1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn Thịnh Phát Kon Tum giai đọan 2013 - 2020

108 592 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN HOÀNG PHƯỚC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỊNH PHÁT KON TUM GIAI ĐOẠN 2013-2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN HOÀNG PHƯỚC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỊNH PHÁT KON TUM GIAI ĐOẠN 2013-2020 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Quang Huân TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, có sự hướng dẫn của TS. Ngô Quang Huân. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Nguyễn Trần Hoàng Phước MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, cáchình vẽ Trang PHẦN MỞ ĐẦU 01 1. Tính cấp thiết của đề tài 01 2. Ý nghĩa của đề tài 02 3. Mục tiêu của đề tài 02 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 02 5. Phương pháp nghiên cứu 03 6. Kết cấu luận văn 03 CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 04 1.1. Cạnh tranh 04 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 04 1.1.2. Nội dung chủ yếu của cạnh tranh 04 1.1.2.1. Vai trò của cạnh trah 04 1.1.2.2. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường 06 1.1.2.3. Lợi thế cạnh tranh 08 1.1.3. Chiến lược đại dương xanh 09 1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11 1.2.2.1. Sản lượng, doanh thu 11 1.2.2.2. Thị phần 12 1.2.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh 12 1.2.2.4. Hình ảnh của doanh nghiệp 13 1.2.2.5. Một số chỉ tiêu khác 13 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới năng lực cạnh tranh 14 1.3.1. Môi trường vĩ mô 14 1.3.1.1. Các nhân tố kinh tế 15 1.3.1.2. Các nhân tố về chính trị - pháp luật 15 1.3.1.3. Các nhân tố khoa học công nghệ 15 1.3.1.4. Các nhân tố về văn hóa – xã hội 16 1.3.1.5. Các nhân tố tự nhiên 16 1.3.2. Môi trường vi mô 17 1.3.3. Môi trường nội bộ 22 1.3.3.1. Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp 22 1.3.3.2. Nhân tố con người 23 1.3.3.3. Khả năng tài chính 23 1.3.3.4. Trình độ công nghệ 23 1.3.3.5. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp 24 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN TẬP ĐOÀN THỊNH PHÁT KONTUM 29 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thịnh Phát Kontum 29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 29 2.1.2. Tầm nhìn, sứ mạng và cơ cấu tổ chức của công ty 31 2.2. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Thịnh Phát Kontum 33 2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 33 2.2.1.1. Sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế 33 2.2.1.2. Sự ảnh hưởng của yếu tố chính trị, pháp lý 36 2.2.1.3. Sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội 37 2.2.1.4. Sự ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên 38 2.2.1.5. Sự ảnh hưởng của yếu tố công nghệ 39 2.2.2. Phân tích môi trường vi mô 40 2.2.2.1. Sự ảnh hưởng của nhà cung ứng 40 2.2.2.2. Sự ảnh hưởng của khách hàng 40 2.2.2.3. Sự ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh 41 2.2.2.4. Sự ảnh hưởng của đối thủ tiềm năng 43 2.2.3. Phân tích môi trường nội bộ 47 2.2.3.1. Nguồn nhân lực 47 2.2.3.2. Năng lực tài chính của doanh nghiệp 49 2.2.3.3. Trình độ thiết bị công nghệ 51 2.2.3.4. Phân tích chuỗi giá trị của Thịnh Phát KonTum 51 2.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Thịnh Phát Kontum 59 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NĂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN THỊNH PHÁT KONTUM GIAI ĐOẠN 2013-2020 61 3.1. Cơ sở đề ra giải pháp 61 3.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường 61 3.1.2. Dự báo nhu cầu phát triển của sắn 63 3.1.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Thịnh Phát KonTum giai đoạn 2013- 2020 65 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh 66 3.2.1. Giải pháp phát triển thị trường 66 3.2.2. Giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực 71 3.2.3. Giải pháp về thu hút vốn đầu tư 72 3.2.4. Giải pháp về đổi mới cơ cấu tổ chức 74 3.3. Kiến nghị với nhà nước 76 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt CP : Cổ phần DN : Doanh nghiệp KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH : Trách nhiệm hữu hạn SXKD : Sản xuất kinh doanh Tiếng Anh ANZ : Australia and New Zealand Banking Group Limited CPI : Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) DCS : Distributed Control System (Hệ thống điều khiển phân tán) GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Point HDI : Human Development Index (Chỉ số phát triển con người) ISO : International Organization for Standardization (Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa) L/C : Letter of Credit (Thư tín dụng) ROA : Return On Assets (Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) ROE : Return On Equity (Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu) SSOP : Sanitation Standard Operating Procedures (Quy phạm vệ sinh) WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mẫu bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh 20 Bảng 1.2. Mẫu bảng ma trận các yếu tố bên ngoài 22 Bảng 1.3. Mẫu bảng ma trận các yếu tố bên trong 27 Bảng 2.1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 45 Bảng 2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 46 Bảng 2.3. Cơ cấu lao động qua các năm 48 Bảng 2.4. Các chỉ tiêu năng lực tài chính 50 Bảng 2.5. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 57 Bảng 3.1. Giá trị xuất khẩu sắn lát Việt Nam theo thị trường trong 5 tháng 2013 (so với cùng kỳ 2010-2012, triệu USD) 62 Bảng 3.2. Giá trị xuất khẩu tinh bột sắn Việt Nam theo thị trường trong 5 tháng 2013 (so với cùng kỳ 2010-2012, triệu USD) 63 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Xây dựng khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh 09 Hình 1.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến doanh nghiệp 14 Hình 1.3. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael E. Porter 17 Hình 1.4. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp 26 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thịnh Phát Kontum 32 Hình 2.2. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2003-2012 34 Hình 2.3. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 2003-2012 35 Hình 2.4. Lực lượng lao động Việt Nam từ 2003-2012 38 Hình 2.5. Thị phần thu mua sắn lát Việt Nam năm 2012 43 Hình 2.6. Cơ cấu lao động 2010-2012 47 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây chính là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của đất nước ta trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá. Vào WTO tức là chúng ta phải thực hiện những cam kết đã ký trong đàm phán như: cắt giảm thuế quan, giảm và tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, giảm bớt các trở ngại và hạn chế đối với dịch vụ, đầu tư quốc tế, điều chỉnh các chính sách thương mại khác Điều này đồng nghĩa với việc xoá bỏ hàng rào bảo hộ, tạo một sân chơi lớn, công bằng, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các đối thủ nước ngoài thì có tiềm lực rất mạnh về mọi mặt, trong khi đó khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam là năng lực còn hạn chế, quy mô sản xuất, tài chính còn khiêm tốn, năng lực quản lý và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, mối liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu mang tính hình thức. Do vậy nếu mỗi doanh nghiệp trong nước không tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì trong trận đấu vốn không cân sức với đối thủ nước ngoài sẽ rất dễ bị loại khỏi cuộc đua. WTO sẽ là cơ hội tốt cho doanh nghiệp nào biết tận dụng nó một cách hợp lý song cũng chính là rào cản lớn cho doanh nghiệp nếu không tự nâng cao được năng lực cạnh tranh cần thiết cho mình. Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật cạnh tranh của thương trường và cũng là phục vụ lợi ích của chính doanh nghiệp.Do vậy để có thể tồn tại, đứng vững trên thương trường và thắng được đối thủ thì tất yếu doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành, áp dụng thành tựu công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, sử dụng kiến thức quản lý hiện đại vào hoạt động quản trị một cách khoa học, sáng tạo. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng và 2 Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, đối diện với thực tế về trình độ công nghệ mới, kỹ năng quản lý trong hoạt động SXKD, năng lực tài chính, đội ngũ nguồn nhân lực phải có kiến thức về công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Công ty cổ phần Tập Đoàn Thịnh Phát KonTum đã bộc lộ rất nhiều hạn chế trong công tác quản lý, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cả nước. Để Tập Đoàn Thịnh Phát ngày càng vươn lên và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc phân tích đánh giá thực trạng môi trường hoạt động SXKD, môi trường cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty là hết sức cần thiết .Vì vậy, để giúp công ty phát triển mạnh mẽ và bền vững tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu : “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập Đoàn Thịnh Phát KonTum giai đoạn 2013-2020”. 2. Ý nghĩa của đề tài - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty với các đối thủ trong cùng lĩnh vực. - Giúp Ban lãnh đạo công ty nhận diện được những điểm mạnh, điểm yếu trong việc cạnh tranh với các đối thủ, những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD ngày càng tốt hơn, hiệu quả cao hơn 3. Mục tiêu của đề tài Trên cở sở phân tích, đánh giá thực trạng môi trường hoạt động SXKD của công ty, qua đó đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thịnh Phát. [...]... phương pháp nghiên cứu đã được xác định, luận văn này dự kiến được thiết kế thành 3 chương, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2: Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thịnh Phát KonTum Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập Đoàn Thịnh Phát KonTum giai. .. Thị phần của doanh nghiệp - thị phần của đối thủ cạnh tranh Đây là chỉ tiêu hay được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm Các loại thị phần hay xem xét:  Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường: Đây là tỷ lệ phần trăm doanh số của công ty so với doanh số của toàn ngành hay lượng bán của doanh nghiệp so với lượng tiêu thụ trên thị trường  Thị phần của công ty so với phần. .. phát huy năng lực lõi của mình để mang lại thành công chung TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG I Qua nội dung chính trong chương 1, tác giả đã nêu lên các khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, những yếu tố tác động gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô, môi trường nội bộ ảnh hưởng đến năng lực. .. tác giả có cơ sở lý luận để đánh giá tổng quan ngành sắn lát Việt Nam và nhận dạng đối thủ cạnh tranh chính, vị thế cạnh tranh của Công ty cổ phần Thịnh Phát trong ngành và phân tích các các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Thịnh Phát thời gian qua trong chương tiếp theo ... hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt 11 hoặc theo đuổi chi phí thấp Chiến lược xanh đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược: vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp 1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là việc có được các lợi thế cạnh tranh so với... đoạn 201 3- 2020 4 CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, liên quan đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua nhau giữa các nhà doanh nghiệp trong việc dành giật một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao. ..3 - Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần Tập Đoàn Thịnh Phát 5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, phân tích sau: - Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp; phương pháp chuyên gia, trong đó tổng hợp, trích dẫn, kế thừa một số công trình nghiên cứu của các học giả; các số liệu phản ánh kết quả kinh doanh Thịnh Phát và một số đối thủ cạnh tranh chính... giúp các doanh nghiệp đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu, từ đó tìm ra được những lợi thế cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường 21 Sau khi xác định lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh chính trong ngành qua ma trận hình ảnh cạnh tranh, người ta sử dụng ma trân... chính mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường ngành 1.3.3.4 Trình độ công nghệ Tình trạng, trình độ máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm Đó là yếu tố vật chất quan trọng nhất thể 24 hiện năng lực sản xuất, tác động trực tiếp đến chất lượng, năng lực sản xuất Ngoài ra, công nghệ sản xuất cũng ảnh hưởng tới giá thành và giá bán của sản... sử dụng giống hoặc gần giống nhau 1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần phải đưa ra một số tiêu chí đánh giá Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó lượng hóa năng lực cạnh tranh Hiện nay ở Việt Nam chưa có tổ chức nào đưa ra những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Luận văn xin đưa ra một số chỉ tiêu chính, . cạnh tranh của Thịnh Phát Kontum 59 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NĂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN THỊNH PHÁT KONTUM GIAI ĐOẠN 201 3- 2020 61 3.1. Cơ sở đề ra giải pháp 61 3.1.1. Xu hướng phát. tranh của doanh nghiệp Chương 2: Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thịnh Phát KonTum Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập Đoàn Thịnh. nghiên cứu : Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập Đoàn Thịnh Phát KonTum giai đoạn 201 3- 2020 . 2. Ý nghĩa của đề tài - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty với các đối

Ngày đăng: 09/08/2015, 01:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w