Với mong muốn nghiên cứu cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS tại một vùng miền núi và cao nguyên, tác giả chọn đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn tr
Trang 1***
PHẠM THỊ HỒNG DƯƠNG
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG THI ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG CỦA HỌC SINH THPT TẠI HUYỆN BÙ GIA MẬP – TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP HCM – 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
***
PHẠM THỊ HỒNG DƯƠNG
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG THI ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG CỦA HỌC SINH THPT TẠI HUYỆN BÙ GIA MẬP – TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số : 60340102
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HỮU LAM
TP HCM – 2013
Trang 3Tôi tên là: Phạm Thị Hồng Dương, là học viên cao học lớp Ngày 2 khóa K20 khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế TP HCM
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu, kết luận trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Phạm Thị Hồng Dương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian chuẩn bị và tiến hành nghiên cứu, tôi đã hoàn thành đề tài
“Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thi Đại học – Cao đẳng của học sinh THPT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước” Trong quá trình nghiên
cứu, tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè cũng như giáo viên hướng dẫn và quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Hữu Lam, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô tham gia giảng dạy cao học tại trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, quý thầy cô đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu về lĩnh vực quản trị kinh doanh
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Bù Gia Mập đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thực tế
Cảm ơn các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn
Và đặc biệt là những người thân trong gia đình đã động viên, ủng hộ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn
Học viên
Phạm Thị Hồng Dương
Trang 5Lời cam đoan
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3 1.6 Kết cấu của đề tài 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5 2.1 Quyết định chọn trường thi ĐH – CĐ 5 2.1.1 Khái niệm về trường ĐH – CĐ và kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ 5 2.2.2 Tiến trình ra quyết định chọn trường 5 2.2 Các nghiên cứu liên quan trên thế giới và Việt Nam 7 2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS 10 2.3.1 Đặc điểm cá nhân và gia đình của HS 10 2.3.2 Các cá nhân ảnh hưởng đến việc ra quyết định của HS 11 2.3.3 Mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS 11 2.3.4 Đặc điểm của trường ĐH – CĐ 11 2.3.5 Chương trình truyền thông của trường ĐH – CĐ 12 2.3.6 Mong đợi sau khi tốt nghiệp 12
Trang 6CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu sơ bộ 15 3.1.2 Xây dựng thang đo 16 3.2 Nghiên cứu chính thức 18 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu chính thức 18 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu 19 3.2.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 19 3.2.4 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu lý thuyết 20 3.2.3 3.2.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
4.2.1 Đánh giá thang đo qua kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach Alpha 24 4.2.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 27 4.2.3 Diễn giải và đặt tên nhân tố 30
4.4 Kiểm định các yếu tố của mô hình 32 4.4.1 Kiểm định hệ số tương quan 32 4.4.2 Phân tích hồi quy 33 4.4.3 Kiểm định giả thuyết 36 4.5 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn 39 trường ĐH-CĐ với các nhóm HS khác nhau về đặc điểm các nhân và đặc
điểm gia đình 4.6 Đánh giá kết quả nghiên cứu 44 4.6.1 Tóm lược kết quả nghiên cứu 44 4.6.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 45
Trang 75.3 Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh cho 48 các trường ĐH - CĐ
5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 49 Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 9Bảng 2.1 : Tóm tắt các mô hình lựa chọn trường ĐH – CĐ 7 Bảng 2.2: Mô hình nghiên cứu của Hossler & Gallagher (1987) 9 Bảng 3.1: Mã hóa thang đo các khái niệm nghiên cứu 17 Bảng 4.1: Tóm tắt mẫu nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân 22 Bảng 4.2: Tóm tắt mẫu nghiên cứu theo đặc điểm gia đình 23 Bảng 4.3 : Cronbach Alpha của thang đo “Đặc điểm cá nhân” 24 Bảng 4.4 : Cronbach Alpha của thang đo “Cá nhân có ảnh hưởng” 24 Bảng 4.5 : Cronbach Alpha của thang đo “Mức độ phù hợp của trường 25
ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS ”
Bảng 4.6 : Cronbach Alpha của thang đo “Đặc điểm của trường ĐH – CĐ” 25 Bảng 4.7 : Cronbach Alpha của thang đo “Hoạt động truyền thông” 25 Bảng 4.8 : Cronbach Alpha của thang đo “Mong đợi của HS sau khi tốt nghiệp 26
Bảng 4.16: Tóm tắt hệ số tương quan giữa các nhân tố 33 Bảng 4.17 : Bảng tóm tắt mô hình sử dụng phương pháp Enter 33 Bảng 4.18 : Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter 34Bảng 4.19: Bảng tóm tắt kiểm định giả thuyết nghiên cứu 39
Trang 10nhân tố đến quyết định chọn trường theo giới tính
Bảng 4.22: Phân tích ANOVA theo học lực 39 Bảng 4.23: Phân tích ANOVA theo trường THPT 40 Bảng 4.24: Phân tích ANOVA theo số anh chị em trong gia đình 41 Bảng 4.25: Phân tích ANOVA theo điều kiện kinh tế gia đình 42 Bảng 4.26: Phân tích ANOVA theo trình độ học vấn của cha mẹ 43 Bảng 4.27: Phân tích ANOVA theo nghề nghiệp của cha mẹ 43
Trang 11Hình 2.1 : Mô hình nghiên cứu của Chapman 8 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết 13 Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu 15 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh 32 Hình 4.2: Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi quy 35 Hình 4.3: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 35
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Vấn đề xem xét các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của HS lớp 12 cũng như sinh viên năm nhất đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm
và tập trung nghiên cứu Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện riêng cho học sinh tại các vùng miền núi và cao nguyên
Một số nghiên cứu đã cho thấy sinh viên có thu nhập thấp và dân tộc thiểu số thường bước vào con đường ĐH-CĐ mà thiếu các thông tin và các nguồn lực sẵn có (Bergerson, 2009) Theo Cabera và La Nasa (2000), việc chọn trường của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn có, tính minh bạch và chất lượng thông tin nhận được Các em tiếp nhận thông tin qua nhiều cách khác nhau như thầy cô, cha mẹ, bạn bè, đại diện các trường ĐH-CĐ và internet Tuy nhiên, mức độ truy cập và sử dụng các nguồn thông tin này lại khác nhau đối với từng chủng tộc/dân tộc, thu nhập gia đình và trình độ học vấn của phụ huynh (McDonough, 1997) Do đó, các
Trang 13nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của các em sẽ có những khác biệt so với những học sinh vùng đồng bằng hay những vùng kinh tế phát triển
Bù Gia Mập là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, mới được thành lập năm
2009 trên cơ sở phần còn lại của huyện Phước Long cũ, sau khi thành lập thị xã Phước Long Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và vùng đồng bằng, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng Huyện có khoảng 164.000 nhân khẩu với 20 dân tộc anh em, đồng bào dân tộc ít người chiếm 21,6%
Cùng với sự phát triển về kinh tế và trình độ dân trí, người dân ở đây đã quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao học vấn cho con em mình Hiện nay, huyện có 04 trường THPT với hơn 800 học sinh (HS) đang học lớp 12 và chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng (ĐH - CĐ) năm 2013
Hoàn cảnh của học sinh nơi đây có những đặc thù riêng như kinh tế gia đình khó khăn, trình độ dân trí thấp, khó tiếp cận thông tin, đường xá đi lại khó khăn, v.v Những yếu tố này chi phối không nhỏ đến quyết định chọn trường của các em Với mong muốn nghiên cứu cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS tại một vùng miền núi và cao nguyên, tác giả chọn đề
tài “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thi đại học – cao đẳng của
học sinh THPT tại Huyện Bù Gia Mập – Tỉnh Bình Phước” làm luận văn tốt
nghiệp cao học
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định chọn trường thi ĐH-CĐ của HS THPT tại một huyện miền núi Đồng thời, đề tài cũng xác định các nhân tố tác động này có sự khác biệt giữa các nhóm HS khác nhau về đặc điểm cá nhân và đặc điểm gia đình hay không Trên cơ sở đó giúp cho các trường ĐH – CĐ, trường THPT cũng như gia đình, bản thân HS có biện pháp thiết thực nhằm định hướng đúng đắn cho các
em trong việc chọn trường dự thi tuyển sinh
Trang 141.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thi tuyển sinh ĐH – CĐ
- Đối tượng khảo sát: HS đang theo học lớp 12 phân ban tại các trường THPT
- Phạm vi khảo sát: Trường THPT Đak Ơ, trường THPT Nguyễn Khuyến, trường THPT Phú Riềng, trường PTTH Ngô Quyền thuộc huyện Bù Gia Mập – Tỉnh Bình Phước
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính nhằm khám phá bổ sung mô hình, điều chỉnh cách đo lường các khái niệm cho phù hợp với tình hình thực tế tại phạm vi nghiên cứu Từ đó, phát triển hoàn chỉnh thang đo để sử dụng trong nghiên cứu chính thức
Giai đoạn nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng, được thực hiện bằng cách gửi bảng câu hỏi đến HS lớp 12 các trường THPT, gợi ý hướng dẫn
họ trả lời vào bảng câu hỏi, sau đó thu lại để tiến hành phân tích Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng điều tra ngẫu nhiên một số lớp phân ban tại 4 trường THPT trên địa bàn huyện Bù Gia Mập (200 HS)
Việc kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết đề ra được thực hiện thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê SPSS Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích phương sai ANOVA để kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường giữa các nhóm HS khác nhau về đặc điểm cá nhân và đặc điểm gia đình
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đề tài có ý nghĩa trong việc xác định rõ những nhân tố tác động đến quyết định chọn trường của học sinh vùng miền núi – cao nguyên và đánh giá mức độ tác động của chúng như thế nào Đối với các trường ĐH-CĐ, kết quả nghiên cứu giúp
Trang 15các trường có các biện pháp cụ thể, riêng biệt để thu hút học sinh đăng ký dự thi Đối với các trường THPT, kết quả nghiên cứu giúp các trường hiểu rõ học sinh của mình hơn và có các chương trình hướng nghiệp phù hợp, hiệu quả Đối với gia đình
và bản thân các em, kết quả nghiên cứu giúp các em tự khám phá bản thân, tự nhận thấy yếu tố nào quan trọng với mình để có thể đưa ra quyết định chính xác, phù hợp
1.6 Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt : Chương 1, tác giả đã xác định được vấn đề cần nghiên cứu, mục
tiêu, đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu
Trang 16CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG THI ĐH – CĐ
2.1.1 Khái niệm về trường ĐH – CĐ và kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ
Trường đại học là cơ sở giáo dục đào tạo của bậc đại học Trường đào tạo trình độ đại học từ 4 năm đến 6 năm tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp;
từ 1 đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành Trường cao đẳng là đơn vị cơ sở giáo dục- đào tạo của bậc cao đẳng Trường đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong 3 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp
Kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ là là một kì thi chung nhằm mục đích lấy đầu vào cho các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam Kì thi này do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm, ngay sau kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông khoảng một tháng Tất cả thí sinh phải có điểm thi cao hơn điểm sàn do Bộ GDĐT ban hành mới đủ tiêu chuẩn xét vào các trường ĐH – CĐ
2.2.2 Tiến trình ra quyết định chọn trường
Kotler và Fox (1976) cũng đưa ra mô hình 7 bước tiến hành ra một quyết định phức tạp Theo mô hình này, để ra một quyết định phức tạp như chọn trường thi ĐH – CĐ, học sinh phải trải qua một tiến trình từ lúc có ý muốn học ĐH – CĐ sau khi tốt nghiệp THPT, tìm hiểu thông tin về các trường, đánh giá, nộp đơn xin nhập học, sau khi có sự chấp nhận của các trường sẽ so sánh các lựa chọn và cuối cùng là đăng ký học tại một trường phù hợp nhất
Hanson & Litten (1982) kiểm tra lại mô hình của Kotler và chia quá trình ra quyết định chọn trường của HS gồm 5 bước : nguyện vọng vào ĐH-CĐ, bắt đầu tiến trình tìm kiếm, thu thập thông tin, nộp hồ sơ và thi tuyển sinh
Jacson (1982) cũng tạo ra một mô hình gồm 3 bước truyền thống Ông đã kết hợp sự ảnh hưởng của kinh tế xã hội vào mô hình của mình gồm sự tham khảo, sự loại trừ và sự đánh giá Trong đó, giai đoạn đầu tiên chịu sự ảnh hưởng của gia
Trang 17đình, bạn bè, nguyện vọng cá nhân và thành tích học tập Ở giai đoạn này, học sinh thiết lập cho mình một danh sách các trường tiềm năng dựa trên sự tham khảo ý kiến của các cá nhân có ảnh hưởng và từ đặc điểm cá nhân của mình Giai đoạn thứ hai HS tiến hành loại trừ các trường ĐH-CĐ ra khỏi danh sách các trường tiềm năng của họ, dựa trên các yếu tố như chi phí học tập, đặc điểm trường ĐH, v.v Giai đoạn thứ ba, học sinh tiến hành đánh giá các lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng Họ xếp hạng các trường dựa trên một số tiêu chí cá nhân và đưa ra quyết định phù hợp nhất
Theo Hossler & Gallagher (1987), tiến trình chọn trường ĐH-CĐ là một quá trình bắt đầu từ lúc học sinh ý thức được việc tiếp tục học sau khi tốt nghiệp THPT đến lúc quyết định đăng ký dự thi tuyển sinh vào một trường cụ thể Tiến trình này
có thể bắt đầu từ rất sớm, từ khi học sinh còn học THCS, và được chia thành 3 giai đoạn: khuynh hướng, tìm kiếm và lựa chọn Giai đoạn đầu tiên tập trung vào đặc điểm cá nhân và nguyện vọng vào ĐH – CĐ của HS Giai đoạn thứ hai họ bắt đầu tìm kiếm thông tin Ở giai đoạn này, HS tiến hành thu hẹp các sự lựa chọn và đánh giá các trường xem họ có phù hợp để học tại trường đó hay không Cuối cùng, dựa vào thông tin thu thập được và các tiêu chí đánh giá của cá nhân, họ đưa ra quyết định chọn trường thi ĐH – CĐ
Trang 18Bảng 2.1 : Tóm tắt các mô hình lựa chọn trường ĐH - CĐ
Gallagher (1987)
Nguồn : Trích từ Derek Takumi Furukawa (2011)
Do đặc thù của hệ thống giáo dục quốc dân, tại Việt Nam, HS phải trải qua kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ do Bộ Giáo dục đào tạo tổ chức mới đủ điều kiện tham dự chương trình học ĐH – CĐ tại các trường Vì vậy, mô hình của Kotler (1976) và Litten (1982) không phù hợp cho nghiên cứu Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng
mô hình lựa chọn trường ĐH – CĐ của Hossler & Gallagher (1987)
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Nghiên cứu đầu tiên về việc lựa chọn trường ĐH – CĐ được John Holland thực hiện vào năm 1957 và ông đã khám phá ra rằng nền tảng của HS với sự phát triển cá nhân và văn hóa gia đình ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Ông cũng cho rằng cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến việc chọn trường của HS
Berdie & Hood (1966) thực hiện cuộc điều tra trên 3.817 sinh viên và đưa ra kết luận rằng cha mẹ, bạn bè, thầy cô, nhân viên tư vấn ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên (Trích từ Derek Takumi Furukawa, 2011)
Nảy sinh nhu cầu
Thu thập thông tin
Lựa chọn
Trang 19D.W Chapman (1981) đã đưa ra 2 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS bao gồm (1) Đặc điểm của gia đình và cá nhân HS, (2) Các ảnh hưởng từ bên ngoài cụ thể là các cá nhân có ảnh hưởng, đặc điểm cố định của trường ĐH-CĐ và nỗ lực giao tiếp của trường ĐH-CĐ với HS
Hình 2.1 : Mô hình nghiên cứu của Chapman
Nguồn : Chapman D W (1981) Hossler & Gallagher (1987) cũng đã đưa ra mô hình chọn trường gồm 3 giai đoạn: khuynh hướng, tìm kiếm và lựa chọn Trong nghiên cứu này, hai ông đã xem xét đến không chỉ yếu tố cá nhân sinh viên mà còn yếu tố trường ĐH – CĐ
về trường
ĐH -
CĐ
Quyết định chọn trường
ĐH -
CĐ
Trang 20Bảng 2.2: Mô hình nghiên cứu của Hossler & Gallagher (1987)
Nguồn: Hossler D & Gallagher K (1987) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của D.W Chapman (1981) và Hossler D & Gallagher K nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH – CĐ của HS như Ruth E Kallio (1995), Alberto F Cabrera và Steven M La Nasa (2000), Jeff E Hoyt và Andrea B Brown (2003), M.J.Burn (2006) và bổ sung vào các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS như cơ hội việc làm trong tương lai (Cabera và La Nasa), đặc trưng giới tính của HS (Ruth E Kallio), v.v
Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có một số kết quả nhất định Cụ thể :
- Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường” do TS Nguyễn Minh Hà, ThS Huỳnh Gia Xuyên, ThS Huỳnh Thị Kim Tuyết - Trường đại học Mở TP.HCM thực hiện Kết quả có 7 nhân tố tác động đến việc sinh viên chọn trường, bao gồm (1) Nỗ lực của nhà trường đưa thông tin đến HS sắp tốt nghiệp THPT, (2) Chất lượng dạy – học, (3) Đặc điểm của bản thân sinh viên, (4) Công việc trong tương lai, (5) Khả năng đậu vào trường, (6) Người thân trong gia đình, (7) Người thân ngoài gia đình
- Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của
HS phổ thông trung học” do Trần Văn Quí, Cao Hào Thi – Trường Đại học Bách
Trang 21Khoa thực hiện Kết quả có 5 yếu tố bao gồm (1) Cơ hội việc làm trong tương lai, (2) Đặc điểm cố định của trường đại học, (3) Bản thân cá nhân HS, (4) Cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của HS, (5) Thông tin có sẵn
- Nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến việc chọn trường của HS lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” do Nguyễn Phương Toàn thực hiện Kết quả có 5 yếu
tố (1) Mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo; (2) Đặc điểm của trường đại học; (3) Khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường; (4) Nỗ lực giao tiếp của trường đại học và (5) Danh tiếng của trường đại học
2.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG THI ĐH – CĐ CỦA HS THPT
2.3.1 Đặc điểm cá nhân và gia đình của HS
Theo nghiên cứu của D.W.Chapman (1981), đặc điểm cá nhân của học sinh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH – CĐ Trong đó, năng lực của HS thể hiện ở thành tích học tập tại trường THPT và điểm thi tuyển sinh đầu vào các trường ĐH – CĐ Những học sinh có năng lực học tập cao thường độc lập và có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn trường (Galotti & Mark, 1994) Ngược lại, những HS có năng lực học tập thấp hơn phải quan tâm tới nhiều yếu tố khác để đảm bảo vừa chọn được trường phù hợp với bản thân vừa có khả năng trúng tuyển Bên cạnh đó, tính cách, sở thích và nguyện vọng cá nhân cũng ảnh hưởng việc chọn trường của HS Chọn trường ĐH – CĐ liên quan mật thiết với ngành nghề mà học sinh phải gắn bó suốt đời Do đó, HS có xu hướng sẽ chọn những trường có đào tạo ngành nghề phù hợp với tính cách, sở thích và nguyện vọng của mình
Ngoài ra, D.W.Chapman (1981), Hossler và các cộng sự (1989) cho rằng địa
vị kinh tế xã hội (SES), trình độ học vấn của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS Những HS có SES cao thường có nhiều cơ hội trong việc chọn trường do không bị giới hạn về tài chính và thời gian học tập, họ có xu hướng chọn trường đại học quốc tế, trường tư thục dân lập Trong khi đó, HS có SES thấp thường chọn trường công lập có học phí thấp và chọn những hệ đào tạo thời gian
Trang 22ngắn như trung cấp, cao đẳng Ngoài ra, những HS có cha mẹ trình độ học vấn cao
sẽ bị tác động nhiều hơn so với HS có cha mẹ trình độ học vấn thấp
2.3.2 Các cá nhân ảnh hưởng đến việc ra quyết định của HS
Trong việc chọn trường, HS bị tác động mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình (Chapman, 1981) Trong đó, gần 50% HS bị sự tác động của cha mẹ (trích từ Chapman, 1981) Do cha mẹ là người gần gũi với các em nhất, hiểu rõ về tính cách, sở thích, năng lực của các em cũng như hoàn cảnh gia đình nên
sẽ có những lời khuyên phù hợp nhất Bên cạnh đó, giáo viên, tư vấn viên, bạn bè, những người thân quen cũng có ảnh hưởng đến việc chọn trường của HS thông qua các chương trình hướng nghiệp của trường THPT, sự khuyên nhủ của người thân, của những người đã từng học tại trường ĐH – CĐ và xu hướng chọn nghề, chọn trường chung của bạn bè cùng trang lứa (Chapman, 1981, Hossler, 1989, Galotti & Mark, 1994)
2.3.3 Mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS
Chi phí học tập, sự hỗ trợ về tài chính, vị trí địa lý, môi trường sống và học tập ảnh hưởng đến việc chọn trường của HS (Chapman, 1981) Trong đó chi phí và sự
hỗ trợ về tài chính có tác động rất mạnh mẽ HS có xu hướng chung là chọn những trường có chi phí thấp Tuy nhiên, yếu tố này còn tác động mạnh hơn đối với những
HS có SES thấp và dân tộc thiểu số (Stewart & Post, 1990) HS cũng có xu hướng chọn trường gần nhà và vị trí thuận tiện cho việc đi lại Môi trường sống và học tập như ký túc xá, mức độ an toàn, mối quan hệ thầy cô - bạn bè cũng ảnh hưởng tới việc chọn trường của HS, đặc biệt là HS ngoại tỉnh
2.3.4 Đặc điểm của trường ĐH – CĐ
Theo Chapman (1981), Hossler (1989), đặc điểm của trường ĐH – CĐ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định chọn trường của HS Nó thể hiện ở chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng viên, danh tiếng trường ĐH – CĐ, cơ sở trang thiết bị dạy và học, các hoạt động ngoại khóa, mô hình trường công lập – ngoài công lập, v.v
Trang 23Hoạt động đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của sinh viên sau khi tốt nghiệp Do đó, nó là yếu tố tác động lớn nhất đến quyết định chọn trường của HS Yếu tố này có thể làm suy giảm sự tác động của các yếu tố khác (Chapman,
1981, Hossler, 1989)
2.3.5 Chương trình truyền thông của trường ĐH – CĐ
Kealy & Rockel (1987) cho rằng có một sự liên kết gián tiếp nhưng rất quan trọng giữa sự nỗ lực giao tiếp với HS của các trường ĐH – CĐ và quyết định chọn trường của HS Sự nỗ lực giao tiếp thể hiện thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh đến HS như xây dựng website, tư vấn tuyển sinh, đăng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tài trợ học bổng, tham quan trường học và phát các tài liệu
có sẵn Chọn trường là một quyết định không đầy đủ thông tin của HS Do đó, chất lượng thông tin và sự đầy đủ thông tin trong các tài liệu có sẵn là một sự hỗ trợ không nhỏ trong việc chọn trường của HS (Chapman, 1981)
2.3.6 Mong đợi sau khi tốt nghiệp
Theo Cabera và La Nasa (được trích bởi M.J.Burns, 2006), ngoài mong đợi về học tập trong tương lai thì mong đợi về công việc trong tương lai cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh S.G.Washburn
và các cộng sự (được trích bởi Quí và Thi, 2009) còn cho rằng sự sẵn sàng của bản thân cho công việc và cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4.1 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào mô hình nghiên cứu của D W Chapman (1981), Hossler & Gallagher (1989) và kết quả nghiên cứu mở rộng của các tác giả trong và ngoài nước, mô hình của nghiên cứu được xây dựng như sau:
Trang 24Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết
2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng quyết định chọn trường thi ĐH – CĐ của học sinh THPT Trong mô hình của nghiên cứu này, có 6 yếu tố tác động đến quyết định chọn trường bao gồm : (1) Đặc điểm cá nhân của HS, (2) Các cá nhân có ảnh hưởng, (3) Mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS, (4) Đặc điểm của trường ĐH – CĐ, (5) Chương trình truyền thông của trường ĐH – CĐ
và (6) Mong đợi sau khi tốt nghiệp ĐH – CĐ của HS
Các giả thuyết cho mô hì nh nghiên cứu được đề xuất như sau:
H1: Sự phù hợp của ngành học với năng lực và sở thích, khát vọng của HS
càng cao, HS có khuynh hướng chọn trường đó càng lớn
H2: Sự định hướng của những người thân quen vào một trường nào đó càng
nhiều, HS có khuynh hướng chọn trường đó càng lớn
H3: Trường có mức độ phù hợp với điều kiện sống của HS càng cao thì HS
Yếu tố về chương trình truyền
thông của trường ĐH-CĐ
Quyết định chọn trường thi ĐH -
CĐ
Yếu tố về mong đợi sau khi tốt
nghiệp
Trang 25H5: Trường nào có chương trình truyền thông đến HS càng tốt, HS có xu
hướng chọn trường đó càng cao
H6: Trường nào đáp ứng mong đợi sau khi tốt nghiệp ĐH – CĐ của HS càng
cao, HS có khuynh hướng chọn trường đó nhiều hơn
Tóm tắt: Chương 2, tác giả đã đưa ra một số định nghĩa về tiến trình ra quyết
định chọn trường thi ĐH – CĐ, các nghiên cứu liên quan và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS Qua chương 2, tác giả cũng đã xác định 6 nhân
tố tác động đến việc chọn trường gồm (1) Đặc điểm cá nhân của HS, (2) Các cá nhân có ảnh hưởng, (3) Mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS, (4) Đặc điểm của trường ĐH – CĐ, (5) Chương trình truyền thông của trường ĐH – CĐ, (6) Mong đợi sau tốt nghiệp ĐH - CĐ và đưa ra các giả thuyết cũng như xây dựng mô hình nghiên cứu, có 6 giả thuyết tương ứng với 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS
Trang 26CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức với quy trình cụ thể như sau:
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ nhằm mục đích xây dựng thang đo hoàn chỉnh sử dụng trong nghiên cứu chính thức
Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan, tác giả lựa chọn và dự thảo thang đo sơ bộ Sau đó, thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm bao gồm một số HS lớp 12, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh (n = 10), tác giả xác định được các vấn đề cần thiết đưa vào nghiên cứu, định hình các thành phần và yếu tố trong thang đo
Sau khi lựa chọn được thang đo sơ bộ, tác giả tiến hành phỏng vấn 10 HS nhằm đánh giá tính phù hợp của các yếu tố, điều chỉnh các biến quan sát dùng trong
đo lường các thành phần nghiên cứu
Nghiên cứu chính thức sử dụng
bảng câu hỏi Tổng hợp dữ liệu khảo sát
Kiểm tra hệ số tin cậy, Kiểm định thang đo, Phân tích nhân tố khám
phá
Tổng hợp kết quả đo lường và
phân tích Đánh giá kết quả
Cơ sở lý thuyết
Lựa chọn, dự thảo thang đo sơ bộ
Tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng
kỹ thuật thảo luận nhóm
Điều chỉnh thang đo
Trang 273.1.2 Xây dựng thang đo
Kết quả nghiên cứu sơ bộ, tác giả xây dựng được thang đo hoàn chỉnh gồm 7 nhân tố, trong đó có 6 nhân tố độc lập bao gồm (1) Đặc điểm cá nhân của HS, (2) Các cá nhân có ảnh hưởng, (3) Mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS, (4) Đặc điểm của trường ĐH – CĐ, (5) Chương trình truyền thông của trường ĐH – CĐ, (6) Mong đợi sau khi tốt nghiệp và 01 nhân tố phụ thuộc là Quyết định chọn trường dự thi ĐH – CĐ của HS
- Đặc điểm cá nhân của HS được ký hiệu là DACDIEM Ba biến quan sát được sử dụng cho khái niệm này, ký hiệu từ DD1 đến DD3
- Các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của HS được ký hiệu là CANHAN Bốn biến quan sát được sử dụng cho khái niệm này, ký hiệu từ CN1 đến CN4
- Mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS được ký hiệu là PHUHOP Năm biến quan sát được sử dụng cho khái niệm này, ký hiệu từ PH1 đến PH5
- Đặc điểm của trường ĐH – CĐ được ký hiệu là DDTRUONG Năm biến quan sát được sử dụng cho khái niệm này, ký hiệu từ DT1 đến DT5
- Chương trình truyền thông của trường ĐH – CĐ được ký hiệu là TRTHONG Ba biến quan sát được sử dụng cho khái niệm này, ký hiệu từ TT1 đến TT3
- Mong đợi sau khi tốt nghiệp của HS được ký hiệu là MONGDOI Bốn biến quan sát được sử dụng cho khái niệm này, ký hiệu từ MD1 đến MD4
- Quyết định chọn trường thi ĐH – CĐ được ký hiệu là QD
Trang 28Bảng 3.1: Mã hóa thang đo các khái niệm nghiên cứu
Do trường có ngành đào tạo phù hợp với sở thích và
nguyện vọng của bản thân
DD1
Do trường có ngành đào tạo phù hợp với thành tích
học tập của bản thân
DD2
Do trường có ngành đào tạo phù hợp với tính cách và
năng khiếu của bản thân
DD3
Do cha mẹ mong muốn bạn thi vào trường này CN1
Thầy cô định hướng bạn thi vào trường này CN2
Bạn bè khuyên bạn thi vào trường này CN3
Do người quen học tại trường này giới thiệu CN4
3 Mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều
Vì trường có chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên
(học bổng, miễn giảm học phí, cho nợ học phí, giới
thiệu việc làm bán thời gian, v.v)
PH2
Vì trường có ký túc xá cho sinh viên ngoại tỉnh PH3
Môi trường sống và học tập tại trường tốt (mức độ an
toàn, mối quan hệ với thầy cô – bạn bè)
PH4
Trường có vị trí địa lý thuận tiện cho việc đi lại, sinh
hoạt
PH5
Trường có danh tiếng trong khu vực DT1
Trang 29Do trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại
(khuôn viên trường, giảng đường, thư viện, công cụ -
dụng cụ - máy móc hỗ trợ hoạt động dạy – học)
DT2
Trường có hoạt động ngoại khóa mạnh (văn nghệ, thể
dục thể thao, tình nguyện, tham gia các gameshow
trên truyền hình)
DT3
Mô hình trường ĐH-CĐ (công lập, ngoài công lập) DT4
Trường có tỷ lệ chọi thấp DT5
Do bạn có thông tin rõ ràng thông qua website của
trường
TT1
Do bạn được giới thiệu về trường thông qua hoạt động
tư vấn tuyển sinh
TT2
Bạn có thông tin về trường qua báo đài, poster và các
ấn phẩm khác
TT3
Vì sinh viên tốt nghiệp của trường này dễ có việc làm MD1
Vì sinh viên tốt nghiệp của trường có nhiều cơ hội
thăng tiến hơn
MD2
Vì SV tốt nghiệp của trường này có thu nhập cao hơn MD3
Vì SV tốt nghiệp của trường có nhiều khả năng học
lên cao hơn
MD4
Trang 303.2 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện nhằm mục đích kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết liên quan
Trong giai đoạn này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thu thập thông tin bằng hình thức phát bảng câu hỏi điều tra đến HS lớp 12
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm tùy theo mức độ đồng ý với các
lý do HS chọn trường thi tuyển sinh ĐH-CĐ
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu càng lớn càng tốt nhưng lại tốn kém chi phí và thời gian Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số quan sát ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong phân tích nhân tố Các thang đo trong luận văn có 24 biến nên kích thước mẫu tối thiểu là n = 120 Để đảm bảo tính đại diện và dự trù cho những người không trả lời hoặc không trả lời đầy đủ, tác giả chọn quy mô mẫu là 200
Trang 313.2.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Dữ liệu khảo sát sau khi thu thập về cần được kiểm định độ tin cậy và loại bỏ những biến không phù hợp trước khi kiểm định lý thuyết khoa học (Nguyễn Đình Thọ (2011)) Để kiểm định độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo đo lường
là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được Tuy nhiên, đối với những khái niệm nghiên cứu mới, hoặc hình thức nghiên cứu là mới đối với đối tượng nghiên cứu thì Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 là chấp nhận được Theo Nguyễn Đình Thọ (2011)
“Về lý thuyết Cronbach Alpha càng cao càng tốt Tuy nhiên điều này không thật sự như vậy Hệ số Cronbach Alpha quá lớn (Cronbach Alpha > 0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu) Hiện tượng này gọi là hiện tường trùng lắp trong đo lường”
Như vậy, đối với nghiên cứu này, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và thành phần thang đo có hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 được xem xét loại
3.2.4 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu lý thuyết
Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo và loại bỏ các biến rác, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm tra và xác định lại các nhóm biến trong mô hình nghiên cứu
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser – Meyer - Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên Các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 đều bị loại Phương pháp trích hệ số sử dụng
là phương pháp trích nhân tố, phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố
có Eigenvalue là 1 Thang đo được chấp nhận khi có tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%
Sau khi điều chỉnh, mô hình nghiên cứu chính thức với các giả thuyết mới được đưa vào phân tích hồi quy để kiểm định khoa học
Trang 323.2.5 Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Để đảm bảo các biến nghiên cứu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson (r) Trị tuyệt đối r luôn trong khoảng từ 0 đến 1 và
nó cho biết mức độ chặt chẽ tuyến tính của các biến, r lớn hơn 0.6 thì ta có thể kết luận mối quan hệ là chặt chẽ, càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt, nếu r nhỏ hơn 0.3 cho biết mối quan hệ lỏng lẻo
Sau khi kiểm tra sự tương quan tuyến tính giữa các biến, tác giả tiến hành kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy đa biến với mức ý nghĩa từ 5% - 10% Hệ số R2 điều chỉnh là thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu Hệ số này càng gần 1 thì mô hình xây dựng càng thích hợp, ngược lại càng gần 0 thì mô hình xây dựng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Các phân tích trên được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 18.0
Tóm tắt : Chương 3, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện
để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm Kết quả của nghiên cứu sơ bộ tác giả xây dựng được thang đo hoàn chỉnh với 7 nhân tố, trong đó có 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng được thực hiện thông qua mẫu có kích thước n=200
Dữ liệu thu thập được kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định bằng phân tích hồi quy đa bội
Trang 33CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 DỮ LIỆU THU THẬP ĐƯỢC
Việc khảo sát phục vụ cho công tác nghiên cứu được thực hiện tại 4 trường THPT trên địa bàn huyện Bù Gia Mập – Bình Phước bằng bảng câu hỏi đánh giá theo thang điểm Likert 5 mức độ Cụ thể:
- Số bản câu hỏi phát ra: 200 bản
- Số bản thu về: 191 bản (đạt 95.5%)
- Trong số bản thu về có 13 bản không hợp lệ do trả lời không đầy đủ và 5 bản trả lời cùng mức điểm trên tất cả các câu hỏi, không đảm bảo tính tin cậy
- Số bản dùng cho nghiên cứu: 173 bản (đạt 90.6% so với số bản thu về)
Cơ cấu dữ liệu như sau:
Bảng 4.1: Tóm tắt mẫu nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân
Trang 34Bảng 4.1 cho thấy trong số 173 HS được khảo sát có 43% là nam và 57% là
nữ, trong đó HS trường Ngô Quyền chiếm 13.3%, trường Nguyễn Khuyến chiếm 29.5%, trường Phú Riềng 27.7% và trường Đăk Ơ là 29.5% Về học lực, 49% HS được khảo sát có học lực khá, 32% học lực trung bình và 19% học lực giỏi, không
có HS yếu kém Vì đối tượng khảo sát là HS lớp 12 phân ban, tức là HS đã xác định
rõ nguyện vọng thi ĐH – CĐ và đã đăng ký vào các lớp phân ban A, B, C, D Do
đó, học lực của HS các lớp này thường từ trung bình trở lên
Bảng 4.2: Tóm tắt mẫu nghiên cứu theo đặc điểm gia đình
Nghề nghiệp của cha mẹ
- Nông dân - Buôn bán – Nội trợ 90 52.1
Trang 35Bảng 4.2 cho thấy hơn 60% HS được khảo sát có gia đình đông con (từ 3 người con trở lên) Phần lớn gia đình có kinh tế đủ ăn, tuy nhiên có 17% gia đình nghèo và cận nghèo, không có gia đình giàu Về trình độ học vấn của cha mẹ, phần lớn phụ huynh ở khu vực huyện Bù Gia Mập học đến THCS (45.7%), chỉ có 10% phụ huynh có trình độ ĐH – CĐ - TC Bên cạnh đó, gần 90% phụ huynh là công nhân, nông dân hoặc buôn bán, nội trợ, chỉ có 12% làm CNVC Điều này ảnh hưởng đến khả năng tư vấn hướng nghiệp của cha mẹ đối với việc chọn trường thi
ĐH – CĐ của HS
4.2 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO
4.2.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
Để kiểm định độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha
Bảng 4.3 : Cronbach Alpha của thang đo “Đặc điểm cá nhân”
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai của thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến DD1 7.62 1.040 404 535 DD2 7.99 860 518 361 DD3 8.06 1.008 348 618
Cronbach's Alpha = 0.611
Bảng 4.4 : Cronbach Alpha của thang đo “Cá nhân có ảnh hưởng”
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai của thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến CN1 10.74 1.694 425 527 CN2 10.86 2.020 395 549 CN3 10.67 2.106 .349 .579 CN4 11.28 1.841 .424 .525
Cronbach's Alpha = 0.616
Trang 36Bảng 4.5 : Cronbach Alpha của thang đo “Mức độ phù hợp của trường
ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS ”
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai của thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến PH1 14.78 2.905 369 441 PH2 14.84 2.749 301 469 PH3 14.95 2.503 .470 .363 PH4 14.82 2.733 324 454 PH5 15.25 2.897 .101 .619
Phương sai của thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến DT1 14.18 2.450 399 415 DT2 14.48 2.507 .385 .426 DT3 14.27 2.592 .335 .456 DT4 14.43 2.711 339 459 DT5 14.99 2.738 .108 .620
Phương sai của thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến TT1 7.71 1.209 434 509 TT2 7.40 1.369 .406 .547 TT3 7.57 1.305 .441 .498
Cronbach's Alpha = 0.618
Trang 37Bảng 4.8 : Cronbach Alpha của thang đo “Mong đợi của HS sau khi tốt
nghiệp ĐH - CĐ”
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai của thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến MD1 9.80 3.848 293 488 MD2 9.86 3.438 .351 .437 MD3 10.01 3.576 315 471 MD4 9.65 3.914 335 456
Cronbach's Alpha = 0.536 Theo kết quả phân tích cho thấy các thang đo về đặc điểm cá nhân, cá nhân có ảnh hưởng, hoạt động truyền thông đều có Conbrach Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích nhân
tố Thang đo về Mong đợi sau tốt nghiệp của HS có Conbrach Alpha < 0.6, không đảm bảo độ tin cậy nên loại bỏ thang đo này Riêng các thang đo về mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều kiện sống của HS và thang đo đặc điểm trường
DH – CĐ có Conbrach Alpha < 0.6 Tuy nhiên, sau khi loại biến PH5 và biến DT5
do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì Conbrach Alpha của 2 thang đo trên đều lớn hơn 0.6 nên chấp nhận được
Bảng 4.9 : Thang đo “Mức độ phù hợp của trường ĐH – CĐ với điều
kiện sống của HS ” sau khi loại biến
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai của thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến PH1 11.37 2.025 391 559 PH2 11.43 1.828 348 590 PH3 11.54 1.715 467 497 PH4 11.40 1.777 .402 .548
Cronbach's Alpha = 0.619
Trang 38Bảng 4.10 : Thang đo “Đặc điểm của trường ĐH – CĐ” sau khi loại biến
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai của thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến DT1 11.09 1.580 479 486 DT2 11.39 1.739 .382 .563 DT3 11.17 1.702 407 544 DT4 11.34 1.922 .331 .596
Cronbach's Alpha = 0.620
4.2.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi loại bỏ thang đo “Mong đợi sau khi tốt nghiệp ĐH - CĐ” do không đảm bảo độ tin cậy và một số biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 ở giai đoạn đánh giá độ tin cậy của thang đo, thang đo đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường thi ĐH – CĐ của HS THPT huyện Bù Gia Mập còn lại 5 thành phần nghiên cứu với 18 biến quan sát Các biến này đều đảm bảo độ tin cậy và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá để đánh giá độ hội tụ của các biến theo thành phần
Khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:
- Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5 <= KMO <= 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp Theo Nguyễn Đình Thọ KMO >= 0.9 là rất tốt, KMO >= 0.8 là tốt, KMO >= 0.7 là được, KMO >= 0.6 là tạm được và KMO >= 0.5 là xấu, KMO < 0.5 là không thể chấp nhận được
- Tiêu chí Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến trong xác định nhân tố trong phân tích EFA Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có Eigenvalue tối thiểu bằng 1 và tổng phương sai trích > 50%
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA: 0.3 <=Factor loading <=0.4 được xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading >= 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Hair & ctg (2009, 116) cũng khuyên rằng: nếu chọn tiêu chuẩn trọng số nhân tố > 0.3 thì cỡ mẫu phải ít
Trang 39nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn trọng số nhân tố > 0.55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì trọng số nhân tố phải > 0.75 Như vậy với mẫu nghiên cứu này, mẫu nghiên cứu là 173, thì trọng số nhân tố đạt yêu cầu khi >= 0.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của thang đo cụ thể như sau:
Kiểm định KMO và Bartlett's Test trong phân tích nhân tố có kết quả Sig = 0.000 và hệ số KMO = 0.815 > 0.5 chứng tỏ các biến tác giả đưa vào phân tích nhân
tố là có ý nghĩa và mô hình phân tích phù hợp với các giả thuyết đã đề ra
Bảng 4.12: Ma trận nhân tố đã xoay (lần 1)
CN2 676 CN4 672 CN1 626 CN3 557 TT3 502 DD1 775 DD2 735 DD3 531 TT2 491 TT1 468 PH3 .699 PH1 .699 PH2 .632 PH4 .526
Bảng 4.11: Kiểm định KMO (KMO and Bartlett's Test) (lần 1)
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .815
Trang 40Nhìn vào bảng 4.12 ta thấy có 4 nhân tố được rút ra từ 18 biến quan sát và có
2 biến có hệ số tải nhân tố < 0.5 là TT1 (0.468) và TT2 (0.491) Vì hệ số tải của
TT1 < TT2 nên ta loại bỏ biến này và chạy lại EFA lần 2 với 17 biến quan sát
Bảng 4.13: Ma trận nhân tố đã xoay (lần 2)
CN2 684 CN4 683 CN1 632 CN3 549 TT3 503 PH3 703 PH1 699 PH2 631 PH4 533 DT1 .670 DT4 .655 DT3 .642 DT2 .626
Extraction Method: Principal Component Analysis
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization
Bảng 4.13 cho thấy có 4 nhân tố được rút ra từ 17 biến quan sát và biến TT2
có hệ số tải nhân tố < 0.5 nên ta loại bỏ biến này và chạy lại EFA lần 3 với 16 biến quan sát