- Các mô hình quản lý kinh doanh chợ tại Vĩnh Phúc. - Các giải pháp chuyển đổi mô hình kinh doanh Chợ.
Trang 1GIỚI THIỆU CHUNG.
1.1 Lý do chọn nghiên cứu dự án.
- Vĩnh Phúc là một tỉnh mới tái lập từ năm 1997, dân số khoảng 950 ngàn người,thu nhập bỡnh quõn đầu người thấp nhất cả nước, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệpGDP tỉnh đạt 100 tỷ đồng (năm 1997) Tuy nhiên sau một thời gian, dưới sự lónhđạo của tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế
xó hội nằm trong 10 tỉnh trong cả nước về thu hút đầu tư và là một trong 8 tỉnh nằmtrong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc)
- Với việc thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài đã đóng góp nhiều vào việcphát triển kinh tế xã hội của tỉnh phát triển Chính vì vậy, yêu cầu thực tế và tầmnhìn chiến lược, định hướng phát triển của tỉnh được thông qua các đề án về quyhoạch, kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chiết tiết cácngành, lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế Đặc biệt là những nhu cầu về đầu tư cơ sở hạtầng xã hội nói chung, cơ sở hạ tầng và xã hội hoá ngành thương mại nói riêng đãtạo ra nhiều diện mạo mới trong việc thu hút quản lý, đầu tư khai thác quản lý kinhdoanh Chợ hiện nay
- Mặt khác, do tình hình quản lý quá yếu kém của các Chợ hiện nay không thật sựhiệu quả, có nhiều điểm nóng trong công tác quản lý, khai thác Chợ gây nên nhữngtình trạng lơi lỏng quản lý dẫn đến hiện tượng cháy chợ làm thiệt hại tài sản củanhân dân
- Do các chính sách về quản lý và khai thác Chợ hiện nay không phù hợp với quyhoạch Ngành thương mại, quy hoạch mạng lưới Chợ trên địa bàn và vùng kinh tếtrọng điểm bắc bộ
Vì vậy cần phải có những nghiên cứu về chuyển đổi mô hình kinh doanh và quản
lý chợ cho phù hợp với phát triển kinh tế của tỉnh và xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế Đề tài: “Giải pháp chuyển đổi mô hỡnh kinh doanh chợ trờn địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc” giúp giải quyết những vấn đề nêu trên.
1 2 Vấn đề nghiên cứu.
Trang 2Mô hình quản lý kinh doanh và khai thác chợ hợp lý trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là
mô hình nào?
1 3 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Phải xác định được mô hình quản lý kinh doanh và khai thác chợ hợp lý trên địa bàntỉnh Vĩnh Phúc Từ đó kiến nghị giải pháp chuyển đổi mô hình Cụ thể phải làmnhững việc như sau:
- Đánh giá những ưu nhược điểm về mô hỡnh quản lý kinh doanh Chợ truyền thốnghiện tại ở Vĩnh Phỳc và đưa ra các quan điểm, định hướng phát triển mô hỡnh kinhdoanh mới phự hợp hơn, hiệu quả hơn
- Định hướng phát triển và đổi mới mô hỡnh quản lý Chợ truyền thống trờn địa bàntỉnh Vĩnh Phúc cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xó hội, xu thế hộinhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam là thành viờn chớnh thức của WTO
- Kiến nghị một số mô hình tổ chức kinh doanh chợ và giải pháp chuyển đổi để pháttriển các mô hình tổ chức kinh doanh chợ thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh củađịa bàn thị trường
1 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.4.1 Đối tượng:
- Các mô hình quản lý kinh doanh chợ tại Vĩnh Phúc.
- Các giải pháp chuyển đổi mô hình kinh doanh Chợ.
1.5 Phương pháp nghiên cứu và thu thập, xử lý dữ liệu.
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Sử dụng các nguồn dữ liệu:
Trang 3+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc; Báo cáo về quy hoạchphát triển ngành công thương; Quy hoạch mạng lưới Chợ và Trung tâm Thương mạitrên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, báo cáo về phân loại Chợ Vĩnh Phúc, Bộ Thương mại
…
+ Nguồn Dữ liệu sơ cấp: (Đi điều tra, khảo sát thực tế Chợ trên địa bàn tỉnh, sửdụng phương pháp chọn mẫu điều tra điển hình đối với các Ban quản lý Chợ ); xin ýkiến chuyên gia
1.6 Hạn chế của việc nghiờn cứu: Dự án nghiên cứu chỉ tập tung trên địa bàn tỉnh
Vĩnh phúc nên điều kiện và các giải pháp sẽ có nhiều hạn chế khi áp dụng đối vớicác tỉnh khác vỡ cú điều kiện kinh tế xó hội khụng giống với Vĩnh Phỳc khi ỏpdụng dự ỏn này
1.7 Kết luận: Từ việc nghiờn cứu về thực trạng mụ hỡnh quản lý Chợ truyền thống
trờn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đưa ra được những giải pháp chuyển đổi phù hợp vớiđiều kiện phát triển kinh tế - xó hội của tỉnh, phự hợp với xu thế xó hội hoỏ hoạtđộng đầu tư, quản lý hoạt động thương mại; từ đó góp phần vào sự nghiệp phát triểnkinh tế -xó hội của tỉnh
1.8 Nội dung đề tài: Đề tài nghiên cứu gồm 5 phần
Giới thiệu Chung
Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiờn cứu về mụ hỡnh kinh doanh chợ.
Phần 2: Thực trạng phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Phần 3: Các giải pháp và chính sách phát triển chợ,trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Trang 4PHẦN I CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ
HÌNH KINH DOANH CHỢ 1.1 Một số khái niệm
* Khái niệm về chợ
Có nhiều cách hiểu khác nhau về chợ, nhưng có thể khẳng định rằng chợ là một loại
hình thương nghiệp truyền thống Theo cách hiểu thông thường thì chợ là nơi gặp nhau giữa người mua và người bán để trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ - CP ngày 14/3/2003 của Chính Phủ về phát triển
và quản lý chợ thì khái niệm về chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là “loại chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư” Khái niệm này đã đề cập đến tính tổ chức của chợ và yêu cầu địa điểm chợ
phải được quy hoạch, mục tiêu của chợ là để đáp ứng nhu cầu hàng hoá và nhu cầutiêu dùng của dân cư
Một cách khác, chợ có thể được hiểu là: một loại hình thương nghiệp mang tính truyền thống, một bộ phận cấu thành của thị trường xã hội, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa những người sản xuất, người tiêu dùng và người buôn bán, với nhịp độ tương đối thường xuyên, có tính tập trung từ phạm vi làng xã đến vùng, miền rộng lớn và được tổ chức, quản lý theo quy định của Nhà nước.
Chợ theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam được hiểu là một môi trường kiến trúccông cộng của một khu vực dân cư được chính quyền quy định, cho phép hoạt độngmua bán hàng hoá và dịch vụ thương nghiệp
Như vậy, dù ở góc độ nào thì khái niệm về chợ cũng bao gồm các nội dung chủ yếulà: Không gian họp chợ, thời gian họp chợ, chủ thể tham gia trao đổi mua bán trongchợ, đối tượng hàng hoá trao đổi mua bán trong chợ và các hoạt động trao đổi mua
Trang 5* Khái niệm về mô hình kinh doanh chợ
Mô hình kinh doanh chợ trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu
về mô hình tổ chức kinh doanh chợ Mô hình kinh doanh chợ được hiểu là cơ cấu tổchức xác lập các bộ phận chức năng hay các bộ phận cung ứng dịch vụ và mối quan
hệ tương tác giữa các bộ phận đó để thực hiện quản lý và kinh doanh chợ Mô hìnhkinh doanh chợ sẽ giúp trả lời câu hỏi: Tham gia quản lý và khai thác chợ là ai? Ai
sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì? Những hoạt động chủ yếu trên chợ là gì? Cónhững loại hình gì sẽ được cung cấp ở chợ, sự phối hợp giữa những bộ phận chứcnăng trên chợ như thế nào
Cấu trúc tổ chức của mô hình kinh doanh chợ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tốnhư: chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp chợ hay ban quản lý chợ, chiến lượcphát triển chợ, quy mô chợ, trình độ và cách thức tổ chức hoạt động kinh doanhchợ, tập quán kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, kết cấu hạ tầng chợ
Mô hình kinh doanh chợ sẽ quyết định phương hướng kinh doanh và đầu tư pháttriển chợ, cũng như các loại hàng hoá và dịch vụ sẽ được cung cấp, các phương thứctrao đổi, kinh doanh, tuyển chọn nhân sự và bố trí cán bộ quản lý đảm bảo vận hành
và có hiệu quả các hoạt động kinh doanh trên chợ
Trang 6như mức tối thiểu để chủ thể có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh bán hàng tạichợ
Có hai loại chủ thể tham gia kinh doanh ở chợ bao gồm chủ thể tham gia kinhdoanh thường xuyên và không thường xuyên
+ Chủ thể kinh doanh thường xuyên: là các chủ thể kinh doanh nhằm mục đíchkiếm lời và họ coi đây là nghề nghiệp chính của họ
+ Chủ thể tham gia không thường xuyên là các chủ thể tham gia bán hàng tại chợnhằm tận dụng thời gian dư thừa, đây không phải là nghề nghiệp chính của họ
- Người mua
Người mua hàng bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng và các thương nhân.Người sản xuất mua hàng để cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sảnxuất Người tiêu dùng mua hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân, hàng hoá họ
có nhu cầu ở chợ rất phong phú đa dạng về chủng loại, nhưng số lượng và quy môkhông lớn Đội ngũ thương nhân cũng tham gia vào quá trình mua bán hàng hoátrên chợ một mặt để đáp ứng nhu cầu của họ, mặt khác họ mua hàng với số lượnglớn sau đó lại đem bán lại hàng hoá để kiếm lời
* Về chủ thể quản lý
Chủ thể tham gia quản lý chợ cũng đa dạng về thành phần, có thể là ban quản lý, tổquản lý; hợp tác xã, doanh nghiệp hay liên doanh hộ gia đình Các chủ thể quản lýchợ hiện nay ở nước ta chủ yếu là các ban quản lý (đối với các chợ quy mô lớn vàvừa), tổ quản lý chợ (đối với các chợ quy mô nhỏ), và cũng có một số chợ do cácdoanh nghiệp chợ quản lý, họ quản lý và điều hành hoạt động của chợ theo nội quychợ
* Về không gian họp chợ.
- Chợ thường phân bố ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, nhưng ở khu vực nôngthôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa chợ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong mạng lưới phânphối hàng hoá
- Chợ ở nước ta thường được hình thành ở những khu vực có vị trí địa lý thuận tiện
Trang 7- Trước đây chợ thường được hình thành tự phát, không theo một quy hoạch chung, ởđâu có nhu cầu là ở đó hình thành nên chợ (chợ tạm, chợ cóc)
- Không gian họp chợ cũng không đồng đều, có chợ với diện tích rất lớn như cácchợ đầu mối, chợ bán buôn… nhưng cũng có những chợ chỉ cần một không gian rấtnhỏ, như các chợ làng, xã, chợ cóc, chợ tạm, chợ đường cái…
* Về thời gian họp chợ
Khác với các hình thức phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tự chọn, ở đó thờigian hoạt động thường là tất cả các ngày trong tháng, tất cả các tháng trong năm,thậm chí có những siêu thị mở cửa 24/24, thời gian họp chợ có thể thường xuyênhoặc không thường xuyên, và thường theo một quy luật nhất định về thời gian, nhất
là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa Có nhiều chợ chỉ họp vào những giờnhất định trong ngày, những ngày nhất định trong tháng hoặc trong năm Như chợphiên chỉ họp chợ vào một số ngày trong tháng, hoặc chợ cuối tuần chỉ họp vàongày cuối tuần, hay như chợ đêm chỉ họp vào ban đêm Đặc biệt, ở các vùng đồngbào dân tộc thiểu số thì chu kỳ họp chợ rất dài, thường là một tháng họp một phiên
Cá biệt, có chợ chỉ họp một phiên một năm ( ví dụ: chợ Viềng tại tỉnh Nam Định).
* Về hàng hóa trao đổi, mua bán trong chợ
- Chủng loại hàng hoá
Chủng loại hàng hóa được trao đổi mua bán trong chợ rất đa dạng Chợ là nơi traođổi các sản phẩm được sản xuất ra, nhất là đối với những người sản xuất nhỏ, khôngtập trung Người bán ở đây có thể là những người sản xuất, những thương nhân, họtạo ra sản phẩm, trao đổi sản phẩm và trực tiếp đưa sản phẩm của mình ra chợ đểtrao đổi mua bán, với số lượng có thể nhiều hay ít, điều này hoàn toàn không có ởcác siêu thị hay các trung tâm thương mại Chính những điều này đã tạo nên sựphong phú đa dạng về chủng loại hàng hóa được lưu thông trong chợ, nhìn chunghàng hoá lưu thông qua chợ chủ yếu là hàng tiêu dùng hàng ngày và giá trị khônglớn
- Chất lượng hàng hoá
Trang 8Hàng hóa được trao đổi mua bán ở chợ thường không đòi hỏi tiêu chuẩn cao về chấtlượng và mẫu mã sản phẩm Ở nước ta, chợ thường tập trung và phân bố ở nôngthôn, vùng dân tộc thiểu số Đây là những vùng đời sống của nhân dân còn gặpnhiều khó khăn, mức sống của nhân dân còn thấp do đó nhu cầu tiêu dùng của họkhông quá cao, thường là những sản phẩm chất lượng không cao, có thể nói thịtrường nông thôn là một thị trường khá dễ tính.
- Diện tích khu vực sân bãi tập kết hàng hóa, kiểm tra hàng hóa;
- Diện tích khu đỗ xe, diện tích đường giao thông đi lại trong chợ…;
- Hệ thống thiết bị bảo quản hàng hóa, các thiết bị đo lường kiểm tra chất lượnghàng hóa;
- Các trang thiết bị phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường
1.3 Phân loại chợ
* Căn cứ vào “nơi” hay không gian địa lý, có thể phân loại chợ theo các tiêu thứcsau:
Trang 9- Theo địa giới hành chính hay phạm vi lưu thông của hàng hoá: chợ phường, xã,chợ huyện, liên xã, liên huyện, thị tứ; thị trấn, thành phố, chợ biên giới, cửa khẩu,chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
- Theo vùng lãnh thổ: Chợ miền núi, chợ đồng bằng, chợ ở các vùng kinh tế haytrung tâm kinh tế, hải đảo, chợ trên sông
* Căn cứ vào thời gian họp chợ:
- Theo thời gian trong ngày: có các loại chợ sáng, chợ chiều, chợ đêm, chợ họp cảngày và chợ họp cả ngày và đêm
- Theo khoảng cách thời gian giữa các lần họp chợ: chợ hàng ngày, chợ phiên, chợmùa vụ
* Căn cứ vào hoạt động mua bán hàng hoá:
- Theo loại hàng hoá chủ yếu được lưu thông qua chợ: Chợ nông sản, chợ chuyêndoanh, chợ kinh doanh tổng hợp (các loại hàng hoá)
- Theo tính chuyên môn hoá và phương thức được giao dịch: Chợ đầu mối (chuyênngành, đa ngành), chợ chuyên doanh, chợ bán buôn, bán lẻ, hay chợ tổng hợp bánbuôn và bán lẻ;
- Theo điều kiện cơ sở vật chất của chợ: Chợ kiên cố, chợ bán kiên cố, chợ tạm, chợcóc
* Theo Nghị định 02/NĐ-CP, căn cứ vào qui mô số điểm kinh doanh cố định: chợhạng I có trên 400 số điểm kinh doanh cố định trên chợ, chợ hạng II có từ 200 - đếndưới 400 điểm kinh doanh cố định, chợ hạng III có dưới 200 điểm kinh doanh cốđịnh
* Căn cứ vào phương thức giao dịch: Chợ truyền thống (giao ngay), chợ muabán theo hợp đồng và chợ giao sau, sàn giao dịch
1.4 Chức năng của chợ
1.4.1 Nơi thực hiện mua bán, trao đổi hàng hoá.
Chợ là nơi người mua và người bán gặp nhau để trao đổi sản phẩm hàng hóa vàdịch vụ Thông qua chợ, hàng hóa từ nơi sản xuất đến được với tiêu dùng, do đóchợ được xem như một hình thức của thị trường, ở đó diễn ra các hoạt động trao
Trang 10đổi mua bán hàng hóa Như vậy, chợ đã thực hiện chức năng làm thay đổi giá trịcủa hàng hóa: thay đổi hình thái giá trị hàng hóa từ tiền sang hàng và ngược lại.Nhờ có chức năng này của chợ, người bán đạt được mục đích là giá trị và ngườimua có được các giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của họ
Chợ chính là nơi thừa nhận và thực hiện giá trị của hàng hóa Chợ cũng là mộtdạng của thị trường, hàng hóa phải bán được trên thị trường mới được xã hộithừa nhận Chợ là nơi thực hiện giá trị của hàng hóa thông qua các hoạt độngmua bán giữa người mua và người bán, giá trị của hàng hóa và dịch vụ đượcthực hiện thông qua giá cả thị trường trên cơ sở giá trị sử dụng của chúng đượcthừa nhận
1.4.2 Tạo giá trị gia tăng cho hàng hóa.
Ngoài chức năng là nơi thực hiện giá trị của hàng hóa, chợ còn có chức nănggóp phần tạo ra giá trị gia tăng của hàng hóa
Hàng hóa được bày bán ở chợ là hàng hóa đã được vận chuyển từ nơi sản xuấtđến với người tiêu dùng, nó đã được giữ gìn bảo quản giá trị sử dụng của hànghóa và đã được phân loại, đóng gói, bao bì, chuẩn bị sản phẩm đáp ứng yêu cầucủa người sử dụng… Như vậy, thông qua các công đoạn này, giá trị hàng hoátrao đổi được tăng thêm hay nói cách khác hàng hóa đã có thêm giá trị gia tăngtrước khi đến người tiêu dùng cuối cùng
1.4.3 Tập trung hàng hóa.
Chợ là nơi tập trung các sản phẩm được sản xuất ra của các địa phương, của các
hộ gia đình, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để đem ra tiêu thụ Chợ được xem như mộtkênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm Người bán tập trung hàng hóa ở chợ để thựchiện việc trao đổi mua bán hàng hóa Chức năng này có ý nghĩa đặc biệt quantrọng đối với người mua và bán hàng hoá trong điều kiện nền sản xuất nhỏ,manh mún, thiếu tập trung
1.4.4 Phát tín hiệu thị trường.
Chợ là nơi có khả năng phản ánh tổng hợp nhiều mối quan hệ kinh tế thông qua
Trang 11cung cấp các thông tin về cung cầu đối với các loại hàng hoá: tổng cung, tổngcầu và cơ cấu; về hàng hóa: chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã…; về khách hàng:khả năng thanh toán, thu nhập, sở thích, thị hiếu, thói quen tiêu dùng…Chợ cũngcung cấp các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về chi phí và giá cả Những thôngtin này không chỉ cần thiết cho người sản xuất, người tiêu dùng mà còn có ýnghĩa quan trọng đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế.
1.4.5 Nâng cao hiệu quả phân phối sản phẩm
Chợ được xem như một kênh phân phối hàng hóa quan trọng, đặc biệt đối với hànghóa từ các nguồn sản xuất nhỏ, phi tập trung, gồm nhiều người sản xuất như hàngnông sản, hàng thủ công, hàng tiêu dùng thông thường
1.4.6 Cung cấp các dịch vụ
Chợ là nơi cung cấp các loại hình dịch vụ hỗ trợ hoạt động trao đổi mua bán tại chợ.Tuỳ theo quy mô và trình độ phát triển của chợ mà các dịch vụ được cung ứng tạichợ cũng khác nhau về số lượng và chất lượng Chợ có quy mô càng lớn và hiệnđại, tính chuyên môn hoá càng cao thì các dịch vụ được cung ứng tại chợ càng đadạng và chất lượng dịch vụ đòi hỏi càng cao Các dịch vụ được cung ứng tại chợbao gồm các dịch vụ chủ yếu sau:
- Dịch vụ vệ sinh môi trường;
- Dịch vụ trông coi phương tiện vận tải;
- Dịch vụ giám định chất lượng hàng hoá;
- Dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hoá;
- Dịch vụ môi giới mua bán hàng hoá;
- Dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin về giá cả thị trường hàng hoá;
- Dịch vụ ngân hàng, thanh toán, dịch vụ chuyển tiền
1.4.7 Tạo ra giá trị cộng đồng và xã hội
Chợ tạo ra các giá trị sinh hoạt cộng đồng và xã hội thông qua vai trò và chức năngcủa chợ Chợ không những là nơi gặp gỡ, giao lưu trực tiếp giữa người mua vàngười bán để trao đổi mua bán hàng hoá, chợ còn là nơi mọi người có thể giao tiếpqua lại với nhau, nơi tổ chức hội hè, vui chơi, giải trí Đặc biệt, ở các vùng nông
Trang 12thôn, vùng sâu, vùng xa giá trị văn hoá cộng đồng của chợ càng được bộc lộ đầy đủ
và mang ý nghĩa sâu sắc
1 5 Vai trò của chợ.
1.5.1 Đối với đời sống của dân cư.
Chợ không chỉ là nơi gặp nhau giữa người mua và người bán để trao đổi sảnphẩm, hàng hóa, ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, bên cạnh các giá trị kinh tế,chợ còn có các giá trị tinh thần và xã hội to lớn Chợ là nơi giao lưu gặp gỡ củamọi người, nơi tổ chức các lễ hội truyền thống, vui chơi, giải trí
Chợ có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống kinh tế, xã hội của dân cư Thông quachợ, nhiều nhu cầu của đời sống con người được thỏa mãn, kể cả nhu cầu tiêudùng, sản xuất, sinh hoạt vật chất hay tinh thần, góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống của dân cư Cũng thông qua chợ một số tầng lớp dân cư có thêm thunhập và có thêm việc làm
Tóm lại, chợ có vai trò to lớn đối với đời sống dân cư, là nơi phân phối hàng hóađến với mọi tầng lớp dân cư đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi Qua chợmọi người đều có thể thoả mãn được nhu cầu của mình, đó có thể là nhu cầu sảnxuất, nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần
1.5.2 Đối với phát triển kinh tế
- Chợ đóng vai trò quan trọng trong khâu lưu thông, là cầu nối giữa sản xuất vớisản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng
- Chợ là một trong những kênh quan trọng của quá trình lưu thông hàng hoá, do
đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội và thúc đẩy quátrình phát triển kinh tế
- Chợ là nơi góp phần thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng của người lao động, dovậy chợ có vai trò quan trọng đối với tái sản xuất sức lao động xã hội
- Chợ mang lại nguồn thu trực tiếp cho ngân sách, thông qua việc khai thácquản lý chợ để thu các khoản thu như thuế và các loại lệ phí chợ
- Chợ là nơi thu thập và xử lý các thông tin mang tính thời sự về kinh tế - xã hội,
Trang 13Đây là những nguồn thông tin quan trọng giúp cho các nhà quản lý và sản xuấthàng hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.5.3 Đối với đời sống văn hóa - chính trị - xã hội.
- Chợ mang tính truyền thống, tính văn hóa cao: Mặc dù không phải là nơi quyếtđịnh bộ mặt của nền kinh tế - xã hội nhưng chợ lại là nơi phản ánh trình độ kinh
tế - xã hội và phong tục tập quán của dân cư địa phương
- Chợ là nơi thể hiện, gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc.Đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, chợ là nơi lễ hội, giao lưu gặp gỡduy nhất của họ Tính văn hoá của chợ được thể hiện trên nhiều khía cạnh khácnhau như văn hoá ẩm thực, văn hoá giao tiếp, thông tin cộng đồng
- Chợ đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm vàtạo thu nhập cho nhiều người Chợ là nơi thu hút hoạt động của một số lượnglớn những người tham gia kinh doanh, chợ đã tạo ra một số lượng lớn công ănviệc làm cho số lao động dôi dư, lao động mùa vụ, đặc biệt là ở các vùng nôngthôn Gắn với vai trũ về phỏt triển kinh tế
Ngoài ra, chợ cũng tạo ra một bộ phận thương nhân có tính chuyên nghiệp caogóp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội Đồng thời, sự phát triển củamạng lưới chợ ở nông thôn còn có vai trò quan trọng đối với nâng cao thu nhậpcủa dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữathành thị và nông thôn Gắn với vai trũ về phỏt triển kinh tế
1.5.4 Đối với cấu trúc thị trường nội địa
Trong Nghị định 02/ 2003/ NĐ- CP, nội dung quy hoạch và phát triển chợ đã
xác định: chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế
xã hội; từ nay trở đi Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ của địa phương phải bao gồm quy hoạch phát triển chợ.
Trang 14Cũng theo Chỉ thị số 13/2004/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày31/3/2004 cũng đã xác định rằng để khắc phục các yếu kém và bất cập của hoạtđộng thương mại trên thị trường nội địa thì một trong các nhiệm vụ phải làm đó
là hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa bao gồm: chợ, trung tâm thương mại (bán buôn, bán lẻ hàng hóa), siêu thị và mạng lưới các cửa hàng phù hợp
và đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, tiêu dùng của nhân dân trên từng địa bàn.
Như vậy, chợ đã được coi là một phần của kết cấu hạ tầng thương mại, là một bộphận quan trọng trong cấu trúc thị trường nội địa
1 6 MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH DOANH CHỢ
1.6.1 Hợp tác xã chợ
- Theo Luật Hợp tác xã năm 2003, "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể docác cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi íchchung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huysức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện cóhiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinhthần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốntích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật"
- Phương thức đầu tư chủ yếu là:
+ HTX đứng ra huy động vốn của xã viên để đầu tư xây dựng và quản lý chợ; + Địa phương huy động vốn để đầu tư xây dựng chợ hoặc nhà nước xây dựngchợ rồi giao cho HTX quản lý;
+ HTX đấu thầu kinh doanh chợ
Trang 15- Mô hình HTX chợ với cơ cấu tổ chức đơn giản, mỗi HTX chỉ có 1 chủ nhiệm
và từ 1-2 phó chủ nhiệm, 1 kế toán, 1 thủ quỹ và nhân viên quản lý chợ Cụ thể về
cơ cấu tổ chức của mô hình này như sau:
- Quản lý kinh doanh chợ: HTX có trách nhiệm quản lý, kinh doanh và khaithác chợ với các nội dung cụ thể sau:
+ Tổ chức kinh doanh các hoạt động tại chợ
+ Bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự
+ Ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tạichợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật
+ Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật vànghĩa vụ đối với nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn của
cơ quan quản lý nhà nước
Chủ nhiệm HTX
Các phó chủ nhiệm HTX
Kế toán, thủ quỹ Các tổ quản lý: vệ sinh,
bảo vệ, PCCC, thu phí…
Trang 16- Ưu điểm của mô hình HTX chợ
So với hình thức tổ chức theo mô hình ban quản lý chợ hay tổ quản lý chợ em
đã nói tới 2 mô hình này đâu mà so sánh ở đây thì mô hình HTX kinh doanh khaithác và quản lý chợ có nhiều ưu điểm như: do tự chủ về tài chính và tự chịu tráchnhiệm về các nghĩa vụ tài chính nên mô hình HTX tổ chức kinh doanh khai thác vàquản lý chợ hoạt động năng động hơn, hiệu quả hơn, huy động được nhiều nguồnlực của xã viên trong việc tổ chức, quản lý khai thác (kể cả nguồn lực tài chính đểxây dựng chợ), giảm bớt gánh nặng cho nhà nước vì không tăng biên chế quản lýcũng như quỹ lương, bổ sung nguồn vốn để xây dựng chợ Các hoạt động dịch vụtrong các chợ cũng được mở rộng hơn, góp phần giải quyết một số lao động dôi dưtrên địa bàn
- Nhược điểm của mô hình HTX chợ
Cơ cấu tổ chức đơn giản đôi khi dẫn đến tình trạng không thể nắm bắt và giảiquyết được các vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý chợ
Nguồn vốn của các HTX nhỏ bé, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, điều này ảnhhưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTX
Trên thực tế, kinh doanh chợ có thể chỉ là một mảng hoạt động của hợp tác xã,
vì vậy nếu tính chuyên nghiệp và chuyên môn hoá không cao thì hoạt động quản lý
và kinh doanh chợ khó có thể đạt được hiệu quả
1.6.2 Doanh nghiệp chợ
Theo Nghị Định 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2003, doanh nghiệp
kinh doanh chợ là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt độngkinh doanh theo quy định của pháp luật
- Về cơ cấu tổ chức, bao gồm: giám đốc (hoặc là chủ tịch hội đồng quản trị đốivới công ty cổ phần, hoặc là tổng giám đốc đối với các công ty mẹ và công ty con),các phó giám đốc (phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc) Dưới giám
Trang 17hành chính, phòng kinh doanh, phòng kế toán tài chính , số lượng các phòng, bannày tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Quản lý kinh doanh chợ: Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ
có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
+ Tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ.
+ Bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự
và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ
+ Xây dựng nội quy chợ theo quy định tại Điều 10 của Nghị Định 02 để trình
Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ, tổ chứcđiều hành hoạt động theo nội quy chợ và xử lý các vi phạm về nội quy chợ
+ Bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệsinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinh doanh tạichợ
+ Ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tạichợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật
+ Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật vànghĩa vụ đối với nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn củacác cơ quan chức năng
Giám đốc
Phó Giám đốc
P Kinh doanh Phòng tổ chức h nh chính ành chính Phòng kế toán
Trang 18+ Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ chocác cơ quan quản lý nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
- Ưu điểm của mô hình doanh nghiệp chợ
Mô hình doanh nghiệp chợ có ưu điểm là năng động hơn so với mô hình banquản lý, huy động được vốn nhanh hơn, quản lý và kinh doanh chợ có hiệu quả hơn
do có cơ cấu tổ chức hợp lý với đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn làm việc
có hiệu quả cao
Bên cạnh đó, do cơ chế tự chủ về tài chính, tự hạch toán kinh doanh của doanhnghiệp nên doanh nghiệp phải có kế hoạch kinh doanh sử dụng vốn có hiệu quảnhất Các hoạt động dịch vụ trong các chợ cũng được mở rộng hơn, góp phần giảiquyết một số lao động dôi dư trên địa bàn Cơ sở vật chất của chợ cũng được đầu tưxây dựng kiên cố, hiện đại tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động hoạtđộng ở chợ
Có tư cách pháp nhân, thuận lợi cho việc vay vốn để đầu tư xây dựng và pháttriển chợ
- Nhược điểm của mô hình doanh nghiệp chợ
Mô hình doanh nghiệp chợ thường áp dụng với các chợ có quy mô lớn, còn đốivới các chợ nhỏ, chợ ở các vùng còn nhiều khó khăn như vùng núi, vùng sâu, vùng
xa thường không thu hút được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanhchợ
1.6.3 Mô hình ban quản lý chợ
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ - CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về pháttriển và quản lý chợ, ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chiphí, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước Đây là mô hình quản lý chợ truyền thống, phổ biến đối với hầu hết các loạichợ hiện nay ở Việt Nam
Trang 19* Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý chợ
Chức năng quản lý nhà nước về chợ: ban quản lý chợ phải xây dựng các cơchế, quy chế hoạt động của chợ phục vụ cho công tác quản lý và kinh doanh tại chợ.Các công cụ được sử dụng là: kinh tế, hành chính, kỹ thuật, tuyên truyền vậnđộng… để điều hành, tổ chức, kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm bảo đảm cho cáchoạt động đó diễn ra một cách an toàn, hiệu quả, có kỷ cương, văn minh theo đúngcác quy định của nhà nước
Chức năng kinh doanh khai thác chợ: ban quản lý chợ có chức năng khai tháccác hoạt động và các điểm kinh doanh tại chợ để thu hồi vốn đầu tư xây dựng chợ,bảo toàn các tài sản của nhà nước và mang lại lợi nhuận tăng nguồn thu cho ngânsách nhà nước
Chức năng hoạch định chiến lược phát triển chợ: Ban quản lý chợ có chứcnăng tư vấn, đề xuất hoặc phối hợp với nhà nước để hoạch định các chiến lược pháttriển chợ cho phù hợp với đòi hỏi của tiến trình phát triển kinh tế – xã hội địaphương
- Ưu điểm của mô hình ban quản lý chợ
Với mô hình này, nhà nước có thể can thiệp để điều tiết các hoạt động quản lýchợ
Có thể giải quyết các vấn đề phát sinh tại chợ nhanh chóng
- Nhược điểm của mô hình ban quản lý chợ
Do cơ chế không tự chủ về tài chính nên mô hình này không phát huy đượctính chủ động, sáng tạo cũng như chưa phát huy được hiệu qủa hoạt động của độingũ nhân viên tham gia quản lý chợ làm cho hiệu quả của công tác quản lý chợkhông cao Cơ cấu tổ chức còn mang nặng tính chất của nền kinh tế kế hoạch hoátập trung, bao cấp theo cơ chế cũ, không năng động và nhanh nhậy với những vấn
đề phát sinh Hiệu quả của công tác quản lý, kinh doanh và khai thác các công năngcủa chợ còn thấp
Trang 20Ngoài ra, một trong những nhược điểm của các ban quản lý đó là những khó khăn
về vốn do chưa đủ tư cách pháp nhân để vay vốn cho đầu tư xây dựng chợ hoặc xincấp kinh phí để sữa chữa, đầu tư nâng cấp chợ
1 7 Nhân tố ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh chợ
1.7.1 Quy mô và tính chất các loại chợ
Quy mô và tính chất các loại chợ sẽ có ảnh hưởng quyết định đến phương thức kinhdoanh, tổ chức quản lý, cơ cấu bộ máy, các bộ phận chức năng và các dịch vụ sẽđược cung cấp qua chợ
Việc tổ chức và quản lý chợ một cách có hiệu quả tuỳ thuộc rất lớn vào tầm nhìn vàđịnh hướng phát triển chợ trong tương lai của các cơ quan có thẩm quyền
Đối với quá trình hình thành và phát triển mô hình kinh doanh chợ, nhân tố tổ chức,quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng, chi phối hầu hết các phương diện phát triểncủa chợ, cũng như quyết định các bộ phận chức năng trong bộ máy kinh doanh chợ,các dịch vụ sẽ được cung ứng trên chợ và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năngcủa chợ
1.7.2 Công nghệ quản lý chợ.
Đây là nhân tố kỹ thuật để quản lý chợ Công nghệ quản lý chợ càng hiện đại thì càngtạo điều kiện tốt cho quản lý chợ; Nhà quản lý chợ dù tài giỏi nhưng nếu như không ápdụng công nghệ quản lý chợ phù hợp thì rất khó có thể thành công trong công tác quản
lý Công nghệ quản lý ở đây được xem như là công cụ cho các nhà quản lý thực hiệnthành công mục tiêu của quản lý
Công nghệ quản lý bao gồm các nhân tố: Hệ thống máy móc thiết bị (hệ thống máytính để kiểm tra và kiểm soát nguồn hàng hoá lưu thông trên chợ); Hệ thống cácphần mềm để nhập các dữ liệu về hàng hoá cũng như các phần mềm kế toán quản lý
hệ thống tài chính
1.7.3 Trình độ của người tham gia quản lý chợ.
Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, trình độcủa người tham gia quản lý chợ có vai trò quyết định đến hiệu quả của công tác
Trang 21quản lý Nhân tố này có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển chợ, gópphần thúc đẩy sự phát triển của chợ theo mục tiêu đề ra.
Thực tế cho thấy, trình độ của người tham gia quản lý chợ ở các vùng nông thôn,vùng sâu, vùng xa ở nước ta hiện nay còn nhiều non yếu Cán bộ tham gia vào quátrình quản lý trước đây đa số được điều động từ các ngành khác, chưa được đào tạo
về chuyên môn nghiệp vụ
1.7.4 Điều kiện tự nhiên và không gian địa lý của địa bàn chợ
Thực tế cho thấy, chợ thường được hình thành và phát triển ở những nơi có điềukiện tự nhiên thuận lợi Các điều kiện tự nhiên chủ yếu bao gồm: địa hình, vị trí địa
lý đảm bảo sự thuận tiện về giao thông, sự dồi dào về nguồn cung ứng sản phẩmhàng hoá cho lưu thông (đặc biệt đối với các chợ đầu mối)
Ngoài các điều kiện tự nhiên, việc xác định vị trí không gian hay địa điểm cụ thểcủa chợ còn tuỳ thuộc vào sự phân bố và mật độ dân cư
Không gian địa lý cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của chợ Vị trí càngthuận lợi, chợ càng có điều kiện để phát triển Ở những vùng núi, vùng sâu, vùng
xa, vị trí địa lý khó khăn và điều kiện giao thông không thuận lợi thường khó cóđiều kiện để phát triển chợ
Chính những điều kiện để hình thành các loại chợ ở những khu vực địa lý khácnhau với quy mô và trình độ khác nhau cũng sẽ quyết định đến mô hình kinh doanhchợ
1.7.5 Điều kiện kinh tế
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội tạo ra cơ sở kinh tế cho chợ và có vai trò quyếtđịnh đến sự hình thành và phát triển của chợ trên nhiều phương diện khác nhau như:quy mô của chợ, dung lượng và cơ cấu mặt hàng lưu thông qua chợ, phẩm cấp vàchất lượng hàng hoá lưu thông qua chợ
Sự phát triển sản xuất, lưu thông và tiêu dùng là cơ sở trực tiếp hình thành và pháttriển chợ Quá trình phát triển sản xuất nói chung tạo ra nguồn hàng cung ứng cho
Trang 22các chợ, đặc biệt đối với các chợ đầu mối nông sản thì quá trình phát triển sản xuấtnông nghiệp sẽ là cơ sở nguồn hàng cung cấp cho các chợ này.
Ngày nay, trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa nói chung, các phương thức kinhdoanh chủ yếu được áp dụng bao gồm: Mua bán trực tiếp giữa các cá nhân (ngườisản xuất với người tiêu dùng, người sản xuất với thương nhân và thương nhân vớingười tiêu dùng), phương thức kinh doanh qua mạng, phương thức kinh doanh theohợp đồng (giao sau)…
1.7.6 Các điều kiện xã hội
Điều kiện xã hội cũng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển của chợcũng như mô hình kinh doanh chợ Các điều kiện xã hội bao gồm: Sự phân bố dân
cư, quy mô dân số và cơ cấu dân số theo nghề nghiệp, trình độ dân trí, các phongtục tập quán và các điều kiện sinh hoạt văn hóa, giải trí của các tầng lớp dân cư,trình độ đô thị hóa trong vùng
Thực tế cho thấy, chợ ở các vùng nông thôn, vùng núi vùng sâu vùng xa vẫn cònnghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển hơn rất nhiều (về cơ sở vật chất, quy mô chợcũng như chủng loại và chất lượng hàng hóa trên chợ) so với các chợ ở khu vựcthành thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm
Trình độ dân trí, phong tục tập quán và các điều kiện sinh hoạt văn hóa giải trí của cáctầng lớp dân cư cũng là một trong những cơ sở hình thành và phát triển văn hóa kinhdoanh trên chợ, kể cả kiểu dáng kiến trúc của công trình chợ
Ở các khu đô thị, các khu vực có trình độ dân trí cao, chợ thường được phát triểntheo hướng kiên cố hóa và hiện đại hoá
1 8 Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với Vĩnh Phúc
Qua tham khảo mô hình quản lý và kinh doanh thực tiễn Chợ Tại Trung Quốc vàThái Lan (nguồn ), những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng mô hình đối vớiVĩnh Phúc như sau:
* Về mô hình chợ quy mô lớn nói chung và chợ bán buôn nông sản nói riêng.
Trang 23Chẳng hạn như đối với chợ đầu mối nông sản: Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, hệ thốngđường giao thông trong chợ rộng thoáng, vấn đề an ninh được đảm bảo, vấn đề vệsinh an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ cũng được chú trọng, trang bị hệthống máy móc hiện đại để phục vụ công tác kiểm tra hàng hoá,
+ Chủ thể tham gia quản lý kinh doanh khai thác chợ là các doanh nghiệp đứng rađảm nhiệm
+ Mô hình tổ chức theo mô hình công ty chợ
+ Vốn đầu tư cho xây dựng chợ: Đối với các chợ lớn, vốn đầu tư xây dựng chợ chủyếu là do doanh nghiệp đóng góp, Chính phủ chỉ hỗ trợ một phần vốn về cơ sở như
hệ thống thoát nước, khu vực điện, hạ tầng công công, hệ thống xử lý rác thải.+ Cơ cấu tổ chức của chợ: Gồm có các phòng, ban, các trung tâm quản lý
+ Phương pháp quản lý chợ: Giám sát và quản lý theo các nội quy, quy tắc hoạt độngtrong chợ
+ Nội dung quản lý chợ: Quản lý tất cả các hoạt động mua bán diễn ra trong chợ;Quản lý các vấn đề an ninh, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống cháynổ; Quản lý và kiểm tra hàng hoá, quản lý các dịch vụ trong chợ; Quản lý cácphương tiện trong chợ; Quản lý hành chính,
* Về mô hình chợ bán lẻ tổng hợp:
+ Cơ sở vật chất của chợ cũng được đầu tư nâng cấp cơ bản
+ Chủ thể tham gia quản lý chợ: phần lớn là do cán bộ xã (phường), quản lý.+ Vốn đầu tư xây dựng chợ: Chủ yếu là vốn NSNN (Trung ương, Địa phương)
và một phần do người tham gia kinh doanh đóng góp
+ Phương pháp quản lý chợ: Thường xuyên giáo dục tuyên truyền đối với quầnchúng, đối với người tiêu dùng và với nhân viên phục vụ khách hàng
+ Nội dung quản lý chợ: Quản lý nhân viên, quản lý hàng hoá, quản lý vệ sinh môitrường và quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh
* Kinh nghiệm đối với quản lý Chợ tại Vĩnh Phúc:
Mô hình quản lý kinh doanh và khai thác chợ của các nước chủ yếu là mô hìnhdoanh nghiệp do tính ưu việt của mô hình này mang lại Đối với Vĩnh Phúc, có thể
Trang 24kết hợp áp dụng mô hình doanh nghiệp và mô hình hợp tác xã tuỳ theo loại hìnhchợ.
Đối với các chợ lớn, vốn đầu tư cho xây dựng chợ, kinh doanh khai thác chợ chủ
yếu là vốn của doanh nghiệp và của nhân dân đóng góp Ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ
một phần nào đó, từ đó mới phát huy được tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp Đối với các chợ nhỏ, chợ ở vùng sâu vùng xa,… vốn đầu tưxây dựng chợ chủ yếu là nguồn ngân sách tỉnh
Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống các chợ, đặc biệt
là ở nông thôn, từng bước kiên cố hoá để tiến tới hiện đại hoá cho hệ thống chợ,xây dựng chợ văn minh hiện đại và phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh, của Vùng kinh tế trong điểm 8 tỉnh Bắc Bộ (trong đó Vĩnh Phúc là thànhviên)
1.9 Kết luận: từ các mô hình kinh doanh và quản lý Chợ Truyền thống được thiết lập
ở nước ta và một số nước đã nêu ở trên, vấn đề về nhận thức, phương án kinh doanh sẽtạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư vào quản lý Chợ Mặt khác, từ
mô hình mới này thấy được sự hiệu quả trong quản lý và kinh doanh, đảm bảo an toàncho các hộ dân kinh doanh, an toàn vệ sinh môi trường, tăng ngân sách cho nhà nước,đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội văn minh hiện đại, giữ được nét đẹp truyền thốngvăn hoá Chợ
Trang 25PHẦN THỨ II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
1 Đặc điểm và phân loại chợ
1.1 Những đặc điểm chủ yếu của mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh
1.1.1 Đặc điểm hình thành chợ
Đặc điểm nổi bật của mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là vị trí củacác chợ thường gắn liền với các khu dân cư tập trung và các trục giao thông, đápứng nhu cầu mua bán hàng ngày của dân cư và thuận tiện cho việc giao thương, vậnchuyển hàng hoá
Phần lớn chợ trong tỉnh hình thành từ khá lâu, gắn liền với lịch sử ra đời củacác chợ làng, chợ xã Chợ xã ra đời trước hết là để phục vụ cho sinh hoạt trong xã,sau này một số chợ đã dần phát triển thành chợ của nhiều xã và thậm chí trở thànhtrung tâm buôn bán của một vùng rộng lớn, có phạm vi ảnh hưởng ra ngoài tỉnh.Những năm gần đây, cùng với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triểnkinh tế xã hội của tỉnh, việc hình thành hệ thống chợ trên địa bàn cũng gắn liền vớiquá trình đô thị hoá, quá trình thực hiện qui hoạch các khu dân cư, các cụm côngnghiệp, cụm thương mại dịch vụ và các trung tâm cụm xã
Quá trình hình thành hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng gắnliền với truyền thống buôn bán của dân cư Với kinh nghiệm được đúc kết từ lâuđời cùng với khả năng nhạy bén trong kinh doanh, từ lâu các thương nhân ởVĩnh Phúc đã biết khai thác và phân phối nguồn hàng nhằm thu lợi nhuận và từ
đó hình thành khu vực bán sầm uất, với số lượng thương nhân đông đảo Họcũng là những tác nhân quan trọng trong quá trình hình thành chợ Thông quahoạt động tổ chức thu mua, chế biến và chuyên chở hàng hoá của giới buôn bán
mà hình thành các điểm thu mua, phát luồng hàng hoá đi trong và ngoài tỉnh
Trang 26Đặc điểm thứ ba trong quá trình hình thành chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúcgắn liền với tiềm năng sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của các vùng sản xuấthàng hoá Cùng với sự hình thành của các làng nghề tập trung hay các vùng sảnxuất các loại cây con đặc sản là sự hình thành của các chợ chuyên bán một số loạisản phẩm của vùng đó như chợ hoa, chợ giống cây trồng, vật nuôi…
1.1.2 Đặc điểm trao đổi hàng hoá qua mạng lưới chợ
Về các hàng hoá trao đổi chính: các loại hàng hoá chủ yếu được trao đổi trên
địa bàn tỉnh nói chung và qua mạng lưới chợ nói riêng là thực phẩm tươi sống, nôngsản khô, thực phẩm công nghệ, hàng tạp hoá và may mặc Các mặt hàng xa xỉphẩm, điện tử điện lạnh, kim khí điện máy thường được mua bán ở các của hàngriêng trên mặt phố, bên ngoài chợ hoặc các loại hình thương mại hiện đại hơn
Về qui mô và phạm vi trao đổi: Phần lớn các chợ hình thành để phục vụ nhu
cầu trao đổi của dân cư trong phạm vi hẹp (làng, xã), bên cạnh đó có một số chợ cóphạm vi ảnh hưởng rộng (huyện, liên huyện và tỉnh) Mặt khác, cùng với sự pháttriển và lớn mạnh của cộng đồng dân cư, sức mua và quy mô trao đổi hàng hoá cũngnhư tiềm lực của đội ngũ thương nhân, một số chợ không đơn thuần giới hạn trongnội bộ vùng mà lan toả ra các địa bàn trong và ngoài tỉnh (chợ thành phố Vĩnh Yên,chợ hoa Mê Linh, chợ Thổ Tang…)
Các đối tượng tham gia trao đổi: Đối tượng chủ yếu tham gia trao đổi hàng
hoá trên chợ là người tiêu dùng, người sản xuất trên địa bàn Ngoài ra, tại nhữngchợ lớn, chợ đầu mối có đội ngũ thương nhân trong và ngoài tỉnh thực hiện các hoạtđộng thu gom, tích trữ và phát luồng hàng hoá đến các thị trường tiêu thụ bên ngoài
1.2 Phân loại chợ
Theo số liệu tổng hợp của phiếu điều tra trực tiếp năm 2006, trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc hiện có 67 chợ đã quy hoạch Phân bố chợ theo địa bàn các huyện, thịnhư sau: thị xã Phúc Yên 3 chợ, thành phố Vĩnh Yên 4 chợ, huyện Lập Thạch 18
Trang 27chợ, huyện Bình Xuyên 7 chợ, huyện Tam Đảo 5 chợ, huyện Tam Dương 5 chợ,huyện Vĩnh Tường 12 chợ và huyện Yên Lạc 5 chợ
Ngoài ra, chưa kể rất nhiều chợ cóc, chợ tạm (39 chợ – niên giám thống kêVĩnh Phúc) hình thành tự phát ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh
Việc phân loại và phân tích hiện trạng phát triển chợ dựa trên kết quả củađiều tra trực tiếp tiến hành năm 2006 Chợ được phân loại theo nhiều tiêu thứckhác nhau, cụ thể như sau:
1.2.1 Phân loại chợ theo năm thành lập
Phần lớn các chợ của tỉnh được hình thành trước năm 1975 Trong tổng số 67phiếu điều tra, có 5 phiếu không trả lời về năm thành lập chợ Trong 62 chợ còn lại,
có 37 chợ được thành lập trước 1975, chiếm 59,7 %; 11 chợ thành lập trong giaiđoạn 1985 - 1995 và 7 chợ trong giai đoạn 1975 - 1985 Từ năm 1995 đến nay, chỉ
1975
1975 1985
1985 1995
-1995 đến nay
Ko trả lời
Trang 28Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra và khảo sát thực tế mạng lưới chợ tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007.
Những chợ xây dựng trước năm 1975 tập trung nhiều ở huyện Lập Thạch (10chợ), huyện Vĩnh Tường (8 chợ) Một số huyện thị không có chợ xây mới trong giaiđoạn từ 1985 đến nay là thị xã Phúc Yên, huyện Tam Dương và huyện Yên Lạc
Như vậy, có thể thấy, việc phát triển chợ mới trong thời gian gần đây diễn rakhá chậm chạp Mạng lưới chợ được hình thành từ khá lâu đã có nhiều biểu hiệnkhông phù hợp với qui mô dân số, với nhu cầu tiêu dùng của sản xuất và dân cưngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng quá tải ở một số chợ, sự không đảm bảo về cácđiều kiện về văn minh thương mại hay các yêu cầu về vệ sinh môi trường trênchợ… Điều này cũng phần nào lý giải về sự hình thành tự phát của các chợ cóc chợtạm
1.2.2 Phân loại chợ theo vị trí hình thành
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 27 chợ nằm ven đường giao thông và 49 chợ nằm ở các khu dân cư tập trung, chiếm 87,7% Trong khi đó, chỉ có 4 chợ ở gần bến xe và 6 chợ ở ven sông
Trang 29Bảng 2: Phân loại chợ theo vị trí hình thành
Chỉ tiêu
Huyện, thị
Thị tứ
Ven đường GT
Khu dân cư tập trung
Gần bến xe
1.2.3 Phân loại chợ theo tính chất kinh doanh và lịch họp chợ
- Phân loại theo tính chất kinh doanh
Trong số 63/67 chợ trả lời câu hỏi này, chợ bán lẻ trên địa bàn tỉnh chiếm tỉtrọng lớn với 37 chợ, tương ứng 58,7%; có 25 chợ vừa bán buôn, vừa bán lẻ, chiếm39,7% - đây là tỉ lệ khá lớn so với các địa phương khác Một số huyện có tỷ lệ chợbán buôn, bán lẻ cao hơn mức chung của tỉnh là: huyện Bình Xuyên 57,1%, huyệnLập Thạch 38,8%, Thị xã Phúc Yên 66,7%
Trên địa bàn tỉnh có xã Thổ Tang - một địa danh khá nổi tiếng về hoạt độngbán buôn hàng hoá (chủ yếu là nông sản) Với truyền thống và kinh nghiệm buônbán từ lâu đời, các hộ tư thương xung quang khu vực chợ Giang là các chủ đầu mối
Trang 30thu gom và phát luồng hàng không chỉ trên địa bàn tỉnh Hàng hoá được tập kết cả
từ các tỉnh miền núi phía Bắc và phát luồng cả tới các tỉnh phía Nam Tuy nhiên, dochưa có địa điểm họp chợ riêng biệt nên hoạt động thu gom, sơ chế, vận chuyểnhàng hoá gây nên tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh và mất mỹ quan ở khuvực chợ Giang Việc xây dựng một chợ đầu mối bán buôn nông sản với các chứcnăng bảo quản, phân loại, sơ chế hàng hoá, cung cấp các dịch vụ vận chuyển, thôngtin, bảo hiểm, ngân hàng, tín dụng… sẽ tạo thuận lợi cho doanh nhân phát triển vàcải thiện điều kiện kinh doanh là vô cùng cần thiết
- Phân loại theo lịch họp chợ
Tỷ lệ chợ phiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn khá lớn, tới 41/63 chợ trả lờikhảo sát, tương ứng 65,07% Những huyện thị có nhiều chợ phiên là huyện LậpThạch (16/18 chợ), Tam Đảo (4/5 chợ), huyện Tam Dương (5/5) Chợ họp theophiên thể hiện rõ tập quán sinh hoạt của người dân nông thôn
Bảng 3: Phân loại chợ theo tính chất kinh doanh và lịch họp chợ
Hàng ngày
Chợ phiên
Trang 31Một số chợ họp hàng ngày nhưng chỉ vào buổi sáng, chiều, hoặc vài tiếng mộtngày Các chợ này thường có quy mô nhỏ, khối lượng hàng hoá lưu chuyển khônglớn, đối tượng mua bán thường là người sản xuất trực tiếp và người tiêu dùng cuốicùng Điều này cần tính đến khi xác định qui mô cũng như thiết kế mô hình chợ ởkhu vực nông thôn để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng chợ
1.2.4 Phân loại chợ theo quy mô điểm kinh doanh và cơ sở vật chất chợ
- Phân loại chợ theo quy mô điểm kinh doanh
Việc phân loại chợ theo qui mô điểm kinh doanh được tiến hành dựa trên Nghịđịnh số 02/2003/NĐ-CP Theo kết quả tổng hợp phiếu điều tra của 59 chợ, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện chỉ có 2 chợ hạng I (chợ Phúc Yên và chợ Vĩnh Yên) Có
12 chợ đạt quy mô hạng II và 45 chợ đạt quy mô hạng III Chợ quy mô hạng III tập trung chủ yếu ở huyện Lập Thạch (14 chợ), huyện Vĩnh Tường (9 chợ) và huyện Bình Xuyên (7 chợ)
Các chợ có qui mô lớn, ở các trung tâm kinh tế thương mại của tỉnh,huyện, số hộ kinh doanh cố định khá lớn cộng thêm lực lượng bán hàng rongđông đảo nên thưởng xảy ra tình trạng không đủ diện tích cho người kinh doanh.Ngược lại, ở nhiều chợ, số hộ kinh doanh cố định lại ít hơn số điểm kinh doanh.Một số chợ hạng III chỉ có vài chục hộ kinh doanh
- Phân loại chợ theo tình trạng cơ sở vật chất chợ
Ở hầu hết các huyện thị của tỉnh Vĩnh Phúc đều tồn tại chợ lán tạm Tổng sốchợ lán tạm toàn tỉnh là 27 chợ, chiếm 40,3%, chợ bán kiên cố 38,8%, chỉ có 15 chợđược xây dựng kiên cố, thậm chí 2 huyện Tam Đảo và Tam Dương không có chợkiên cố Tỉ lệ này là khá thấp so với cả nước và so với các tỉnh lân cận ở vùngĐồng bằng sông Hồng Các huyện có nhiều chợ hoàn toàn lán tạm là Lập Thạch(7/18 chợ), Bình Xuyên (3/7 chợ), Tam Dương (4/5 chợ), Vĩnh Tường (7/12 chợ)
Trang 32Bảng 4: Phân loại chợ theo quy mô điểm KD và cơ sở vật chất chợ
Chỉ
tiêu
Huyện/thị
Tổng số
Quy mô điểm Cơ sở vật chất
Đất trống
Không trả lời
- Phân loại theo diện tích kinh doanh bình quân 1hộ kinh doanh
Diện tích quy chuẩn tối thiểu của một điểm kinh doanh trong chợ theo Nghịđịnh số 02/2003/NĐ-CP là 3m2/điểm Qua tổng hợp thống kê trên phiếu điều tra chothấy, toàn tỉnh chỉ có 1 chợ có diện tích bình quân/1 hộ kinh doanh < 3m2; 26 chợđạt mức: 3 - 5 m2 và 30 chợ đạt> 5m2, (5 chợ không thống kê chỉ tiêu này) Như
Trang 33vậy, các chợ của tỉnh đã cơ bản đáp ứng được chỉ tiêu diện tích tối thiểu của 1 điểmkinh doanh.
Tuy nhiên, theo điều tra thực tế có thể thấy rằng, các tiêu chuẩn khác về diệntích trên các chợ đều không đảm bảo như: tiêu chuẩn về diện tích dành cho kháchhàng, khoảng cách giữa các gian hàng, quầy hàng, diện tích giao thông nội bộ, diệntích lưu không, diện tích bãi đỗ xe và nhà vệ sinh, diện tích kho…
B ng 5: ảng 5: Di n tích bình quân 1 h kinh doanh c ện tích bình quân 1 hộ kinh doanh cố định trên chợ ộ kinh doanh cố định trên chợ ố định trên chợ định trên chợ nh trên ch ợ
Trang 34Như vậy, việc phát triển mạng lưới chợ trong thời gian tới rất cần chú trọngđến việc cải thiện điều kiện cơ sở vật chất chợ, từ việc mở rộng diện tích của cácchợ quá tải, đến việc nâng cấp cơ sở hạ tầng chợ, đảm bảo các yêu cầu qui định vềdiện tích phụ trợ, cấp thoát nước, an toàn cháy nổ, vệ sinh
1.2.5 Phân loại chợ theo phạm vi ảnh hưởng
Theo tổng hợp từ phiếu điều tra của 63/67 chợ trả lời về phạm vi ảnh hưởng,trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 6 chợ có phạm vi ảnh hưởng ra bên ngoài tỉnh, baogồm chợ Phúc Yên, 2 chợ ở huyện Mê Linh (chợ Ba Đê và chợ Hạ) và chợ VĩnhYên) Ngoài ra, điểm bán buôn nông sản ở xã Thổ Tang, (hiện nay đang được đầu
tư xây dựng thành chợ đầu mối) cũng thực hiện chức năng thu gom và phát luồnghàng ra ngoài tỉnh
Điều đó cho thấy rằng, ngoài khu vực Thổ Tang, các chợ có phạm vi ảnhhưởng rộng chủ yếu là do có lợi thế về vị trí (trung tâm tỉnh, huyện, hay ở vị trí giaothương thuận tiện với các tỉnh khác) chứ không phải do khả năng thu hút và phátluồng hàng hoá với qui mô khá lớn ra phạm vi ngoài tỉnh
Bảng 6: Phân loại chợ theo phạm vi ảnh hưởng
Chỉ tiêu
Huyện/thị
Trong thôn
Xã phườn g
Liên xã phường
Liên huyện
Toàn tỉnh
Liên tỉnh
Không trả lời
Trang 35Tổng 1 11 28 12 2 4 3
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra và khảo sát thực tế mạng lưới chợ tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007.
Số lượng chợ có ảnh hưởng trong phạm vi xã, phường và liên xã vẫn chiếm tỉ
lệ lớn nhất, tới 85,0% Như vậy, ảnh hưởng của các chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúcphần lớn còn ở phạm vi hẹp, chủ yếu là mang tính chất bán lẻ, phục vụ nhu cầu traođổi nội vùng của dân cư trên địa bàn huyện, xã
2 Thực trạng phát triển chợ trên địa bàn tỉnh
2.1 Thực trạng phát triển mạng lưới chợ 2.1.1 Thực trạng phát triển mạng
lưới chợ theo địa bàn xã, phường
Với tổng số 59 chợ (không tính các chợ tạm) trên tổng số 152 xã phường, VĩnhPhúc có mật độ chợ tính theo đơn vị hành chính là 0,44 chợ/xã,phường Chỉ số này
là thấp so với mức bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng (0,65 chợ/xã,phường) và cả nước (0,71 chợ/xã,phường)
Tính theo địa bàn huyện, thị nơi có mật độ chợ cao nhất là huyện Tam Đảo(0,55 chợ/xã) và huyện Bình Xuyên (0,54 chợ/xã), hai huyện có mật độ thấp nhất làhuyện Yên Lạc và thị xã Phúc Yên, lần lượt là 0,29 chợ/xã và 0,33 chợ/xã
Bảng 7: Một số chỉ tiêu cơ bản về mạng lưới chợ
Chỉ tiêu
Huyện, thị
Chợ/xã, phường
Bán kính phvụ (km/chợ)
Dân số/chợ (ng/chợ)
Trang 362.1.2 Thực trạng phát triển mạng lưới chợ theo diện tích tự nhiên
Diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh Vĩnh Phúc là 1372,23 km2 Như vậy, bìnhquân cứ 20,5 km2 có một chợ hay bán kính phục vụ của 1 chợ là 2,55 km Đây làmột chỉ số ở mức trung bình, thấp hơn so với toàn quốc (3,69 km) nhưng lại cao sovới toàn vùng (1,79 km)
Trong đó, huyện có bán kính phục vụ ngắn nhất của một chợ thuộc về huyệnVĩnh Tường với 1,94 km và huyện có bán kính phục vụ xa nhất của một chợ thuộc
về huyện Tam Đảo 3,87 km và thị xã Phúc Yên 3,57 km
2.1.3 Thực trạng phát triển mạng lưới chợ theo dân số
Theo số liệu thống kê năm 2006, dân số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là1.180.418 nghìn người Như vậy, bình quân 1 chợ của tỉnh phục vụ 17.648 người
So với bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng (12.249 người/chợ) và toàn quốc(10.759 nghìn người/chợ) thì đây là chỉ số cao
Nếu tính theo địa bàn huyện, thị thì dân số bình quân trên một chợ từ 10nghìn - 20 nghìn người thuộc về huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Tam Đảo, TamDương và Vĩnh Tường Dân số bình quân ở mức trên 20 nghìn người/chợ thuộc vềthị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc Trong đó, cao nhất làhuyện Yên Lạc, tới 29.378 người/chợ
2.2 Thực trạng phát triển kinh doanh trên chợ
2.2.1 Về lực lượng tham gia kinh doanh trên chợ
Trang 37Lực lượng tham gia kinh doanh trên chợ của tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu thuộcthành phần kinh tế tư nhân, các hộ tư thương, người buôn bán nhỏ, hàng rong, quàvặt và người sản xuất nhỏ trực tiếp bán sản phẩm Thành phần thương nghiệp nhànước và thương nghiệp hợp tác xã ít tham gia kinh doanh trên chợ Tại một số chợ ởTp.Vĩnh Yên, huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Vĩnh Tường có thành phần thươngnghiệp nhà nước và hợp tác xã nhưng quy mô và số lượng không đáng kể Thànhphần thương mại tư nhân (dưới hình thức các hộ kinh doanh) đóng vai trò ngàycàng quan trọng
Trong tổng số 59 chợ, có 4 chợ không trả lời về số hộ kinh doanh cố định,tổng hợp số liệu điều tra của 63 chợ cho thấy, có tổng cộng 8.507 hộ kinh doanh cốđịnh Cụ thể trên từng địa bàn huyện thị như sau:
Hộ kinh doanh cố định trên chợ tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 38Các địa bàn có hộ kinh doanh cố định trên chợ lớn là Thành phố Vĩnh Yên, thị
xã Phúc Yên và huyện Mê Linh Các huyện có hộ kinh doanh trung bình trên chợthấp là Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường
Trang 392.2.2 Về cơ cấu ngành hàng kinh doanh trên chợ
Trong tổng số 8.507 hộ kinh doanh cố định, trong đó 1.019 hộ chưa phân loại
Vì vậy, cơ cấu kinh doanh theo ngành hàng của 7.488 hộ kinh doanh cố định trêncác chợ như sau:
Cơ cấu ngành hàng kinh doanh trên chợ tỉnh Vĩnh Phúc
Ngành hàng kinh doanh Số hộ kinh
doanh
So với tổng số (%)
có số hộ kinh doanh lớn nhất 2205 hộ, chiếm 29,45% tổng số hộ kinh doanh cố địnhtrên các chợ trên toàn tỉnh Tiếp theo, hàng tạp hoá chiếm 20,7%, hàng may mặcchiếm 17,76%, hàng nông sản khô và sơ chế 8,36%, hàng giày dép 7,97% Các mặthàng còn lại chỉ chiếm chưa đến 5% Đặc biệt, mặt hàng kim khí điện máy, điện tửđiện lạnh và trang sức đắt tiền đều chỉ chiếm chưa tới 1%
Trang 40Cơ cấu hộ kinh doanh cố định trên chợ của từng địa bàn huyện, thị như sau:
- Thị xã Phúc Yên: tổng số 616 hộ kinh doanh cố định , trong đó chỉ 400 hộđược phân loại
Hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống có tỷ lệ cao nhất, chiếm 25,3% Tiếptheo là hàng may mặc có 157 hộ, chiếm 39,3%; hàng nông sản khô và sơ chế 49 hộ,hàng tạp hoá 48 hộ và hàng giày dép 38 hộ chiếm lần lượt 12,3%; 12% và 9,5%.Chỉ có 2 hộ kinh doanh thực phẩm công nghệ, 4 hộ kinh doanh hàng kim khí điệnmáy và 1 hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp Trên các chợ thuộc địa bàn thị xãkhông có hộ kinh doanh điện tử, điện lạnh; hàng trang sức, hàng nông cụ, kinhdoanh dịch vụ và hộ sản xuất nhỏ
- Huyện Lập Thạch: 1857 hộ, trong đó có 1717 hộ được phân loại
Hộ kinh doanh cố định trên các chợ của huyện chủ yếu tập trung vào các mặthàng: thực phẩm tươi sống với 474 hộ, chiếm 27,6%; hàng tạp hoá 450 hộ, 26,2%
và hàng may mặc 404 hộ, 23,3% Tiếp theo là hàng giày dép với 110 hộ, hàng kinhdoanh dịch vụ với 58 hộ, hàng nông cụ 29 hộ và hàng vật tư nông nghiệp 27 hộ,chiếm tương ứng 6,4%, 3,4%, 1,69% và 1,6% Hộ sản xuất nhỏ có 5 hộ, hộ kinhdoanh hàng kim khí điện máy là 7 hộ, chỉ có 1 hộ kinh doanh hàng trang sức đắttiền và không có hộ nào kinh doanh hàng điện tử điện lạnh
- Huyện Bình Xuyên: 498 hộ, trong đó có 451 hộ được phân loại
Cũng như xu thế chung của các huyện khác, hàng thực phẩm tươi sống là mặthàng kinh doanh chủ yếu tại các chợ của huyện Bình Xuyên với 175 hộ, chiếm38,8% Tiếp theo là các hộ kinh doanh hàng may mặc 106 hộ, 23,5% và hàng tạphoá 73 hộ, 16,2% Mặt hàng giày dép, nông sản khô và cơ chế và hàng thực phẩmcông nghệ chiếm từ 2 - 8% Các mặt hàng điện tử điện lạnh 8 hộ, kim khí điện máy
3 hộ, nông cụ 2 hộ, vật tư nông nghiệp 2 hộ Kinh doanh dịch vụ có 7 hộ và hộ sảnxuất nhỏ là 4 hộ, không có hộ kinh doanh hàng trang sức đắt tiền