cố định đầu tư mua sắm
Chế độ kế toán Việt Nam chỉ quy định việc xác định lãi tiền vay trực tiếp đầu tư vào nguyên giá TSCĐHH. Tuy nhiên với các khoản này vay có mục đích chung chung nhưng cũng có đóng góp vào quá trình đầu tư thì lãi tiền vay các khoản này chưa được phân bổvào nguyên giá TSCĐHH. Chuẩn mực này kế toán quốc tế số 32 có quy định rõ phương pháp phân bổ lãi vay này vào nguyên giá TSCĐHH dựa vào " Bình quân gia quyền của chi phí đi vay trên chi tiêu cho TSCĐHH đó". Vậy chuẩn mực kế toán Việt nam cũng nên bổ sung để thống nhất với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế.
Lập dự phòng giảm giá tài sản cố định
Mặc dù tài sản cố định được đầu tư dài hạn nhưng trong kinh doanh thì rủi ro do các điều kiện khách quan vẫn có thể xảy ra với TSCĐHH và doanh nghiệp vẫn có khả năng chịu các khoản tổn thất do giảm giá TSCĐHH. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 (IAS) đã quy định về việc tính toán các khoản giảm giá có thể xảy ra đối với TSCĐHH: " Giá trị của TSCĐHH có thể thu hồi được dự tính nếu vào ngày lập Bảng tổng kết tài sản có dấu hiệu cho thấy TSCĐHH có thể bị giảm giá trị". Theo Em để phù hợp với quá trình quốc tế hoá hiện nay thì nước ta nên cho phép các doanh nghiệp được trích lập các khoản dự phòng giảm giá TSCĐHH.
Việc hạch toán trích lập dự phòng thông qua TK 219 " Dự phòng giảm giá TSCĐHH"
Kết cấu TK 219 như sau: Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng
Cuối năm N + 1 căn cứ vào tình hình tài sản cố định tại doanh nghiệp kế toán thực hiện trích lập dự phòng bổ sung hoặc hoàn nhập dự phòng theo bút toán sau:
Nợ TK 711 Có TK 219
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, việc chịu sức ép từ các đối thủ cạnh tranh là điều mà không doanh nghiệp nào tránh khỏi. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì không chỉ Công ty mà tất cả các doanh nghiệp đều phải cố gắng nâng cao năng lực sản xuất, không ngừng đổi mới công nghệ cho TSCĐ song song với tiết kiệm chi phí kinh doanh. Từ khi thành lập cho đến nay doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hiện nay, doanh nghiệp có số lượng và giá trị TSCĐ lớn trong đó máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng lớn và vẫn không ngừng đổi mới TSCĐ cho phù hợp với yêu cầu từng thời kỳ. Trong thời gian qua, vấn đề sử dụng TSCĐ tại Công ty đã đạt được nhiều thành tựu song không tránh khỏi những lúc thăng trầm và còn nhiều hạn chế. Với tầm vai trò của TSCĐ trong hoạt động kinh doanh, việc tìm ra giải pháp giúp Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là điều có ý nghĩa quan trọng.
Hạch toán tài sản cố định là một vấn đề khó khăn, phức tạp. Dù là doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ thì hạch toán tài sản cố định vẫn luôn là vấn đề cốt lõi để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhất là những doanh nghiệp xây dựng thì tầm quan trọng của hạch toán tài sản cố định càng rõ nét hơn.
Sau thời gian thực tập tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng Đức Ánh, em càng thấy được tầm quan trọng của công tác hạch toán tài sản cố định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác hạch toán tài sản cố định của doanh nghiệp tuy chưa được thực hiện một cách đầy đủ nhưng nhìn chung cũng đã đem lại một số hiệu quả nhất định. Doanh nghiệp cần có một cái nhìn sâu hơn về công tác hạch toán tài sản cố định để từ đó hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán tài sản cố định nói riêng và hạch toán kế toán nói chung. Hiện nay, với một đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo trong Công ty,
tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn trước mắt để trở thành một DN làm ăn có hiệu quả cao.
Với đề tài “ Hoàn thiện Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Doanh
nghiệp tư nhân xây dựng Đức Ánh”, em đã vận dụng những kiến thức đã
học để nghiên cứu thực tế tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty . Bài viết đã nêu lên thực trạng tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty, phân tích những kết quả đạt được và những khó khăn cần khắc phục để tìm ra nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty. Tuy nhiên, với sự hạn chế trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cũng như những hiểu biết trong vấn đề này nên trong bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô, các cán bộ phòng tài chính kế toán chỉ bảo, đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.- Tiến sỹ Nguyễn Văn Bảo. Nxb Tài Chính - Hà Nội 2004.
2. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. 3. Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp. 4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
5. Luật kế toán Việt Nam.