Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
731,26 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI BẠO LỰC CỦA HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI BẠO LỰC CỦA HỌC SINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. CAO HÀO THI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phương Thảo ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Bạo lực học đường là một trong những vấn đề gây bức xúc trong dư luận hiện nay. Đây là một vấn đề không mới nhưng ngành giáo dục và xã hội vẫn đang cố gắng tìm những giải pháp thực sự hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng này. Mục đích của nghiên cứu là tìm bằng chứng thực nghiệm để xác định yếu tố nào tác động đến hành vi bạo lực của học sinh, để từ đó có những giải pháp thực tiễn trong thời điểm này. Nghiên cứu sử dụng số liệu khảo sát thứ cấp học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 tại 8 trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, số quan sát được sử dụng là 340. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích định lượng, cụ thể là tiến hành phân tích nhân tố khám phá nhằm rút gọn các biến thành những nhóm nhân tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh, từ đó phân tích hồi quy đa biến để đo mức độ tác động của từng nhân tố lên hành vi bạo lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh. Học sinh càng chứng kiến bạo lực, hay là nạn nhân của bạo lực thì càng gia tăng các hành vi bạo lực. Học sinh có ấn tượng không tốt về trường học, hoặc kém tuân thủ việc học ở trường sẽ có mức độ bạo lực cao hơn. Mối quan hệ với bạn bè có vấn đề cũng có tác động tiêu cực đến hành vi bạo lực của học sinh. Học sinh càng có thái độ đồng tình đối với những hành vi bạo lực, hoặc có tính nóng nảy đều làm gia tăng hành vi bạo lực. Thêm nữa, học sinh nam sử dụng bạo lực nhiều hơn học sinh nữ, và học sinh càng học ở lớp cao hơn thì càng ít có hành vi bạo lực hơn. Nghiên cứu cũng thể hiện tác hại của trò chơi điện tử mang yếu tố bạo lực lên hành vi của học sinh. Những khuyến nghị chính sách dựa trên những kết quả phân tích định lượng kỳ vọng có ý nghĩa thực tiễn trong việc ngăn chặn bạo lực học đường. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong và ngoài nhà trường cùng với cha mẹ là rất quan trọng giúp các em nhận thức được thái độ và hành vi của mình, giúp học sinh định hướng, hình thành kỹ năng sống đúng đắn, biết kiềm chế sự hung hăng, tính nóng nảy và hạn chế các tác hại do các yếu tố bên ngoài gây ra. Từ khóa: hành vi bạo lực của học sinh, bạo lực học đường,các nhân tố tác động, Việt Nam. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i TÓM TẮT LUẬN VĂN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v DANH MỤC BẢNG BIỂU v DANH MỤC HÌNH ẢNH v DANH MỤC PHỤ LỤC vi LỜI CẢM ƠN vii Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1 1.1 Bối cảnh chính sách 1 1.2 Sự cần thiết của đề tài 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4 1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.6 Kết cấu của luận văn 4 Chương 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5 2.1 Định nghĩa chung về bạo lực học đường 5 2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết 6 2.3 Mô hình nghiên cứu cơ bản và giả thuyết 7 2.3.1 Hành vi bạo lực 7 2.3.2 Các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh 7 2.4 Tóm tắt chương 11 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1 Quy trình nghiên cứu 13 3.2 Xây dựng thang đo và bảng hỏi điều tra 13 3.3 Phương pháp thu thập số liệu và mẫu nghiên cứu 14 3.4 Các công cụ phân tích định lượng 14 iv 3.5 Tóm tắt chương 14 Chương 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 15 4.1 Thống kê mô tả về mẫu quan sát 15 4.2 Kết quả phân tích tương quan và độ tin cậy 16 4.2.1 Phân tích tương quan 16 4.2.2 Phân tích độ tin cậy 18 4.3 Kết quả phân tích nhân tố 18 4.3.1 Đối với nhóm biến độc lập 18 4.3.2 Đối với nhóm biến phụ thuộc 20 4.4 Điều chỉnh mô hình 21 4.5 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết 21 4.6 Tóm tắt chương 25 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 26 5.1 Kết luận 26 5.2 Kiến nghị chính sách 26 5.2.1 Đối với gia đình 26 5.2.2 Đối với nhà trường 27 5.2.3 Đối với các cơ quan bên ngoài nhà trường và cộng đồng 29 5.3 Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu 30 5.3.1 Đóng góp 30 5.3.2 Hạn chế 30 5.4 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 PHỤ LỤC 35 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU CDC: Centers for Disease Control and Prevention GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo đtg: đồng tác giả THCS: trung học cơ sở THPT: trung học phổ thông TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 Thống kê một số đặc trưng của mẫu 15 Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến có trong mô hình phân tích nhân tố 17 Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến quan sát về hành vi bạo lực 18 Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố 19 Bảng 4.5 Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett 20 Bảng 4.6 Tóm tắt kết quả các mô hình hồi quy 22 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định giả thuyết 25 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh 12 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 13 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 21 vi DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Xu hướng bạo lực giết người của giới trẻ trên thế giới 35 Phụ lục 2. Thống kê về hành vi bắt nạt của trẻ em 13 tuổi ở một số nước trên thế giới 36 Phụ lục 3. Phiếu điều tra sơ bộ 37 Phụ lục 4. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức 42 Phụ lục 5. Tổng hợp các nghiên cứu các yếu tố tác động lên hành vi bạo lực của học sinh 46 Phụ lục 6. Tương quan giữa các biến độc lập trong cùng một nhóm nhân tố 47 Phụ lục 7. Bảng hệ số tin cậy 49 Phụ lục 8. Kết quả phân tích độ tin cậy 50 Phụ lục 9. Kết quả phân tích nhân tố đối với nhóm biến độc lập 51 Phụ lục 10. Kết quả phân tích nhân tố đối với nhóm biến phụ thuộc 55 Phụ lục 11. Tương quan giữa các nhóm yếu tố độc lập và nhóm yếu tố phụ thuộc 56 Phụ lục 12. Kết quả phân tích hồi quy 56 vii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Cao Hào Thi, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, thầy đã cho tôi những lời khuyên, góp ý phê bình sâu sắc giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và Đại học Kinh tế TP.HCM đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất có thể để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cảm ơn các anh, chị, em trong tập thể lớp MPP3 đã chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu và học tập tại trường. Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ban lãnh đạo và học sinh các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã rất nhiệt tình tạo điều kiện để tôi tiến hành khảo sát một cách thuận lợi. Nếu không có sự giúp đỡ quý báu này, nghiên cứu của tôi sẽ không thể nào thực hiện được. Lời tri ân sâu sắc nhất tôi dành cho gia đình của mình, những người tôi không thể nói hết tình cảm của mình dành cho họ. Nguyễn Thị Phương Thảo 1 Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG Chương 1 giới thiệu bối cảnh vấn đề nghiên cứu, sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi cần được trả lời trong nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn. 1.1 Bối cảnh chính sách Trong những năm gần đây, dư luận xã hội đã lên tiếng rất nhiều về bạo lực học đường, với những lo ngại về sự đa dạng cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi này. Theo báo cáo từ “Hội thảo giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức, trong năm học 2009 - 2010 trên toàn quốc đã xảy ra 1598 vụ việc học sinh đánh nhau. Các trường đã cảnh cáo 1558 học sinh, buộc thôi học 735 học sinh và đã có 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người (Mai Thị Tuyết, 2011). Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng, sự việc đánh nhau của một nhóm học sinh trong một ngôi trường nhỏ cũng có thể được cả nước biết đến. Hiện tượng học sinh đánh nhau dã man, sau đó quay phim và đưa lên mạng làm xôn xao dư luận khắp cả nước 1 . Mối lo ngại về hiện tượng bạo lực học đường ngày càng được quan tâm hơn trong bối cảnh hiện nay, khi có quá nhiều hiện tượng diễn ra hàng ngày mà báo giới gọi là “bệnh vô cảm” (Thi Ngoan, 2011) khiến cho sự bất bình ngày càng tăng lên, vì căn bệnh này còn lan rộng sang cả giới học sinh - lứa tuổi đang dần hoàn thiện nhân cách. Việc học sinh chứng kiến bạo lực hay là nạn nhân của bạo lực đều có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của học sinh. Hiện nay, chỉ cần một giây Google đã tìm được vài chục triệu kết quả bài báo, phim ảnh bằng tiếng Việt trên internet liên quan đến các vụ đánh nhau và bạo lực học đường. Điều này cho thấy tốc độ lan truyền thông tin rất nhanh và rộng khắp. Bạo lực học đường là một vấn đề không mới và là một vấn đề rất được quan tâm ở hầu hết các nước trên thế giới (World Health Organization, 2002). Tình trạng bạo lực học đường luôn có xu hướng ngày càng gia tăng 2 . Ở Việt Nam, bất kỳ thời nào cũng có hiện tượng bạo lực trong và ngoài trường học của học sinh, với mức độ và hình thức khác nhau, nhưng không thể có 1 Thông tin về tình trạng này được đăng tải nhiều trên các báo mạng như Thanh niên online tại địa chỉ http://www.thanhnien.com.vn/pages/su-kien.aspx?Events=2419, Tuổi trẻ online tại địa chỉ http://tuoitre.vn/Chu- de/936/Bao-luc-hoc-duong.html, truy cập ngày 27/2/2012. 2 Xem các thống kê về tình trạng bạo lực trong giới trẻ các nước tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2. [...]... nhạo học sinh khác 2.3.2 Các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh 2.3.2.1 Thái độ đối với bạo lực Theo Chen (2008), Ando và đtg (2005), Alikasifoglu và đtg (2004), các đặc điểm tiêu cực của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi bạo lực của học sinh Tùy vào suy nghĩ và thái độ của học sinh về hành vi bạo lực mà có thể ảnh hưởng đến cách hành xử của họ Nếu quan niệm cho rằng bạo lực là... có vấn đề, Nạn nhân của bạo lực và Chứng kiến bạo lực Ngoài ra, vi c chơi trò chơi trực tuyến hay xem ti vi có yếu tố bạo lực (Game online), và các đặc trưng của học sinh như giới tính, loại trường, trình độ giáo dục cũng có ảnh hưởng đến hành vi bạo lực của học sinh Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh Game online Thái độ đối với bạo lực H1(+) Khả năng kiểm... bạo lực tác động gián tiếp lên hành vi bạo lực của học sinh H11a Học sinh nam có mức độ sử dụng bạo lực cao hơn học sinh nữ H11b Có sự khác biệt về mức độ sử dụng bạo lực của học sinh trường công lập so với trường dân lập hoặc tư thục H11c Học sinh có trình độ giáo dục càng cao thì hành vi bạo lực càng giảm Ủng hộ (p < 0.01) H11d Học sinh thường chơi trò chơi trực tuyến hoặc xem ti vi có yếu tố bạo lực. .. của học sinh) là hành vi của học sinh gây tổn hại về mặt thể chất hoặc tinh thần cho các học sinh khác hoặc gây thiệt hại về tài sản cá nhân của học sinh và tài sản của nhà trường Nó bao gồm bạo lực cả về mặt thể chất và lời nói, các hành vi đe dọa, và các hành vi gây thiệt hại về tài sản 2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh được nhiều nhà... chơi các trò chơi bạo lực khiến cho học sinh không thể kiểm soát tính nóng nảy, bốc đồng; học sinh sẽ dễ bị kích động hơn và từ đó có thể dẫn đến các hành vi bạo lực không kiểm soát được 11 Giả thuyết H10: Học sinh thường xuyên chơi các trò chơi trực tuyến hoặc xem ti vi bạo lực tác động gián tiếp lên hành vi bạo lực của học sinh thông qua các đặc điểm tiêu cực của cá nhân, bao gồm: Thái độ đối với bạo. .. kích thích, thái độ của cha mẹ đối với vi c uống rượu, sự tương tác của cha mẹ với nhà trường Ngoài ra, tùy vào mục đích nghiên cứu phục vụ cho những lĩnh vực khác nhau mà chỉ xác định mức độ tác động của một vài yếu tố nào đó đến hành vi bạo lực của học sinh Các yếu tố khác cũng có tác động đến hành vi bạo lực của học sinh như: mức độ thường xuyên chơi trò chơi trực tuyến bạo lực (Anderson, 2003;... yếu tố bạo lực hoặc xem ti vi bạo lực dễ xảy ra các hành vi gây gổ Đây còn được kỳ vọng là yếu tố tác động gián tiếp lên hành vi bạo lực của học sinh Những học sinh càng dành thời gian chơi các trò chơi trực tuyến càng nhiều sẽ càng ảnh hưởng đến tâm lý và nhận thức về hành vi của mình Càng tiếp xúc với bạo lực theo cách này càng làm cho học sinh chấp nhận bạo lực như là một cách giải quyết vấn đề Hơn... lên Hành vi bạo lực của học sinh Sự khác biệt về mức độ diễn ra hành vi bạo lực giữa học sinh nam và học sinh nữ cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Như vậy, có 7 nhân tố có tác động đến hành vi bạo lực của học sinh bao gồm (1) Thái độ đối với bạo lực, (2) Tính nóng nảy, (3) Sự kém tuân thủ nội quy ở trường, (4) Ấn tượng về trường học, (5) Mối quan hệ với bạn bè có vấn đề, (6) Nạn nhân của bạo lực, (7)... với học sinh nữ, học sinh thường xuyên chơi các trò chơi trực tuyến hoặc xem ti vi có yếu tố bạo lực có mức độ bạo lực trung bình cao hơn 0.144 điểm so với những học sinh không thường xuyên chơi trò chơi hoặc xem ti vi có yếu tố bạo lực Các giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố Khả năng kiểm soát tính bốc đồng, Sự giám sát hàng ngày của cha mẹ và Mức độ gần gũi của cha mẹ lên hành vi bạo lực của học. .. thiên của biến phụ thuộc Hành vi bạo lực Kết quả hồi quy cũng cho thấy có hai biến có tác động ngược chiều lên Hành vi bạo lực, đó là Trình độ giáo dục và Ấn tượng về trường học Học sinh càng học ở lớp cao hơn thì mức độ xảy ra hành vi bạo lực càng thấp; học sinh có ấn tượng về trường học càng tốt thì càng ít có những hành vi bạo lực Các biến còn lại trong mô hình đã chọn có tác động cùng chiều lên Hành . tố lên hành vi bạo lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh. Học sinh càng chứng kiến bạo lực, hay là nạn nhân của bạo lực thì càng gia tăng các. mức độ nghiêm trọng ra sao, những yếu tố nào tác động đến hành vi bạo lực của học sinh. Do vậy, vi c nghiên cứu điều gì tác động đến hành vi bạo lực của học sinh là cần thiết góp phần đưa ra. vài yếu tố nào đó đến hành vi bạo lực của học sinh. Các yếu tố khác cũng có tác động đến hành vi bạo lực của học sinh như: mức độ thường xuyên chơi trò chơi trực tuyến bạo lực (Anderson, 2003;