ĐỀ TÀI CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG

15 1.8K 1
ĐỀ TÀI CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG Lớp Ngân hàng Đêm 4 khoá 20. Danh sách nhóm: − Trương Tuấn Anh. − Nguyễn Mạnh Hoằng. − Nguyễn Ngọc Thủy. 1 I. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp: 1. Chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp: Nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp xuất phát từ độ lệch của lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, tức là lưu chuyển tiền vào và tiền ra thường không ăn khớp về mặt thời gian và quy mô. Đây là hiện tượng tất yếu do chu kỳ hoạt động và ngân quỹ của doanh nghiệp quyết định.  Chu kỳ hoạt động: là khoảng thời gian từ khi mua nguyên liệu đưa vào tồn kho cho đến khi thu được tiền từ bán hàng tồn kho. Chu kỳ hoạt động bao gồm hai giai đoạn: − Giai đoạn tồn kho (Inventory period): là khoảng thời gian từ khi mua hàng tồn kho cho đến khi bán hàng tồn kho. Ví dụ giai đoạn tồn kho là 60 ngày. Giai đoạn tồn kho dài hay ngắn phụ thuộc vào khoảng cách giữa các lần mua nguyên liệu, thời gian sản xuất (chế biến), khoảng cách và quy mô giữa các lần tiêu thụ sản phẩm. Các yếu tố trên đây lại phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của mỗi ngành, quy mô của doanh nghiệp và hoạt động của thị trường. − Giai đoạn thực hiện các khoản phải thu (giai đoạn thu tiền) là khoảng thời gian từ khi bán hàng tồn kho cho đến khi thu được tiền bán hàng, ví dụ giai đoạn này là 45 ngày.  Chu kỳ ngân quỹ (cash cycle): khi nhận nguyên liệu từ người bán để đưa vào dự trữ có thể chưa phải thanh toán cho người bán, khi bán hàng cũng có thể chưa thu được tiền ngay (bán hàng trả chậm). Chu kỳ ngân quỹ được xác định như sau: Xuất phát từ chu kỳ hoạt động và chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp đã xuất hiện sự không ăn khớp giữa lưu chuyển tiền vào và lưu chuyển tiền ra, đòi hỏi phải có nguồn tài trợ về ngân quỹ để đáp ứng mức chênh lệch đó. Nhu cầu tài trợ của các doanh nghiệp có thể chia thành hai loại là nhu cầu thường xuyên và nhu cầu thời vụ. Tài sản cố định và một phần tài sản lưu động không thay đổi phải được tài trợ bằng 2 nguồn vốn dài hạn, trong lúc đó phần tài sản lưu động thời vụ có thể được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. 2. Nhu cầu tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp: CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NHU CẦU VỐN – CÔNG TY A Tháng Tài sản lưu động Tài sản cố định Tồng Tài Sản Nhu cầu vốn thường xuyên Nhu cầu vốn tạm thời 1 6.000 18.000 24.000 19.800 4.200 2 5.000 18.000 23.000 19.800 3.200 3 4.000 18.000 22.000 19.800 2.200 4 3.000 18.000 21.000 19.800 1.200 5 1.800 18.000 19.800 19.800 - 6 3.500 18.000 21.500 19.800 1.700 7 5.000 18.000 23.000 19.800 3.200 8 5.800 18.000 23.800 19.800 4.000 9 6.000 18.000 24.000 19.800 4.200 10 9.000 18.000 27.000 19.800 7.200 11 7.000 18.000 25.000 19.800 5.200 12 5.000 18.000 23.000 19.800 3.200 Trung bình 5.092 18.000 23.092 19.800 3.292 Từ bảng số liệu trên có thể rút ra nhận xét: tại một thời điểm nhất định trong năm, ở doanh nghiệp luôn xuất hiện hai dạng nhu cầu vốn căn bản là: − Nhu cầu vốn có tính chất ổn định, thường xuyên nhằm tài trợ cho bộ phận tài sản cố định và bộ phận tài sản lưu động thường xuyên gối đầu liên tục trong doanh nghiệp (trong bảng: nhu cầu vốn thường xuyên 19.800 triệu đồng trong đó 18.000 triệu đồng là nhu cầu tài sản cố định à 1.800 triệu đồng là nhu cầu tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên). Sự ổn định của loại nhu cầu này chỉ mang tính tương đối. − Nhu cầu vốn có tính chất tạm thời nhằm tài trợ cho bộ phần tài sản lưu động hình thành theo thời vụ. Do tính chất thiếu ổn định nên bộ phận tài sản này có thể tăng/giảm thậm chí không xuất hiện trong những khoảng thời gian nhất định của năm. Nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp thường liên quan đến thời vụ hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp. Trong những khoảng thời gian nhất định của năm, tại doanh nghiệp có thể phát sinh các nhu cầu mua vật tư, nguyên liệu, trả chi phí nhân công, thanh toán chi phí sản xuất, … nhiều 3 hơn các thời điểm khác trong năm. Nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp sản xuất thời vụ thường tồn tại trong một thời gian ngắn (từ 1 năm trở xuống). Chẳng hạn như thời vụ sản xuất 3 tháng (khoảng thời gian từ tháng 6 cho đến đầu tháng 8 âm lịch) đối với các doanh nghiệp sản xuất bánh Trung thu, thời vụ 4 tháng (thu mua cây mía để ép đường kết tinh) của các doanh nghiệp mía đường, thời vụ từ 4-7 tháng (thu mua các và sản xuất) của các doanh nghiệp sản xuất nước mắm… Ngoài các doanh nghiệp sản xuất theo thời vụ cố định trên thực tế cũng có những doanh nghiệp chuyên sản xuất theo các đơn đặt hàng từ thị trường tiêu thụ. Các đơn hàng này có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng tìm kiếm của doanh nghiệp. Khi nhận được một đơn hàng, doanh nghiệp bước vào một phương án kinh doanh (thường là ngắn hạn). Các nhu cầu mua vật tư nguyên liệu, chi trả lương, chi phí khác… đòi hỏi phải có một số vốn nhất định để thỏa mãn. Doanh nghiệp có thể có sẵn một số vốn tự có, được ứng trước bởi người mua sản phẩm, được trả chậm tiền mua vật tư từ người cung cấp… Tuy nhiên, những khoản vốn này thông thường chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nói trên, phần thiếu hụt còn lại bắt buộc phải có nguồn tài trợ và đây chính là lúc doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của ngân hàng thương mại/ các tổ chức tín dụng. II. Cho vay từng lần: 1. Khái niệm, đặc điểm: − Khái niệm: theo quy chế cho vay ban hành kèm quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước thì cho vay từng lần là phương thức cho vay áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay từng lần. Trong phương thức này mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng làm thủ tục cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay từng lần là phương thức cho vay được ngân hàng tài trợ theo từng phương án kinh doanh, từng thương vụ, từng giao dịch… riêng biệt và cụ thể. Trong thực tế cho vay từng lần còn được gọi là cho vay theo món. − Đặc điểm: + Việc xét duyệt cho vay theo từng đối tượng cụ thể thuộc từng giao dịch cụ thể, như cho vay từng lần mua hàng, hoặc cho vay dự trữ các loại hàng tồn kho (tồn kho nguyên liệu, bán thành phẩm, hoặc thành phẩm, …) hoặc tài khoản các khoản phải thu. + Tiền vay có thể được giải ngân một hoặc nhiều lần, luôn có kỳ hạn cụ thể cho mỗi lần giải ngân. Tổng số tiền giải ngân bị giới hạn trong mức cho vay đã xác định. + Nguồn trả của khoản vay từng lần về nguyên tắc là từ chính nguồn thu hình thành từ việc hoàn thành đơn đặt hàng, hợp đồng mà khách hàng vay đã ký kết với người tiêu thụ. + Cho vay từng lần thường là cho vay ngắn hạn. 2. Kỹ thuật cho vay từng lần: a. Hồ sơ phương án vay: − Hợp đồng cung cấp nguyên liệu, hàng hóa đầu vào. − Hợp đồng/đơn đặt hàng từ phía người tiêu thụ. − Các giấy phép xuất, nhập khẩu vật tư, hàng hóa (nếu có). b. Xác định mức cho vay: mức cho vay được hiểu là giới hạn tối đa số tiền cho vay mà ngân hàng chấp nhận cho khách hàng sử dụng trong khoảng thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Mức cho vay được xác định dựa trên các yếu tố sau: − Nhu cầu vay hợp lý và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. − Giới hạn cung ứng vốn của ngân hàng. − Tài sản đảm bảo. c. Xác định tỷ lệ vốn tham gia phương án vay vốn: 4 CÁC CHI PHÍ CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN VỐN TỰ CÓ THAM GIA VÀO PHƯƠNG ÁN NỢ PHẢI TRẢ, TIỀN ỨNG TRƯỚC CỦA NGƯỜI MUA… NHU CẦU VAY NGÂN HÀNG d. Định thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ: Trong cho vay ứng trước từng lần, thời hạn cho vay được xác định cho mỗi lần vay cụ thể. Ngân hàng xác định thời hạn cho vay dựa trên các yếu tố sau: chu kỳ hoạt động, chu kỳ ngân quỹ, dự báo rủi ro của phương án. Chu kỳ ngân quỹ là giới hạn tối đa của thời hạn khoản vay (có thể ngắn hơn). Thời điểm thu nợ phải trùng hợp với thời điểm khách hàng có thực thu về bán sản phẩm. Ví dụ: − Xác định thời hạn cho vay theo chu kỳ ngân quỹ: Ngân hàng cho vay đầu kỳ ngân quỹ và thu nợ cuối kỳ ngân quỹ. Thời hạn cho vay tương đương với chu kỳ ngân quỹ. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp ngân hàng cho vay để thanh toán cho nhà cung cấp nguyên vật liệu hoặc hàng hóa và thu nợ khi khách hàng vay đã thu được tiền bán hàng. − Xác định thời hạn cho vay theo từng giai đoạn của chu kỳ ngân quỹ: Ngân hàng cho vay ở giữa chu kỳ ngân quỹ và thu nợ cuối kỳ kinh doanh. Ví dụ Ngân hàng cho vay để dự trữ thành phẩm, hoặc các khoản phải thu và thu nợ khi thu được tiền bán hàng. Trong thực tế, các Ngân hàng thường ưa thích cách trả nợ theo nhiều kỳ hạn vì như vậy tạo ra một nguồn thanh khoản đều đặn cho ngân hàng, từ đó có thể tiếp tục sử dụng để cho vay các khoản mới. e. Giải ngân và thu nợ: − Việc giải ngân và thu nợ có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần tùy theo đặc điểm từng phương án vay cụ thể. Tuy nhiên, cần ấn định thời hạn giải ngân. − Số tiền giải ngân tối đa bằng mức cho vay. − Mỗi lần giải ngân có thời hạn cụ thể. − Kiểm tra sử dụng vốn trong quá trình giải ngân. − Thu nợ toàn bộ hoặc xác định tỷ lệ thu nợ bằng mức cho vay/tổng nhu cầu vốn của phương án vay. 3. Một số sản phẩm sử dụng phương thức cho vay từng lần: − Tài trợ nhập khẩu. − Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng. − Cho vay dự trữ hàng tồn kho. − Các sản phẩm khác: cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay hỗ trợ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ… 4. Ưu và nhược điểm của hình thức cho vay từng lần: Cho vay từng lần có ưu điểm: − Ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn và thu lãi đối với từng khoản vay. − Vì thường là cho vay ngắn hạn nên rủi ro của món vay thấp hơn cho vay trung dài hạn, dễ kiểm soát. Tuy nhiên, cho vay từng lần có nhược điểm là: − Nhiều thủ tục và tốn kém chi phí, thời gian do mỗi món phải làm hồ sơ một lần − Khách hàng không chủ động được nguồn vốn. − Hiệu quả sử dụng món vay không cao do có thể phát sinh trường hợp khách hàng vừa có số dư nợ trên tài khoản cho vay vừa có dư có trên tài. 5 5. Một ví dụ cụ thể về cho vay từng lần: Ngày 01/10/2012 Doanh nghiệp A, có nhu cầu vay như sau: − Đã ký hợp đồng mua hàng với giá gốc 800 triệu đồng vào ngày 25/09/2012, thuế GTGT 10%/giá gốc, được phép trả chậm 20%/tổng số phải thanh toán, thời hạn giao hàng: 01 tháng sau khi thanh toán 80%/giá trị hợp đồng. − Chi phí vận chuyển: 150 triệu đồng. − Tài sản đảm bảo là bất động sản có giá trị: 1.800 triệu đồng. − Vốn tự có tham gia phương án: 200 triệu đồng. − Đã ký hợp đồng bán hàng với giá 1.000 triệu đồng với thời hạn thanh toán là 1 tháng sau khi giao hàng (100%giá trị hợp đồng, không có đặt cọc). − Ngân hàng có vốn tự có 500 tỷ đồng. − Chính sách tín dụng của Ngân hàng: tỷ lệ cho vay tối đa/giá trị BĐS: 70%. − Mức cho vay: 800*(1+10%)+150) – 200 - 800*(1+10%)*20% = 504 triệu đồng. − Giới hạn cho vay của Ngân hàng: 500 tỷ * 15% = 75 tỷ đồng. − Mức cho vay/giá trị tài sản đảm bảo: 1.800 * 70% = 1.260 triệu đồng.  Mức cho vay: 504 triệu đồng. − Thời hạn cho vay: 02 tháng kể từ ngày giải ngân lần đầu tiên. III.CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG : 1. Định nghĩa: Hạn mức tín dụng được hiểu là dư nợ ngắn hạn tối đa được duy trì trong thời gian nhất định (trong suốt thời gian cho vay) mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận (thông qua hợp đồng tín dụng ký kết). Trong thời gian được cấp HMTD, khách hàng được quyền rút vốn bất kỳ lúc nào nếu có nhu cầu sử dụng vốn vay để bổ sung vốn lưu động kinh doanh. Mỗi lần rút vốn, khách hàng sẽ ký giải ngân trên từng khế ước nhận nợ có xác định rõ về: số tiền giải ngân, mục đích, thời hạn khế ước nhận nợ (có ghi rõ ngày rút vốn và ngày đáo hạn KƯNN)…  Ví dụ: Ngày 01/01/2008, Công ty TNHH XYZ được cấp hạn mức tín dụng 300 triệu đồng, thời hạn cấp HMTD 12 tháng, thời hạn KƯNN tối đa 04 tháng. Khách hàng đã giải ngân như sau: Ngày 05/01/2008: KƯNN số 01: 200 triệu đồng => Lúc này hạn mức khả dụng còn lại là 300 – 200 = 100 triệu đồng. Ngày 15/03/2008: KƯNN số 02: 100 triệu đồng => Lúc này hạn mức khả dụng còn lại là 100 – 100 = 0.00 triệu đồng. Có nghĩa lúc này khách hàng đã sử dụng dư nợ tối đa cho phép và không được giải ngân nữa. Ngày 05/05/2008: Khách hàng trả KƯNN số 01 (trả nợ theo đúng lịch mỗi KƯNN 04 tháng) với số tiền 200 triệu đồng => Lúc này hạn mức khả dụng của khách hàng là 0.00 + 200 = 200 triệu đồng và khách hàng được quyền tiếp tục rút vốn 200 triệu đồng nếu có nhu cầu rút vốn. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có nguồn thu nhập thường xuyên tương ứng với thời hạn thu nợ đã được ngân hàng xác định theo từng KƯNN (cho từng lần giải ngân). 2. Hướng dẫn cho vay theo hạn mức tín dụng: − Bước 01: tính toán nhu cầu vốn lưu động và xác định nhu cầu vay thực tế của khách hàng (theo công thức đã có). − Bước 02: Tính toán thời hạn cấp HMTD và thời hạn KƯNN (theo công thức đã có). − Bước 03: Đề xuất (giả định khách hàng thoả tất cả các điều kiện cấp tín dụng như: tình hình tài chính & hiệu quả hoạt động&tài sản bảo đảm… ): 6 + Phương thức vay: Hạn mức tín dụng. + Số tiền: Theo nhu cầu vay thực tế đã thẩm định. + Thời hạn: Thời hạn cấp HMTD, thời hạn KƯNN. + Mục đích: Bổ sung vốn lưu động. Cụ thể:  Bước 1 : Tính toán nhu cầu vốn lưu động của KH: Hiện có 02 phương pháp tính nhu cầu vốn lưu động phổ biến: theo vòng quay vốn lưu động; và theo chu kỳ sản xuất kinh doanh Phương pháp 01: Xác định nhu cầu vốn lưu động theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức: “Nhu cầu vốn lưu động = Nhu cầu dự trữ tiền BQ + Nhu cầu phải thu BQ + Nhu cầu tồn kho BQ - Nhu cầu phải trả BQ” Trong đó: − Nhu cầu dự trữ tiền bình quân = Doanh thu thuần năm kế hoạch x Tiền bình quân năm trước/Doanh thu thuần năm trước. (Hệ số “Tiền bình quân năm trước/Doanh thu thuần năm trước” còn được gọi là “Tỷ lệ dự trữ tiền bình quân năm trước”). − Nhu cầu dự trữ tiền bình quân = Số ngày dự trữ tiền bình quân x Doanh thu thuần năm kế hoạch/365 ngày. Trong đó: “Số ngày dự trữ tiền bình quân” = 365 ngày/(Doanh thu thuần năm trước/Tiền bình quân năm trước) . − Nhu cầu phải thu bình quân = Số ngày phải thu BQ x Doanh thu thuần năm kế hoạch/365 ngày. − Nhu cầu tồn kho bình quân = Số ngày tồn kho BQ x Giá vốn hàng bán năm kế hoạch/365 ngày. − Nhu cầu phải trả bình quân = Số ngày phải trả BQ x Giá vốn hàng bán năm kế hoạch/365 ngày. Ghi chú: theo công thức trên, quy định số ngày trong năm là 365 ngày. Bảng dự phóng chu kỳ vốn lưu động (theo cách 01): Hoặc Bảng dự phóng nhu cầu vốn lưu động (theo cách 01): 7 Phương pháp 2 : Phương pháp tính theo vòn quay vốn lưu động: Công thức: Trong đó: Bảng dự phóng nhu cầu vốn lưu động:  Hướng dẫn xác định các khoản mục nguồn vốn tài trợ vốn lưu động trong “bảng dự phóng nhu cầu vốn lưu động”: − Về nguyên tắc, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được đáp ứng bởi các nguồn sau: + Vốn chủ sở hữu hay vốn lưu động tự tài trợ. + Nợ chiếm dụng ngắn hạn (chủ yếu của người bán) => khoản chiếm dụng này được tính trực tiếp vào nhu cầu vốn lưu động. + Vốn vay ngắn hạn gồm vay ngân hàng, vay các tổ chức, cá nhân khác. − Diễn giải khoản mục “nguồn vốn lưu động tự tài trợ”: + Vốn lưu động ròng (sau khi đã điều chỉnh): Vốn lưu động ròng là phần vốn có thể sử dụng thêm để tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vốn lưu động ròng còn có thể được hiểu là nguồn vốn chủ sở hữu thặng dư sau khi đã sử dụng một phần để đầu tư vào TSCĐ 8 trong kỳ. Giá trị thặng dư vốn dài hạn này được xem như nguồn vốn khả dụng cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. Công thức tính vốn lưu động ròng: Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn + Các khoản mục điều chỉnh Do tính chất quan trọng của vốn lưu động ròng nên Nhân viên thẩm định cần thu thập BCTC mới nhất để bảo đảm tính chính xác số liệu tính toán. Đồng thời, Nhân viên thẩm định cần xác định bản chất của TSLĐ, nợ ngắn hạn và nợ khác trong BCTC để điều chỉnh tăng/giảm vốn lưu động ròng cho phù hợp (chi tiết xem hướng dẫn tại mục đánh giá khả năng khai thác tài sản – nguồn vốn). + Nguồn vốn vay tổ chức tín dụng khác (**): Vốn vay ngắn hạn các TCTD khác: số liệu theo tổng hạn mức tín dụng và các khoản vay món ngắn hạn tại các TCTD khác ngoài NH. Vay ngắn hạn các tổ chức, cá nhân khác: theo số liệu nợ vay thực tế của doanh nghiệp (phỏng vấn và/hoặc chứng từ cung cấp từ khách hàng: hợp đồng vay, giấy nhận nợ, văn bản cam kết vay vốn − Nhu cầu vay vốn ngắn hạn tại NH Tổng nhu cầu vay vốn ngắn hạn tại NH = Nhu cầu vốn lưu động năm KH - Vốn lưu động tự tài trợ - Vốn vay ngắn hạn tại các TCTD khác - Vốn vay ngắn hạn các tổ chức, cá nhân khác Nhu cầu vay ngắn hạn tăng thêm tại NH = Tổng nhu cầu vay vốn ngắn hạn tại NH - Mức cho vay ngắn hạn đã được NH cấp  Bước 2: Hướng dẫn xác định thời hạn khế ước nhận nợ khi cho vay ngắn hạn a/ Nguyên tắc xác định thời hạn KƯNN theo hạn mức tín dụng − Mục đích: Nhằm thống nhất cách xác định thời hạn khế ước nhận nợ (KƯNN) cho phù hợp với chu kỳ kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp. Căn cứ tình hình thực tế trong việc thu thập thẩm định số liệu cho việc tính toán nhu cầu vốn lưu động (VLĐ) tại NH. − Thời hạn KƯNN được xác định dưới đây nhằm định hướng cách tính thời hạn KƯNN hợp lý khi cho vay ngắn hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp. − Cần lưu ý: + Tình hình thực tế khách hàng để đề xuất phù hợp và bảo đảm tính cạnh tranh, tránh đề xuất thời hạn KƯNN quá ngắn dẫn đến doanh nghiệp chưa có đủ nguồn trả nợ khi đến hạn và phải điều chỉnh kỳ hạn nợ/ gia hạn nợ. + Các đơn vị cần trao đổi và thoả thuận với khách hàng trước khi đề xuất. Trường hợp đề xuất thời hạn KƯNN vượt quá nhiều so với thời gian tính toán cần nêu lý do. + Đối với những khoản vay hiện hữu hoặc tái cấp, nếu không có đề xuất từ khách hàng thì vẫn giữ nguyên thời hạn KƯNN như phê duyệt lần trước. b/ Phương pháp xác định thời gian vay của từng KƯNN − Về nguyên tắc, thời gian cho vay ngắn hạn theo từng KƯNN phải phù hợp với thời gian luân chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. − Trong tính toán có thể thêm một khoảng thời gian dự phòng khi xác định thời gian cho vay tối đa. − Có 2 phương pháp xác định thời gian KƯNN + Phương pháp 01 Thời gian luân chuyển VLĐ (ngày) = Số ngày dự trữ tiền BQ + Số ngày phải thu BQ + Số ngày tồn kho BQ – Số ngày phải trả BQ Thời gian dự phòng (ngày) = Tối đa bằng 1/3 x Thời gian luân chuyển VLĐ 9 Thời gian luân chuyển VLĐ (ngày) = Số ngày dự trữ tiền BQ + Số ngày phải thu BQ + Số ngày tồn kho BQ – Số ngày phải trả BQ Thời gian cho KƯNN (ngày) = Thời gian luân chuyển VLĐ + Thời gian dự phòng (Lưu ý quy đổi thời gian KƯNN từ ngày ra tháng, 01 tháng quy ước 30 ngày/tháng) Trong đó: Số ngày dự trữ tiền bình quân = Tiền bình quân x 365/Doanh thu thuần Số ngày phải thu bình quân = Phải thu bình quân x 365 /Doanh thu thuần Số ngày tồn kho bình quân = Tồn kho bình quân x 365/Giá vốn hàng bán Số ngày phải trả bình quân = Phải trả bình quân x 365/Giá vốn hàng bán + Phương pháp 02: Vòng quay vốn lưu động BQ (vòng) = Doanh thu thuần/Tài sản ngắn hạn BQ Thời gian luân chuyển VLĐ (tháng) = 12 tháng / Vòng quay vốn lưu động BQ Thời gian dự phòng (tháng) = Tối đa bằng 1/3 x Thời gian luân chuyển VLĐ Thời gian cho KƯNN (tháng) = Thời gian luân chuyển VLĐ + Thời gian dự phòng Tài sản ngắn hạn BQ năm N = (Tài sản ngắn hạn năm N + Tài sản ngắn hạn năm N-1 ) /2 c/ Những lưu ý trong quá trình tính toán − Để tiện trong quản lý, thời gian cho vay có thể được làm tròn lên theo tháng nhưng tối đa không quá 12 tháng. − Hai phương pháp tính có thể có chênh lệch về thời gian vay, nhân viên lập tờ trình cần cân nhắc và chọn phương pháp tính phù hợp. − Trường hợp đề nghị thời gian cho vay vượt quá thời gian tính toán quy ước trên, cần nêu rõ lý do và cơ sở đề xuất hợp lý. − Trường hợp cho vay doanh nghiệp thành lập < 02 năm sẽ không có số liệu bình quân của 02 năm gần nhất, khi đó Nhân viên thẩm định có thể tính toán số liệu theo năm tài chính gần nhất và có so sánh với thực tế luân chuyển vốn của doanh nghiệp (thông qua những điều khoản cụ thể được quy định trong hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp và đối tác, thông qua thẩm định, đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, bảng kê xuất nhập tồn kho ) và có thể so sánh với tình hình luân chuyển VLĐ của các đơn vị kinh doanh cùng ngành, cùng quy mô hoạt động. d/ Ví dụ minh hoạ: Tình hình tài chính hiện tại của Công ty MMM Đvt: tr.đ TÀI SẢN Năm N-1 Năm N I – Tài sản ngắn hạn 95,117 109,868 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 5,269 6,424 2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 3. Phải thu ngắn hạn, trong đó: 36,886 38,547 - Phải thu khách hàng 27,212 30,427 - Trả trước cho người bán 2,700 1,500 - Thuế GTGT đươc khấu trừ 1,325 2,000 - Các khoản phải thu khác 5,649 4,620 4. Tồn kho 52,167 63,644 5. Tài sản ngắn hạn khác 795 1,253 10 [...]... 5/ Nhu cầu vốn lưu động = Dự trữ tiền mặt + Khoản phải thu + dự trữ hàng tồn kho - Khoản phải trả e/ Bảng dự phóng nhu cầu vốn lưu động Đvt: triệu đồng Stt I 1 2 3 4 II 1 a b 2 Khoản mục Nhu cầu vốn lưu động (01 + 02 + 03 - 04) Nhu cầu tiền mặt bình quân Trị giá khoản phải thu khách hàng Trị giá hàng tồn kho Trị giá khoản phải trả người bán Nguồn vốn lưu động = I Nguồn vốn lưu động tự tài trợ (a-b)... / 4,58 vòng) – 20.039 = 88.858 Trđ Bảng dự phóng nhu cầu vốn lưu động: Đvt: triệu đồng Kế Stt Khoản mục Ghi chú hoạch I Nhu cầu vốn lưu động (01 + 02 + 03 - 04) 88.858 1 Tổng chi phí SX bằng tiền 498.623 2 Vòng quay vốn lưu động bình quân 4,58 4 Trị giá khoản phải trả người bán 20,039 II Nguồn vốn lưu động = I 86,094 1 Nguồn vốn lưu động tự tài trợ (a-b) 31,295 a - VLĐ thuần (sau khi đã điều chỉnh)... hàng chủ động được nguồn vốn vay + Khách hàng tiết kiệm được tiền lãi vay − Nhược điểm: + Ngân hàng dễ bị đọng vốn kinh doanh + Thu nhập lãi cho vay thấp IV Rủi ro trong cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại: 1 Rủi ro khách quan: − Thiên tai, chiến tranh, hạn hán… xảy ra bất ngờ ngoài tầm kiểm soát, gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng xấu tới hoạt động của cả doanh nghiệp và ngân hàng − Biến động kinh...II – Tài sản dài hạn 1 Các khoản phải thu dài hạn 2 .Tài sản cố định a Tài sản cố định hữu hình -Nguyên giá -Khấu hao luỹ kế b Tài sản cố định vô hình -Nguyên giá -Khấu hao luỹ kế c TSCĐ thuê tài chính d Chi phí XDCB dở dang 3 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4 Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN A.Nợ phải trả I Nợ ngắn hạn 1 Vay ngắn hạn 2 Phải trả người bán... cố tình sử dụng vốn sai mục đích, người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt ảnh hưởng đến khả năng trả nợ + Rủi ro cạnh tranh: có thể xảy ra do khách hàng thiếu những thông tin cần thiết về đối thủ cạnh tranh của mình, về thị trường…gây ra sự không hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay + Rủi ro tài chính: được biểu hiện qua các mặt như: mức độ hiệu quả việc sử dụng vốn vay của khách hàng... - Các khoản mục phải chi trả trong năm 0 Không phát sinh KH 2 Nguồn vốn vay các TCTD khác 30,000 Công ty được TCTD khác cấp HMTD 30.000 triệu đồng 3 Nguồn vốn vay các tổ chức, cá nhân khác 0 Không phát sinh 4 Nhu cầu vay (I- II/1- II/2- II/3) 27,563 Nhận xét: 02 cách tính có sự chênh lệch về số liệu tính toán nhu cầu vốn lưu động Tuy nhiên, nhân viên phân tích cần tính toán dựa trên sự... sút, gây thiệt hại xấu tới lợi nhuận và hoạt động kinh doanh − Thay đổi chính sách: những thay đổi tầm vĩ mô, thay đổi về chính trị, điều chỉnh chính sách, chế độ… gây những tác động đa chiều tới hoạt động của cả ngân hàng và doanh nghiệp 2 Rủi ro chủ quan: − Về phía khách hàng: trình độ quản lý hoạt động kinh doanh của khách hàng yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát làm ảnh hưởng... − Thời gian cho KƯNN = (12 tháng/4,58 vòng/năm) + 1 tháng = 3 tháng + 1 tháng = 04 tháng  Lấy lại ví dụ trên đây, giả định khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn thì có thể đề xuất như sau: − Nhu cầu vay ACB: 25.000 triệu đồng − Phương thức vay: hạn mức tín dụng − Thời hạn : 12 tháng, mỗi KƯNN không quá 04 tháng 3 Ưu, nhược điểm của cho vay theo hạn mức... khả năng trang trải các chi phí tài chính có biểu hiện xấu; khách hàng gia tăng vay nợ; khó khăn trong phát triển sản phẩm; khách hàng phải đối mặt với những khoản phải trả bất thường làm gia tăng nhu cầu thanh toán; − Về phía ngân hàng: + Rủi ro tác nghiệp: đây là rủi ro cá biệt của từng khoản cho vay, phát sinh do sai sót khâu đánh giá, thẩm định và xét duyệt khi cho vay, hoặc phát sinh do thiếu chặt... dụng vốn, hoặc phát sinh do sơ hở trong khâu bảo đảm và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng Ví dụ: Khi tài trợ để nhập khẩu hàng hóa, nếu không chú ý trình tự thu thuế hoặc tài trợ thuế GTGT trong một số trường hợp của hàng nhập khẩu sẽ dẫn đến việc xác định sai số tiền cho vay Xác định sai chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp: Thời gian tồn kho bình quân, giai đoạn phải thu, phải trả cho người . đồng vay, giấy nhận nợ, văn bản cam kết vay vốn − Nhu cầu vay vốn ngắn hạn tại NH Tổng nhu cầu vay vốn ngắn hạn tại NH = Nhu cầu vốn lưu động năm KH - Vốn lưu động tự tài trợ - Vốn vay. dự phóng nhu cầu vốn lưu động:  Hướng dẫn xác định các khoản mục nguồn vốn tài trợ vốn lưu động trong “bảng dự phóng nhu cầu vốn lưu động : − Về nguyên tắc, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. hàng, vay các tổ chức, cá nhân khác. − Diễn giải khoản mục “nguồn vốn lưu động tự tài trợ”: + Vốn lưu động ròng (sau khi đã điều chỉnh): Vốn lưu động ròng là phần vốn có thể sử dụng thêm để tài

Ngày đăng: 10/08/2015, 14:35

Mục lục

  • 2. Hướng dẫn cho vay theo hạn mức tín dụng:

    • a/ Nguyên tắc xác định thời hạn KƯNN theo hạn mức tín dụng

    • b/ Phương pháp xác định thời gian vay của từng KƯNN

    • c/ Những lưu ý trong quá trình tính toán

    • 3. Ưu, nhược điểm của cho vay theo hạn mức tín dụng:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan