mang lại là quá nặng nề
+ Hậu quả của các cuộc chiến tranh, các vụ tai nạn lao động, tai nạn giao thông… Việt Nam trải qua hai cuộc chiến tranh có quy mô tàn phá khủng khiếp Những khuyết tật của cựu binh và dân thường có hậu quả trực tiếp từ bom đạn hoặc các hành vi tra tấn và tù hãm Trong cuộc sống hiện nay, người dân trong quá trình làm việc, sinh hoạt đã không tránh khỏi các tại nạn bất ngờ, hay không có sự phòng ngừa, bảo hộ cho bản thân đã dẫn đến những di chứng cho bản thân
2 Nguyên nhân do môi trường tự nhiên:
+ Do thiên tai, khí hậu gây bất lợi cho cuộc sống
+ Một số địa dư bị ô nhiễm môi trường do điều kiện tự nhiên
3 Nguyên nhân do bẩm sinh:
+ Do di truyền như nhiễm sắc thể, gen
+ Do bị nhiễm độc thai nhi Trong quá trình mang thai thì các sản phụ đã sử dụng chất kích thích, mắc một số căn bệnh, cũng như việc sử dụng các loại thuốc không được sự chỉ dẫn của thầy thuốc đã ảnh hưỡng đến thai nhi
+ Do sinh đẻ không bình thường, sinh thiếu tháng, nhẹ cân cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ
IV HẬU QUẢ
1 Đối với cá nhân: Người khuyết gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó có học tập,
việc làm, hôn nhân, kỳ thị Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau, là nguyên nhân
và kết quả của nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn
Trang 3- Học tập: Các cơ quan trên cơ thể không phát triển hoàn thiện nhất là cơ quan khiếm
thính khiếm thị đã gây khó khăn trong quá trình tiếp thu Người khuyết tật muốn tiếp nhận dược kiến thức phải cần đến các dụng cụ hổ trợ đặc biệt
- Việc làm: Khó khăn trong học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xin việc, trình độ
học vấn chung của người khuyết tật thấp hơn tương đối so với cộng đồng Ngoài ra một số công việc có những yêu cầu mà người khuyết tật khó thực hiện tốt được, điều này có thể được giảm thiểu bằng cách tránh những việc liên quan đến hạn chế của mình, chẳng hạn khuyết tật ở chân thì không nên tìm những việc phải đi lại quá nhiều Một số khác thì yêu cầu ngoại hình và sức khỏe tốt, đây cũng là những công việc mà họ khó có thể tiếp cận
- Hôn nhân: Nhiều người khuyết tật gặp nhiều cản trở trong tìm kiếm hạnh phúc lứa
đôi Người khuyết tật khó lập gia đình hơn người bình thường,do việc ảnh hưỡng về di
truyền, khả năng chăm sóc con cái yếu kém và khó khăn sau này do bệnh nặng thêm, kinh
tế khó khăn, xấu hổ với xã hội đã trở thành rào cản khi người khuyết tật muốn kết hôn, quan điểm phân biệt đối xử giữa người bình thường và người khuyết tật của mọi người đã làm cho người khuyết tật cảm thấy mặc cảm với bản thân mình nên không muốn giao tiếp tìm kiếm bạn đời
- Tâm lý: Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác Ở những người mà khuyết tật nhìn thấy được như khuyết chi thì họ có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn Ngoài ra việc trốn tránh
và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người
- Kỳ thị/Phân biệt đối xử: Sự phân biệt đối xử của cộng đồng là nguyên nhân chính
cản trở người khuyết tật có cuộc sống tốt đẹp Kỳ thị là vấn đề thường xảy ra với nhóm
thiểu số và mang một số đặc điểm bị cho là bất lợi Người ta bắt gặp thái độ đó với nhóm người mắc HIV, những người đồng tính luyến ái, tội nhân sau khi ra tù Người khuyết tật cũng không tránh khỏi và điều đó càng làm họ khó khăn hơn để có được cuộc sống binh thường
2 Đối với gia đình.
- Do gia đình có trẻ khuyết tật nên có ảnh hưởng phần nào đến kinh tế của gia đình
do mất nhiều thời gian chăm sóc trẻ, không có thời gian đi làm việc, gia đình phải chi các nguồn kinh phí cho việc chăm sóc, chữa trị,…cho trẻ
- Tâm lý của các thành viên trong gia đình bị tổn thương, nhất là lúc phát hiện ra con của mình không phát triển bình thường Không khí của gia đình bị đè nặng, các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy sợ hãi, mất lòng tin khi quyết định mang thai lầm tiếp theo
3 Đối với xã hội.
Trang 4- Ngân sách của nhà nước phải chi cho các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, nguồn kinh phí trợ cấp cho các đối tượng bị khuyết tật Đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị, các chính sách nhằm hổ trợ, giúp đỡ cho người bị khuyết tật trong xã hội
- Nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội,…của nước nhà bị hạn chế Việc đầu tư nguồn nhân lực vào việc điều trị, cải thiện đời sống của người khuyết tật còn cao, và gần như ngang tầm với các ngành, lĩnh vực khác
V GIẢI PHÁP
- Tăng cường phòng ngừa các nguy cơ gây nên khuyết tật ở trẻ thông qua việc truyền đạt thông tin, kiến thức đến với các bà mẹ mang thai Cải thiện đời sống, góp phần tạo môi trường xanh- sạch-đẹp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tránh các hoạt động không tốt có ảnh hưởng đến thai nhi, việc lạm dụng các loại thuốc, cũng như tăng cường tiêm phòng các loại bệnh tật có ảnh hưởng đến trẻ sau này
- Phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật Các đối tượng thuộc dạng khuyết tật trí tuệ nếu phát hiện kịp thời và có hình thức hổ trợ thích hợp sẽ khắc phục được Can thiệp sớm giúp trẻ khuyết tật và gia đình sớm vượt qua những khó khăn ban đầu bằng các hướng dẫn về y tế và giáo dục
- Tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng nuôi dạy con đối với các bà mẹ có con bị khuyết tật, việc nâng cao kiến thức về cách chăm sóc, nuôi dưỡng các em bị khuyết tật cho các bật phụ huynh sẽ giúp họ thuận tiện hơn trong các công việc hằng ngày, các bật phụ huynh sẽ hiểu được những khó khăn về các hoạt động hằng ngày cũng như tâm lý của trẻ mà giúp đỡ trẻ tốt hơn
- Các cơ quan có thẩm quyền biên soạn khung chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật tiểu học, làm sơ sở để các trường xây dựng chương trình chi tiết phù hợp với khả năng trẻ khuyết tật và điều kiện thực hiện của nhà trường Nên đưa vào chương trình giáo dục một số môn đặc thù nhằm phát huy thế mạnh của trẻ khuyết tật để học tập và giao lưu hiệu quả hơn Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên đang dạy trong các trường chuyên biệt với nhiều hình thức khác nhau: đào tạo dài hạn, bồi dưỡng ngắn hạn,…
- Từ phía các cơ quan ban ngành đoàn thể cần khuyến khích, động viên các cá nhân, nhân viên của mình tham gia giúp đỡ, hỗ trợ cho các em bị khuyết tật thông qua các nguồn quỹ của nhà nước phát động
- Ban hành luật, chính sách quy định và sáng kiến liên quan đến người khuyết tật, kể cả quyền tiếp cận việc làm bềnh vững và hiệu quả Trong đó kể đến những văn bản chủ yếu sau:
Trang 5+ Pháp lệnh người khuyết tật Điều 9 nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xữ hoặc ngược đãi người khuyết tật
+ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam được quốc hội thông qua năm
1992 và sửa đổi năm 2001 việc bảo vệ người khuyết tật nêu tại điều 59 và 67
+ Bộ luật Lao động (1994), phần III của Bộ luật quy định về việc làm của người khuyết tật tại cơ quan và danh nghiệp điều 123 nêu chỉ tiêu 2% đến 3% lực lượng lao động trong danh nghiệp phải là người khuyết tật
+ Đề án trợ giúp người khuyết tật trơ giúp người khuyết tật của chính phủ giai đoạn
2006-2010 được phê duyệt tháng 10 năm 2006 Đề án đưa ra phương pháp tiếp cận toàn diện đối với vấn đề người khuyết tạt với việc mở rộng đối tượng tham gia đề án và có sự tham gia của nhiều bộ ngành liên quan
VI Nhiệm vụ của nhân viên CTXH
- Tổ chức các buổi giao lưu, văn nghệ dành cho các đối tượng khuyết tật trên địa bàn tại địa phương, cũng như tại các trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ khuyết tật Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên giao lưu, tham gia các hoạt động tham quan,…để trẻ cảm thấy được sự quan tâm của xã hội
- Giới thiệu cho trẻ đến học tại các lớp học chuyên biệt, các trung tâm phục hồi khả năng vận động cho trẻ nếu trẻ có khả năng điều trị
- Là cầu nối giữa trẻ với các ban ngành đoàn thể, hội chữ thập đỏ, các nhà hảo tâm, các tổ chức phi chính phủ,… đề trẻ tiếp cận được các dịch vụ hổ trợ giúp dỡ từ bênh ngoài
- Tìm nguồn tài trợ kinh phí từ bên ngoài để tổ chức các buổi trao tặng quà, dụng cụ
xe lăn, máy trợ thính,…để giúp các em sinh hoạt thuận lợi hơn trong cuộc sống
- Tích cực tha gia các buổi hoạt động giao lưu, thông qua đó có thể tuyên truyền cho mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó có cả các dân tộc ít người có nhận thức không đúng về trẻ khuyết tật nhằm tránh các hậu quả đáng tiết, cũng như thiệt thòi cho trẻ bị khuyết tật
- Khuyến khích các bậc phụ huynh, các gia đình có trẻ khuyết tật tham gia các buổi nói chuyện, gia lưu nhằm giải thích cho họ hiểu hơn về những bất hạnh và khó khăn của trẻ khuyết tật để họ gạt bỏ những suy nghĩ không tốt về trẻ bị khuyết tật, coi các em là vô dụng, giúp cho họ nắm được các kỹ năng chăm sóc, nuôi dạy trẻ
Trang 6Chuyên đề: TRẺ MANG THAI SỚM
I Định nghĩa:
Trẻ mang thai sớm là trường hợp phụ nữ mang thai trước 18 tuổi
II Thực trạng:
- Gần đây, quỹ dân số Liên Hiệp Quốc đưa ra những con số đáng giật mình là: ở Việt Nam, 11,2% trẻ vị thành niên có quan hệ tình dục, mỗi năm có khoảng 200.000 phự nữ dưới 20 tuổi mang thai và 30% số ca phá thai là phự nữ trẻ chưa lập gia đình
- Theo điều tra của tổng cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh thì trong những năm gần đây có đến 5% các em gái dưới 18 tuổi và khoảng 15% dưới 19 tuổi đã trở thành các bà mẹ trẻ Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh số nạo phá thai dưới 18 tuổi năm 1997 là 1280 ca, năm 1998 là 1240 ca
- Theo thông tin từ bệnh viện Từ Dũ ở thành phố Hồ Chí Minh Trong 10 tháng đầu năm
2010, theo thống kê tại khoa, số ca nạo phá thai ở ngoài, dưới 18 tuổi là 2661 (trong 24.943 trường hợp nạo phá thai chiếm hơn 10%, năm 2009 tỷ lệ này là 7%) đáng chú ý, trong
2661 trường hợp này hơn 2000 ca là thai từ 13 tuần tuổi trở lên
- Tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố Hồ Chí Minh trong 11 tháng đầu năm 2010 cũng có 78 ca nạo phá thai trong độ tuổi từ 10 – 19 tuổi
III Nguyên nhân:
- Trước hết là do trẻ vị thành niên thiếu hụt kiến thức về sức khỏe sinh sản Ở lứa tuổi này là lứa tuổi dậy thì các em đang trải qua giai đoạn phát triển và có những biến đổi về cơ thể, tâm lý, tình cảm sâu sắc, hoàn thiện về chức năng sinh sản Vì vậy, sự thụ thai rất dễ xảy ra nếu không có các biện pháp phòng tránh
- Nhầm lẫn giữa tình yêu và tình bạn Nhiều em gái tưởng rằng khi trao thân cho bạn trai mới bộc lộ “tình bạn gắn bó, tình yêu hết mình” hoặc nhiều khi cả nể mà chiều theo đòi hỏi của bạn khác giới
- Thiếu sự giáo dục và quản lý của gia đình Người lớn không uốn nắn kịp thời khi các
em có những hành vi lệch lạc, không hướng dẫn các em có được những suy nghĩ đúng đắn trong tình yêu, tình bạn và kỹ năng thực hiện các biện pháp phòng tránh thai
- Sự thẩm lậu các văn hoá phẩm không lành mạnh đã góp phần làm tăng tỷ lệ mang thai không mong muốn ở tuổi vị thành niên
- Nhiều thanh thiếu niên rời quê lên các thành phố tìm việc làm, do chưa nhận thức về những tệ nạn xã hội nên dể bị dụ giỗ, ép buộc làm gái mại dâm trong khi các em không có biện pháp phòng ngừa dẫn đến có thai khi còn quá nhỏ, mang thai ngoài ý muốn
- Nước ta hiện chưa có nhiều trung tâm tư vấn về sức khoẻ sinh sản và tiền hôn nhân để giúp cho thanh thiếu niên hiểu rõ về tác hại của việc có thai và sinh con ở tuổi vị thành niên
- Các em không biết những dấu hiệu có thai hoặc không biết cách giải quyết thai nên đành để cho thai phát triển to dần và bắt buộc phải làm mẹ khi còn quá trẻ
- Ngoài ra còn có nguyên nhân như một số em gái bị cưỡng bức và bị lạm dụng tình dục dẫn đến trẻ phải mang thai sớm
IV Hậu quả:
Trang 7Mang thai sớm là hậu quả của sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố tác động khác Nó ảnh hưởng đến bản thân trẻ vị thành niên, gia đình và cả xã hội
* Đối với bản thân của trẻ khi trẻ mang thai sớm:
- Khi người phụ nữ có thai khi còn quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến thai nghén cũng như sức khỏe của bà mẹ Người mẹ tuổi càng trẻ, hậu quả về thể chất càng nghiêm trọng vì cơ thể lúc này chưa phát triển hoàn thiện và ổn định Hơn nữa các em chưa có kiến thức để bảo vệ nên có thể sẽ thụ thai, sinh nở hoặc phá thai Ở những nước đang phát triển, những tai biến trong thai nghén và sinh đẻ là những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tử vong bà mẹ tuổi từ
15 – 19 tuổi
- Đối với phụ nữ có thai trước tuổi 15, tỷ lệ tử vong của các bà mẹ rất là cao, người mẹ dưới 15 tuổi chết do nhiễm độc thai nghén, dễ bị sẩy thai
- Con của các bà mẹ tuổi vị thành niên hầu hết là đẻ non, nhẹ cân và có thể bị tử vong khi sinh ra trong một vài năm đầu của cuộc đời Trẻ có thể bị dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của chúng sau này
- Làm mẹ quá trẻ, cơ thể chưa phát triển đầy đủ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển dễ bị chết lưu hoặc trẻ thiếu cân, con suy dinh dưỡng cao
- Nhiều trường hợp do áp lực của gia đình và dư luận xã hội nên dẫn đến cưới xin bắt buộc hoặc phá thai bất hợp pháp nơi không đảm bảo an toàn hoặc phá thai muộn Hút, nạo thai không an toàn, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và vô sinh trong tương lai, gây nguy cơ tử vong cao; bên cạnh đó, rất nhiều phụ nữ chịu những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần sau khi hút, nạo thai
- Ngoài ra, trẻ em gái vị thành niên mang thai, khung xương chậu còn chưa phát triển đầy đủ để đạt kích thước trưởng thành, nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển
dạ và sinh đẻ
- Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm và thiếu điều kiện tốt trong cuộc sống Một số bạn gái có thể rất chán nản và cảm thấy bị cách biệt với gia đình và bạn bè
- Hầu hết các cô gái mang thai sớm đều phải bỏ học, phải xa cách bạn bè, thầy cô giáo,
cơ may tìm kiếm được việc làm của các em đó sẽ ít hơn và phải phụ thuộc vào những người khác để sống và nuôi con Người mẹ trẻ cảm thấy mình bị cô lập, tương lai của mình
bị bán rẻ, mất giá trị trong con mắt của mọi người, làm tăng thêm cảm giác thất bại lạc lõng Một số em đã vì những mặc cảm đó mà dẫn đến những hành động đáng tiếc như tự vẫn, bỏ nhà đi làm gái bán dâm hoặc trở thành kẻ giết người ( giết đứa con do mình đẻ ra, trả thug người tình…)
* Đối với gia đình và xã hội:
- Khi có thai, các cô gái vị thành niên thường xấu hổ, lúng túng, sợ tai tiếng, không dám thổ lộ cùng người thân, không dám đến cơ sở y tế để tư vấn, nên cố tìm cách che dấu tình trạng có thai càng lâu càng tốt bằng mọi cách có thể nghĩ ra nên dẫn đến nhiều hậu quả thương tâm cho con cái và cha mẹ
Trang 8- Việc không có kiếm thức về sức khỏe sinh sản, cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, việc phòng ngừa các bệnh lây truyền từ mẹ sang con, lạm dụng các loại thuốc,… thì đứa trẻ sẽ dễ mắc phải các bệnh, di chứng sau khi sinh Trong đó có cả HIV/AIDS
- Người mẹ tử vong do sinh con dẫn đến đứa trẻ sau khi sinh trở thành đứa trẻ mồ côi Nó lớn lên trong sự thiếu thốn tình thương, sự chăm sóc nuôi dạy của người thân
- Nếu có tiến hành hôn nhân thì cả người con trai và người con gái phải chấp nhận, nhưng sự kết hợp ràng buộc đó rồi cũng sẽ nhanh chóng kết thúc bằng sự tan vỡ Đứa con của những cặp vợ chồng này sẽ phải chịu đựng quá nhiều thiệt thòi và bà mẹ trẻ không có khả năng chăm sóc, thậm chí còn giết hay bỏ nó và còn bị dư luận xã hội coi trẻ là bất hợp pháp
- Gánh nặng về kinh tế khi đứa trẻ được sinh ra cần phải có người chăm sóc, mà điều này làm tăng các chi phí cho gia đình và giảm lượng lao động sản xuất của gia đình đang có
- Ngoài ra, nữ vị thành niên mang thai sớm, sẽ làm tăng tốc độ phát triển dân số, nhà nước phải chi trả trực tiếp trợ cấp về y tế, xã hội để giải quyết khó khăn cho mẹ và con
- Xã hội còn phải chi trả gián tiếp những hậu quả do học vấn kém và các sản phẩm kém hiệu quả của những người lao động không lành nghề làm ra
V Giải pháp:
* Về phía bản thân của trẻ:
- Mỗi bạn trẻ của chúng ta, phải trang bị kiến thức sức khỏe sinh sản giới tính cho mình Mỗi cá nhân phải tiếp cận với nguồn giáo dục sức khỏe giới tính lành mạnh Tránh truy cập, tiếp xúc với các nguồn thông tin không lành mạnh, không có nội dung giáo dục(vì tuổi
vị thành niên là một giai đoạn phát triển rất nhanh về thể chất, tâm sinh lý và tinh thần Tình hình bùng nổ thông tin hiện nay, đặc biệt là qua mạng Internet, các xu hướng văn hóa đã và đang xâm nhập, ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của lúa tuổi vị thành niên, như hành vi tình dục, rượu chè, ma túy…Do đó, việc giáo dục giới tính cho lứa tuổi này là rất cần thiết, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần
- Nếu cần, chúng ta có thể đến các trung tâm tư vấn có uy tín hoặc tiếp nhận thông tin từ thầy cô, bác sĩ, và người thân trong gia đình Đồng thời, các bạn nên giữ ranh giới với người khác phái, nhất là các bạn đang yêu nhau Người xưa thường nói: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” hay “ Khôn ba năm dại một giờ”
- Tham gia các cuộc thi về sức khỏe giới tính do trường lớp, các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức
* Về phía gia đình: Trong khi chờ đợi giáo dục giới tính trở thành một môn học trong
nhà trường, con em chúng ta vẫn phải đối diện với quá nhiều cám dỗ và cạm bẫy Vì thế, không ai khác, cha mẹ chính là người phải sát cánh bên cạnh con để giúp trẻ hiểu được quyền cũng như trách nhiệm của bản thân trước vấn đề tình dục và giới tính Nội dung giáo dục con cái cần hướng vào việc phát triển những phẩm chất ngay từ nhỏ để hình thành hành vi lành mạnh ở tuổi vị thành niên sau này:
+ Lòng tự tin, tự trọng, vị tha: Bằng sự thương yêu và chăm sóc trẻ, trẻ sẽ cảm thấy mình có giá trị, cảm thấy an toàn, từ đó hình thành dần lòng tự tin và những cảm nhận tích
Trang 9cực về chính bản thân nhưng không làm cho trẻ coi mình là trung tâm và không quan tâm đến người khác
+ Thái độ đối với giới tính: Trẻ thường tò mò, đặt nhiều câu hỏi đôi khi làm cho người lớn lúng túng
- Trước tiên, gia đình phải là chỗ dựa vững chắc cho con cái khi con cái có chuyện, cần quan tâm giáo dục nhiều hơn nữa cho con biết rõ về giới tính, nhất là vai trò của người mẹ trong việc giáo dục con gái trước ngưỡng cửa của tuổi dậy thì Khi con cái hỏi về vấn đề này, cha mẹ nên sẵn sàng giúp đỡ chúng
- Theo chuyên viên tâm lý Trần Thị Thu Hằng cho biết: cha mẹ phải là chỗ dựa vững chắc cho con cái, khi con cái đến tuổi dậy thì Đồng thời cha mẹ nên đóng vai trò không chỉ là người thầy mà còn là người bạn thân để con cái tin tưởng chia sẻ những điều khó nói
* Về phía xã hội:
- Tăng cường việc đưa giáo dục giới tính vào nhà trường, vào sinh hoạt vui chơi Đồng thời, các cơ quan liên quan cần ngăn chặn các cơ sở y tế tư nhân hành nghề nạo phá thai trái phép Đó sẽ là một "lá chắn" quan trọng trong việc đưa các em thoát khỏi viễn cảnh phải làm mẹ sớm
- Các cơ quan chức năng cần phải quản lý thật chặt chẽ các dịch vụ vui chơi giải trí đặc biệt là các quán Internet….để các em không học theo những gì thứ không lành mạnh đó vì các em hay có trí tò mò
- Nhà trường nên thành lập các trung tâm tư vấn học đường để các em hỏi những vấn đề
mà các em thắc mắc
- Đưa ra các buổi ngoại khóa về sự mang thai sớm và những biểu hiện có thai để các em tham gia và nhận thức được tác hại của việc mang thai sớm và những hậu quả của việc nạo phá thai để các em phòng tránh
VI Vai trò của nhân viên công tác xã hội:
* Đối với trẻ vị thành niên chưa mang thai:
- Kết hợp với nhà trường tổ chức các cuộc ngoai khóa, các cuộc thi tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên Tại đây các em có thêm kiến thức với sức khỏe sinh sản, nhận thức được tác hại, hậu quả của việc mang thai sớm
- Kiểm tra rà soát các gia đình có con em trong độ tuổi vị thành niên để kết hợp vơí hội phụ nữ, cán bộ y tế ở địa phương tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các bậc phụ huynh về việc quản lý và giáo dục con cái trong độ tuổi này
- Kết hợp với cán bộ y tế ở địa phương thành lập các trung tam tư vấn về sức khỏe vị thành niên
* Đối với trẻ đã mang thai:
- Kết hợp với cán bộ y tế, hội phụ nữ để định hướng, nâng cao kiến thức, phương pháp chăm sóc, nuôi dạy con cái
- Hướng dẫn các em đến các cơ sở y tế bảo đảm cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật để đảm bảo an toàn khi nạo phá thai
Trang 10CHUYÊN ĐỀ: PHỤ NỮ ĐƠN THÂN
I Định nghĩa: Phụ nữ đơn thân là những người phụ nữ phải nuôi con một mình.
II Thực trạng: Trước đây, việc phụ nữ nuôi con một mình là điều hiếm thấy trong xã
hội Tuy nhiên trong những năm gần đây, trường hợp phụ nữ đơn thân sinh con và nuôi dạy con ngày càng phổ biến hơn
- Theo thống kê năm 2008 tại Mỹ, số gia đình bố mẹ đơn thân chiếm đến 12%, ở Úc là
15,2%
- Tại Việt Nam, theo nghiên cứu năm 2007 cũng đã có hơn 2 triệu phụ nữ tuổi trưởng thành chọn sống độc thân, trong đó ¾ chấp nhận nuôi con một mình
- Những năm gần đây, trào lưu sinh con và nuôi dạy con một mình ngày càng phổ biến hơn trong giới phụ nữ trẻ Kết quả điều tra toàn quốc về gia đình Việt Nam do Bộ Văn hóa
- Thể thao và Du lịch và Tổ chức UNICEF công bố, có khoảng 2,5% dân số sống độc thân, trong đó chủ yếu là nữ giới và đa phần trong số họ chấp nhận nuôi con một mình Xu hướng gia đình đơn thân nuôi con ngày một gia tăng theo tỉ lệ ly hôn và lượng trí thức nữ giới tại các thành phố lớn, cũng như nhiều tên tuổi văn nghệ sĩ nổi tiếng công khai giãi bày chuyện sinh con một mình hoặc đơn thân nuôi con sau khi ly hôn
III Nguyên nhân:
- Do ly hôn: Theo bà Lê Minh Nga (Giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý giáo dục và Tình yêu hôn nhân gia đình TP.HCM) thì trong số các vụ ly hôn của nhiều cặp vợ chồng son trẻ (dưới 35 tuổi), hầu hết lý do đưa ra là không hợp nhau, không hiểu nhau, sở thích không phù hợp, không có sự nhường nhịn, chiều chuộng, tha thứ cho nhau… Bên cạnh đó là mâu thuẫn do khác biệt về trình độ, thiếu sự quan tâm, cảm thông, chăm sóc và chia
sẻ cùng nhau Thực tế, ở những cặp vợ chồng trẻ, nguyên nhân ly hôn có thể là sự hụt hẫng, thất vọng khi đối mặt với sự thật phũ phàng: Tính cách của người chồng hay của người vợ, hồi nào khi chỉ mới là người tình của nhau, sao không thấy có những điều bất cập như khi đã sống chung với nhau Sau khi đã kết hôn thành chồng vợ và bắt dầu làm cha, làm mẹ, nhiều tính xấu đến lúc đó mới biết, những thiếu thốn, vất vả của cuộc sống chung và việc nuôi con, dạy con làm cho cặp vợ chồng trẻ mệt mỏi và đổ lỗi cho nhau, trách móc nhau
Những mâu thuẫn dẫn đến ly hôn:
+ Mâu thuẫn về tính tình: Lý do đưa ra là không hợp nhau, không hiểu nhau, sở thích
không phù hợp, không có sự nhường nhịn, chiều chuộng, tha thứ cho nhau… Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các vụ bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần trong gia đình
+ Mâu thuẫn do khác biệt về trình độ: Trình độ văn hoá, chính trị, xã hội Do nhận
thức khác nhau, nhất là mất bình đẳng về giới: coi phụ nữ là của riêng mình
+ Mâu thuẫn về nghề nghiệp: Công việc giờ giấc đi làm của mỗi người khác nhau,
thiếu sự quan tâm, cảm thông, chăm sóc và chia sẻ cùng nhau