3.2 Phạm vi nghiên cứu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tây Ninh thông qua các chỉ tiêu đánh giá doanh thu, hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả tài chính và hiệu q
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
NGUYỄN HỒNG TÂM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
NGUYỄN HỒNG TÂM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS-TS LÊ THANH HÀ
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tây Ninh” là kết quả của quá trình học
tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của tác giả Mọi số liệu trong Luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan, trung thực Tác giả: Nguyễn Hồng Tâm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ và đóng góp quý báu của Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn PGS.TS Lê Thanh Hà đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn và cho tác giả những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học kinh tế khóa 19, ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã cho tác giả những kiến thức nền tảng và những kinh nghiệm thực tế vô cùng hữu ích và quý giá
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám đốc và các Phòng chức năng của Bưu điện tỉnh Tây Ninh đã quan tâm giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả: Nguyễn Hồng Tâm
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 1
3 Đối tượng và phạm vi của đề tài 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của đề tài 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 VAI TRÒ CỦA HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4
1.2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.2.1 Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống trong việc xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.2.2 Đảm bảo sự thống nhất giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và lợi ích xã hội 5
1.2.3 Đảm bảo kết hợp giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 6 1.2.4 Xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh qua hai mặt định tính và định lượng 6
Trang 61.3 Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH 6
1.3.1 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 6
1.3.2 Nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 8
1.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 9
1.4.1 Phân tích doanh thu 9
1.4.1.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu 9
1.4.1.2 Phân tích kết cấu doanh thu 10
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 11
1.4.2.1 Tỷ suất thuế trên vốn 11
1.4.2.2 Thu nhập bình quân của người lao động 11
1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính 11
1.4.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 12
1.4.3.2 Hiệu quả sử dụng tài sản 13
1.4.3.4 Hiệu quả sử dụng chi phí 15
1.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 16
1.4.4.1 Năng suất lao động 16
1.4.4.2 Mức sinh lợi của lao động 17
1.4.5 Mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro 17
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH 19
2.1 TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh 19
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 20
2.1.4 Năng lực sản xuất 21
2.1.5 Mạng lưới Bưu cục và Đại lý, mạng đường thư 22
2.1.6 Hoạt động Marketing 23
Trang 72.1.7 Nguồn nhân lực 24
2.1.8 Tình hình chi phí kinh doanh 25
2.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2008-2012 27
2.2.1 Phân tích doanh thu 27
2.2.1.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu 27
2.2.1.2 Phân tích kết cấu doanh thu 32
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 36
2.2.2.1 Tỷ suất thuế trên tổng tài sản 36
2.2.2.2 Thu nhập bình quân người lao động 37
2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính 38
2.2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 38
2.2.3.2 Hiệu quả sử dụng tài sản 39
2.2.3.3 Sức sinh lời của doanh thu thuần 40
2.2.3.4 Hiệu quả sử dụng chi phí 42
2.2.4 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 43
2.2.5 Mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro 43
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH 44
2.3.1 Ưu điểm 44
2.3.2 Nhược điểm 45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH 48
3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020 48
3.1.1 Quan điểm 48
3.1.2 Mục tiêu 48
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH 49
Trang 83.2.1 Các giải pháp làm tăng doanh thu 49
3.2.1.1 Phát triển dịch vụ mới 49
3.2.1.2 Củng cố các dịch vụ truyền thống 51
3.2.1.3 Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng 53
3.2.2 Các giải pháp làm giảm chi phí 55
3.2.2.1 Sáp nhập các Bưu điện huyện thành Bưu điện khu vực 55
3.2.2.2 Rút ngắn thời gian mở cửa giao dịch 57
3.2.2.3 Sử dụng tiết kiệm chi phí 58
3.2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản 58
3.2.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng các Điểm Bưu điện văn hóa xã 58
3.2.3.2 Tăng vòng quay của vốn chủ sở hữu và tài sản 60
3.2.4 Các giải pháp khác 60
3.2.4.1 Giảm biên chế lao động 60
3.2.4.2 Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực 60
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN VIỆT NAM 63 KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ix
PHỤ LỤC xi
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Trình độ học vấn lao động giai đoạn 2008-2012 25
Bảng 2.2 Giới tính lao động giai đoạn 2008-2012 25
Bảng 2.3 Tình hình chi phí kinh doanh giai đoạn 2008-2011 25
Bảng 2.4 Tình hình biến động doanh thu phát sinh giai đoạn 2008-2012 27
Bảng 2.5 Tình hình biến động doanh thu đại lý viễn thông giai đoạn 2008-2012 28
Bảng 2.6 Tình hình biến động doanh thu trong mối quan hệ với chi phí 29
Bảng 2.7 Tình hình biến động doanh thu giai đoạn 2008-2012 31
Bảng 2.8 Tỷ suất thuế trên tổng tài sản giai đoạn 2008-2012 36
Bảng 2.9 Thu nhập bình quân của người lao động giai đoạn 2008-2012 37
Bảng 2.10 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu giai đoạn 2008-2012 38
Bảng 2.11 Hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 2008-2012 39
Bảng 2.12 Sức sinh lời của doanh thu thuần giai đoạn 2008-2012 40
Bảng 2.13 Hiệu quả sử dụng chi phí giai đoạn 2008-2012 42
Bảng 2.14 Hiệu quả sử dụng lao động giai đoạn 2008-2012 43
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Sơ đồ 2.1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH 21
Biểu đồ 2.1 Tình hình chi phí giai đoạn 2009-2011 26
Biểu đồ 2.2 Biến động doanh thu, chi phí kinh doanh hàng hóa, dịch vụ 30
Biểu đồ 2.3 Kết cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ giai đoạn 2008-2012 33
Biểu đồ 2.4 Kết cấu doanh thu theo từng đơn vị giai đoạn 2008-2012 35
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Tìm lại trong lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới, ta nhận thấy trong bất cứ một nền sản xuất nào, danh từ “hiệu quả” cũng đều được nhắc đến như một khái niệm quan trọng hàng đầu Vâng, hiệu quả không chỉ đơn thuần là thước đo đánh giá cả quá trình phấn đấu của một doanh nghiệp trong nỗ lực gia tăng sản lượng, nâng cao năng suất, chất lượng và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động;
mà hiệu quả còn là tiêu chí đại diện cho thành công của công tác quản lý, tổ chức kinh doanh khoa học, nhờ vậy đã tạo ra giá trị sản xuất cao nhất chỉ bằng những nguồn lực hữu hạn của mình
Vốn là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng, lại đang trở mình trong bối cảnh mới của nền kinh tế, nên Bưu chính Viễn Thông Việt Nam hiện nay có những thay đổi mang tính chiến lược Không còn nữa một doanh nghiệp độc quyền, riêng mình chiếm giữ cả một khoảng trời rộng lớn; không còn nữa sự gắn bó keo sơn giữa hai lĩnh vực Bưu chính và Viễn Thông Kể từ đây, muốn khẳng định được mình, độc lập kinh doanh và tiến tới dành thế đứng chủ động trong thị trường, các đơn vị Bưu điện cần thực sự dành nhiều quan tâm hơn nữa cho khái niệm “hiệu quả hoạt động kinh doanh” của đơn vị mình
Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Bưu chính nói riêng sẽ có cơ hội nhìn nhận đúng hơn về vị thế, khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế còn tồn tại trong đơn vị mình Từ đó, đơn vị có thể xây dựng một định hướng phát triển, đưa ra những quyết định quản lý chính xác, phát huy thế mạnh, khắc phục dần điểm yếu và ngày càng nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của mình
Xuất phát từ lý do đó tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tây Ninh”
2 Mục tiêu của đề tài
Trang 12- Phân tích, đánh giá tình hình và thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tây Ninh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tây Ninh thông qua các chỉ tiêu đánh giá doanh thu, hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả tài chính và hiệu quả sử dụng lao động của Bưu điện tỉnh Tây Ninh dựa trên các số liệu thu thập trong giai đoạn 2008-2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp mô tả, thống kê, so sánh, phân tích, … trên cơ sở các kiến thức của ngành kinh tế để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu về lý luận phân tích, trình bày hiện trạng, cũng như xác lập các giải pháp cụ thể trong việc thực hiện mục tiêu của đề tài
5 Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm các phần sau:
Trang 13- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 VAI TRÒ CỦA HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác
và sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuận lớn nhất với chi phí thấp nhất Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí đã bỏ ra trong từng thời kỳ (Nguyễn Văn Công, 2009)
Phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, và muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng tốt các yếu tố đầu vào như lao động, vật tư máy móc thiết bị, vốn và thu được nhiều kết quả đầu ra (Nguyễn Văn Công, 2009)
Về bản chất, hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu
ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xem xét trong một kỳ nhất định Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu thời gian và không gian phân tích (Nguyễn Văn Công, 2009)
Vai trò của hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm:
- Đối với nền kinh tế quốc dân: hiệu quả kinh tế quốc dân phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh cá biệt của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, góp phần tạo sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống xã hội, giữ vững trật tự và
an ninh xã hội (Nguyễn Văn Công, 2009)
- Đối với doanh nghiệp: hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện qua các chỉ tiêu đánh giá Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, nhưng điều này phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, trình độ công nghệ và quản
Trang 15lý của doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường, hiệu quả hoạt động kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định khả năng cạnh tranh, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ có khả năng tái đầu tư để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường (Nguyễn Văn Công, 2009)
- Đối với người lao động: khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ mang lại cho người lao động công việc và thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày được cải thiện và nâng cao, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc cho người lao động Ngược lại, khi người lao động yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp thì họ sẽ có điều kiện nâng cao năng suất lao động, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Công, 2009)
1.2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống trong việc xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Theo quan điểm này, tính toàn diện và hệ thống thể hiện ở chỗ xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần chú ý đến tất cả các mặt, các khâu, các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh Phải xem xét ở góc độ không gian và thời gian; các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại phải phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp (Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.2.2 Đảm bảo sự thống nhất giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và lợi ích xã hội
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp và thống nhất với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, với mục tiêu chiến lược của Nhà nước Bởi vì mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế quốc dân, khi đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì không được làm tổn hại đến nền kinh tế, đến lợi ích chung của xã hội Đặc biệt điều này rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã
Trang 16hội chủ nghĩa, bởi vì ngoài mục tiêu kinh tế còn phải quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội (Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.2.3 Đảm bảo kết hợp giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Quan điểm này xuất phát từ việc lấy con người làm trung tâm, coi con người là nguồn lực và vốn quý nhất của doanh nghiệp, bởi vì suy cho cùng thì những thành công hay thất bại trên thị trường đều có nguyên nhân từ con người và yếu tố con người vừa là điều kiện vừa là mục tiêu của hoạt động kinh doanh (Phạm Quốc Đạt, 2011)
Sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ nhân cách của người lao động không những thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, phù hợp với mục tiêu của Đảng và Nhà nước, mà còn tạo điều kiện giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam (Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.2.4 Xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh qua hai mặt định tính và định lượng
Theo quan điểm này, phải đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cả hai mặt định tính và định lượng Chỉ có như vậy thì việc đánh giá mới đảm bảo tính đúng đắn và tính toàn diện Trong đó, về định tính hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ánh sự cố gắng nỗ lực phấn đấu, trình độ quản lý kinh doanh của mỗi khâu, mỗi bộ phận, mỗi cấp trong kinh doanh và nó còn phản ánh sự gắn
bó trong việc giải quyết những mục tiêu về kinh tế với những mục tiêu về xã hội (Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.3 Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.3.1 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
“Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cung cấp cho mọi đối tượng quan tâm để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định hữu ích cho các đối tượng khác nhau” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 7)
Trang 17“Đối với các nhà quản trị kinh doanh như Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Trưởng các bộ phận, thu nhận các thông tin từ việc phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí, từ đó phát huy những mặt tích cực và đưa
ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất để khai thác tiềm năng sử dụng của từng yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 7)
“Đối với các nhà đầu tư như các cổ đông, các công ty liên doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận,
cổ tức,… để tiếp thêm sức mạnh đưa ra các quyết định đầu tư thêm, hay rút vốn nhằm thu lợi nhuận cao nhất và đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 7)
“Đối với các đối tượng cho vay như ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định cho vay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhằm thu hồi được vốn và lãi, đảm bảo an toàn cho các công ty cho vay” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 7)
“Các cơ quan chức năng của Nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán Nhà nước,
cơ quan thống kê thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các chế độ tài chính
có đúng không, đánh giá tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, các ngành Thông qua phân tích để kiến nghị với các cơ quan chức năng góp phần hoàn thiện chế độ tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 7 - 8)
“Thông tin phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn cung cấp cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp biết được thực chất hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó họ an tâm công tác, tâm huyết với nghề nghiệp” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 8)
Trang 18“Tóm lại, thông tin phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh rất hữu ích cho nhiều đối tượng khác nhau, để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có lợi cho từng đối tượng” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 8)
1.3.2 Nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
“Xuất phát từ mục tiêu và nhu cầu quản trị của các nhà quản lý, khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cần phải xây dựng chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu cho phù hợp nhằm cung cấp các thông tin chính xác cho các đối tượng để đưa ra các quyết định phù hợp” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 8)
“Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp cho từng mục tiêu và nội dung cụ thể như vậy mới đảm bảo quá trình phân tích đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp Mỗi một phương pháp thường phù hợp với những mục tiêu và nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh khác nhau Để đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh, các chuyên gia phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh trên các góc
độ như sức sinh lời kinh tế của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, lãi cơ bản trên cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với chi phí… Mặt khác, khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng nội dung cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích như phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ Phương pháp loại trừ mới xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng định lượng cụ thể Từ đó xem xét mức
độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố, đâu là nhân tố tích cực, tiêu cực, đâu là nhân tố bên trong và bên ngoài, từ đó đưa ra các biện pháp tương ứng, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 8 - 9)
“Tài liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh chủ yếu là báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bên cạnh đó còn kết hợp các sổ chi tiết, sổ tổng hợp của kế toán tài chính và kế toán quản trị” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 9)
“Nhiệm vụ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh được xét trên mọi góc độ như phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử
Trang 19dụng chi phí Tùy theo mục tiêu các nhà quản trị kinh doanh có thể phân tích chi tiết, đánh giá khái quát… sau đó tổng hợp để đưa ra các nhận xét” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 9)
1.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.4.1 Phân tích doanh thu
1.4.1.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu
Phân tích tình hình phát triển doanh thu qua các năm để thấy được xu hướng biến động doanh thu Từ đó, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và
đề ra những giải pháp nhằm phát huy lợi điểm từ những biến động tốt và khắc phục những biến động xấu
Phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh
Gọi TR1, TR0 lần lượt là chỉ tiêu doanh thu kỳ phân tích, kỳ gốc
Sử dụng phương pháp so sánh theo mức biến động tuyệt đối để đánh giá tình hình biến động doanh thu qua các năm
Chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc được tính như sau:
TR
TR TR TR
Gọi C1, C0 lần lượt là tổng chi phí kỳ phân tích và kỳ gốc
Chênh lệch giữa doanh thu kỳ phân tích và kỳ gốc được tính như sau:
- Về số tuyệt đối:
0
1 0 1
C
C TR TR
C
CTR
C
CTRTRTR
%
0
1 0
0
1 0 1
Trang 20- Mức tiết kiệm (-)/(+) lãng phí chi phí kỳ phân tích so với kỳ gốc do tăng/giảm hiệu quả sử dụng chi phí:
0
1 0 1
TR
TR C
C
(Bùi Xuân Phong, 1999)
1.4.1.2 Phân tích kết cấu doanh thu
Phân tích kết cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ
Nhằm mục đích xem xét doanh thu dịch vụ nào chiếm tỷ trọng cao nhất và doanh thu dịch vụ nào có tỷ trọng thấp nhất, có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển doanh thu chung của toàn đơn vị như thế nào, qua đó đề ra những giải pháp kinh doanh phù hợp cho từng sản phẩm
- Tỷ trọng doanh thu từng dịch vụ trong tổng doanh thu:
% 100 TR
TR d
i
i i
(1.6)
- Tốc độ tăng (giảm) doanh thu từng dịch vụ kỳ phân tích so với kỳ gốc:
% 100 TR
TR TR
TR
i 0
i 0 i 1 i
(1.7)
- Ảnh hưởng của doanh thu từng dịch vụ đến tốc độ tăng (giảm) tổng doanh
thu:
% 100 TR
TR TR
TR
i 0
i 0 i 1 i
i
Trong đó: Tri: doanh thu phát sinh dịch vụ i
TR1i: doanh thu phát sinh dịch vụ i kỳ phân tích
TR0i: doanh thu phát sinh dịch vụ I kỳ gốc
(Bùi Xuân Phong, 1999)
Phân tích kết cấu doanh thu theo khu vực
Phân tích doanh thu theo khu vực nhằm xác định doanh thu của khu vực nào chiếm tỷ trọng cao nhất, từ đó giúp nhà quản lý chủ động trong việc bố trí lao động, trang thiết bị,… phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh được tốt hơn, phù hợp hơn Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh
Chỉ tiêu phân tích:
Trang 21Doanh thu từng đơn vị trực thuộc
Tổng doanh thu
(Bùi Xuân Phong, 1999)
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội là chỉ tiêu đánh giá đồng thời cả về mặt kinh tế và mặt xã hội Nĩ khơng chỉ phản ánh hiệu quả việc đĩng gĩp của doanh nghiệp vào bản thân sự phát triển của doanh nghiệp mà cịn thể hiện hiệu quả
sự đĩng gĩp của doanh nghiệp vào nền kinh tế quốc dân, vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống người lao động Bao gồm:
1.4.2.1 Tỷ suất thuế trên vốn
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đĩng gĩp được bao nhiêu đồng thuế cho ngân sách nhà nước Chỉ tiêu tỷ suất thuế trên vốn phản ánh một cách rõ nét hiệu quả đĩng gĩp của doanh nghiệp vào nền kinh tế quốc dân Tỷ suất thuế trên vốn cao và tăng lên chứng
tỏ hiệu quả kinh tế xã hội mà doanh nghiệp tạo ra lớn và phát triển theo chiều hướng tốt Chỉ tiêu này được tính như sau:
quân bìnhsảntàiổng
nộp phảithuếsốTổngvốn
trênthuếsuất
Tỷ
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.4.2.2 Thu nhập bình quân của người lao động
Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập bình quân trên một lao động, nĩ thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp vào việc cải thiện đời sống của người lao động Chỉ tiêu này được tính như sau:
quân bìnhđộng
nhậpthuTổngđộng
laongườicủaquân bình
nhập
Thu
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cĩ thể được đánh giá qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Trang 221.4.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra để đầu tư, với mục đích tăng cường kiểm sốt và bảo tồn vốn phát triển Khi phân tích hiệu quả
sử dụng vốn chủ sở hữu, ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu hướng tích cực Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị cĩ thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho tăng trưởng doanh nghiệp Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khĩ khăn trong việc thu hút vốn Tuy nhiên, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao khơng phải lúc nào cũng thuận lợi vì cĩ thể do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu nhỏ mà vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng lớn Do vậy khi phân tích chỉ tiêu này cần kết hợp với cơ cấu của vốn chủ sở hữu trong từng doanh nghiệp cụ thể Chỉ tiêu này được tính như sau:
quân bìnhsở hữuchủ
VốnLợinhuậnsauthuếsở hữu
chủ vốncủa
lời
sinh
Sức
(1.12) (Phạm Quốc Đạt, 2011)
Số vịng quay của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, vốn chủ sở hữu quay được bao nhiêu vịng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu nhanh, gĩp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả của hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu này được tính như sau:
quân bìnhsở hữuchủ
Vốn Doanhthuthuầnsở hữu
chủ vốncủaquay
vòng
Số
(1.13) (Phạm Quốc Đạt, 2011)
Suất hao phí vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần
Trang 23Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp cĩ một đồng doanh thu thuần thì mất bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao, đĩ là nhân tố mà các nhà kinh doanh huy động vốn vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận Chỉ tiêu này được tính như sau:
thuầnthuDoanh
quân bìnhsở hữuchủ
Vốnthuần
thudoanhvới
sosở hữuchủ
vốncủa phí
Suất hao
(1.14)
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.4.3.2 Hiệu quả sử dụng tài sản
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách tồn diện
cả về thời gian, khơng gian, mơi trường kinh doanh và đồng thời đặt nĩ trong mối quan hệ với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất Do vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trước hết phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhĩm tài sản sử dụng trong các doanh nghiệp, sau đĩ phải biết vận dụng phương pháp đánh giá thích hợp Việc đánh giá phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu sau đĩ tổng hợp lại,
từ đĩ đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhằm khai thác hết cơng suất của tài sản đã đầu tư Các chỉ tiêu thường sử dụng đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản bao gồm:
Sức sinh lời của tài sản
Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu
tư một đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
là tốt, gĩp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính như sau:
quân bìnhsảnTài
nghiệpdoanh
nhậpthuthuếsaunhuậnLợi
sảntàicủa
lời
sinh
Sức
(1.15) (Phạm Quốc Đạt, 2011)
Số vịng quay của tài sản
Trang 24Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động khơng ngừng, để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố gĩp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quy được bao nhiêu vịng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, gĩp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các tài sản vận động chậm làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính như sau:
quân bìnhsảnài
thuầnthudoanhTổng
sảntàicủaquayvòng
Số
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần
Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để
dự kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự kiến Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, gĩp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong
kỳ của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính như sau:
thuầnthuDoanh
quân bìnhsảnTàithuầnthudoanhvới
sosảntàicủa phí
Suất hao
(1.17) (Phạm Quốc Đạt, 2011)
Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế
Khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:
thuếsaunhuậnợi
quân bìnhsảnTàithuế
saunhuậnlợi
vớisosảntàicủa phí
Trang 25Chỉ tiêu này mang ý nghĩa cứ một đồng doanh số bán hàng sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Đây là chỉ tiêu tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu này được tính như sau:
thuầnthuDoanh
doanh kinh
độngtừ hoạtthuần
nhuậnLợi
thuầnthudoanhcủa
lời
sinh
Sức
(1.19) (Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.4.3.4 Hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí quản lý khác Đĩ
là các khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí thường xác định các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh lời nhất, do vậy doanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ Chỉ tiêu này được tính như sau:
bán hàngvốnGiá
doanh kinh
độngtừ hoạtthuần
nhuậnLợi
bán hàngvốngiávớisonhuận
lợi
suất
Tỷ
(1.20) (Phạm Quốc Đạt, 2011)
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức lợi trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí bán hàng Chỉ tiêu này được tính như sau:
hàng bán phíChi
doanh kinh
độngtừ hoạtthuần
nhuậnLợi
hàng bán phíchi vớisonhuận
lợi
suất
Tỷ
(1.21) (Phạm Quốc Đạt, 2011)
Trang 26 Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quản lý Chỉ tiêu này được tính như sau:
nghiệpdoanh
lýquản phíChi
doanh kinh
độngtừ hoạtthuần
nhuậnLợi
DNlýquản phíchi vớisonhuận
lợi
suất
Tỷ
(1.22) (Phạm Quốc Đạt, 2011)
Tỷ suất lợi nhuận kế tốn trước thuế so với tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế tốn trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ Chỉ tiêu này được tính như sau:
phíchiTổng
thuếtrướctoán kếnhuậnLợi
phíchitổng vớisonhuận
lợi
suất
Tỷ
(1.23) (Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động được đánh giá là một yếu tố đặc biệt quan trọng, xuyên suốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Phân cơng lao động thích hợp chắc chắn mang lại hiệu quả cao Lao động là yếu tố khơng kém phần quan trọng so với vốn và cũng gĩp phần mang lại hiệu quả cho quá trình kinh doanh
Hiệu quả sử dụng lao động là chỉ tiêu phản ánh sự tác động của một số biện pháp đến lao động về mặt số lượng và chất lượng với mục đích cuối cùng là tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sử dụng lao động được đánh giá thơng qua một số chỉ tiêu sau:
1.4.4.1 Năng suất lao động
Đây là chỉ tiêu thường được đề cập, quyết định sự phát triển của một đơn vị sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu này thường được tính như sau:
Trang 27
quân bìnhđộng
thuầnthuDoanhđộng
laosuất
Năng
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.4.4.2 Mức sinh lợi của lao động
Chỉ tiêu này cho biết trong một thời gian kinh doanh trung bình một lao động
cĩ thể làm được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng lao động càng cao Chỉ tiêu này được tính như sau:
quân bìnhđộng
thuếtrướcnhuậnLợi
độnglaocủalợisinh
Mức
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.4.5 Mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro
Rủi ro là một khái niệm khá mới mẻ, đồng thời đang mang tính thời sự đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay nĩi chung và với các doanh nghiệp nhà nước nĩi riêng Rủi ro chính là các biến động tiềm ẩn trong các kết quả, mức độ
biến động càng lớn thì rủi ro càng cao
Rủi ro tổng thể của một doanh nghiệp cĩ thể cĩ nhiều cách phân loại khác nhau, trước nhất dựa theo cách thức đối phĩ với rủi ro, rủi ro cĩ thể được phân thành hai phần chính, đĩ là rủi ro khơng cĩ tính hệ thống và rủi ro cĩ tính hệ thống Rủi ro khơng cĩ tính hệ thống cịn cĩ thể gọi là rủi ro cĩ thể đa dạng hĩa, rủi ro đặc trưng, riêng cĩ, rủi ro này cĩ thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hĩa, bằng các quỹ gĩp chung Rủi ro cĩ tính hệ thống cịn gọi là rủi ro khơng thể đa dạng hĩa, rủi
ro do những tác động to lớn của thị trường, rủi ro này khơng thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hĩa, thơng thường nằm ngồi tầm kiểm sốt của doanh nghiệp Tuy nhiên, nĩ chỉ làm biến động giá trị của doanh nghiệp chứ ít khi dẫn doanh
nghiệp đến tình trạng phá sản
Hiệu quả hoạt động kinh doanh hay cụ thể hơn là khả năng sinh lợi và rủi ro cĩ mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, khả năng sinh lợi càng cao luơn tiềm ẩn rủi ro cao Hiệu quả chính là chỉ tiêu so sánh giữa hai chi phí hay nguồn lực bỏ ra và kết quả đạt được bao hàm cả quá khứ, hiện tại cũng như tương lai của các khái niệm
Trang 28này Tuy nhiên, theo cách tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đã nêu trong các phần trên thì các số liệu về chi phí cũng như kết quả đạt được chủ yếu là các số liệu
đã diễn ra hoặc dự tính, đây là các biến số ngẫu nhiên Do vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó chính là một biến số ngẫu
nhiên, là kết quả tổng hợp ngẫu nhiên của nhiều nhân tố
Hiệu quả hoạt động kinh doanh cần được đánh giá mối quan hệ chặt chẽ với rủi ro, cùng một mức độ rủi ro hiệu quả hoạt động kinh doanh chỉ được đánh giá là tốt nhất khi nó đạt được đồng thời hai điều kiện là cao hơn hiệu quả tối thiểu tương
xứng với rủi ro đó và cao nhất Hiệu quả hoạt động kinh doanh được coi là tốt hơn
khi mức độ rủi ro không đổi nhưng hiệu quả cao hơn hoặc với hiệu quả không đổi nhưng mức độ rủi ro thấp hơn, hay nói cách khác hệ số biến thiên nhỏ hơn
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
Tóm tắt chương 1: Tác giả nêu lên được vai trò của hiệu quả hoạt động kinh
doanh; Một số nguyên tắc trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh gồm: toàn diện và hệ thống, thống nhất lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội, thống nhất lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người lao động, kết hợp hai mặt định tính và định lượng; Ý nghĩa và nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Tác giả đã hệ thống và hình thành cách phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tác giả đi sâu vào nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tây Ninh ở chương tiếp theo
Trang 29CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH
2.1 TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bưu điện tỉnh Tây
Ninh là doanh nghiệp nhà
nước, trực thuộc Tổng
Công ty Bưu chính Việt
Nam, được thành lập theo
Quyết định số
06/12/2007 của Hội đồng
Quản trị Tập đoàn Bưu
chính Viễn Thông Việt Nam Bưu điện tỉnh Tây Ninh hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4516000130 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp ngày 11/11/1996 (đã có 2 lần điều chỉnh Giấy đăng ký kinh doanh, lần gần nhất vào ngày 23/01/2008)
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh
- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Tổng công ty giao;
- Cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Tổng công ty giao;
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của Tổng công ty;
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính trong và ngoài nước, phát hành báo chí;
- Kinh doanh các dịch vụ tài chính, bán lẻ trên mạng bưu chính, các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng theo quy định của pháp luật;
Trang 30- Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các Điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam
ký kết, gia nhập khi được Nhà nước và Tổng công ty cho phép;
- Đại lý dịch vụ viễn thông, bán lại dịch vụ viễn thông;
- Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính;
- Kinh doanh các dịch vụ trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật;
- Kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hoá theo quy định của pháp luật;
- Kinh doanh các dịch vụ Logistics;
- Mua, bán, sửa chữa xe và vật tư, thiết bị xe, máy;
- Mua, bán, đại lý mua, đại lý bán các loại hàng hoá và dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông; công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng và các loại hàng hoá, dịch vụ khác;
- Cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật;
- In, sao bản ghi các loại; kinh doanh, xuất nhập khẩu báo chí và xuất bản phẩm;
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng (Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường), dịch vụ du lịch, quảng cáo;
- Nghiên cứu thị trường; xây dựng, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật
- Tư vấn, thiết kế, xây dựng công trình, hạng mục công trình trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông
Trang 31- Lãnh đạo: gồm có Giám đốc và Phó Giám đốc
- Phòng ban chức năng gồm có 4 phòng: Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Kế toán tài chính thống kê, Phòng Tổ chức hành chính
Khối sản xuất: bao gồm 8 Bưu điện huyện và Trung tâm Khai thác vận chuyển
“Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, Bưu điện tỉnh Tây Ninh”
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của Bưu điện tỉnh Tây Ninh 2.1.4 Năng lực sản xuất
Bưu điện tỉnh Tây Ninh kinh doanh các dịch vụ bưu chính, đại lý đặc biệt của Viễn Thông Tây Ninh về các dịch vụ viễn thông Bên cạnh đó, Bưu điện tỉnh Tây Ninh còn là doanh nghiệp được Đảng và Nhà nước giao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh Ngoài ra, Bưu điện tỉnh còn kinh doanh thêm các dịch vụ khác như cho thuê văn phòng, dịch vụ khách sạn, vận chuyển, bán sản phẩm hàng hóa…
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
Kế hoạch Kinh doanh
Phòng Nghiệp
vụ
Phòng
Kế toán Thống
kê Tài chính
Phòng
Tổ chức Hành chính
Thành
Bưu điện
Gò Dầu
Bưu điện Hòa Thành
Bưu điện Dương Minh Châu
Bưu điện Bến Cầu
Bưu điện Trảng Bàng
Bưu điện Tân Biên
Bưu điện Tân Châu
Trang 32Các Bưu cục trực thuộc Bưu điện tỉnh mở cửa phục vụ từ 6 giờ đến 22 giờ hàng ngày, cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính viễn thông truyền thống theo quy định và phát triển thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng
2.1.5 Mạng lưới Bưu cục và Đại lý, mạng đường thư
Trong quá trình hoạt động của mình, Bưu điện tỉnh Tây Ninh không ngừng nỗ lực trong việc phát triển mạng lưới bưu cục đến mọi khu vực trên địa bàn tỉnh Vấn
đề đầu tư máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất nơi làm việc và nâng cao chất lượng phục vụ được quan tâm nhiều hơn Bên cạnh đó, Bưu điện còn chú trọng đến yếu tố thẩm mỹ của các bưu cục, góp phần tạo nên một môi trường làm việc tốt cho nhân viên, không những thế còn mang đến cảm giác thoải mái cho khách hàng
Bưu điện tỉnh Tây Ninh có 184 điểm giao dịch: bưu cục cấp 1: 01 điểm, bưu cục cấp 2: 08 điểm, bưu cục cấp 3: 15 điểm; bưu điện văn hóa xã: 94 điểm, kiốt bưu điện: 3 điểm, đại lý bưu điện đơn dịch vụ: 57 điểm, đại lý bưu điện đa dịch vụ: 06 điểm Như vậy, bán kính phục vụ bình quân của một điểm phục vụ là: R = 2,64 km
Số dân một điểm giao dịch phục vụ: 5.923 (người/điểm giao dịch)
Mạng đường thư bao gồm:
- Đường thư cấp I: Tây Ninh – Thành phố Hồ Chí Minh, bình quân vận chuyển
Trang 332.1.6 Hoạt động Marketing
Chất lượng dịch vụ
Nâng cao chất lượng dịch vụ là yếu tố luôn được Bưu điện tỉnh Tây Ninh chú trọng quan tâm nhằm thỏa mãn lòng tin và sự kỳ vọng của người sử dụng Từ đó, đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững của đơn vị
Trong quá trình khai thác các dịch vụ, Bưu điện tỉnh Tây Ninh luôn tuân thủ đúng quy trình khai thác từ khâu chấp nhận gửi đến khâu cuối cùng là phát đến tay người nhận Phát triển nhiều dịch vụ mới trên nền dịch vụ truyền thống nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng như dịch vụ COD, dịch vụ chuyển quà tặng… Không những vậy, Bưu điện còn không ngừng nỗ lực trong việc cải thiện các chỉ tiêu chất lượng đã đặt ra đối với từng loại hình dịch vụ
Khâu khai thác, vận chuyển được đầu tư thiết bị chuyên dùng để đảm bảo an toàn cho các bưu gửi
Đội ngũ giao dịch viên, bưu tá được thường xuyên đào tạo, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, được trang bị đồng phục… nhằm tạo nên một hình ảnh đẹp trong tâm trí khách hàng
Giá cả
Do đặc thù của ngành nên giá của các dịch vụ do Bưu điện tỉnh Tây Ninh cung cấp thống nhất theo mức giá quy định của Tổng công ty Các đợt giảm giá, khuyến mãi đều tuân thủ nghiêm ngặt chính sách giá cả của Tổng công ty đề ra
Phân phối
Với mạng lưới bưu cục rộng khắp và ngày càng được chú trọng phát triển, có thể nói Bưu điện tỉnh Tây Ninh có điều kiện khá thuận lợi trong nỗ lực cung cấp dịch vụ đến từng đối tượng khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh Nhiều điểm Bưu điện văn hóa xã và đại lý được mở thêm tại các xã vùng sâu vùng xa nhằm thực hiện nghĩa vụ phổ cập các dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản, mang lại luồng ánh sáng thông tin, ánh sáng tri thức đến những người dân sống trong vùng nghèo khó
Trang 34 Chiêu thị
Năm 2012, Bưu điện tỉnh Tây Ninh tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược “Nỗ lực mang lại cho khách hàng nhiều quyền lợi hơn thông qua việc sử dụng dịch vụ của chúng tôi” Nhiều kế hoạch xúc tiến sản phẩm như: chăm sóc khách hàng, quảng cáo, khuyến mãi
Kế hoạch chăm sóc khách hàng hướng đến các hoạt động in túi giấy đựng hàng hóa tặng cho khách hàng, tặng quà khuyến mại cho khách hàng (móc khóa, áo mưa, ly tách, đồng hồ…), tặng quà và thiệp mừng trong dịp lễ tết cho khách hàng lớn…
Kế hoạch quảng cáo với các hoạt động như làm bảng hiệu mới cho các Bưu cục nhằm xây dựng một hình ảnh thống nhất về màu sắc, logo…, quảng cáo trên tờ rơi, băng rôn, áp phích, bao bì sản phẩm và trên các quà tặng khuyến mại… nhằm phát triển thương hiệu, giới thiệu dịch vụ, kích thích nhu cầu và khắc sâu hình ảnh dịch vụ trong tâm trí khách hàng
Kế hoạch khuyến mại được thực hiện và đạt được kết quả đáng khích lệ đối với dịch vụ EMS, COD dưới hình thức dùng thử, quà tặng; điện hoa dưới hình thức
vé cào trúng thưởng, phát hành báo chí dưới hình thức quà tặng khách hàng…
2.1.7 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Tây Ninh giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2008-2012 Thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí, nhất là chi phí tiền lương đơn vị đã thực hiện nhiều chính sách để giảm lao động như: các chính sách khuyến khích về hưu sớm nhằm tinh gọn bộ máy, hoạt động ngày càng hiệu quả hơn Bên cạnh đó, trình độ học vấn của lao động cũng ngày càng được nâng cao, được thể hiện qua bảng 2.1
Qua bảng 2.1, nhận thấy tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng ngày càng gia tăng trong tổng lao động; còn lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp, sơ học, chưa qua đào tạo có tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng lao động của đơn vị
Trang 35Bảng 2.1 Trình độ học vấn lao động giai đoạn 2008-2012
Trình độ
học vấn
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
“Nguồn: Báo cáo tình hình nhân sự của Bưu điện tỉnh Tây Ninh năm 2008-2012”
Bên cạnh đó, xem xét giới tính của người lao động tại đơn vị:
Bảng 2.2 Giới tính lao động giai đoạn 2008-2012 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Lao động nữ (người) 243 238 178 171 161
Tổng lao động (người) 345 330 278 220 209
Tỷ lệ lao động nữ (%) 70,43 72,12 64,03 77,73 77,03
“Nguồn: Báo cáo tình hình nhân sự của Bưu điện tỉnh Tây Ninh năm 2008-2012”
Qua bảng trên, nhận thấy lao động của đơn vị chủ yếu là lao động nữ chiếm tỷ
lệ 64,03%-77,73% trong tổng lao động Vì vậy, việc bố trí lao động trong điều kiện
có nhiều người nghỉ thai sản, nghỉ con ốm, nghỉ việc riêng…là vô cùng khó khăn
2.1.8 Tình hình chi phí kinh doanh
Chi phí kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008-2011 được thể hiện qua bảng 2.3
Trong giai đoạn 2008-2011, chi phí của đơn vị tăng dần qua các năm, riêng năm 2011 giảm so với các năm khác Chi phí giá vốn thẻ viễn thông chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí kinh doanh của đơn vị, tiếp theo là các chi phí tiền lương, chi khác cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng chi phí Chi phí năm
2011 giảm chủ yếu là do giá vốn thẻ viễn thông giảm Bên cạnh đó, chi phí khấu hao tài sản cố định, sửa chữa tài sản cố định, chi phí viễn thông tại điểm giao dịch
Trang 36cũng giảm dần qua các năm Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết tăng dần qua các năm
Bảng 2.3 Tình hình chi phí kinh doanh giai đoạn 2008-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Chi phí tiền lương 16.817 14.999 13.982 15.251 Khấu hao tài sản cố định 4.129 2.689 2.628 1.746 Sửa chữa tài sản cố định 1.705 1.203 761 711 Giá vốn thẻ viễn thông
39.870 43.852 46.801 33.875 Giá vốn hàng hóa, dịch vụ 1.345 2.689 3.079 Hoa hồng bán thẻ viễn thông 148 322 109 152 Chi phí viễn thông tại giao dịch 3.975 2.225 1.094 527 Chi quảng cáo khuyến mãi, tiếp tân 1.255 1.574 1.952 2.289
CP VT tại giao dịch Hoa hồng bán thẻ VT
GV hàng hóa, dịch vụ Giá vốn thẻ viễn thông Sửa chữa TSCĐ Khấu hao TSCĐ Chi phí tiền lương
“Nguồn: Công văn của Tổng Công ty Bưu chính Việt nam về việc xác nhận số liệu báo cáo quyết toán năm 2008-2011 của Bưu điện tỉnh Tây Ninh”
Biểu đồ 2.1 Tình hình chi phí giai đoạn 2009-2011
Trang 37Như vậy, Bưu điện tỉnh Tây Ninh đã có những biện pháp quản lý chi phí nhằm giảm lỗ như chi phí khấu hao tài sản cố định giảm dần qua các năm; tăng chi phí quảng cáo khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết; tăng giá vốn hàng hóa, dịch vụ Tuy nhiên, trong thời gian tới đơn vị cần phải đẩy mạnh dịch vụ bán sim thẻ, giảm các khoản chi khác…
Đánh giá chung
Lợi thế lớn nhất của Bưu điện tỉnh Tây Ninh hiện nay là sở hữu một thương hiệu mạnh, có uy tín và từ lâu đã in dấu sâu đậm trong tiềm thức của khách hàng Bên cạnh đó, đơn vị còn có đội ngũ cán bộ quản lý giàu năng lực, thích ứng với điều kiện mới và rất năng động trong việc tìm phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị Bưu điện tỉnh Tây Ninh đã có những biện pháp quản lý chi phí nhằm giảm lỗ như chi phí khấu hao tài sản cố định giảm dần qua các năm; tăng chi phí quảng cáo khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết; tăng giá vốn hàng hóa, dịch vụ Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm yếu cần phải có giải pháp giải quyết thấu đáo Điển hình là công tác nghiên cứu phát triển dịch vụ còn yếu, hoạt động marketing chưa đạt được hiệu quả như mong đợi khiến cho thông tin về dịch
vụ của đơn vị chưa thể phổ biến rộng rãi đến khách hàng Mặt bằng trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực chưa đồng đều cần chú ý điều chỉnh trong thời gian tới Đơn vị cần phải đẩy mạnh dịch vụ bán sim thẻ và giảm các khoản chi khác
2.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2008-2012
2.2.1 Phân tích doanh thu
2.2.1.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu
Đầu tiên, đánh giá tình hình biến động doanh thu phát sinh của Bưu điện tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008-2012
Theo bảng 2.4 nhận thấy doanh thu phát sinh tại Bưu điện tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008-2012 đều tăng, riêng năm 2011 là giảm so với năm 2010 khoảng 13,85% Nguyên nhân là do doanh thu đại lý viễn thông năm 2011 giảm so với năm
2010 khoảng 23,66%, trong đó chủ yếu là do doanh thu bán sim, thẻ giảm Doanh
Trang 38thu bưu chính, phát hành báo chí, dịch vụ tài chính bưu điện và dịch vụ khác năm
2011 đều tăng so với năm 2010 Tốc độ tăng doanh thu của dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí, dịch vụ tài chính bưu điện và các dịch vụ khác tăng dần qua các năm Riêng doanh thu đại lý viễn thông không tăng mà giảm qua các năm, cụ thể năm
2009 giảm 2,34%, năm 2010 giảm 0,04%, năm 2011 giảm 23,7%, năm 2012 giảm
2 Tỷ lệ % so với năm 2008 100 100,88 108,17 93,19 107,14 + Bưu chính-PHBC-DV Tài chính BĐ 100 121,19 142,42 182,90 231,05
“Nguồn: Báo cáo sản lượng, doanh thu bưu chính-viễn thông và thuế giá trị
gia tăng năm 2008-2012 của Bưu điện tỉnh Tây Ninh”
Để tìm hiểu nguyên nhân giảm doanh thu đại lý viễn thông xem xét bảng sau:
Bảng 2.5 Tình hình biến động doanh thu đại lý viễn thông giai đoạn 2008-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
1 Doanh thu đại lý viễn thông 61,232 59,797 61,207 46,722 52,125 + DV viễn thông tại điểm công cộng 7,532 3,961 2,115 963 630 + ĐL thu cước thuê bao trả sau 14,864 10,535 11,453 10,780 7,959 + ĐL bán SIM, thẻ VT 38,483 44,606 47,196 34,539 43,198 + ĐL hòa mạng và phát triển TB 352 695 442 440 338
“Nguồn: Báo cáo sản lượng, doanh thu bưu chính-viễn thông và thuế giá trị
gia tăng năm 2008-2012 của Bưu điện tỉnh Tây Ninh”
Trang 39Qua bảng 2.5 trên nhận thấy doanh thu dịch vụ viễn thông tại điểm công cộng giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do hiện nay người dân hầu hết đều sử dụng điện thoại di động nên nhu cầu gọi điện thoại tại bưu điện không còn nhiều như trước và thời gian mở cửa giao dịch không còn đầy đủ như trước do không bố trí được nhân viên trực tại các điểm giao dịch Doanh thu đại lý thu cước thuê bao trả sau cũng giảm so với trước, nguyên nhân là do hiện nay xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ internet nên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của VNPT cũng giảm
so với trước, bên cạnh đó khách hàng đa số sử dụng điện thoại di động nên cước dịch vụ điện thoại cố định cũng giảm so với trước Riêng năm 2011 doanh thu đại lý bán sim, thẻ viễn thông giảm so với các năm còn lại trong giai đoạn 2008-2012, nguyên nhân là do năm 2011 nhà nước ban hành các quy định về quản lý thuê bao
di động trả trước, việc đăng ký thông tin bước đầu làm khách hàng cảm thấy phiền
hà khi mua nên doanh thu giảm
Để thấy rõ hơn sự biến động của doanh thu ta xét tình hình biến động doanh thu giai đoạn 2008-2012 trong mối quan hệ với chi phí:
Bảng 2.6 Tình hình biến động doanh thu trong mối quan hệ với chi phí
doanh thu (+/-) -379 4.028 -1310 1.292
Tỷ lệ doanh thu/chi phí 0,868 0,863 0,910 0,893 0,908 Mức tiết kiệm (lãng phí) chi
“Nguồn: Báo cáo tài chính của Bưu điện tỉnh Tây Ninh năm 2008-2012”
Theo bảng 2.6, năm 2009 nếu sử dụng chi phí hiệu quả như năm 2008 thì doanh thu phải tạo ra là 73.586 triệu đồng nhưng thực tế chỉ tạo được 73.207 triệu đồng, kém hiệu quả hơn 379 triệu đồng gây lãng phí chi phí là 437 triệu đồng Năm
2010 sử dụng chi phí như năm 2009 thì doanh thu tạo ra là 74.463 triệu đồng nhưng
Trang 40thực tế tạo ra đến 78.491 triệu đồng, hiệu quả hơn 4.028 triệu đồng giúp tiết kiệm chi phí 4.666 triệu đồng Năm 2011 nếu sử dụng chi phí hiệu quả như năm 2010 thì doanh thu phải tạo ra là 68.933 triệu đồng nhưng thực tế chỉ tạo ra được 67.623 triệu đồng, kém hiệu quả hơn 1.310 triệu đồng gây lãng phí chi phí là 1.440 triệu đồng Năm 2012 sử dụng chi phí như năm 2011 thì doanh thu tạo ra là 76.455 triệu đồng nhưng thực tế tạo ra đến 77.747 triệu đồng, hiệu quả hơn 1.292 triệu đồng giúp tiết kiệm chi phí 1.447 triệu đồng Tóm lại, trong giai đoạn 2008-2012, nhìn chung đơn vị kinh doanh ngày càng hiệu quả, hiệu quả nhất là năm 2010 vì tỷ lệ doanh thu trên chi phí năm 2010 cao hơn các năm khác trong giai đoạn Qua đó, cho thấy đơn vị cũng có những biện pháp quản lý chi phí, tuy nhiên đơn vị cần có biện pháp quản lý chi phí tốt hơn nữa phù hợp với xu hướng tiết kiệm chi phí theo quy
mô, khoảng cách giữa hai điểm doanh thu và chi phí ngày càng xa nhau thì càng tốt
Doanh thu phát sinh Chi phí kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
“Nguồn: Báo cáo tài chính của Bưu điện tỉnh Tây Ninh năm 2008-2012”
Biểu đồ 2.2 Biến động doanh thu, chi phí kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động của đơn vị, xét đến các chỉ tiêu doanh thu phát sinh, doanh thu phân chia, doanh thu thuần, doanh thu được điều tiết, doanh thu được hưởng như sau: