Chất lượng giáo dục đào tạo là một trong những vấn đềrất được quan tâm ở nước ta hiện nay
MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa……………………………………………………………………… i Lời cam đoan…………………………………………………………………… . ii Lời cảm ơn ……………………………………………………………………… iii MỤC LỤC .1 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .5 DANH MỤC CÁC BẢNG 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .7 I. GIỚI THIỆU CHUNG .8 1. Lý do chọn đề tài .8 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .9 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 9 II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 1. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 9 1.1. Giả thuyết nghiên cứu .9 1.2. Câu hỏi nghiên cứu .10 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .10 3.1. Khách thể nghiên cứu 10 3.2. Đối tượng nghiên cứu .11 4. Phương pháp nghiên cứu .11 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 11 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 11 5. Phạm vi và thời gian khảo sát 11 III. TỔNG QUAN .12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ 19 1.1. Một số khái niệm cơ bản trong KT - ĐG kết quả học tập 19 1.1.1. Khái niệm về Đo lường – Đánh giá – Định giá trị 19 1 1.1.2. Khái niệm về trắc nghiệm (Test) – Thi - Kiểm tra .21 1.1.3. Kết quả học tập – Mục tiêu dạy học 23 1.2.Vị trí và vai trò của kiểm tra đánh giá (KT-ĐG) trong Giáo dục 24 1.2.1. Các yếu tố của quá trình dạy học và sự tác động của chúng .24 1.2.2. Vị trí và vai trò của KT-ĐG trong quá trình dạy học 26 1.3. Các phương pháp KT-ĐG kết quả học tập 28 1.3.1. Các loại hình câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá: [34] 28 1.3.1.1. Phương pháp trắc nghiệm tự luận .29 1.3.1.2. Phương pháp trắc nghiệm khách quan 31 1.3.2. Những ưu điểm, nhược điểm của TNKQ so với các hình thức kiểm tra khác 38 1.4. Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và phân tích câu hỏi thi .43 1.4.1. Kĩ thuật xây dựng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn .44 1.4.1.1. Chuẩn bị cho việc soạn thảo một bài trắc nghiệm 44 1.4.1.2. Thực hiện việc soạn một bài trắc nghiệm .46 1.4.2. Phân tích câu hỏi thi kiểm tra 48 1.4.2.1. Khái niệm phân tích câu hỏi thi, kiểm tra .48 1.4.2.2. Tác dụng của việc phân tích câu hỏi thi, kiểm tra và các phương pháp phân tích câu hỏi thi, kiểm tra .48 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KT-ĐG KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN KON TUM .59 2.1. Vài nét về chương trình Tiếng Việt lớp 10 ban cơ bản 59 2.1.1. Nội dung 59 2.1.1.1. Chương trình chung của môn học .59 2.1.1.2. Nội dung từng đơn vị bài học cụ thể .61 2.1.2. Mục tiêu đánh giá 63 2.1.2.1. Mục tiêu chung của môn học .63 2 2.1.2.2. Mục tiêu cụ thể từng đơn vị bài học (được xác định theo ba mức: Kiến thức, kĩ năng, thái độ) 65 2.2. Thực trạng kiểm tra đánh giá môn tiếng Việt lớp 10 ban cơ bản tại trường TH Chuyên Kon Tum 66 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực trạng 66 2.2.1.1. Khảo sát bằng phiếu điều tra .66 2.2.1.2. Khảo sát thông qua hồ sơ giảng dạy và hồ sơ lưu trữ của nhà trường 67 2.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu .67 2.2.2. Thực trạng sử dụng TNKQ trong KT – ĐG kết quả học tập tại trường Trung học (TH) Chuyên Kon Tum 67 2.2.2.1. Thực trạng nhận thức về việc sử dụng TNKQ trong KT-ĐG kết quả học tập 67 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ HIỆU CHỈNH CÂU HỎI TNKQ NHIỀU LỰA CHỌN – THIẾT KẾ ĐỀ KT-ĐG 73 3.1. Xây dựng câu hỏi 73 3.1.1. Các nguyên tắc thiết kế quy trình xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn 73 3.1.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .73 3.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .73 3.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 74 3.1.2. Bảng trọng số các đơn vị bài kiểm tra .74 3.1.3. Biên soạn câu hỏi .80 3.2. Hiệu chỉnh câu hỏi và lập đề kiểm tra 80 3.2.1. Kiểm tra chất lượng câu hỏi 80 3.2.2. Hiệu chỉnh câu hỏi và lập đề kiểm tra .82 3.3. Thực nghiệm sư phạm và phân tích các tham số đặc trưng .82 3.3.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm 82 3.3.2. Nhập số liệu - Phân tích câu hỏi 83 3 3.3.3. Kết quả nghiên cứu 91 3.3.3.1. Bảng tổng hợp các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn Tiếng Việt lớp 10 ban cơ bản .91 3.3.3.2. Kết luận .96 3.4. Đánh giá của giáo viên và học sinh về tính khả thi của việc sử dụng câu hỏi TNKQ vào kiểm tra đánh giá kết quả học tập bộ môn 97 3.4.1. Đánh giá của học sinh 97 3.4.2. Đánh giá của giáo viên 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .102 PHỤ LỤC 105 4 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT KT-ĐG: Kiểm tra - đánh giá TNKQ: Trắc nghiệm khách quan KQHT: Kết quả học tập TV: Tiếng Việt TN: Trắc nghiệm TNKQNLC: Trắc nghiệm khác quan nhiều lựa chọn GV-HS: Giáo viên - học sinh CBQL: Cán bộ quản lý TH: Trung học THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở HK: Học kì 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng so sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp trắc nghiệm .42 Bảng 1.2: Thang đo mục tiêu giáo dục Bloom .45 Bảng 2.1: Phân phối chương trình Tiếng Việt lớp 10 Ban cơ bản 60 Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức về việc sử dụng TNKQ trong KT-ĐG kết quả học tập của giáo viên và học sinh 68 Bảng 2.3: Nhận thức về mục đích sử dụng TNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 69 Bảng 2.4: Tỉ lệ giáo viên thực hiện theo quy trình khi ra đề kiểm tra TNKQ 70 Bảng 2.5: Kết quả về công tác xử lý kết quả kiểm tra 72 Bảng 3.1: Bảng trọng số 76 Bảng 3.2: Các tiêu chí xem xét chất lượng câu hỏi nhiều lựa chọn 81 Bảng 3.3: Bảng tổng hợp kết quả phân tích câu hỏi 15 phút Tiếng Việt HK1 .91 Bảng 3.4: Bảng tổng hợp kết quả phân tích câu hỏi 1 tiết Tiếng Việt HKI .92 Bảng 3.5: Bảng tổng hợp kết quả phân tích câu hỏi 15 phút Tiếng Việt HK1I 94 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp kết quả phân tích câu hỏi 1 tiết Tiếng Việt HKII .95 Bảng 3.7: Bảng tổng hợp kết quả phân tích câu hỏi theo đề kiểm tra .96 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Mối quan hệ của các nhân tố trong quá trình dạy học 25 Sơ đồ 1.2 : Vị trí của kiểm tra đánh giá 26 Sơ đồ 1.3: Các phương pháp trắc nghiệm .28 Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các bậc mục tiêu .64 7 MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Lý do chọn đề tài Chất lượng giáo dục đào tạo là một trong những vấn đề rất được quan tâm ở nước ta hiện nay. Với quan niệm xem đầu tư cho giáo dục là “đầu tư cho phát triển”, nước ta ngày càng có nhiều chủ trương, chính sách cũng như giải pháp để tập trung nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những biện pháp quan trọng đó là “Đổi mới phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá(KT-ĐG)”. Bên cạnh đó, giáo dục còn được đổi mới do nhu cầu của sự phát triển xã hội. Xã hội ngày càng phát triển về nhiều mặt, kéo theo nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao xuất phát từ một nền giáo dục vững vàng. Giáo dục nước nhà còn xác định được nhu cầu và xu thế đổi mới trên toàn thế giới bên cạnh nhu cầu trong nước. Điều này tất yếu cần phải có một nền giáo dục chuyên nghiệp. Giáo dục ngày nay không chỉ cung cấp kiến thức cho người học một cách thụ động, một chiều mà coi trọng việc giáo dục phương pháp, giáo dục cách tự khám phá tri thức, tự khám phá bản thân trên cơ sở đó làm nền tảng cho việc học tập suốt đời. Một lý do nữa là do có sự thay đổi về chất của các đối tượng trong giáo dục. Người học ngày nay chủ động, tích cực và hiểu biết nhiều hơn trước sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của xã hội. Chính vì điều này đòi hỏi một nền giáo dục đa chiều, đa cấp và chủ động hơn trong công tác giảng dạy. Nhà nước, Chính Phủ và Bộ giáo dục đã đưa ra nhiều định hướng trong công tác giáo dục hiện nay. Với tinh thần của nghị quyết 2-BCHTW Đảng khóa VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo” thì vấn đề đổi mới và hoàn thiện trong kiểm tra đánh giá cần phải được tiến hành một cách đồng bộ để tạo sự chuyển biến về chất lượng. Thực tế hiện nay vấn đề chất lượng giáo dục nói chung và việc ra đề thi, chấm thi nói riêng đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm hàng đầu của ngành giáo 8 dục. Cách tổ chức thi và chấm thi vẫn chủ yếu diễn ra theo phương thức tự luận, kết quả không phản ánh đúng thực trạng của người học. Một trong những phương hướng để cải thiện thực trạng trên đó là sử dụng trắc nghiệm khách quan (TNKQ) vào kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học và hoàn thiện hơn phương pháp thi tự luận trước đây. Tại các trường phổ thông, phân môn Tiếng Việt (TV) thuộc bộ môn Ngữ Văn là một môn học được xem là hết sức quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Vì vậy, việc đánh giá một cách khoa học kết quả học tập môn Tiếng Việt giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập của môn học. Bên cạnh đó, việc tổ chức thi cho môn học này lại chủ yếu diễn ra dưới hình thức tự luận nên chỉ đánh giá được một số mục tiêu học tập được xác định ban đầu. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập nói chung và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh trường Trung học Chuyên Kon Tum nói riêng, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 10 Ban cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum” làm đề tài luận văn nghiên cứu của mình 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum nhằm giúp người dạy và người học đạt được mục tiêu môn học đầy đủ hơn. 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Giới hạn về đối tượng trong khảo sát nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào học sinh đang theo học lớp 10 chương trình cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum. Giới hạn nội dung: câu hỏi TNKQ cho chương trình Tiếng Việt lớp 10 ban cơ bản. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 1.1. Giả thuyết nghiên cứu 9 • Việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 10 Ban cơ bản (hiện nay trong nhà trường phổ thông) còn mang tính tự phát nên giáo viên chưa xác định được một cách hệ thống việc đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu. • Sử dụng câu hỏi TNKQ đa lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 10 ban cơ bản sẽ giúp giáo viên và học sinh đánh giá các mục tiêu cơ bản mà môn học đặt ra đầy đủ hơn, toàn diện và khách quan hơn. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu • Việc sử dụng một cách hệ thống câu hỏi TNKQ đa lựa chọn có phù hợp cho việc đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt 10 ban cơ bản theo mục tiêu đề ra hay không? • Các đề thi dạng câu hỏi TNKQ đa lựa chọn đang được sử dụng trong nhà trường có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cũng như đánh giá được đầy đủ các mục tiêu môn học đề ra không? • Có thể xây dựng các bộ đề, bộ câu hỏi TNKQ đa lựa chọn cho các mục đích kiểm tra khác nhau kết quả học tập môn tiếng Việt 10 ban cơ bản hay không? 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy và học. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thiết kế câu hỏi TNKQ đa lựa chọn và xây dựng đề thi - Nghiên cứu thực trạng sử dụng các loại câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh - Nghiên cứu chỉnh sửa câu hỏi TNKQ cho chương trình Tiếng Việt lớp 10 ban cơ bản. - Xác định các mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt và tiến hành kiểm tra đánh giá thông qua câu hỏi TNKQ đa lựa chọn. - Thử nghiệm các câu hỏi. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 10 Ban cơ bản của học sinh lớp 10 trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum. 10 [...]... tạo và các trường đại học đã tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi về việc cải tiến hệ thống các phương pháp kiểm tra, đánh giá của sinh viên trong nước và trên thế giới, các khoá huấn luyện và cung cấp những hiểu biết cơ bản về lượng giá giáo dục và các phương pháp trắc nghiệm khách quan Theo xu hướng đổi mới của việc kiểm tra đánh giá, Bộ giáo dục và đào tạo đã giới thiệu phương pháp trắc nghiệm khách... thời, kiểm tra đánh giá là một hoạt động hiểu quả để xem xét hiệu quả của việc dạy học, 27 Đối với các nhà quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên và cần thiết Kiểm tra đánh giá là biện pháp hữu hiệu nhằm đánh giá kết quả đào tạo (định lượng và định tính) ; là cơ sở để xây dựng chiến lược đào tạo về mục tiêu đào tạo, đội ngũ giáo viên, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. .. này, kiểm tra đánh giá sẽ định hướng cách dạy của thầy và cách học của trò sao cho hiệu quả nhất, nghĩa là cùng hướng tới đạt mục tiêu Ngoài ra, thông tin khai thác từ kiểm tra đánh giá sẽ rất hữu ích cho việc điều chỉnh phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò, đồng thời giúp các nhà quản lý có những thay đổi cần thiết trong quá trình tổ chức đào tạo Việc kiểm tra – đánh giá có hệ thống và. .. các phương tiện dạy học Bên cạnh các 25 1.2.2 Vị trí và vai trò của KT-ĐG trong quá trình dạy học Vị trí của kiểm tra đánh giá Yêu cầu của xã hội Mục tiêu Chương trình và nội dung Hình thức tổ chức dạy – học Phương pháp Phương pháp Kiểm tra, đánh giá Sơ đồ 1.2 : Vị trí của kiểm tra đánh giá Nguồn: "Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lý luận chính trị - Đặng Quốc Bảo, Đinh... tin khai thác từ kiểm tra đánh giá sẽ rất hữu ích cho việc điều chỉnh phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò, đồng thời giúp các nhà quản lý có những thay đổi cần thiết trong quá trình tổ chức đào tạo Tuy nhiên, nổi lên một vấn đề chung là làm thế nào để kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của người học một cách chính xác, khách quan và công bằng trong quá trình dạy và học Vấn đề này từ... hình thành xét trên quan điểm kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong quy trình đào tạo với các yếu tố như hình thức tổ chức giáo dục, mục tiêu giáo 26 Vai trò của kiểm tra đánh giá Bản chất của kiểm tra đánh giá là xác định xem mục tiêu của chương tình đào tạo, của môn học có đạt được hay không và nếu đạt được thì đạt ở mức độ nào Kiểm tra đánh giá là cái đích để người học tùy theo khả năng của bản... phương pháp trắc nghiệm được sử dụng trong kiểm tra đánh giá là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống kiểm tra đánh giá hướng chuẩn Vì vậy, hiện nay, việc nghiên cứu - ứng dụng các phương pháp đánh giá - kiểm tra quá trình dạy học và kết quả dạy học một cách khách quan, chính xác và nhanh chóng đang là một vấn đề được đặc biệt quan tâm trong thực tiễn và lý luận sư phạm Trong quá trình dạy học. .. nguyên tắc và sự tiếp thu các ý tưởng [16] Mục tiêu dạy học là những gì học sinh cần đạt được sau khi học xong môn học, bao gồm: - Hệ thống kiến thức khoa học và cả phương pháp nhận thức chung - Hệ thống các kĩ năng - Khả năng vận dụng vào thực tế - Thái độ, tình cảm đối với khoa học và xã hội 1.2.Vị trí và vai trò của kiểm tra đánh giá (KT-ĐG) trong Giáo dục 1.2.1 Các yếu tố của quá trình dạy học và sự... đề kiểm tra và được sử dụng trong các buổi kiểm tra định kì hoặc thi cuối kì Hoạt động này nhằm đánh giá kết quả học tập, kết quả giảng dạy của toàn môn học * Kiểm tra Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học: Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá nhận xét” Theo tác giả Trần Bá Hoành: Kiểm tra là việc thu thập những dữ liệu thông tin về một lĩnh vực nào đó làm cơ sở cho việc đánh giá ... ban và không phân ban) 4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn • Phương pháp điều tra: điều tra ý kiến của giáo viên (GV) trong sử dụng câu hỏi TNKQNLC trong đánh giá kết quả học tập môn học • Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn GV, cán bộ quản lý (CBQL) về quan điểm sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (TNKQNLC) trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập • Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: nghiên . giải pháp để tập trung nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những biện pháp quan trọng đó là Đổi mới phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá( KT-ĐG)”.. luận và thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập nói chung và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh trường Trung học