0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ 1 Kết quả

Một phần của tài liệu TAI LIEU BDHSG 12 (45-75) (Trang 38 -41 )

3.1. Kết quả

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đập tan bộ máy chính quyền tay sai của Mĩ, đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của Mĩ ở miền Nam Việt Nam qua 5 đời tổng thống với 4 chiến lược chiến tranh và kéo dài 21 năm.

3.2. Ý nghĩa lịch sử3.2.1. Đối với dân tộc 3.2.1. Đối với dân tộc

Đây là một thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, giải phóng trọn vẹn miền Nam, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN.

Kết thúc 21 năm chống Mĩ, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của đế quốc tay sai, rửa sạch nỗi nhục mất nước hơn một thế kỉ của dân tộc.

Mở ra một kỉ nguyên mới của cách mạng Việt Nam: độc lập, thống nhất, đi lên XHCN.

Cùng với chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, đại thắng mùa xuân 1975 đã cắm thêm một mốc vinh quang chói lọi trong quá trình đi lên của lịch sử Việt Nam.

3.2.2. Đối với quốc tế

Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử 200 năm của Mĩ, tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ và cục diện thế giới.

Đây là một thắng lợi có tính có tính chất thời đại, làm phá sản học thuyết Ni - xon, đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ và đồng minh, thu hẹp và làm yếu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới chống chủ nghĩa đế quốc.

3.3. Nguyên nhân thắng lợi3.3.1. Chủ quan 3.3.1. Chủ quan

Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự, chính trị độc lập, tự chủ đúng đắn và sáng tạo. Đó là đường lối tiến hành đồng thời Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và Cách mạng XHCN ở miền Bắc.

Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc được khơi dậy và phát huy một cách tối đa, tạo nên sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam.

Miền Bắc đảm bảo nghĩa vụ hậu phương lớn, chi viện kịp thời về sức người sức của, tiếp thêm sức mạnh cho cách mạng miền Nam.

Ngoài ra, tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương cũng đã góp phần làm nên thắng lợi của mỗi nước.

3.3.2. Khách quan

Nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCH anh em.

Sự đồng tình ủng hộ của phong trào cộng sản, phong trào giải phóng dân tộc và các lực lượng dân chủ hòa bình thế giới trong đó có nhân dân Mĩ.

Câu hỏi và bài tập:

Câu 1: Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Hội nghị lần thứ 21 của BCH Trung ương Đảng. Tại sao ta lại chọn Tây Nguyên làm điểm mở đầu cho cuộc tổng tấn công?

Câu 2: Căn cứ vào điều kiện lịch sử nào Đảng ta đề ra kế hoach giải phóng hoàn toàn MN? Nội dung của kế hoạch đó?

Câu 3: Trình bày khái quát quá trình đế quốc Mĩ đi từ can thiệp đến trực tiếp xâm lược nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1975. Giải thích nguyên nhân.

Câu 4: Bối cảnh, diễn biến, ý nghĩa của cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân 1975. Vị trí và ý nghĩa của từng chiến dịch?

Câu 5: Những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta ở MN giành được trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 54 – 75?

Câu 6: Trải qua 15 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ 1960 – 1975 nhân dân MN lần lượt đánh lui từng bước, đánh bại từng âm mưu, đánh đổ từng bộ phận đi đến đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ như thế nào?

Thời gian Các chiến lược chiến tranh Các đời tổng thống Mĩ

Câu 8: Trên cơ sở trình bày những bài học kinh nghiệm quý báu mà CMT8 đã để lại cho cách mạng VN, hãy chứng minh một bài học kinh nghiệm đã được vận dụng trong cuộc kháng chiến chông Pháp 1945 – 1954 và kháng chiến chống Mĩ 54 – 75 của nhân dân ta.

Câu 9: Tính chủ động liên tục kiên quyết tiến công trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đã được thể hiện qua sự chỉ đạo chiến tranh của Đảng như thế nào? Liên hệ với chiến cuộc Đông xuân 1953 – 1954 và chiến dịch ĐBP để phân tích.

Câu 10: Đảng Cộng sản VN ra đời 1930, Cách mạng tháng Tám thành công, chiến cuộc Đông Xuân 53 – 54 mà đỉnh cao là chiến dịch ĐBP và đại thắng mùa xuân 75 là các sự kiện trọng đại đánh dấu những chặng đường đấu tranh anh dũng, thắng lợi vẻ vang của dân tộc VN. Hãy trình bày kết quả, tính chất, ý nghĩa lịch sử của các sự kiện đó để thấy được tác động to lớn của nó đối với cách mạng VN và góp phần tích cực vào phong trào cách mạng thế giới.

Câu 11: “Đẩy lùi kẻ địch từng bước giành thắng lợi từng bước cho cách mạng, tiến lên đánh bại hẳn kẻ địch, giành thắng lợi hoàn toàn” (Lê Duẩn). Qua từng bước phát triển và thắng lợi của CM MN và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta từ tháng 7 – 1954 đến tháng 5 – 1975 hãy chứng minh nhận định trên.

Câu 12: Thành công của CMT8, chiến thắng ĐBP và đại thắng mùa xuân 75 là những mốc lớn đánh dấu sự thắng lợi của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy:

a. Phân tích tính chất, ý nghĩa của từng sự kiện.

b. Chứng minh mỡi thắng lợi là một mốc lớn mở ra một giai đoạn phát triển cao hơn của cách mạng VN.

Câu 13: Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh: trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 54 – 75.diễn biến của cuộc đấu tranh ngoại dao có mối quan hệ chặt chẽ với đấu tranh quân sự trên chiến trường.

Câu 14: Từ 1954 – 1973 quân dân MN đã đánh bại những chiến lược chiến tranh nào của Mĩ? Trong những chiến thắng đó, thắng lợi nào có tính chất quyết định làm phá sản các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở VN?

Câu 15: Cuộc kháng chiến chống Pháp 45 – 54 của dân tộc ta đã kết thúc như thế nào? So sánh sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mĩ?

Câu 16: Vai trò của MB XHCN đối với sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 54 – 75?

Câu 17: Những điểm khác nhau giữa cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975?

Câu 18: Cuối 1974 – mùa xuân 1975, sau mỗi thắng lợi lớn trên chiến trường, Đảng ta đã có những chủ trương, quyết định nào sớm giải phóng hoàn toàn MN?

Câu 19: Bằng những sự kiện có chọn lọc, hãy so sánh chiến dịch ĐBP 1954 với chiến dịch HCM 1975.

Câu 20: Trình bày các giai đoạn phát triển của CM Lào 45 – 75. Chỉ ra những điểm giống nhau cơ bản của CM Lào và CM VN trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu TAI LIEU BDHSG 12 (45-75) (Trang 38 -41 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×