0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Những tồn tạ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XÂY DỰNG ĐỨC ÁNH (Trang 43 -47 )

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Đức Ánh

3.1.2. Những tồn tạ

Hạch toán chi tiết tài sản cố định

Trong việc hạch toán chi tiết tài sản cố định Doanh nghiệp đã thực hiện tương đối chuẩn các quy định về chứng từ sổ sách chi tiết, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số mặt sau:

* Doanh nghiệp không theo dõi chi tiết tình hình sử dụng về số lượng và nguyên giá đối với các tài sản cố định ở từng đội xây dựng. Điều này dẫn đến tình trang là việc quản lý về giá trị không thống nhất với việc quản lý về mặt hiện vật không ràng buộc trách nhiệm vật chất của người sử dụng tài sản cố định trong trường hợp xảy ra mất mát hư hỏng TSCĐHH….

* Doanh nghiệp không thực hiện đánh số TSCĐHH. Nếu xét trên góc độ hạch toán chi tiết thì rõ ràng việc không đánh số TSCĐHH sẽ thực sự khó khăn cho việc sắp xếp, phân loại , kiểm kê và phản ánh và phản ánh vào Sổ chi tiết TSCĐHH. Trong khi đó, về nguyên tắc TSCĐHH đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp phải được đánh số để thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý và thường được áp dụng linh hoạt cho từng doanh nghiệp.

- Hạch toán tổng hợp tài sản cố định

Nhìn chung, việc hạch toán kế toán tổng hợp các nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐHH của doanh nghiệp được ghi chép và phản ánh theo đúng chế độ kế toán cho doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Trong quá trình thực tập tại

doanh nghiệp tư nhân xây dựng Đức Ánh em thấy có những điểm vướng mắc sau đây trong công tác hạch toán tổng hợp.

* Việc lập các Bảng kê phân loại

Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tổng hợp theo hình thức chứng từ ghi sổ, Các bảng kê này được lập làm cơ sở cho kế toán tổng hợp thực hiện phản ánh vào Sổ tổng hợp. Các bảng kê phân loại này không quy định cụ thể áp dụng ghi Có hay ghi Nợ cho các tài khoản cụ thể nào. Bên cạnh đó, trong trường hợp nghiệp vụ xảy ra liên quan đến nhiều bút toán thì doanh nghiệp phải lập một số lượng lớn Bảng kê phân loại.

* Hạch toán ứng tiền trước cho các đội thực hiện thi công các công trình xây dựng cơ bản

Khi ứng tiền cho các đội

Nợ TK 136 Số tiền ứng trước cho đội Có TK 111

Các chi phí phát sinh có liên quan đến quá trình xây lắp được tập hợp vào TK 154 và kê khai trong Bảng tổng hợp chi phí cho công trình. Khi thực hiện bàn giao , kế toán hạch toán:

a. Ghi tăng nguyên giá tài sản cố định Nợ TK 211 Nguyên giá TSCĐHH

Có TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang b. Kết chuyển nguồn vốn

Nợ TK 441 Nguyên giá TSCĐHH Có TK 411

Việc hạch toán như vậy là không đúng quy định

Đối với việc sửa chữa thường xuyên: Khi phát sinh các chi phí sửa chữa đối với bất kỳ tài sản nào kế toán đều hạch toán voà TK 627 kể cả khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCD dùng cho hoạt động quản lý toàn doanh nghiệp

Đối với việc sửa chữa lớn: Doanh nghiệp thực hiện lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐHH do vậy không có các bút toán trích trích trước chi phí cho công tác này. Chỉ khi nào phát sinh các nghiệp vụ sửa chữa TSCĐHH thì doanh nghiệp mới thực hiện phản ánh vào chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH được tập hợp vào TK 241 (2413) "XDCB dở dang" Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển:

Nợ TK 627 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 142 (1421) Chi phí trả trước (nếu chi phí lớn) Có TK 241 (2413) XDCB dở dang

Việc không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH làm cho doanh nghiệp không chủ động trong việc hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp.

* Hạch toán khấu hao tài sản cố định

Trích khấu hao tài sản cố định

Nợ TK 623 (6234) Chi phí khấu hao máy thi công

Nợ TK 627 (6274) Chi phí khấu tại khu nhà làm việc ĐA Nợ TK 642 (6424) Chi phí khấu hao tại văn phòng

Có TK 214 Khấu hao TSCĐHH

Đồng thời ghi Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao

Doanh nghiệp chỉ trích khấu hao TSCĐHH tại Khu nhà làm việc tại Lai Châu để phân bổ vào chi phí sản xuất chung là chưa đủ. Bởi vì ngoài Khu nhà làm việc Lai Châu , chi phí khấu hao các thiết bị quản lý tại các đội xây lắp

không được xác định điều này làm chi phí của công trình giảm, lợi nhuận tăng và doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế thu nhập cho khoản lợi nhuận này.

c. Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định

* Doanh nghiệp không tiến hành đánh số tài sản cố định

Xét trên góc độ quản lý thì việc không đánh số TSCĐHH làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc quản lý TSCĐHH: Doanh nghiệp không thể biết một máy móc thiết bị đang được sử dụng tại đơn vị nào, phòng ban nếu như không quản lý chặt chẽ theo đơn vị, bộ phận sử dụng, doanh nghiệp không thể biết TSCĐHH được đầu tư bằng nguồn vốn nào nếu như không quản lý TSCĐHH theo nguồn vốn hình thành

* Phân loại TSCĐHH

Hiện nay Doanh nghiệp đang thực hiện phân loại tài sản cố định theo Nguồn hình thành vào hình thái vật chất. Hai cách phân loại này phần nào đã giúp cho doanh nghiệp quản lý được tài sản cố định tại doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra làm thế nào để doanh nghiệp có thể biết hiện tại doanh nghiệp còn tài sản cố định đang được sử dụng vào mục đích gì, có bao nhiêu tài sản đang cho thanh lý, nhượng bán….Nếu chỉ dựa vào cách phân loại trên thì Doanh nghiệp có được những thông tin liên quan đến vấn đề trên.

* Quản lý và trích khấu hao tài sản cố định

Hiện nay doanh nghiệp áp dụng phương pháp trích khấu hao riêng cho từng loại TSCĐHH khác. Việc tích khấu hao cho phương tiện máy móc theo giá bình quân giờ ca hoạt động là không đúng theo quy định kế toán. Bên cạnh đó việc phân bổ khấu hao TSCĐHH cho các công trình theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp là không hợp lý bởi đối với một công trình sử dụng nhiều giờ máy thi công mà sử dụng ít chi phí nhân công thì khấu hao TSCĐHH phân bổ.

* Quản lý sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp luôn được điều động đến các công trình. Việc theo dõi sử dụng các thiết bị thi công không được thực hiện một cách chặt chẽ. Ví dụ: Việc đưa một máy móc đi thi công các công trình thường không được quản lý bằng văn bản. Do vậy không có sự ràng buộc về trách nhiệm đối với việc sử dụng máy thi công. Bên cạnh đó việc bảo quản các loại máy móc thiết bị ở các công trình rất khó khăn, chất lượng máy móc bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XÂY DỰNG ĐỨC ÁNH (Trang 43 -47 )

×