Giải pháp chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ nhằm phát triển kinh tế tại Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Thực trạng phát triển chợ trên địa bàn tỉnh

Các hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, tạp hoá, may mặc, giày dép chiếm số đông, các hộ kinh doanh đồ điện tử điện lạnh, kim khí điện máy, trang sức đắt tiền, hàng nông cụ, vật tư nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp. Ngoại trừ 4 chợ không cho biết về hình thức tổ chức quản lý chợ, các chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu do UBND huyện, thị, xã, phường trực tiếp quản lý (60 chợ), chỉ có 3 chợ do cơ quan khác quản lý (Chợ Phúc Yên, chợ Lôi và chợ Đạo Tú). Trên thực tế, tuỳ theo quy mô và số lượng của các chợ do ban quản lý chợ quản lý mà cơ cấu tổ chức của các ban quản lý tại các địa phương có sự khác nhau: có thể chỉ gồm bộ phận tài chính - kế toán và tổ bảo vệ kiêm cả các công việc khác như vệ sinh, PCCC, trông giữ xe, thu phí chợ… Số lượng lao động theo hợp đồng khác nhau giữa các chợ, xuất phát từ nhu cầu của chợ và quy mô của từng chợ.

- Nội dung quản lý của ban quản lý chợ: Các ban quản lý chợ thực hiện quản lý chợ với các nội dung như quản lý các hộ kinh doanh tại chợ cũng như quản lý các hoạt động kinh doanh chợ, quản lý tài chính, quản lý vấn đề vệ sinh, an ninh trật tự…. Điều này dẫn đến tình trạng mối quan hệ giữa ban quản lý chợ và các hộ kinh doanh tại chợ chỉ đơn thuần là mối quan hệ về tài chính, là quan hệ giữa bên thuê và bên cho thuê địa điểm kinh doanh, do đó không tạo được mối quan hệ lâu dài, thân thiết. Các Sở, Ban, ngành liên quan cũng thực hiện việc quản lý nhà nước của mình về các lĩnh vực liên quan đối với chợ như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn….

Tại các địa phương, để thực hiện quản lý nhà nước đối với các chợ này, UBND cấp huyện, trong đó trực tiếp là phòng kinh tế kết hợp với Sở Công Thương quản lý và chỉ đạo thực hiện trực tiếp đối với các ban quản lý.

Bảng 9:  Mô hình tổ chức quản lý chợ                   Chỉ
Bảng 9: Mô hình tổ chức quản lý chợ Chỉ

Phòng Kinh tế Quận/Huyện

Các ban quản lý chưa thực hiện tốt việc cập nhật thường xuyên số liệu, tình hình kinh doanh, lưu lượng hàng hoá buôn bán trên chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nước, mà trực tiếp là UBND quận/huyện. Các ban quản lý chợ tổ chức và quản lý các hộ kinh doanh tại chợ về các vấn đề như tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự trong khu vực chợ thông qua tổ bảo vệ và PCCC, quản lý các vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ thông qua tổ vệ sinh, quản lý nguồn thu từ các hộ kinh doanh tại chợ thông qua bộ phận tài chính - kế toán. Tình hình quản lý các hộ kinh doanh tại chợ ở hầu hết các chợ trên địa bàn cho thấy: các ban quản lý chợ chỉ tập trung vào các khoản thu từ các hộ kinh doanh tại chợ, việc quản lý các hoạt động khác của các hộ kinh doanh còn nhiều lỏng lẻo.

Hiện nay các ban quản lý chợ trên địa bàn tỉnh là đơn vị sự nghiệp, do đó quan hệ giữa quản lý nhà nước (trong đó trực tiếp đại diện tại mỗi địa phương hiện nay là UBND quận/huyện) và quản lý trực tiếp các hoạt động kinh doanh chợ (đại diện là cỏc ban quản lý chợ) tại mỗi địa phương trờn cả nước khụng rừ ràng, rành mạch. Cụ thể là: chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về chợ với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý trực tiếp quản lý chợ đôi khi khụng được phõn định một cỏch rừ ràng, dẫn đến tỡnh trạng chồng chộo trong quản lý và thiếu hụt trong trách nhiệm. Từ thời kỳ trước đó cho đến thời điểm gần đây, chợ vẫn tồn tại và phát triển như một loại công trình công cộng do nhà nước đầu tư xây dựng và quản lý, có rất ít các thành phần kinh tế khác tham gia vào kinh doanh trong lĩnh vực này.

Vì vậy, một mặt đảm bảo tính năng động, kịp thời trong công tác quản lý, song cũng gặp phải những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh tại chợ do cơ cấu tổ chức nhỏ hẹp, không đủ nguồn nhân lực để giải quyết.

Phòng Kinh Tế

ĐÁNH GIÁ CHUNG

  • ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CHỢ 1. Mô hình doanh nghiệp chợ

    - Bộ phận phát triển các kênh phân phối: Đây là bộ phận thực hiện chức năng hỗ trợ thương nhân phát triển kinh doanh tại các chợ đầu mối nông sản như: tìm kiếm cơ hội và hỗ trợ thương nhân phát triển nguồn hàng nông sản lưu thông qua chợ đầu mối; tìm kiếm cơ hội và hỗ trợ thương nhân quan hệ hợp tác với các đối tác thuộc các kênh phân phối hàng nông sản khác; tổ chức hội chợ hàng năm. - Bộ phận phát triển các dịch vụ có thu: Tổ chức kinh doanh các dịch vụ có thu trên chợ đầu mối nông sản; phối hợp với các đơn vị kinh doanh dịch vụ phục vụ kinh doanh có tính nghề nghiệp cao phát triển hoạt động tại chợ đầu mối nông sản; phối hợp với các cơ quan nhà nước ở địa phương đảm nhận thực hiện các chương trình dự án liên quan,. Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh chợ tại mỗi địa phương nhằm tạo điều kiện phát triển hệ thống chợ (bao gồm cả về loại hình và mạng lưới chợ) trên địa bàn một cách hài hoà, hợp lý từ các khu vực đô thị đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đảm bảo cho mọi người dân có nơi để mua sắm hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội tại tỉnh Vinh Phúc.

    Mặt khác, phải nghiên cứu và xây dựng các hình thức và phương pháp quản lý mới của nhà nước đối với chợ phù hợp với thực trạng hệ thống chợ và thực trạng kinh tế xã hội, nhằm xác định quan hệ quản lý giữa các cấp và các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý chợ, trên cơ sở xác định đúng mối quan hệ giữa nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh chợ. Để khắc phục tỡnh trạng khụng rừ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh chợ, các sở ban ngành cần có các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội thành các chương trình, dự án dưới nhiều hình thức và do nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau cùng thực hiện. Thực trạng tình hình quản lý kinh doanh chợ như hiện nay cho thấy hiệu quả quản lý kinh doanh chợ chưa cao, nhiều vấn đề phát sinh chưa được giải quyết triệt để, các dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh chợ chưa nhiều, chất lượng phục vụ cũng như nguồn thu từ các dịch vụ chưa cao, phần lớn các khoản thu từ các chợ là thu từ việc cho thuê hay bán các địa điểm kinh doanh trên chợ và thu từ lệ phí chợ.

    Mặt khác, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chợ hoạt động không hiệu quả là xuất phát từ phía các đối tượng tham gia kinh doanh tại chợ: các doanh nghiệp chưa có các chính sách nhằm thu hút các đối tượng tham gia và hỗ trợ các đối tượng này mở rộng phạm vi và quy mô kinh doanh tại chợ dẫn đến hiệu suất sử dụng các công trình chợ chưa cao. Đối với các đối tượng tham gia kinh doanh tại chợ là các doanh nghiệp hay các hộ kinh doanh lớn, nhà nước có thể quy định một số ưu đãi cho các đối tượng này, bao gồm: Miễn giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… so với các thương nhân kinh doanh ngoài chợ; Thực hiện cơ chế tín dụng thuận tiện và phù hợp với đặc điểm kinh doanh tại chợ; Thông qua các doanh nghiệp chợ để thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác của nhà nước như cung cấp thông tin thị trường, tư vấn pháp lý…. Để phát triển nguồn nhân lực quản lý kinh doanh chợ cần vận động và tổ chức xã hội tham gia đầu tư phát triển nguồn nhân lực quản lý kinh doanh chợ, huy động các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng, phát huy và sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực tạo điều kiện phát triển nhanh và có chất lượng đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho công tác quản lý kinh doanh chợ.