Thực trạng: Trên thực tế dạy học bộ môn Ngữ Văn tại Trường THCS Thạnh Lợi, tôi nhận thấy trong phân môn Tập làm văn - phần văn nghị luận - số đông học sinh rất ngại học, không hứng thú h
Trang 1PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I Thực trạng:
Trên thực tế dạy học bộ môn Ngữ Văn tại Trường THCS Thạnh Lợi, tôi nhận thấy trong phân môn Tập làm văn - phần văn nghị luận - số đông học sinh rất ngại học, không hứng thú học bởi đặc trưng môn khó, khô và trừu tượng Hơn nữa phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng ở mức độ cao để tạo lập văn bản Nếu không nắm chắc lý thuyết cơ bản, không có vốn hiểu biết thực tế sâu sắc, không được rèn luyện kĩ năng viết đoạn, viết bài thường xuyên học sinh dễ sinh ra tâm lý lười học, lười suy nghĩ Cũng vì thế mà học sinh ỷ lại vào sách tham khảo, sách bài văn mẫu rất nhiều Thực tế cho thấy mỗi em học sinh ít nhất cũng có được vài đầu sách làm “bảo bối” cho riêng mình Và khi đề Tập làm văn cô giáo ra trùng với những bài văn mẫu, thì các em cũng chẳng ngần ngại gì mà không chép Để giáo viên khó phát giác việc sao chép, các em đã trích nhặt từ nhiều bài văn mẫu lại nên đoạn văn của các em nhiều khi trở thành “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” Có những em bê nguyên si bài văn hay, có những em lắp ghép từ những mảnh vụn mà các em đã nhặt nhạnh được để tạo một bài văn thiếu logic
Học sinh chưa tự mình hình thành được kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, chưa xác định luận điểm và triển khai luận điểm như thế nào? Xuất phát từ thực tế trên và để học sinh viết tốt đoạn văn nghị luận trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp đến, tôi nghĩ là giáo viên chúng ta cần rèn cho học sinh có được những kĩ năng, kĩ xảo
để viết tốt đoạn văn nghị luận xã hội
II Nguyên nhân:
Tìm hiểu nguyên nhân mỗi học sinh viết chưa tốt đoạn văn nghị luận xã hội là một lí do khác nhau, có thể thống kê một số nguyên nhân sau đây:
- Rỗng kiến thức về văn nghị luận Học sinh chưa nắm được thế nào là văn nghị luận? Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận? Chưa nắm vững cách viết đoạn văn
- Thiếu kiến thức về tục ngữ, ca dao,…
- Không giải thích được nghĩa của từ ngữ, ý nghĩa của vấn đề
- Thiếu vốn sống thực tế Lười đọc sách, báo
Trang 2- Ít tìm hiểu thông tin trên các phương tiện truyền thanh Chẳng hạn như nghe đài phát thanh, xem thời sự địa phương,…
- Chưa vận dụng kiến thức lí thuyết kết hợp với thực hành thường xuyên
- Có tâm lí ngại khó, ít chịu tư duy Chán học tiết tập làm văn
- Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, một số em còn lười học
và chưa nắm chắc kiến thức cơ bản, phương pháp học bộ môn chưa khoa học
- Kĩ năng viết đoạn văn chưa tốt, khả năng tư duy sáng tạo còn yếu
III Giải pháp hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội:
Qua tìm hiểu nắm được tình hình học tập của học sinh về kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, tôi xin đưa một số giải pháp như sau:
- Ngay từ đầu năm học, sau khi được phân công giảng dạy bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng lồng ghép vào các tiết tự chọn để vừa củng cố kiến thức vừa rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh
- Xây dựng cho học sinh: ý thức học tập tự giác, khắc phục khó khăn để vươn lên, học tập đầy đủ, đúng thời gian, đọc thêm sách, làm thêm các bài tập (ở sách nâng cao, tham khảo, phát triển kĩ năng, …)
- Trong quá trình dạy học, tôi luôn tạo tình huống cho học sinh học tập phấn khởi,
tự tin, khuyến khích học sinh thể hiện sự sáng tạo, hướng dẫn học sinh lập luận khoa học - lô gic; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, động viên và nhắc nhở kịp thời; Bên cạnh đó tôi còn nêu gương các tấm gương học tập giỏi ở các năm học trước, để các
em noi theo; luôn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua đó thông báo tình hình học tập của học sinh đến gia đình kịp thời nhất nhằm phối kết hợp trong giáo dục để kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ
* Giải pháp tiến hành cụ thể:
Với các giải pháp trên tôi đã hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội như sau:
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh nắm chắc phần lý thuyết:
- GV có thể khái niệm cho HS hiểu được khái niệm của đoạn văn: Tính từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng cho đến dấu chấm xuống dòng Một đoạn văn gồm hai câu trở lên, diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh
- Một số kiểu đoạn văn thường gặp: Đoạn văn diễn dịch Đoạn văn quy nạp Đoạn văn song hành Đoạn văn móc xích Đoạn văn tổng – phân – hợp Nhưng trong các đoạn văn đó thì chúng ta sẽ vận dụng cấu trúc đoạn văn Tổng – phân – hợp
- Cấu trúc của đoạn văn gồm 3 phần:
+ Câu mở đoạn (Còn gọi là câu chủ đề): Là câu nêu vấn đề
+ Các câu khai triển đoạn: Là các câu phát triển ý được nêu ở câu mở đoạn
+ Câu kết đoạn: Là câu khép lại vấn đề
Trang 3* Câu chủ đề: Là câu mang ý chính của toàn đoạn Vị trí của câu chủ đề tùy thuộc vào kết cấu của đoạn
* Bước 2: Cho HS nhận diện và phân tích một số cấu trúc đoạn văn: ( Giáo
viên cho học sinh quan sát một số đoạn văn mẫu và yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức lí thuyết giáo viên đã hướng dẫn để nhận diện và phân tích cấu trúc của đoạn văn)
Đoạn 1: Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học
sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ
là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn Nếu có gì không hiểu, chúng ta cú thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không
còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.
Đoạn 2:
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người Người con
hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu” Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng Đó là những người đáng bị phê phán
trong xã hội Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”
* Bước 3: Hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết vào thực hành viết đoạn văn Tổng – phân – hợp ( Đây là bước sau khi giáo viên đã giúp học sinh nhận diện
và phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận Đến bước thứ 3 này giáo viên cứ
Trang 4tiếp tục ra đề và yêu cầu học sinh viết cho đến khi nào các em đều có thể viết tốt thì thôi)
Đề: Viết đoạn văn NL (từ 8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về tính trung thực.
* Đoạn mẫu:
Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực Vậy “tính trung thực” là
gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật Đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải Riêng trong học tập, những biểu hiện của đức tính trung thực là các bạn học sinh không quay cóp, không mang tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người Nó mang đến một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau Người trung thực
luôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người Ngày nay, tính trung thực lại càng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt, được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đó từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
IV KẾT LUẬN:
Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội cũng không phải là một nội dung hoàn toàn mới trong chương trình Ngữ Văn THCS Tuy nhiên để học sinh có được kĩ năng viết đoạn văn đúng, hay thì cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình, kĩ càng của giáo viên bộ môn Người thầy cần trang bị cho học sinh kiến thức viết đoạn và hướng dẫn thực hành thường xuyên
Trên đây là một số kinh nghiệm nhiều năm học qua mà tôi đã rút ra trong quá trình hướng dẫn học sinh ở trường khi viết đoạn văn nghị luận xã hội Kính mong quý thầy
cô đồng nghiệp góp ý để tôi học tập thêm những kinh nghiệm quý báu từ các thầy cô phục vụ cho việc ôn thi tuyển sinh sắp đến đạt kết quả tốt hơn Tôi xin chân thành cảm ơn
DUYỆT CỦA BGH
HIỆU TRƯỞNG
Thạnh Lợi, ngày 13 tháng 4 năm 2015
Người viết
Võ Thị Kim Huệ