Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo".1 Như vậy, theo quan điểm của Đảng ta, xã hội hoá giáo dục có 6 nội dung cơ bản cần được pháp luật hoá: 1 Huy động tất cả các
Trang 1PGS.TS NguyÔn V¨n §éng *
1 Quan niệm về xã hội hoá giáo dục ở
nước ta
Xã hội hoá giáo dục là chủ trương, chính
sách lớn của Đảng và Nhà nước, nhất là
trong bối cảnh hiện nay, khi sự nghiệp giáo
dục nước ta đang trên đà phát triển mạnh cả
về quy mô, mạng lưới, các loại hình trường
lẫn các hình thức giáo dục, còn Nhà nước,
dù đã cố gắng nhiều nhưng vẫn không thể
một mình xoay sở được cho nên rất cần sự
hỗ trợ của toàn xã hội về nhân, tài, vật, lực
để phát triển giáo dục Từ góc độ chung, xã
hội hoá giáo dục là chính sách huy động mọi
nguồn lực của xã hội vào sự nghiệp phát
triển giáo dục nhằm xây dựng thành công xã
hội học tập ở nước ta Từ nhiều năm nay,
vấn đề xã hội hoá giáo dục đã được đề cập
trong các văn kiện của Đảng và một số văn
bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Báo
cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương
Đảng (khoá X) tại Đại hội XI của Đảng yêu
cầu phải: "Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã
hội hoá giáo dục, đào tạo trên cả ba phương
diện: động viên các nguồn lực trong xã hội;
phát huy vai trò giám sát của cộng đồng;
khuyến khích các hoạt động khuyến học,
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều
kiện để người dân được học tập suốt đời
Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong
giáo dục, đào tạo".(1) Như vậy, theo quan
điểm của Đảng ta, xã hội hoá giáo dục có 6
nội dung cơ bản cần được pháp luật hoá: 1) Huy động tất cả các nguồn lực trong xã hội
để phát triển giáo dục; 2) Sự giám sát của xã hội đối với hoạt động giáo dục; 3) Hoạt động của cả xã hội nhằm khuyến học, khuyến tài; 4) Xây dựng xã hội học tập; 5) Tạo điều kiện
để người dân học tập suốt đời; 6) Hợp tác quốc tế về giáo dục Chính phủ đã ra Nghị quyết số 90-CP ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao Đặc biệt, Luật giáo dục năm
2005 quy định phải gắn giáo dục với xã hội hoá giáo dục (Điều 9) và dành một điều riêng - Điều 12, quy định khái quát nội dung
cơ bản của vấn đề xã hội hoá sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay Theo đó, việc phát triển giáo dục và xây dựng xã hội học tập được xác định là sự nghiệp của cả Nhà nước
và toàn dân theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm"; Nhà nước phải luôn luôn giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp phát triển giáo dục đồng thời cần khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục,
* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường
và các hình thức giáo dục để mọi người dân
đều có cơ hội được học tập và học tập suốt
đời; mọi tổ chức, gia đình và cá nhân đều có
trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục,
thường xuyên phối hợp với nhà trường thực
hiện mục tiêu giáo dục và xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh và an toàn
2 Yêu cầu của việc luật hoá vấn đề xã
hội hoá giáo dục đại học trong Luật giáo
dục đại học
Nếu quan niệm Luật giáo dục năm 2005
là "hiến pháp" về giáo dục thì Luật giáo dục
đại học là "Luật chuyên ngành" Vì vậy, các
quy định của Luật giáo dục đại học về xã hội
hoá giáo dục đại học, một mặt, phải phù hợp
với tinh thần của Luật giáo dục năm 2005;
mặt khác, cũng cần chi tiết hơn, cụ thể hơn
so với Luật giáo dục năm 2005 chứ không
phải là bản "sao chép" lại Luật giáo dục năm
2005 Vấn đề đặt ra là mức độ, phạm vi chi
tiết hoá, cụ thể hoá đến đâu và dựa trên cơ sở
nào để xác định đúng được những vấn đề cơ
bản và quan trọng nhất của xã hội hoá giáo
dục đại học cần luật hoá trong Luật giáo dục
đại học? Câu trả lời thật không đơn giản,
nhất là việc thực hiện xã hội hoá giáo dục ở
các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ
thống giáo dục quốc dân của Việt Nam hiện
nay chưa được tổng kết, đánh giá để đưa ra
những bài học kinh nghiệm làm căn cứ thực
tiễn để tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp
luật về xã hội hoá giáo dục nói chung, xã hội
hoá giáo dục đại học nói riêng
Chúng tôi cho rằng, mặc dù nhận thức
được xã hội hoá giáo dục đại học là vấn đề
mới, có nhiều nội dung phong phú và khá
phức tạp mà việc luật hoá nó không đơn giản, nhưng cũng nên xuất phát từ quan điểm không cầu toàn và vừa làm vừa rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật giáo dục đại học trình các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đúng tiến độ
Nhằm đạt được mục tiêu nêu trên, việc luật hoá vấn đề xã hội hoá giáo dục đại học trong Luật giáo dục đại học - với tư cách là đạo luật chuyên ngành, cần đáp ứng được
các yêu cầu sau đây: Một là phải phù hợp
với các quan điểm của Đảng, Nhà nước về
xã hội hoá giáo dục và tinh thần của Luật
giáo dục năm 2005; hai là chỉ nên quy định
những vấn đề đã được thực tế kiểm nghiệm (hay những vấn đề tương đối ổn định trong
thực tiễn); ba là kết hợp chặt chẽ xã hội hoá
giáo dục đại học với việc tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước về giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học ngoài công
lập; bốn là kết hợp chặt chẽ xã hội hoá giáo
dục đại học với việc tăng cường quản lí nhà nước đối với các nhà đầu tư, chương trình,
dự án đầu tư… của xã hội để phát triển giáo
dục đại học; năm là xã hội hoá giáo dục đại
học phải được thực hiện đồng thời với việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách học phí và học bổng, chính sách trợ cấp xã hội cho phù hợp với mục tiêu của xã hội hoá giáo dục đại học, với đa dạng hoá các hình
thức đào tạo và các loại hình nhà trường; sáu
là xã hội hoá giáo dục đại học phải kết hợp
với việc mở rộng tính tự quản, tự chịu trách
nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học; bảy là
phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà, hợp lí xã hội hoá giáo dục đại học với việc mở rộng dân
Trang 3chủ trong nội bộ nhân dân mà cốt lõi của nó
là tăng tính tự quản, tự chịu trách nhiệm của
mọi cá nhân, tổ chức và đoàn thể xã hội
trong việc tham gia giáo dục đại học
3 Nội dung xã hội hoá giáo dục đại
học cần được luật hoá trong Luật giáo dục
đại học
Như đã nói ở trên, Luật giáo dục đại học
cần quy định cụ thể hơn so với Luật giáo dục
năm 2005 những vấn đề xã hội hoá giáo dục
đại học xuất phát từ đặc thù của giáo dục đại
học Theo chúng tôi, ít ra, Luật giáo dục đại
học cần quy định cụ thể những vấn đề sau đây:
- Mục tiêu, nguyên tắc và phương thức
xã hội hoá giáo dục đại học
Mục tiêu xã hội hoá giáo dục đại học
phải phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại
học trên cơ sở lấy người học làm trung tâm,
tất cả cho người học, vì người học, như hỗ
trợ học bổng cho sinh viên, mở mang kí túc
xá, hiện đại hoá thư viện, mua thêm sách,
khen thưởng cho những sinh viên xuất sắc
trong học tập và rèn luyện v.v Đối với
nguyên tắc xã hội hoá giáo dục đại học, Luật
cần quy định cụ thể các nguyên tắc như tự
nguyện, dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu
quả Về phương thức, đó là trực tiếp đầu tư,
chuyển giao công nghệ giáo dục, chuyển tiền
quyên góp hay các trang thiết bị khác…
- Các nguồn lực cần khuyến khích, huy
động để phát triển giáo dục đại học
Cần chỉ rõ các nguồn lực cần khuyến
khích, huy động để phát triển giáo dục đại
học theo thứ tự ưu tiên sau: Các doanh
nghiệp và các tổ chức kinh tế khác làm ăn có
lãi lớn, doanh nhân thành đạt, các nhà đầu tư
và cá nhân có tiềm lực kinh tế ở nước ngoài,
các tổ chức và đoàn thể xã hội, các gia đình
và cá nhân khác trong xã hội có tâm huyết với giáo dục đại học
- Quản lí nhà nước đối với các đầu tư và những đóng góp khác của xã hội để phát triển giáo dục đại học
Đây là vấn đề mới, nhạy cảm và phức tạp Tuy vậy, cũng cần coi trọng công tác quản lí nhà nước trong quá trình xã hội hoá giáo dục đại học nhằm bảo đảm tính nghiêm minh, công khai, minh bạch, hiệu quả, thiết thực, công bằng và khách quan trong việc triển khai thực hiện, quản lí, sử dụng kết quả của các đầu tư, cũng như quản lí và sử dụng các đóng góp khác của xã hội vào phát triển giáo dục đại học Tuy vậy, cũng nên thấy được rằng việc quản lí nhà nước ở đây khác với quản lí nhà nước đối với giáo dục đại học về mục đích, nguyên tắc, mức độ, phạm vi, nội dung, phương thức quản lí, do đó các quy định của Luật giáo dục đại học phải phải hợp lí để không làm ảnh hưởng đến quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học
- Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học đối với các đầu tư và những đóng góp khác của xã hội để phát triển giáo dục đại học
Đối với những đầu tư thì cơ sở giáo dục đại học phối kết hợp với nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện đầu tư và quản lí, sử dụng thành quả của đầu tư dưới sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước, xã hội và của chính
cơ sở giáo dục đại học đó Trên tinh thần ấy, cần quy định cụ thể và rõ ràng trong Luật giáo dục đại học nguyên tắc, nội dung, hình thức và cơ chế phối kết hợp giữa nhà đầu tư
và cơ sở giáo dục đại học trong việc triển khai thực hiện đầu tư và quản lí, sử dụng
Trang 4thành quả của đầu tư Còn đối với các đóng
góp nhỏ, vừa của xã hội thì cơ sở giáo dục
đại học có toàn quyền quản lí, sử dụng dưới
sự giám sát của Nhà nước, xã hội và của
chính cơ sở giáo dục đại học đó Như vậy,
Luật giáo dục đại học cần quy định cụ thể, rõ
ràng mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hình
thức và phương pháp quản lí, sử dụng của
các cơ sở giáo dục đại học đối với những
đóng góp nhỏ, vừa của xã hội vào việc phát
triển giáo dục đại học
- Sự giám sát của xã hội đối với các đầu
tư và những đóng góp khác của xã hội để
phát triển giáo dục đại học và đối với chính
hoạt động giáo dục đại học
Ở đây có 2 hình thức giám sát ứng với 2
đối tượng giám sát: Một là sự giám sát của
xã hội đối với các đầu tư, những đóng góp
khác của xã hội vào phát triển giáo dục đại
học và hai là sự giám sát của xã hội đối với
hoạt động giáo dục đại học (gồm hoạt động
giáo dục đại học của cơ sở giáo dục đại học
công lập và hoạt động giáo dục đại học của
cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập) Cả
hai hình thức này đều có mục tiêu, nội dung,
hình thức và phương pháp giám sát khác
nhau và đều cần được quy định cụ thể trong
Luật giáo dục đại học
Ngoài ra, Luật giáo dục đại học còn phải
quy định các vấn đề quan trọng khác như các
hình thức hoạt động nhằm khuyến học,
khuyến tài trong giáo dục đại học; vấn đề đa
dạng hoá các loại hình trường và các hình
thức giáo dục với việc quản lí nhà nước đối
với các cơ sở giáo dục đại học ngoài công
lập; chính sách học phí, học bổng và chính
sách trợ cấp xã hội trong điều kiện xã hội
hoá giáo dục đại học; hình thức, phương pháp khuyến khích, huy động các nguồn lực của xã hội vào việc phát triển giáo dục đại học; trách nhiệm của các tổ chức, gia đình và công dân trong việc phát triển giáo dục; hợp tác quốc tế về giáo dục đại học vì mục tiêu
xã hội hoá giáo dục đại học
4 Hình thức pháp lí thể hiện nội dung
xã hội hoá giáo dục đại học trong Luật giáo dục đại học
Trong Dự thảo lần thứ tư Luật giáo dục đại học (ngày 10/5/2011), vấn đề xã hội hoá giáo dục đại học chỉ được quy định tại điểm
4 Điều 9 (Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học) với nội dung như sau:
"Thực hiện xã hội hoá giáo dục đại học; ưu tiên thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục
có vốn đầu tư lớn và có đầy đủ các điều kiện thành lập theo quy định Hỗ trợ kinh phí đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao" Theo
chúng tôi, quy định như trên có hai hạn chế
cơ bản sau đây:
Một là chưa phản ánh đầy đủ nội dung
quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng và chưa xứng tầm với vấn đề quan trọng đang được cả xã hội quan tâm là xã hội hoá giáo dục đại học
Hai là còn hết sức chung chung như khẩu
hiệu, lời kêu gọi, làm cho người đọc không rõ
xã hội hoá giáo dục đại học có những nội dung gì khác so xã hội hoá giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam hiện nay
Sắp tới, chúng tôi cho rằng cần suy nghĩ lựa chọn phương án thích hợp để luật hoá
Trang 5vấn đề xã hội hoá giáo dục đại học trong
Luật giáo dục đại học, sao cho vừa phản ánh
đúng, đầy đủ quan điểm của Đảng, Nhà nước
về xã hội hoá giáo dục nói chung, xã hội hoá
giáo dục đại học nói riêng, vừa thể hiện được
những vấn đề cơ bản của xã hội hoá giáo dục
đại học như đã nêu ở trên
Chúng tôi dự kiến có 2 phương án sau đây:
- Phương án 1: Dành một điều luật riêng
với các khoản cụ thể trong Chương I như
hiện nay để quy định các vấn đề quan trọng
nhất của xã hội hoá giáo dục đại học Theo
chúng tôi, tuy phương án này gọn nhưng sẽ
rơi vào tình trạng "khung", chung chung,
thiếu chi tiết và cụ thể, bởi vì một điều luật
không thể đăng tải hết các vấn đề quan trọng
nhất của xã hội hoá giáo dục đại học
- Phương án 2: Trong Luật giáo dục đại
học cần thiết kế một chương riêng với tên gọi
là "Chính sách của Nhà nước về phát triển
giáo dục đại học", gồm các mục (trong đó có
mục "Xã hội hoá giáo dục đại học"), dưới
mục là điều, dưới điều là khoản (ví dụ: khoản
1, 2, 3, ) và dưới khoản là điểm (ví dụ: điểm
a, b, c, ) Chúng tôi nghiêng về Phương án 2,
vì với phương án này thì Luật giáo dục đại
học mới đủ sức "luật hoá" những vấn đề quan
trọng nhất của xã hội hoá giáo dục đại học ở
nước ta hiện nay Nếu theo phương án này thì
những điều luật nào trong Dự thảo lần thứ tư
Luật giáo dục đại học có nội dung thuộc
chính sách của Nhà nước về phát triển giáo
dục đại học sẽ được đưa vào chương này
Chương "Chính sách của Nhà nước về
phát triển giáo dục đại học" có thể gồm các
mục với các tên gọi tạm thời như sau: a) Mục
"Đào tạo đại học với việc nghiên cứu, ứng
dụng những thành tựu của khoa học- công nghệ"; b) Mục "Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học"; c) Mục "Xã hội hoá giáo dục đại học"; d) Mục "Thu hút, sử dụng, đãi ngộ, phụ cấp ưu đãi đối với đội ngũ giảng viên đại học"; đ) Mục "Chính sách đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội";… Mục "Xã hội hoá giáo dục đại học" có thể bao gồm các điều (số điều luật sẽ được điều chỉnh sau) với những nội dung như sau: Điều 1: Mục tiêu, nguyên tắc và phương thức xã hội hoá giáo dục đại học; Điều 2: Các nguồn lực chủ yếu cần khuyến khích, huy động để phát triển giáo dục đại học; Điều 3: Quản lí nhà nước đối với hoạt động
xã hội hoá giáo dục đại học; Điều 4: Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học đối với xã hội hoá giáo dục đại học; Điều 5: Nguyên tắc, nội dung, hình thức và cơ chế phối kết hợp giữa nhà đầu tư và cơ sở giáo dục đại học trong việc triển khai thực hiện đầu tư và quản lí, sử dụng thành quả của đầu tư; Điều 6: Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hình thức
và phương pháp quản lí, sử dụng của các cơ
sở giáo dục đại học đối với những đóng góp nhỏ, vừa của xã hội vào việc phát triển giáo dục đại học; Điều 7: Sự giám sát của xã hội đối với các đầu tư, dự án và những đóng góp khác của xã hội để phát triển giáo dục đại học và đối với chính hoạt động giáo dục đại học; Điều 8: Sự giám sát của xã hội đối với các đầu tư và những đóng góp khác của xã hội để phát triển giáo dục đại học và đối với chính hoạt động giáo dục đại học./
(1).Xem: Đảng cộng sản Việt Nam, Văn k iện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2011, tr 218