1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn: hướng dẫn học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9

16 1,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 133,5 KB

Nội dung

Phòng giáo dục và đào tạo huyện vụ bản trờng trung học cơ sở tân thành sáng kiến dự thi cấp tỉnh báo cáo sáng kiến Hớng dẫn học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9 Tác giả: Trịnh Thị Hồng Kiều Trình độ chuyên môn: ĐHSP Văn Chức vụ: Tổ trởng tổ KHXH Nơi công tác: Trờng THCS Tân Thành Vụ Bản tháng 5 năm 2012 thông tin chung về sáng kiến 1. Tên sáng kiến: Hớng dẫn học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn 9 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 1 năm 2012 đến ngày 15 tháng 5 năm 2012 =================================================== Trnh Th Hng Kiu Trng THCS Tõn Thnh V Bn Nam nh 1 4. Tác giả: Họ và tên: Trịnh Thị Hồng Kiều Năm sinh: 1977 Nơi thờng trú: Thôn Lộng Đồng xã Lộc An thành phố Nam Định. Trình độ chuyên môn: Đại học s phạm Văn Chức vụ công tác: tổ trởng tổ Khoa học Xã hội Nơi làm việc: Trờng THCS Tân Thành Vụ Bản Địa chỉ liên hệ: Trịnh Thị Hồng Kiều Gv: Trờng THCS Tân Thành Vụ Bản Nam Định Điện thoại: 01234 91 2000 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trờng THCS Tân Thành Địa chỉ: xã Tân Thành huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định Điện thoại I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 1. Lí do chọn đề tài Vn hc l nhõn hc. Vn hc cú vai trũ rt quan trng trong i sng v trong s phỏt trin t duy ca con ngi. Môn văn trong nhà trờng tựu chung lại nhằm vào hai nhiệm vụ cụ thể: - Trang bị cho học sinh những tri thức để hiểu đợc, hiểu đúng các vấn đề văn học. Có nghĩa là góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong việc tiếp nhận cũng nh năng lực biết đánh giá một cách đúng đắn, khoa học các hiện tợng văn học, đồng thời bớc đầu nhận thức đợc quy luật vận động của văn học trong lịch sử. - Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sản sinh văn học (nói và viết) L mt mụn hc thuc nhúm khoa hc xó hi, mụn vn cú tm quan trng trong vic giỏo dc quan im, t tng, tỡnh cm cho hc sinh. ng thi cng l mụn hc thuc nhúm cụng c, mụn vn cũn th hin rừ mi quan h vi cỏc mụn hc khỏc. Hc tt mụn vn s tỏc ng tớch cc ti cỏc mụn hc khỏc v ngc li, cỏc mụn hc khỏc cng gúp phn hc tt mụn vn. iu ú t ra yờu cu tng cng tớnh thc hnh, gim lớ thuyt, gn hc vi hnh, gn kin thc vi thc tin ht sc phong phỳ, sinh ng ca cuc sng. Mụn vn trong nh trng bc THCS chia lm ba phõn mụn: Vn hc, Ting vit, Tp lm vn. Làm văn (Tập làm văn) là môn học hớng tới nhiệm vụ thứ hai này. Nó giúp học sinh thành những kĩ năng cần thiết để làm đợc bài văn. Qua thực =================================================== Trnh Th Hng Kiu Trng THCS Tõn Thnh V Bn Nam nh 2 tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy nghị luận văn học là một kiểu bài khó so với văn nghị luận nói riêng và phân môn tập làm văn nói chung. Nghị luận văn học nhằm hình thành, phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những lí lẽ, dẫn chứng một cách sáng sủa giàu sức thuyết phục khi bày tỏ ý kiến về một tác phẩm văn học nào đó. Để viết đợc bài văn hay đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức văn học và kĩ năng cơ bản khi viết bài. Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, về văn học, về lịch sử và đặc biệt là kĩ năng trình bày. Kiến thức và kĩ năng cơ bản đó có từ đâu? Đó chính là từ những bài giảng, từ sự hớng dẫn của giáo viên và từ cách cảm thụ của học sinh. Nhng đối với học sinh THCS thì kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế: Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ cha chính xác, bố cục cha rõ ràng, lập luận cha có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa, dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính tả Từ thực trạng trên, tôi tìm tòi, học hỏi bạn bè, đồng nghiẹp và mạnh dạn đa ra sáng kiến kinh nghiệm: H- ớng dẫn học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9 2. Nhiệm vụ của đề tài Ngời giáo viên cần cung cấp giúp cho học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản về văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng. Từ đó hớng dẫn rèn luyện cho các em kĩ năng từ viết đúng, dần dần hớng tới bài viết hay, có ý tứ sâu sa, lời lẽ ngắn gọn, hàm xúc, bài viết mạch lạc, gợi cảm và có sức thuyết phục . 3. Đối t ợng nghiên cứu Để thực hiện đề tài tôi đã chọn đối tợng học sinh lớp 9 do tôi trực tiếp giảng dạy và đứng lớp 4. Ph ơng pháp nghiên cứu : hớng dẫn thực hành, luyện viết là chủ yếu. II. Thực trạng : Hai lớp 9 do tôi trực tiếp giảng dạy và đứng lớp gồm 57 em. Việc cảm thụ về văn chơng và kĩ năng viết văn còn rất nhiều hạn chế. Hầu hết học sinh rất ngại học môn Ngữ văn nhất là phân môn Tập làm văn bởi vì các học sinh có vốn từ quá yếu, quá thiếu, nhiều em còn ngại suy nghĩ, không chịu khó tham khảo sách báo nên để có một bài văn nội dung phong phú, lập luận chặt chẽ, sắc sảo thì quả là rất khó đối với học sinh. Thêm vào đó trong quá trình chấm bài tôi nhận thấy học sinh còn mắc một số lỗi trên các phơng diện sau : 1. Lỗi kiến thức văn học sử cụ thể là : - Lẫn lộn các giai đoạn, các thời kì lịch sử. Nhớ lẫn lộn các tác giả, tác phẩm ở những giai đoạn văn học khác nhau theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia - Không nắm đợc đặc điểm, nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời của một trào lu - Không nắm đợc hoàn cảnh ra đời có tác động đến tác phẩm nên không biết đa tác phẩm về đúng thời kì mà nhìn nhận đánh giá. 2. Lỗi về kiến thức tác phẩm : - Không thuộc thơ hoặc thuộc quá ít, nhớ sai nhiều câu thơ, đoạn thơ rồi tán sai ý thơ. - Không đọc kĩ tác phẩm văn xuôi vì thế không nắm đợc chi tiết, sự kiện, nhân vật, cốt truyện kiểu nh anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long bị vợ bỏ Vì những lẽ trên bài viết của học sinh thờng chung chung kém sinh động khô khan nghèo nàn. Kiến thức văn học nớc ngoài càng ít chú ý để liên hệ làm phong phú cho bài viết. 3. Lỗi kiến thức ngôn ngữ 3.1 Lỗi về dùng từ : Dùng từ sai là loại lỗi tơng đối phổ biến ở bài làm của học sinh. Do không hiểu hết và hiểu đúng nghĩa của từ, nhất là từ Hán Việt, từ trừu t- ợng, những khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành nên học sinh đã đa vào bài viết nhiều từ ngữ thiếu chính xác làm cho câu văn ngô nghê sai ý. Vốn từ của học sinh nghèo trong khi Tiếng Việt lại hết sức phong phú đa dạng ở từ đồng nghĩa, trái =================================================== Trnh Th Hng Kiu Trng THCS Tõn Thnh V Bn Nam nh 3 nghĩa, đa nghĩa Hiện tợng bí từ của học sinh là phổ biến. Bí từ nên dùng sai, dùng bừa bãi cuối cùng là hỏng văn, sai ý. 3.2 Lỗi về câu : có thể thấy tất cả các dạng câu sai của học sinh nh câu thiếu chủ ngữ, thiếu mệnh đề, câu dài lê thê, câu tối nghĩa Cá biệt có những bài học sinh không hề chấm câu. Nhiều em không sử dụng đúng và sử dụng hết các dấu câu. 3.3 Lỗi về đoạn văn Do cha nắm vững đợc nội dung và yêu cầu của đoạn văn lại ít đợc rèn luyện viết đoạn văn nên nhiều học sinh cha biết viết đoạn văn. Quan niệm phổ biến của các em là đoạn văn chỉ là một đoạn trên trang giấy nên nhiều em xuống dòng vô tội vạ. 4. Lỗi về kiến thức làm văn 4.1 Lỗi về kiểu bài: nhiều học sinh không phân biệt đợc kiểu bài dẫn đến bài viết thờng giống nhau mặc dù yêu cầu của đề rất khác nhau 4.2 Lỗi về bố cục : không viết mở bài cũng nh không triển khai đợc thân bài, kết bài. Bố cục không rõ bài văn luộm thuộm. 4.3 Lỗi về diễn đạt và lập luận : + Lỗi diễn đạt chủ yếu là do ý một đờng dùng từ một nẻo. + Lỗi lập luận chủ yếu là thiếu chặt chẽ, thiếu logic do việc xác định không rõ và sử dụng các thao tác lập ý không thành thạo. 4.4 Lỗi về tìm ý, lập dàn ý 5. Lỗi về kiến thức các bộ môn liên quan : - Kiến thức Lịch sử nhầm lẫn các thời kì - Kiến thức Địa lí lẫn lộn các vùng miền, di tích và còn nhiều các môn khác nữa Sau khi đã xác định đợc các lỗi thờng gặp của học sinh tôi cho các em làm bài kiểm tra khảo sát chất lợng, cụ thể kết quả nh sau: Tổng số học sinh 57 em Giỏi Khá Trung bình Yếu 3 8 30 16 =================================================== Trnh Th Hng Kiu Trng THCS Tõn Thnh V Bn Nam nh 4 III. Các giải pháp 1. Rèn các kĩ năng cho học sinh: 1.1Rèn kiến thức văn học sử - Cho học sinh chia các tác phẩm theo thời kì, thể loại. Lập bảng để phân biệt - Nắm vững hoàn cảnh ra đời của từng tác phẩm. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm có vai trò rất quan trọng khi cần đánh giá nhận xét một tác phẩm văn học. Đặt tác phẩm vào hiện thực xã hội lúc đó ta sẽ hiểu rõ và nhìn nhận đúng hơn về tâm trạng, hành động suy nghĩ của nhân vật trong một tác phẩm (hoặc đoạn trích) hay tình cảm, cảm xúc của nhân vật đợc thể hiện trong một bài thơ. Từ đó có thể làm rõ các vấn đề: + Tại sao đối tợng lại có hành động, suy nghĩ nh vậy? + Hành động suy nghĩ đó bộc lộ tâm trạng cảm xúc nh thế nào? + Tâm trạng cảm xúc đó nói lên phẩm chất gì của đối tợng? VD: Khi làm bài văn nghị luận với đề: Những đặc sắc trong bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phơng Yêu cầu học sinh cần phải nắm rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ là : Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nớc thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phơng ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ Viếng Lăng Bác đợc viết trong dịp đó và in trong tập "Nh mây mùa xuân" (1978) . Từ đó thấy đợc lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và tấm lòng của đồng bào miền Nam đối với Bác. Cùng với giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm ngôn ngữ bình dị mà cô đúc ta thấy đợc mong muốn của ngời con miền Nam là đợc ở gần Bác mãi mãi, muốn làm vui làm khuây, làm vợi nỗi vắng vẻ trong lăng của con ngời đã suốt đời hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, con ngời lúc sinh thời đã dành trọn tình thơng yêu cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt cho đồng bào miền Nam ruột thịt. 1.2 Đọc và nắm vững kiến thức tác phẩm : Đọc toàn bộ tác phẩm để cảm thụ tinh thần chung. Nên đọc liền một mạch, không đọc lớt quá, nhng cha cần kĩ quá để cảm thụ lấy cái âm hởng chung và những nét tài nghệ lớn của tác giả - Đọc, thuộc thơ và cảm thụ hớng về cái tình, cái cảnh trong thơ - Đọc kĩ tác phẩm văn xuôi, nắm đợc chi tiết, sự kiện, nhân vật, cốt truyện 1.3 Rèn các kiến thức ngôn ngữ * Cách dùng từ : - Cung cấp vốn từ Hán Việt liên quan đến bài. Giải thích cặn kẽ nghĩa của các từ trừu tợng, những khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành - Ngôn ngữ giọng điệu của lời văn có vai trò rất quan trọng trong việc diễn tả các trạng thái cảm xúc, thái độ của ngời viết. Vì vậy khi viết văn cần lựa chọn từ ngữ và sắp xếp lời văn để đạt đợc hiệu quả diễn đạt cao nhất. Có thể sử dụng từ ngữ mang sắc thái trang trọng, dùng cách nói giảm, nói tránh, sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm cao (tợng thanh, tợng hình) kết hợp sử dụng các cách nói tu từ ẩn dụ với các điệp từ, điệp ngữ, so sánh, nhân hoá đặc biệt lời văn phải gợi cảm, thể hiện sự rung động chân thành. * Rèn viết câu linh hoạt : - Ngoài yêu cầu viết cho đúng còn cần phải viết linh hoạt. Điều đó đợc thể hiện ở chỗ tuỳ từng lúc, từng nơi mà các em viết những câu văn dài ngắn khác nhau - Có thể diễn đạt tình cảm của ngời viết bằng câu cảm thán. * Rèn kĩ năng viết đoạn văn : Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau : - Về hình thức nằm giữa hai chỗ xuống dòng, thụt đầu dòng, viết hoa khi mở đầu, chấm xuống dòng khi kết thúc. =================================================== Trnh Th Hng Kiu Trng THCS Tõn Thnh V Bn Nam nh 5 - Về nội dung : + Chứa một ý tơng đối hoàn chỉnh- một chủ đề nhỏ + Xoay quanh làm sáng tỏ chủ đề lớn là cả bài - Tuỳ theo nhiệm vụ, các đoạn văn đợc chia làm : + Đoạn giới thiệu thờng đứng ở đầu bài văn + Đoạn nghị luận, đoạn minh hoạ đứng giữa bài văn, giữa các phần của bài. + Đoạn tiểu kết đứng sau đoạn nghị luận + Đoạn tổng kết đứng cuối bài Lu ý : - Nếu bố trí đoạn không hợp lí bài văn vụng về lộn xộn phá vỡ lôgic - Nếu bố trí linh hoạt, uyển chuyển tự nhiên, hợp lí và độc đáo, bài văn sẽ hay và có sáng tạo vì các đoạn văn đều có tầm quan trọng và đều liên quan tơng tác, tơng hỗ với nhau. Đoạn mở bài: - Mục đích của mở bài là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết. Thực chất là trả lời câu hỏi: Em định viết, định bàn bạc vấn đề gì ? - Có hai cách là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Thông thờng với những em học sinh có lực học trung bình trở lên hay chọn cách mở bài thứ 2 (gián tiếp). Với cách này tôi thờng hớng dẫn cho các em nh sau : dù là mở bài ngắn, nhng thực chất vẫn là một đoạn văn hoàn chỉnh nên tôi vẫn yêu cầu các em viết thành ba ý nhỏ + Mở đầu đoạn: Viết những câu dẫn dắt có liên quan gần gũi với vấn đề chính đã nêu. Tuỳ nội dung các em có thể dẫn một câu thơ, một câu danh ngôn, thậm chí một câu chuyện ngắn + Phần giữa đoạn: nêu vấn đề chính ( có thể đã có sẵn trong đề, có thể do các em tự rút ra) + Phần kết đoạn: Nêu phơng thức nghị luận, phạm vi t liệu (nếu đề bài có sẵn) Ghi nhớ : 1. Dẫn dắt Mở bài = 2. Nêu luận đề 3. Giới hạn, phạm vi vấn đề. Lu ý : * Mở bài cần tránh: - Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mới nêu vấn đề - Tránh dẫn ý không liên quan đến vấn đề - Tránh nêu vấn đề quá dài dòng chi tiết để cuối cùng phần thân bài dẫn ý lặp lại phần mở bài. * Yêu cầu với phần mở bài: - Ngắn gọn - Đầy đủ - Độc đáo: gây sự chú ý, tạo bất ngờ - Tự nhiên : tránh cách nói vụng về, gợng ép tạo cho ngời đọc khó chịu bởi sự giả tạo Đoạn kết bài: Mục đích là để nêu những ý khái quát, tổng kết, đánh giá - Có bốn cách kết bài + Thứ nhất : tóm lợc những quan điểm ở thân bài + Thứ hai : phát triển, mở rộng thêm vấn đề đã đặt ra ở thân bài + Thứ ba : vận dụng chính là nêu phơng hớng, bài học áp dụng + Thứ t : liên tởng là mợn ý kiến tơng tự có uy tín thay cho lời kết Lu ý : * Kết bài cần tránh: - Không lan man hay lặp lại cụ thể những gì đã trình bày ở thân bài. =================================================== Trnh Th Hng Kiu Trng THCS Tõn Thnh V Bn Nam nh 6 - Không lặp lại nguyên văn lời lẽ ở mở bài. * Yêu cầu với phần kết bài: - Hợp với mục đích đặt ra. - Lời lẽ gọn gàng, giản dị chân thành - Kết bài tự nhiên - Đúng nhng phải sáng tạo gây đợc ấn tợng tức là vừa phải đóng lại, kết lại vừa phải mở ra, nâng cao. 1.4 Rèn kiến thức làm văn * Xác định kiểu bài, yêu cầu của đề: Đối tợng của nghị luận văn học là tất cả các sự kiện các vấn đề văn học, có nghĩa là rất phong phú và đa dạng. - Loại yêu cầu hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học - Loại yêu cầu nắm đợc một vấn đề văn học sử - Loại yêu cầu hiểu đợc một vấn đề lí luận văn học Trong chơng trình Ngữ văn 9 chủ yếu đề cập đến loại đề yêu cầu hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học. Loại đề này nhằm kiểm tra trình độ tiếp nhận tác phẩm của học sinh. - Đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần xác định yêu cầu cụ thể của đề bài là loại bài gì? + Bàn về nhân vật trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) + Bàn về nội dung của tác phẩm (hoặc đoạn trích) + Bàn về nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích) + Bàn về đề tài của tác phẩm (hoặc đoạn trích) ? - Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải xác định phạm vi đối tợng mà đề yêu cầu : + Nghị luận về một bài thơ + Nghị luận về một đoạn thơ. - Cần xác định đợc đề tài và nội dung của đề bài. Hớng nghị luận (do đề quy định hay do ngời viết lựa chọn) - Cần hiểu đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu của đề, tránh sai lạc, xác định đợc giới hạn phạm vi yêu cầu của đề (chứng minh, bình luận, giải thích hay phân tích ) để từ đó lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu cho bài làm . * Rèn kĩ năng tạo bố cục hợp lí: Trình bày là sự thể hiện hình thức bố cục của bài văn trên trang giấy. Một bài văn trình bày đúng cần chú ý đến các điểm sau: - Nhìn vào bài làm của học sinh ch a cần đọc đã thấy rõ ba phần của bài viết: mở bài, thân bài, kết bài tách bạch rõ ràng. - Cần tuân thủ các quy định về hình thức sau đây: chữ đầu của các phần lùi vào một ô so với lề, phải viết hoa - Không phạm lỗi logic trong trình bày: nếu bài viết có phần các đề mục thì việc đánh kí hiệu phải theo đúng quy định thống nhất - Trình bày các ý dứt khoát, tránh lan man đi quá xa đề, trình tự các ý phải theo một lôgic hợp lí. - Đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Trình tự phân tích khác trình tự kể chuyện của tác phẩm, trình tự phân tích là theo mạch lập luận lí giải của ngời nghị luận. - Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phân tích thẩm bình (cảm thụ) theo mạch cảm xúc của bài thơ, đoạn thơ mô hình trình bày bố cục bài văn nghị luận văn học lớp 9 (có thể áp dụng cho nhiều dạng đề khác) MB TB: Đ1: =================================================== Trnh Th Hng Kiu Trng THCS Tõn Thnh V Bn Nam nh 7 Đ2: Đ3: Đ4: KB: Trong việc làm bài văn nghị luận văn học không nên coi thờng hình thức trình bày trên đây bởi không chỉ đơn thuần là hình thức nó còn có tác dụng rất lớn trong việc rèn t duy, buộc ngời viết phải lựa chọn để có đợc nội dung sáng sủa mạch lạc và chặt chẽ VD : Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Giới thiệu nhân vật và những phẩm chất nổi bật TB: Đ1phân tích luận điểm 1 anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc Đ2: phân tích luận điểm 2 anh thanh niên có lòng hiếu khách, biết quan tâm đến ngời khác một cách chu đáo Đ3: phân tích luận điểm 3 anh thanh niên rất khiêm tốn Đ4: Đánh giá khái quát những thành công về nghệ thuật làm nổi bật nhân vật. Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những ngời trí thức trẻ đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc KB: Nêu nhận định, đánh giá chung về nhân vật, bài học cho bản thân * Rèn kĩ năng diễn đạt và lập luận sắc sảo chặt chẽ Lập luận là dùng những lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề để ngời đọc hiểu, tin và đồng cảm với mình. Muốn cho lập luận chặt chẽ kín cạnh, ngời viết phải đặt mình vào địa vị ngời đọc, giả định những lời phản bác rồi lập luận cho hết nhẽ. - Do nhu cầu lập luận, văn nghị luận thờng phải dùng đến những từ nh : thật vậy, tuy thế, cho nên, vì vậy, không chỉ mà còn, có nghĩa là, giả sử, nếu nh, trớc hết, sau cùng, một mặt, mặt khác, nói chung, tóm lại, tuy nhiên, bên cạnh đó có thể gọi chung là hệ thống từ lập luận. Muốn có bài văn nghị luận văn học sắc sảo học sinh cần chú ý học và luyện sử dụng các từ ấy thành thạo Lu ý một số lỗi cần tránh - Lập luận thiếu lôgic - Luận điểm không rõ ràng, không hệ thống =================================================== Trnh Th Hng Kiu Trng THCS Tõn Thnh V Bn Nam nh 8 - Luận cứ thiếu chính xác, không đáng tin cậy * Rèn kĩ năng tìm ý, xác định luận điểm, lập dàn ý - Tìm ý : + Điều nổi bật nhất, nét tiêu biểu cụ thể? + Chi tiết nào biểu hiện? + ý nghĩa xã hội nh thế nào? + Giá trị tiêu biểu ra sao ? Đối với từng đối tợng phải bàn cần có thêm những dạng câu hỏi tìm ý phù hợp - Xác định luận điểm rõ ràng, lập dàn ý Có luận điểm rõ ràng, bài văn sạch sẽ mạch lạc, các ý trình bày không bị chồng chéo, lủng củng. Khi triển khai các luận điểm sẽ dễ tìm luận cứ, luận chứng và lí lẽ. Để có luận điểm rõ ràng phải đọc kĩ yêu cầu của đề bài, xác định giới hạn phạm vi yêu cầu của đề và trả lời các câu hỏi tìm ý: + Điều nổi bật nhất để có thể làm rõ vấn đề là gì? + Điều đó đợc biểu hiện qua những chi tiết cụ thể nào ? VD: Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc Lợc Ngà của Nguyễn Quang Sáng Luận điểm 1: Tình cảm của bé Thu đối với cha Lí lẽ 1: Thái độ và tình cảm của bé Thu trong những ngày đầu cha nhận cha: Kiên quyết cự tuyệt tình cảm của cha Lí lẽ 2: Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay: Tình cha con cảm động bị dồn nén bao lâu nay mới có dịp ùa dậy mãnh liệt sâu sắc. Luận điểm 2: Tình cha con sâu nặng của ông Sáu Lí lẽ 1: Trong đợt nghỉ phép : + Đầu tiên là sự hụt hẫng, buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy + Tiếp theo là sự kiên nhẫn cảm hoá, vỗ về để đứa con nhận cha + Đến phút chia tay: Có cảm nhận bất lực và buồn + Khi đứa con thét lên tiếng "Ba" thì hạnh phúc tột cùng Lí lẽ 2: Sau đợt nghỉ phép: + Ân hận vì đã lỡ đánh con +Say sa, tỉ mẩn làm chiếc lợc ngà trên có khắc dòng chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". +Trớc khi trút hơi thở cuối cùng "Hình nh chỉ có tình cha con là không thể chết đ- ợc" trong trái tim của ông Sáu . Luận điểm 3: + Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động nhất là các biến thái tình cảm và hành động của nhân vật bé Thu + Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ nhng vì xảy ra trong hoàn cảnh thời chiến nên vẫn đảm bảo hợp lí trong vận động của cuộc sống thực tế + Ngôi kể thứ nhất cùng với ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ - Đa đối tợng phải bàn bạc (nhân vật, chủ đề, nội dung, nghệ thuật ) gắn câu hỏi tìm ý để có những ý kiến cụ thể 1.5 Rèn kĩ năng liên kết: - Một bài văn là một chỉnh thể thống nhất đợc tạo nên bởi các phần, các đoạn, các câu. Trong bài nghị luận văn học, nhiều đoạn, phần đã tự thân kết dính với nhau vì chúng tiếp nối, quan hệ hữu cơ với nhau chung quanh một chủ đề, một nội dung, ý tứ. Lại có những đoạn không làm đợc điều đó. Vì vậy để tăng sự kết dính ta cần dùng từ, ngữ, câu để liên kết. - Sự kết dính thờng ở một số vị trí : + Giữa các phần bố cục chính : MB, TB, KB =================================================== Trnh Th Hng Kiu Trng THCS Tõn Thnh V Bn Nam nh 9 + Giữa các phần trong nội dung bài ; giữa phần phân tích với phần liên hệ, vận dụng; phần chính thức theo lôgic nội dung với phần phát triển mở rộng. + Giữa đoạn ý với đoạn ý + Giữa trình bày luận điểm, với lập luận, luận cứ - Các phơng tiện để liên kết là : từ ngữ, câu, đoạn các phép liên kết là : phép nối, lặp, thế, liên tởng ; dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa 1.6 Một trong những yêu cầu nữa là chữ viết và chính tả - Chữ viết thể hiện sự tôn trọng thầy cô và bản thân + Yêu cầu đúng : rõ ràng, đủ nét, đủ dấu, đúng âm, đúng chính tả, không lẫn lộn s và x ; ch và tr ; d,r và gi Đây là một yêu cầu bắt buộc + Khuyến khích đẹp : bằng cách ngay trong biểu điểm chấm giáo viên đã để riêng một số điểm nhất định để thởng cho những em viết đẹp trình bày sạch 1.7 Bổ sung kiến thức các bộ môn liên quan : - Kiến thức Lịch sử : VD : Dạy truyện Kiều làm nổi bật lịch sử giai đoạn cuối TK 18 đầu TK 19 chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng, khởi nghĩa nông dân - Kiến thức Địa lí và nhiều môn khác nữa nhiều các môn khác nữa 1.8 Lựa chọn các chi tiết hình ảnh tiêu biểu - Đối với bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần lần lợt nghị luận từng luận điểm thông qua việc phân tích các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm (Trang phục, hình dáng cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ, tâm lí của nhân vật ; nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả ). Quan trọng nhất là phải biết phân tích những chứng cứ có giá trị để làm sáng tỏ luận điểm (nhận xét của ngời viết) VD: Khi phân tích tình cảm của bé Thu đối với cha cần chú ý các chi tiết cử chỉ, hành động của bé Thu + Trớc khi nhận ông Sáu là cha "Nghe gọi con bé giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng Mặt nó bỗng tái đi vụt chạy kêu thét lên + Trong buổi chia tay với cha: "Kêu thét lên: Ba a a ba . Vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh nh sóc, thót lên, dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó - Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ quan trọng nhất biết phân tích sự sáng tạo độc đáo các chi tiết, ngôn ngữ hình ảnh giọng điệu, đặc biệt là các yếu tố nghệ thuật để làm rõ từng luận điểm cụ thể VD: Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ "Đồng Chí" của Chính Hữu - Kết bài bằng 3 câu thơ dựng lên bức tranh đẹp về tình đồng chí trong chiến đấu. + Biểu tợng đẹp về cuộc đời chiến sĩ : ba hình ảnh ngời lính, khẩu súng, vầng trăng trong cảnh rừng hoang sơng muối trong đêm phục kích đợi giặc. + Tình đồng chí đã sởi ấm lòng họ giữa cảnh đêm trăng mùa đông vô cùng lạnh giá trên chiến trờng . - Hình ảnh sáng tạo: "Đầu súng trăng treo": đầy ấn tợng, cô đọng và gợi hình, gợi cảm. - Ngoài hình ảnh còn có nhịp điệu nh nhịp điệu nh nhịp lắc của một cái gì đó lơ lửng, chông chênh, trong sự bát ngát. - Khi phân tích chỉ phân tích một vài chi tiết chính còn lại có thể phân tích lớt để đảm bảo bài văn vừa có chỉnh thể, vừa có trọng tâm, có điểm sáng, gây đợc ấn tợng. Lu ý viết văn có hình ảnh Nghị luận văn học hấp dẫn lôi cuốn ở chỗ vừa giàu sức thuyết phục, vừa giàu hình ảnh. Chính hình ảnh làm tăng sức thuyết phục, làm cho chân lí vừa sáng tỏ vừa thấm thía. Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài văn có hình ảnh là ngời viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối chiếu. Những t tởng trừu tợng, khái quát khô khan đợc =================================================== Trnh Th Hng Kiu Trng THCS Tõn Thnh V Bn Nam nh 10 [...]... câu văn chứa luận điểm chính, viết những câu văn triển khai theo cách diễn dịch hay quy nạp Sau đó ta liên kết, điều chỉnh sẽ có bài văn dài Cũng có thể kéo dài bằng cách đa thêm dẫn chứng, phân tích dẫn chứng, liên hệ 4 Viết bài văn nghị luận văn học hay =================================================== Trnh Th Hng Kiu Trng THCS Tõn Thnh V Bn Nam nh 14 Sau khi học sinh đã viết đợc những bài văn. .. tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận văn học thì hiệu quả diễn đạt sẽ cao hơn, bài văn trở nên có hồn và hấp dẫn hơn - Bên cạnh đó cần biết kết hợp hài hoà giữa nêu ý kiến khái quát (luận điểm ) với phân tích, giữa nhận xét một chi tiết với thẩm bình cụ thể để tạo sự mạch lạc trong bài viết - Có thể nói, phơng pháp hớng dẫn để học sinh viết đợc một bài văn hay là vô cùng khó, hiểu đợc... chin chng Phỏp 2.3 Viết bài (nh phần 1) Đây là khâu huy động nhiều nhất các kĩ năng, các kiến thức 2.4 Đọc lại bài viết và sửa chữa Đọc lại phần MB, TB, KB xem có phù hợp với vấn đề nghị luận, với dàn bài không, giữa các phần có sự liên kết hợp lí cha Sửa chữa bài viết cho hoàn chỉnh 3 Luyện viết ngắn, viết dài - Đầu tiên luyện cho các em viết bài văn nghị luận ngắn gọn đủ ý Sau đó hớng dẫn các em tập... rời rạc, lời lẽ nhạt nhẽo Tức là muốn có bài văn nghị luận hay thì vừa phải có ý vừa phải có văn Vậy để có một bài văn nói chung cũng nh một bài nghị luận văn học nói riêng ta cần trải qua những bớc cụ thể nh thế nào ? Làm văn giống nh dựng một ngôi nhà, trớc hết phải có đủ chất liệu cần thiết, đó chính là các luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, các dẫn chứng thơ văn, nhận định của các nhà nghiên cứu Đây... hay là vô cùng khó, hiểu đợc những vấn đề cơ bản trên sẽ giúp học sinh định hớng đợc cách nghĩ, cách làm để có đựơc những bài viết mạch lạc, rõ ràng với lập luận chặt chẽ nội dung cô đọng, xúc tích 2 Viết bài văn hoàn chỉnh - Nếu với môn Toán và nhiều môn khoa học tự nhiên khác, tìm ra đáp số là xong thì khi làm văn cũng nh văn nghị luận văn học nói riêng, tìm ra đáp số là mới xong một nửa Còn một khâu... Trong một bài văn nghị luận văn học ngời viết bao giờ cũng thể hiện thái độ t tởng tình cảm nên giọng văn là sự thể hiện màu sắc biểu cảm ấy Qua giọng văn mà ngời đọc thấy học sinh tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm biếm, kính cẩn hay suồng sã Để tránh nhàm chán, buồn ngủ, để cho bài viết sinh động, phong phú, ngời viết cần phải rất linh hoạt trong việc hành văn Tránh kiểu viết một giọng đều đều... tục khuyến khích các em tìm tòi sáng tạo để viết đợc những bài văn hay bởi từ đúng đến hay có một khoảng cách rất lớn * Trớc hết tôi cần làm rõ vấn đề để học sinh hiểu không chỉ cần đúng mà cần phải viết trúng, viết trúng có nghĩa là đúng tuyệt đối, không có chữ nào đúng hơn, hay hơn Nh vậy có nghĩa là phải viết trúng mới hay * Để có bài văn nghị luận văn học hay thì cần phải có thêm yếu tố mới mẻ và... mới có thể bật ra một ý mới Trong bài nghị luận văn học, học sinh cố gắng vơn tới những khám phá riêng ấy, dù là rất nhỏ, dù cha trọn vẹn, nhng điều quan trọng là phải có ý thức tìm tòi suy nghĩ, học thầy, học bạn, học trong sách, học ngoài nhà trờng Tất nhiên những phát hiện ấy phải có lí, phải có sức thuyết phục IV Hiệu quả do sáng kiến đem lại - Học sinh say mê học tập rõ rệt: thuộc thơ, nắm vững... nhiều khi đã quen nhàm thì bài văn này chẳng khác với mọi bài văn khác và chỉ đáng điểm trung bình đủ ý Tức là muốn có bài văn hay cần phải mới mẻ nhng tất nhiên đối với học sinh chỉ yêu cầu ở mức vừa phải Đôi khi các em đọc nhiều, cảm nhiều, tiếp thu ý kiến mới và độc đáo của ngời khác cũng đã đạt một phần nào rồi Thực tế quá trình chấm bài đã có năm tôi thấy bài viết của học sinh phong phú hơn, hay... lên đáng kể Bài viết sáng sủa sạch sẽ hơn, bố cục hợp lí, khả năng liên kết chặt chẽ, hành văn mợt mà, kết hợp tốt các phơng thức biểu đạt - Có nhiều bài văn hay - Chất lợng bài làm tăng lên đáng kể Với phơng pháp hớng dẫn nh trên, năm học qua tôi đã đạt đợc kết quả cụ thể ở bài thi cuối năm nh sau: Tổng số học sinh Loại giỏi Loại khá Loại Trung bình Loại yếu 57 16 14 24 3 V Đề xuất kiến nghị * BGH . việc: Trờng THCS Tân Thành Vụ Bản Địa chỉ liên hệ: Trịnh Thị Hồng Kiều Gv: Trờng THCS Tân Thành Vụ Bản Nam Định Điện thoại: 01234 91 2000 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trờng THCS Tân. TB: Đ1phân tích luận điểm 1 anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc Đ2: phân tích luận điểm 2 anh thanh niên có lòng hiếu khách, biết. Đ3: phân tích luận điểm 3 anh thanh niên rất khiêm tốn Đ4: Đánh giá khái quát những thành công về nghệ thuật làm nổi bật nhân vật. Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những ngời

Ngày đăng: 29/08/2014, 15:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w