TÓM TẮT Mục tiêu của bài viết này nhằm mục đích điều tra tính đồng liên kết và quan hệ nhân quả Granger giữa phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam để x
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH HẢI
BỘ BA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH, ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP HCM, tháng 11/2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH HẢI
BỘ BA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH, ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở
VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
TP HCM, tháng 11/201
Trang 3Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính tác
giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn
trong thời gian qua, các số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của cô PGS.TS
Nguyễn Thị Liên Hoa
NGUYỄN THỊ THANH HẢI
Trang 4TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 9
2.1 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế 9
2.1.1 Phát triển tài chính tác động đến tăng trưởng kinh tế 10
2.1.2 Tăng trưởng kinh tế tác động đến phát triển tài chính 13
2.1.3 Mối quan hệ 2 chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế 13 2.2 Mối quan hệ giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế 14
2.2.1 Độ mở thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế 14
2.2.2 Tăng trưởng kinh tế có tác động đến độ mở thương mại 17
2.3 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và độ mở thương mại 17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Mô hình nghiên cứu 20
3.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị 20
3.1.2 Kiểm định đồng liên kết 21
3.1.3 Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger 23
3.2 Dữ liệu 25
Trang 54.2 Hệ số tương quan 28
4.3 Kiểm định nghiệm đơn vị 28
4.4 Kiểm định đồng liên kết 29
4.5 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger và bổ sung thêm mô hình ECM 33
4.6 Phân tích phản ứng xung 38
4.6.1 Phản ứng của GDP trước cú sốc xuất khẩu 38
4.6.2 Phản ứng của GDP trước cú sốc nhập khẩu 41
4.6.3 Phản ứng của xuất khẩu trước cú sốc GDP 42
4.6.4 Phản ứng của nhập khẩu trước cú sốc GDP 43
4.6.5 Phản ứng của nhập khẩu trước cú sốc cung tiền M2 (LnM2) 44
4.7 Phân rã phương sai 45
4.7.1 Phân rã phương sai biến tăng trưởng (LnGDP) 46
4.7.2 Phân rã phương sai biến nhập khẩu (LnIM) 47
4.7.3 Phân rã phương sai biến xuất khẩu (LnEX) 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 50
5.1 Các kết quả nghiên cứu chính 50
5.2 Một số gợi ý chính sách 50
5.3 Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Bảng 1 Các giá trị thống kê mô tả về các biến lnGDP, lnM2, lnDC, lnEX và lnIM
của Việt Nam giai đoạn từ quý 3/1999 đến quý 1/2012 27
Bảng 2 Hệ số tương quan giữa các biến lnGDP, lnM2, lnDC, lnEX và lnIM của Việt Nam trong giai đoạn từ quý 3/1999 đến quý 1/2012 28
Bảng 3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF và PP 29
Bảng 4 Xác định độ trễ tối ưu 30
Bảng 5 Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen 32
Bảng 6 Kết quả kiểm định nhân quả Granger 35
Bảng 7 Xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế 40
Trang 7Hình 1: GDP bình quân đầu người tính bằng USD qua các năm (USD/người) 4
Hình 2: Tăng trưởng GDP từ năm 2007 đến năm 2012 5
Hình 3: Mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế 18
Hình 4 Phản ứng của GDP trước cú sốc của xuất khẩu 38
Hình 5 Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ gia tăng xuất khẩu và tỷ lệ xuất khẩu trong GDP 40
Hình 6 Phản ứng của GDP trước cú sốc nhập khẩu 41
Hình 7 Phản ứng của xuất khẩu trước cú sốc GDP 42
Hình 8 Phản ứng của nhập khẩu trước cú sốc GDP 43
Hình 9 Phản ứng của nhập khẩu trước cú sốc cung tiền M2 (LnM2) 44
Hình 10 Phân rã phương sai biến tăng trưởng (LnGDP) 46
Hình 11 Phân rã phương sai biến nhập khẩu (LnIM) 47
Hình 12 Phân rã phương sai biến xuất khẩu (LnEX) 48
Trang 8TÓM TẮT
Mục tiêu của bài viết này nhằm mục đích điều tra tính đồng liên kết và quan
hệ nhân quả Granger giữa phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam để xem xem có mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế trong trường hợp ở Việt Nam hay không Qua đó, xem xét các mối quan hệ nhân quả đạt được giữa các biến thông qua kiểm định nhân quả Granger dựa trên các giả thuyết nguồn cung dẫn dắt (supply-leading), nguồn cầu phụ thuộc (demand-following) và độ mở thương mại có tác động lên tăng trưởng kinh tế, với cơ sở dữ liệu được lấy theo quý (từ quý 3/1999 đến quý 1/2012) Kết quả cho thấy có mối quan hệ cân bằng dài hạn đối với một số cặp biến như là: Tổng sản phẩm trong nước thực tế (LnGDP) và xuất khẩu (LnEX), LnGDP và nhập khẩu (LnIM), cung tiền M2 (LnM2) và tín dụng trong nước (LnDC), LnM2 và LnIM, LnDC và LnIM Thêm vào đó, kiểm định quan hệ nhân quả Granger và bổ sung thêm mô hình ECM cho thấy có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa GDP và xuất khẩu, GDP và nhập khẩu, cung tiền M2 và tín dụng trong nước, cung tiền M2 và nhập khẩu, và cuối cùng là mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tín dụng trong nước và nhập khẩu Thông qua đó, bài nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết độ mở thương mại có tác động đến tăng trưởng kinh tế và tác động này là tích cực Đồng thời, bài viết còn chỉ ra là: Không những độ mở thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế mà tăng trưởng kinh tế cũng có tác động ngược lại lên độ
mở thương mại
Trang 9CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế đang rất được quan tâm nghiên cứu
Đối với mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, nhiều nghiên cứu đã đưa ra các kết quả trái ngược nhau về mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng Từ đó, Patrick (1966) đã phát triển hai giả thuyết
về mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, đó là: Giả thuyết nguồn cung dẫn dắt (supply-leading), nguồn cầu phụ thuộc (demand-following) Trong đó, giả thuyết nguồn cung dẫn dắt thừa nhận có mối quan hệ nhân quả từ phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế, còn giả định nguồn cầu phụ thuộc thừa nhận có mối quan hệ nhân quả từ sự tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài chính Ngoài ra còn có những quan điểm ủng hộ cho mối quan hệ hai chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế Cụ thể là, mặc dù phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm đều ủng hộ cho quan điểm phát triển tài chính có tác động đến tăng trưởng kinh tế như nghiên cứu của Mazur and Alexander (2001) hay nghiên cứu của Calderon and Liu (2003) Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu chỉ ra rằng
sự tăng trưởng kinh tế lại là nguyên nhân thúc đẩy cho sự phát triển tài chính như các nghiên cứu của Soukhakian (2007), Adnan Hye (2011),…
Đối với mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng kinh tế, hiện nay cũng có hai quan điểm trái chiều về mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này Quan điểm thương mại có tác động lên tăng trưởng kinh tế được ủng hộ bởi các nhà kinh tế học nổi tiếng như Adam Smith (1776), David Ricardo (1817), hay Edwards and
Trang 10Sebastian (1992),…Trong giả thuyết này, có những tác giả ủng hộ cho giả thuyết xuất khẩu có tác động đến tăng trưởng; Một sự mở rộng xuất khẩu sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả về chiều rộng và chiều sâu (Phan Thế Công, 2011), đồng thời thương mại xuất khẩu là hình thức mong muốn của thương mại, vì nó tạo ra ngoại tệ cho nền kinh tế, do đó thúc đẩy tăng trưởng (Omotola Awojobi, 2013) Mặt khác, cũng có những quan điểm ủng hộ cho giả thuyết nhập khẩu có tác động đến tăng trưởng như nghiên cứu của Lawrence and Weinstein (1999) Bên cạnh quan điểm thương mại có tác động lên tăng trưởng kinh tế thì cũng có quan điểm ủng hộ cho giả thuyết tăng trưởng kinh tế có tác động đến thương mại như nghiên cứu của Lancaster, K (1980) hay Katircioglu et al (2007),…
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một câu chuyện thành công về quá trình phát triển Công cuộc đổi mới kinh tế và chính trị bắt đầu triển khai từ năm 1986 đã đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la Mỹ, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng 25 năm với thu nhập đầu người lên tới 1.224 đô la Mỹ vào cuối năm 2010 và tăng lên mức 1.596 đô la Mỹ vào cuối năm 2012 Quá trình gia tăng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam được thể hiện trong hình 1 dưới đây
Trang 11Hình 1: GDP bình quân đầu người tính bằng USD qua các năm (USD/người)
Nguồn: Ngân hàng thế giới (WorldBank)
Thêm vào đó, tỷ lệ dân nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống còn 9,64% cuối năm 2012, đồng thời chỉ số an ninh xã hội khác cũng được cải thiện đáng kể Không những thế, Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của mình trong khu vực và quốc tế bằng việc chủ tọa thành công Hội nghị thường niên 2009 Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ IMF và đóng vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN) nhiệm kỳ 2010 Mặc dù vậy, bên cạnh những thành quả to lớn đã đạt được thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức đã tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng nền kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 Biến cố kinh tế thế giới đã tác động rõ nét tới mức độ ổn định và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam Các số liệu thống kê cho thấy, GDP nước ta tăng liên tục từ năm 2000 đến 2007, đạt mức 8,48% và sau đó sụt giảm xuống Đến năm 2012 là năm có tỷ lệ tăng GDP thấp nhất trong vòng nhiều năm kể từ năm 1998, được thể hiện trong hình 2 ở dưới đây
Trang 12Hình 2: Tăng trưởng GDP từ năm 2007 đến năm 2012
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra nhận định khá tích cực về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2013 và dự báo năm 2014 Trong vòng 2 năm qua lạm phát giảm liên tục và dừng ở mức 7,3% vào tháng 7/2013, cán cân thương mại thặng dư nhờ xuất khẩu tăng nhanh, tỷ giá hối đoái ổn định Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tăng dần từ 18% năm 2012 và khoảng 19% trong 7 tháng đầu năm 2013 sau khi giảm liền 2 năm 2010 và 2011 Nhờ đó, tăng trưởng tiếp tục tăng qua các quý và ước đạt 5,54% trong quý III/2013, đưa GDP 9 tháng đầu năm tăng 5,14% cao hơn cùng kỳ năm ngoái Do vậy, tăng trưởng cả năm được dự báo có phần khả quan hơn so với mức dự báo ban đầu của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (5,3%) Thêm vào đó, Ngân hàng thế giới (WorldBank) cũng cho
Trang 13rằng ổn định vĩ mô Việt Nam đạt được gần đây đã giúp Việt Nam vượt qua được những sóng gió, bất ổn vừa qua của kinh tế toàn cầu
Trong nền kinh tế ở Việt Nam, hệ thống tài chính đóng vai trò vừa là kênh tiết kiệm cho khu vực hộ gia đình, vừa là kênh đầu tư cho khu vực doanh nghiệp và cũng là kênh truyền dẫn các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ để điều chỉnh nền kinh tế đi đúng hướng Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, trong 10 tháng qua, rủi ro của hệ thống tổ chức tín dụng đã giảm bớt với những chuyển biến tích cực như: Thanh khoản hệ thống dồi dào với sự gia tăng mạnh của tiền gửi của khu vực dân cư và tổ chức kinh tế (tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động giảm) khiến cho mặt bằng lãi suất huy động, cho vay và cả liên ngân hàng giảm mạnh xuống mức thấp ngang với thời điểm năm 2006 Tính đến tháng 10/2013, mặt bằng lãi suất huy động giảm 2-3%, lãi suất cho vay giảm 3-5% so với đầu năm Lãi suất liên ngân hàng duy trì ổn định ở mức 3-4%/năm đối với các kỳ hạn ngắn Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng cũng có sự chuyển biến tích cực với việc cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu đồng tiền trở nên hợp lý hơn (tín dụng Việt Nam đồng (VNĐ) tăng trong khi tín dụng ngoại tệ giảm) Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái từ đầu năm đến nay khá ổn định và chỉ có vài biến động nhỏ mang tính thời vụ và tâm lý nhất thời Theo nhận định của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì được sự ổn định trong những tháng cuối năm 2013 do cung ngoại tệ tiếp tục dồi dào (nguồn cung đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI (Foreign Direct Investment), hỗ trợ phát triển chính thức–ODA (Official Development Assistance) và kiều hối)
Bên cạnh sự phát triển của tài chính, thương mại ở Việt Nam cũng có những khởi sắc rất đáng quan tâm đó là: Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu tiếp tục tăng
Trang 14trưởng khá ước tính khoảng 108 tỷ USD (tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước), nhập siêu ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây (thâm hụt 187 triệu USD)
Xu hướng có phần cải thiện hơn trong năm 2013 so với năm 2012 khi hoạt động động xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực này lần lượt tăng 3% và 3,5% so với cùng kỳ Tăng trưởng nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất và máy móc phục vụ sản xuất cũng tăng khá cho thấy triển vọng phục hồi sản xuất trong nước sáng sủa hơn
Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển
tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế Do đó, mục tiêu nghiên cứu
của bài viết này là xem xét mối quan hệ giữa phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Thông qua đó, tác giả muốn
nghiên cứu xem yếu tố nào tác động lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, trên cơ sở dữ liệu hàng quý từ quý 3/1999 đến quý 1/2012 được thu thập từ kho dữ liệu IFS (International Financial Statistics) của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF (International Monetary Fund) về các chỉ số: Cung tiền M2, tín dụng trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu Ngoài ra, do không tìm được số liệu chính thức của GDP thực và GDP danh nghĩa theo quý nên tác giả
sử dụng số liệu của thầy GiangLe được lấy từ DataStream Đồng thời dựa trên nghiên cứu trước đây của Katircioglu et al (2007), tác giả sẽ đi kiểm định đồng liên kết giữa các cặp biến của các nhân tố phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế Sau đó tác giả sẽ đi kiểm định nhân quả Granger và bổ sung thêm
mô hình hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) giữa các cặp biến của các nhân tố trên dựa trên các giả thuyết nguồn cung dẫn dắt (supply-leading), nguồn cầu
Trang 15phụ thuộc (demand-following) và thương mại có tác động lên tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế ở Việt Nam
Cấu trúc của bài nghiên cứu được trình bày như sau:
• Chương 1: Giới thiệu khái quát về bài nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và mục tiêu bài nghiên cứu
• Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây
• Chương 3: Mô tả về phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
• Chương 4: Kết quả nghiên cứu
• Chương 5: Kết luận: Chốt lại những kết quả nghiên cứu chính và đưa ra những giải pháp
Trang 16CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
Tác giả tập trung vào bài nghiên cứu của Katircioglu et al (2007) viết về: Bộ
ba phát triển tài chính, thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ để áp dụng cho thực tế ở Việt Nam Tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ khả thi để có thể đưa ra những giải pháp giúp cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn Những mối quan hệ giữa bộ ba phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế qua các nghiên cứu trước đây sẽ được tổng hợp trong phần trình bày bên dưới
2.1 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế:
Phát triển tài chính là một hiện tượng phản ánh việc cung cấp một cấu trúc thượng tầng tài chính giúp nâng cao cả hoạt động sản xuất và vận hành nền kinh tế một cách trôi chảy Nó cung cấp nguồn vốn cần thiết, định giá giá trị kinh tế của các nguồn lực đang được giao dịch và hỗ trợ tiến trình thực hiện chính sách công Việc cung ứng vốn dưới hình thức tín dụng, kiểm soát lãi suất thị trường, … là sự phản ánh của phát triển tài chính trong một quốc gia nhằm mục đích để đạt được tăng trưởng kinh tế (Omotola Awojobi, 2013)
Hiện nay, có nhiều ý kiến tranh luận về mối quan hệ giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế Mặc dù các tài liệu có liên quan đã chỉ ra có mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên mối quan hệ nhân quả này nhìn chung là vẫn chưa rõ ràng Xuất phát từ câu hỏi: liệu phát triển tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay tăng trưởng kinh tế thúc đẩy phát triển tài chính? Đã đưa ra hướng nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài
Trang 17chính và tăng trưởng kinh tế Có những nghiên cứu ủng hộ cho quan điểm phát triển tài chính tác động đến sự tăng trưởng kinh tế (supply leading hypothesis), ngược lại cũng có những nghiên cứu ủng hộ cho quan điểm tăng trưởng kinh tế tác động đến phát triển tài chính (demand-following hypothesis) Ngoài ra còn có những quan điểm ủng hộ cho mối quan hệ hai chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh
tế
2.1.1 Phát triển tài chính tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Schumpeter (1911) đã lập luận rằng sự phát triển tài chính, thông qua chức năng quan trọng của nó về việc tăng cường hiệu quả của các trung gian bằng cách giảm thiểu chi phí thông tin, chi phí giao dịch và chi phí giám sát có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế Ủng hộ cho quan điểm này, Patrick (1966) cũng cho rằng phát triển tài chính tác động đến sự tăng trưởng kinh tế, có nghĩa là việc tạo ra các tổ chức tài chính và thị trường tài chính làm gia tăng việc cung cấp dịch vụ tài chính
và do đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế thực
Nối tiếp những nghiên cứu sau này, rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác cũng ủng hộ cho quan điểm trên và phần lớn đều cho rằng phát triển tài chính có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu được thực hiện dựa trên
cơ sở dữ liệu của nhiều quốc gia hoặc trong phạm vi một quốc gia riêng lẻ Cụ thể như sau:
- Một số nghiên cứu lấy dữ liệu từ nhiều quốc gia như: Nghiên cứu của King and Levine (1993b) xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bốn thước đo phát triển tài chính cho 80 nước trong giai đoạn 1960-1989 Kết quả cho thấy các nước có hệ thống tài chính phát triển hơn thì tăng trưởng nhanh hơn, có tỉ lệ đầu tư cao hơn và sử dụng vốn hiệu quả hơn Hay nghiên cứu
Trang 18của Levine and Zervos (1998) chỉ ra rằng sự phát triển của ngân hàng và thị trường chứng khoán là yếu tố dự báo tốt cho tăng trưởng kinh tế Họ đã nghiên cứu thực nghiệm đối với 49 quốc gia trong giai đoạn 1976-1993 và nhận thấy rằng ngay cả khi đã kiểm soát các yếu tố liên quan đến tăng trưởng, thì sự thanh khoản của thị trường cổ phiếu và sự phát triển của ngân hàng đều có tương quan dương và mạnh mẽ đến tỷ lệ tăng trưởng ở hiện tại
và tương lai Từ đó, tác giả đã nhận định có một mối liên hệ mạnh mẽ và tích cực giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, và các yếu tố tài chính là một phần của quá trình tăng trưởng Còn Seetanah et al (2008) điều tra mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng trong trường hợp của 20 nền kinh tế đảo trong giai đoạn 1980-2002, kết quả cho thấy phát triển tài chính
có tác động tích cực và đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Đồng thời tác giả còn đưa ra rất nhiều kiến nghị chính sách cho chính phủ; Chính phủ nên cố gắng phát triển lĩnh vực tài chính nhiều hơn và một trong những bước đầu tiên là phải giảm thiểu sự tham gia của nhà nước trong hệ thống tài chính và cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính cần được khuyến khích hơn
- Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu dựa trên dữ liệu của từng quốc gia riêng lẻ như: Murende and Eng (1994) đã tiến hành kiểm tra thực nghiệm theo chuỗi thời gian từ năm 1979 đến năm 1990 ở Singapore Kết quả chỉ ra
có một mối quan hệ nhân quả một chiều từ sự phát triển tài chính đến tăng trưởng Còn Bhattacharya and Sivasubramaniam (2003) đã kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ bằng cách sử dụng dữ liệu trong thời kỳ 1970 – 1999 Họ cũng chỉ ra rằng phát triển tài chính đưa đến tăng trưởng GDP
Trang 19- Ở cấp độ vi mô hơn, theo nghiên cứu của Demirguc-Kunt and Maksimovic (1998), các định chế tài chính là rất quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp Để điều tra sự khác biệt trong hệ thống pháp luật và tài chính ảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng nguồn tài chính bên ngoài để tài trợ cho tăng trưởng của công ty, họ đã sử dụng dữ liệu cấp công ty từ 30 quốc gia đang phát triển và phát triển, kết quả cho thấy rằng cả hai yếu tố: thị trường chứng khoán tích cực và một hệ thống pháp luật phát triển là rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững Các công ty trong nước có thị trường chứng khoán linh hoạt và được xếp hạng cao, phù hợp với quy phạm pháp luật có thể có được nguồn vốn từ bên ngoài nhiều hơn và phát triển nhanh hơn Những phát hiện này là vững chắc và hỗ trợ cho các đề xuất rằng sự phát triển của thị trường tài chính và các thể chế tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế
Bên cạnh những nghiên cứu ủng hộ cho quan điểm phát triển tài chính có tác động tích cực đến sự tăng trưởng thì cũng có quan điểm cho rằng phát triển tài chính có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu của De Gregorio and Guidotti (1995) chỉ ra rằng: Sự phát triển tài chính làm giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia có trải qua tỷ lệ lạm phát tương đối cao (đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh) Và đó là kết quả của việc tự do hóa tài chính trong một môi trường pháp lý kém Phát hiện của họ cũng cho thấy các kênh chính của truyền dẫn từ phát triển tài chính đến tăng trưởng là hiệu quả của đầu tư, chứ không phải là khối lượng đầu tư Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Adnan Hye (2011) cũng ủng
hộ cho quan điểm này khi xây dựng chỉ số phát triển tài chính (FDI) cho nền kinh tế
Ấn Độ và xem xét mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
Trang 20Thêm vào đó, còn có nhiều nghiên cứu khác ủng hộ cho quan hệ nhân quả một chiều từ phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế như: King và Levine (1993a), Levine and Zervos (1998), Neusser and Kugler (1998), Choe and Moosa (1999), và Seetanah (2007),…
2.1.2 Tăng trưởng kinh tế tác động đến phát triển tài chính:
Quan điểm thứ hai cho rằng sự tăng trưởng kinh tế có tác động đến phát triển tài chính Giả thuyết này phù hợp với quan điểm của Levine (1997), ông kết luận rằng giữa tăng trưởng và phát triển tài chính có mối liên hệ nhân quả và hệ thống tài chính được định hình bởi sự phát triển phi tài chính Ví dụ như thay đổi trong viễn thông, máy tính, các chính sách khu vực phi tài chính, các thể chế, và bản thân tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến chất lượng của các dịch vụ tài chính và cấu trúc của
hệ thống tài chính Thông qua các nghiên cứu trước đó, ông thấy rằng: Cải tiến công nghệ làm chi phí giao dịch thấp hơn, chính sách tiền tệ và tài khóa ảnh hưởng đến việc đánh thuế các trung gian tài chính và việc cung cấp dịch vụ tài chính hay nói cách khác những thay đổi chính trị và các thể chế trong nước có ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển tài chính Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế làm thay đổi sự sẵn lòng của người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư phải trả các chi phí liên quan tham gia vào hệ thống tài chính Soukhakian (2007) cũng ủng hộ cho giả thuyết này, ông kiểm định
2 giả thuyết đó là: Nguồn cung dẫn dắt và nguồn cầu phụ thuộc cho nền kinh tế của Iran Phát hiện của ông chỉ ra rằng: thứ nhất là có nhiều hơn một vector đồng liên kết tồn tại giữa phát triển tài chính (M2) và thu nhập thực tế bình quân đầu người, thứ hai là có quan hệ nhân quả một chiều chạy từ thu nhập thực tế bình quân đầu người đến phát triển tài chính
Trang 212.1.3 Mối quan hệ hai chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế:
Quan điểm thứ ba cho rằng có mối tương quan đồng thời tác động qua lại giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, ví dụ như nghiên cứu của Thornton (1996); Thornton đã nghiên cứu mối quan hệ nhân quả Granger trên 22 nước châu
Á, Mỹ Latinh và các nền kinh tế đang phát triển vùng Caribbean nhằm đưa ra kết luận về vai trò của sự phát triển hệ thống tài chính trong tăng trưởng kinh tế Kết quả cho thấy: Phát triển tài chính tác động đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế cũng có tác động đến phát triển tài chính Tiếp theo đó, Demetriades and Luitel (1996) đã sử dụng dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương của Ấn Độ để xem xét mối quan hệ giữa phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lĩnh vực ngân hàng ở Ấn Độ Họ nhận ra rằng có quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ Ngoài ra, các nghiên cứu của Katircioglu et al (2007) và Omotola Awojobi (2013) cũng ủng hộ cho giả thuyết này
2.2 Mối quan hệ giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế:
Theo Sanusi (2008) thì độ mở thương mại bao hàm cả chính sách tự do thương mại và nhiều yếu tố khác như: Bình ổn kinh tế (biểu thị bằng thâm hụt ngân sách thấp và tỷ lệ lạm phát thấp), không có rào cản đối với những khoản đầu tư mới, đồng thời có thêm những cải tiến trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc và tiếp thu đổi mới công nghệ
Đối với mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng kinh tế cũng có nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể là:
Trang 222.2.1 Độ mở thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Trong tác phẩm "Nguồn gốc của cải của các quốc gia" - The wealth of nations (1776) của Adam Smith đã đề xuất một lý thuyết về tăng trưởng kinh tế Đây là một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất và nổi tiếng nhất về thương mại và công nghiệp, được công nhận là có đóng góp to lớn cho các nguyên lý kinh tế học hiện đại Adam Smith đã phát triển các nguyên tắc tự do kinh doanh và tất cả các hoạt động kinh tế dẫn tới tự do thương mại bên trong cũng như bên ngoài, bởi vì nhờ nền thương mại không bị giới hạn trong nước và ngoài nước mà một quốc gia có thể phát triển toàn diện Tiếp đó, vào năm 1817, nhà kinh tế học người Anh - David Ricardo đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chuyên môn hóa quốc tế sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia và gọi kết quả này là quy luật lợi thế so sánh Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa Có thể nói, nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế và là nền tảng của tự do hóa thương mại Ủng hộ cho quan điểm này, nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 - Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình."
Nối tiếp những nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết độ mở thương mại có tác động đến tăng trưởng kinh tế, Edwards and Sebastian (1992) sử dụng một cơ sở dữ liệu chéo của 30 nước đang phát triển, kết quả cho thấy các quốc gia có chính sách thương mại cởi mở hơn thì phát triển nhanh hơn so với các quốc gia có chính sách
Trang 23hạn chế hơn Thêm vào đó, nghiên cứu của Wacziarg (1998) cũng chỉ ra rằng mở cửa thương mại có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu bằng cách tăng tỷ lệ đầu tư trong nước so với GDP Tuy nhiên, không chỉ tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng tỷ lệ đầu tư trong nước, mở cửa thương mại còn làm tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP (total-factor productivity), và các nước cởi mở hơn đã thực sự tăng trưởng năng suất nhanh hơn (Edward, 1998) Ngoài ra, Rodriguez and Rodrik (2000) cũng đưa ra bằng chứng cho thấy chính sách mở cửa thương mại (có nghĩa là các rào cản thuế quan và phi thuế quan thấp hơn) có liên quan đáng kể với tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cũng ủng hộ cho quan điểm này như: Romalis (2007), Sanusi (2008) và Kim and Lin (2009),…
Đối với quan điểm ủng hộ độ mở thương mại có tác động đến tăng trưởng kinh tế, có những tác giả ủng hộ cho giả thuyết xuất khẩu có tác động đến tăng trưởng kinh tế và cũng có những tác giả ủng hộ cho giả thuyết nhập khẩu có tác động đến tăng trưởng kinh tế Cụ thể là:
- Trong thời gian trước đây, các nghiên cứu của Greenaway and Sapsford (1994), Deme (2002) đã ủng hộ cho quan điểm xuất khẩu có tác động đến tăng trưởng kinh tế Còn gần đây nhất thì nghiên cứu của Omotola Awojobi (2013) cũng ủng hộ cho quan điểm này, ông nói rằng: Có bằng chứng chỉ ra thương mại xuất khẩu là hình thức mong muốn của thương mại vì nó tạo ra ngoại tệ cho nền kinh tế, do đó thúc đẩy tăng trưởng
- Đối với quan điểm ủng hộ cho giả thuyết nhập khẩu có tác động đến tăng trưởng kinh tế, Lawrence and Weinstein (1999) cho rằng nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm cạnh tranh sẽ thúc đẩy sự đổi mới Đồng thời áp lực
Trang 24cạnh tranh và sự học hỏi từ các đối thủ nước ngoài là ống dẫn quan trọng
đi tới sự tăng trưởng
Bên cạnh những nghiên cứu ủng hộ cho quan điểm độ mở thương mại có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế thì cũng có quan điểm cho rằng độ mở thương mại cũng có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng, ví dụ như nghiên cứu của Wacziarg (1998); Wacziarg đã chỉ ra rằng: Có bằng chứng cho thấy quy mô của chính phủ, được đo bằng tỷ lệ chi tiêu công so với GDP, tạo thành một kênh thông qua đó chính sách thương mại ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
2.2.2 Tăng trưởng kinh tế có tác động đến độ mở thương mại:
Theo nghiên cứu của Katircioglu et al (2007), khi kiểm tra tính đồng liên kết
và quan hệ nhân quả Granger giữa phát triển tài chính, thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ trong khoảng thời gian 1965-2004, ông cho thấy có mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa phát triển tài chính, thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế Đồng thời, kiểm định quan hệ nhân quả Granger chỉ ra rằng có mối quan hệ nhân quả một chiều chạy từ tăng trưởng thu nhập thực tế tới tăng trưởng thương mại quốc tế Mới đây, Omotola Awojobi (2013) cũng cho thấy tăng trưởng kinh tế là một chất xúc tác cho mở cửa thương mại chứ không phải theo chiều ngược lại như đề xuất bởi Adam Smith và David Ricardo Hay nói cách khác, thương mại qua biên giới (cross-border trade) được tăng cường bởi sự tăng trưởng trong sản lượng trong nước (trong trường hợp của Hy Lạp)
2.3 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và độ mở thương mại:
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm gần đây cũng đã xem xét mối quan hệ giữa phát triển tài chính và độ mở thương mại như là nghiên cứu của Beck (2002) Kết quả ước lượng từ một dữ liệu bảng với 65 quốc gia trong 30 năm cho thấy có một quan hệ nhân quả từ mức độ phát triển tài chính tới cán cân thương mại; Các nước
có mức độ phát triển cao hơn về tài chính thì có phần xuất khẩu công nghiệp trong
Trang 25GDP và trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cũng cao hơn Ngoài ra, hai yếu
tố này còn được xác định là các biến kinh tế vĩ mô có liên quan chặt chẽ với hiệu suất tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia
Hiện nay, trong khi một số tác giả lập luận rằng phát triển tài chính có tác động đến tăng trưởng kinh tế thì những người khác lại đề xuất rằng độ mở thương mại có tác động đến tăng trưởng kinh tế Và trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan gần đây, cả hai giả thuyết này cùng được xem xét, ví dụ như nghiên cứu của Katircioglu et al (2007) hay nghiên cứu của Omotola Awojobi (2013) Trong nghiên cứu của mình, Katircioglu et al đã xem xét mối quan hệ nhân quả của 3 yếu tố: Phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế ở
Ấn Độ Còn Omotola Awojobi (2013) thì xem xét mối quan hệ nhân quả của 3 yếu
tố trên ở nền kinh tế của Hy Lạp Omotola Awojobi nói rằng: Đối với giả thuyết độ
mở thương mại có tác động đến tăng trưởng là tiến bộ, lĩnh vực tài chính phải được chủ động phát triển tài chính có thể có hai hình thức và cả hai đều được thiết kế để hướng tới sự phát triển kinh tế, cụ thể là tiết chế tài chính và tự do hóa tài chính Các kết quả từ hai nghiên cứu trên đều chỉ ra mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ 1 chiều từ tăng trưởng kinh tế đến thương mại quốc tế Riêng kết quả nghiên cứu của Omotola Awojobi (2013) thì còn có thêm mối quan hệ 1 chiều từ mở cửa thương mại đến phát triển tài chính, được thể hiện trong hình 3 ở dưới đây
Phát triển tài chính Độ mở thương mại
Tăng trưởng kinh tế
Hình 3: Mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng
trưởng kinh tế Nguồn: Theo kết quả nghiên cứu của Omotola Awojobi (2013)
Trang 26Qua những nghiên cứu thực nghiệm trên, tác giả muốn nghiên cứu mối quan
hệ giữa bộ ba phát triển tài chính, mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Liệu phát triển tài chính hay độ mở thương mại là động lực của tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam?
Trang 27CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình nghiên cứu:
Trong thực tế, mối quan hệ giữa các biến kinh tế không đơn thuần chỉ theo một chiều, biến độc lập ảnh hưởng lên biến phụ thuộc mà trong nhiều trường hợp
nó còn có ảnh hưởng ngược lại Bởi vậy ta phải xem xét ảnh hưởng qua lại giữa các biến này cùng một lúc Do có nhiều quan điểm khác nhau về việc đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả giữa phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế nên tác giả nhận thấy việc sử dụng kiểm định đồng liên kết và kiểm định nhân quả Granger thông thường và bổ sung thêm mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM-Error Correction Model) dựa trên các dữ liệu theo chuỗi thời gian (Time series) như nghiên cứu của Katircioglu et al (2007) là phù hợp
3.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test):
Một trong các giả thuyết của mô hình hồi quy cổ điển là các biến độc lập là phi ngẫu nhiên, chúng có giá trị xác định Nếu như chúng ta ước lượng một mô hình với chuỗi thời gian trong đó có biến độc lập không dừng, khi đó giả thuyết của phương pháp bình phương tối thiểu (OLS- Ordinary Least Square) sẽ bị vi phạm và kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cổ điển sẽ không có giá trị Ngoài ra, các dữ liệu kinh tế vĩ mô thường không dừng và nếu sử dụng sữ liệu không dừng trong hồi quy sẽ đưa ra kết quả hồi quy giả, kiểm định t và F sẽ không có ý nghĩa (Nelson and Plosser, 1982) Nếu như mô hình có ít nhất một biến độc lập không dừng Biến này thể hiện một xu thế tăng hoặc giảm và biến phụ thuộc cũng có xu thế như vậy thì khi ước lượng mô hình có thể ta sẽ thu được các hệ số có ý nghĩa thống kê và
xu thế Nói một cách khác, phương trình hồi quy sẽ cho kết quả các kiểm định
Trang 28thống kê t và R2 rất tốt, nhưng mô hình có thể hoàn toàn không có ý nghĩa
Vì vậy, trước khi xây dựng và phân tích mô hình, cần phải có kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu Để kiểm định tính dừng cho các biến, tác giả dựa vào kiểm định nghiệm đơn vị ADF (Augmented Dickey – Fuller) và phương pháp PP (Phillips - Perron) Phương trình kiểm định tính dừng được mô tả như sau:
(1)
t i t i
j t
ρ
Trong đó y là biến cần được kiểm tra tính dừng, ∆ là sai phân bậc 1, t là biến
chuỗi dữ liệu xem xét là dừng
3.1.2 Kiểm định đồng liên kết (cointegration test):
Cùng với kiểm định tính dừng thì kiểm định tính đồng liên kết cũng đóng một vai trò rất quan trọng Theo Engle và Granger (1987) cho rằng nếu kết hợp tuyến tính của các chuỗi thời gian không dừng có thể là một chuỗi dừng và các chuỗi thời gian không dừng đó được cho là đồng liên kết Và nếu phần dư trong mô hình hồi qui giữa các chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng thì kết quả hồi qui là thực và thể hiện mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình Hay nói cách khác, nếu tồn tại một cặp chuỗi dữ liệu đồng liên kết, thì sự thay đổi trong một biến phụ thuộc sẽ kéo theo sự thay đổi trong một biến giải thích khác và nếu tồn tại mối quan hệ đồng liên kết thì chúng sẽ có khuynh hướng cùng tìm đến trạng thái cân bằng trong dài hạn Do đó mục đích chính của phần này đó là sử dụng kiểm
Trang 29định đồng liên kết để xác định xem có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến đang xem xét hay không
Để thực hiện điều này, tác giả sử dụng kiểm định đồng liên kết Johansen cho từng cặp biến giữa các biến GDP (LnGDP), nhập khẩu (LnIM), xuất khẩu (LnEX),
tỷ lệ cung tiền M2/GDP (LnM2), và tỷ lệ tín dụng trong nước/GDP (LnDC) để có thể biết chính xác là cặp biến nào có mối quan hệ đồng liên kết với nhau Kiểm định Johansen là một phương pháp kiểm định khả năng đồng liên kết của một số chuỗi thời gian Kiểm định này cho phép có thể xuất hiện nhiều hơn một mối quan hệ đồng liên kết, do đó có tính áp dụng phổ quát hơn kiểm định Engle–Granger (vốn dựa trên kiểm định Dickey–Fuller để tính nghiệm đơn vị trên phần dư từ mô hình quan hệ đồng liên kết) Phương trình kiểm định đồng liên kết được biểu diễn như sau:
t k
t k t
nhiên Độ trễ tối ưu sử dụng cho kiểm định được xác định dựa trên tiêu chuẩn thông tin AIC (Akaike Information Criterion)
Có hai dạng phương pháp kiểm định Johansen, hoặc dựa vào thống kê trace (λtrace) hoặc giá trị riêng cực đại (Maximum eigenvalue test), hai phương pháp này
là là tương đương nhau nên trong bài viết, tác giả sử dụng kết quả của thống kê Trace (Trace test) để xác định số lượng vector đồng liên kết Các số liệu thống kê
i = r + 1,…, n - 1 (3) ),
1 (
Trang 30Với các giả thuyết là:
H0: r = 0 H1: r ≥1
H0: r ≤1 H1: r ≥2
H0: r ≤2 H1: r ≥ 3
theo tuần tự Nếu không thể loại bỏ r = 0 ngay từ đầu có nghĩa là không có mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến thì quy trình sẽ dừng lại
3.1.3 Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger:
Theo nghiên cứu của Granger (1986) đã chỉ ra rằng khi có đồng liên kết và khi
có một cú sốc bất kỳ xảy ra làm mất cân bằng thì sẽ tồn tại quá trình điều chỉnh động ngắn hạn như cơ chế hiệu chỉnh sai số và đưa hệ thống trở lại cân bằng dài hạn Và thực tế cho thấy, đồng liên kết hàm ý sự tồn tại của dạng hàm hiệu chỉnh sai
số động khi xem xét quan hệ giữa các biến, do vậy mô hình ECM được sử dụng trong ước lượng sẽ cho phép xác định cân bằng dài hạn từ sự vận động ngắn hạn dựa trên dữ liệu thực tế
Khi hồi quy mô hình với các biến là chuỗi thời gian đặc biệt là chuỗi thời gian
vĩ mô thì yêu cầu đặt ra các chuỗi này phải dừng Trong trường hợp chuỗi chưa dừng thì ta phải lấy sai phân của chúng cho đến khi có được chuỗi dừng Tuy nhiên, khi ta hồi quy các giá trị sau khi đã lấy sai phân có thể sẽ bỏ sót những thông tin dài hạn trong mối quan hệ giữa các biến Chính vì thế khi hồi quy những mô hình đã lấy sai phân phải có thêm phần dư ECT (error correction terms ) Nguồn thứ hai này
Trang 31không được phát hiện bởi kiểm định quan hệ nhân quả Granger chuẩn Ủng hộ cho quan điểm này, Granger và Lin (1995) cũng chỉ ra rằng các kiểm định quan hệ nhân quả Granger thông thường sẽ không hợp lý bởi vì hai chuỗi sai phân không thể là nhân quả của nhau trong dài hạn trừ phi chúng là đồng liên kết Hay nói cách khác, kiểm tra quan hệ nhân quả Granger đơn giản trở nên không phù hợp khi có tồn tại đồng liên kết trong các chuỗi biến Và sẽ là cần thiết khi bổ sung cho kiểm định quan hệ nhân quả Granger bằng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) (Katircioglu et al., 2007)
Do đó, trong bài viết này, tác giả sẽ sử dụng kiểm định nhân quả granger thông thường cho tất cả các cặp biến đồng thời xem xét các cặp biến đó trong mô hình ECM Vì điều kiện để đưa vào mô hình ECM đó là cặp biến đó phải có đồng liên kết Do đó chỉ cặp biến nào có mối quan hệ đồng liên kết thì mới có thể đưa vào mô hình ECM để đưa ra kết luận cuối cùng về mối quan hệ nhân quả trong dài hạn giữa các cặp biến đó, những cặp không có đồng liên kết thì tác giả chỉ dừng lại
ở mức tham khảo mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn
Dựa vào bài nghiên cứu của Katircioglu et al (2007), ta có phương trình kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger được thể hiện như là một mô hình hiệu chỉnh lỗi ECM như trong phương trình (4) và (5) (dựa vào phần dư của mối quan hệ đồng tích hợp để kiểm định mối quan hệ nhân quả) như sau:
++
Δ+
Δ+
=Δ
t t
i i t i
i t i
Δ+
Δ+
t i
Trang 32Trong đó Y và X là các biến được xem xét, và i là hệ số điều chỉnh, ECTt-1 là phần dư của phương trình đồng liên kết hay còn gọi là số hạng hiệu chỉnh sai số, ∆
là sai phân bậc 1; Trong phương trình (4), X quan hệ nhân quả Granger với Y nếu
- Tổng sản phẩm trong nước thực tế (theo giá năm 1995) được ký hiệu là LnGDP và tổng sản phẩm trong nước danh nghĩa (GDP) được tổng hợp theo
số liệu của thầy GiangLe lấy từ DataStream
- Phát triển tài chính được đại diện bởi hai biến là: tỷ lệ cung tiền M2 so với GDP danh nghĩa ký hiệu là (lnM2) và tỷ lệ tín dụng trong nước so với GDP danh nghĩa ký hiệu là (LnDC), được tổng hợp từ kho dữ liệu IFS của IMF
- Đối với biến độ mở thương mại, có nghiên cứu sử dụng các đại diện cho mở cửa thương mại là tổng của xuất khẩu và nhập khẩu thực của hàng hóa và dịch
vụ như nghiên cứu của Omotola Awojobi (2013) và cũng có nhiều nghiên cứu
sử dụng xuất khẩu và nhập khẩu thực của hàng hóa và dịch vụ riêng để đại diện cho mở cửa thương mại như nghiên cứu của Katircioglu et al (2007) Do không tìm được số liệu về xuất khẩu và nhập khẩu thực của hàng hóa và dịch
vụ nên tác giả sẽ sử dụng xuất khẩu thực (lnEX) và nhập khẩu thực (LnIM) để
Trang 33đại diện cho độ mở thương mại trong nghiên cứu này Tuy nhiên do số liệu này cũng không có sẵn nên tác giả tiến hành tính toán xuất khẩu và nhập khẩu thực từ số liệu xuất khẩu danh nghĩa (EX) và nhập khẩu danh nghĩa (IM) được lấy từ kho dữ liệu IFS của IMF theo các phương trình sau:
- EX: Xuất khẩu danh nghĩa
- IM: Nhập khẩu danh nghĩa
- CPI: Chỉ số giá hàng hóa (theo giá năm 2005)
Tất cả các biến trong nghiên cứu được để dưới dạng logarit tự nhiên
Trang 34CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả dữ liệu:
Các giá trị thống kê mô tả về tăng trưởng kinh tế (lnGDP), tỷ lệ cung tiền so với GDP (lnM2), tỷ lệ tín dụng trong nước so với GDP (lnDC), xuất khẩu (lnEX) và nhập khẩu (lnIM) của Việt Nam trong giai đoạn này được trình bày trong bảng 1
Bảng 1 Các giá trị thống kê mô tả về các biến lnGDP, lnM2, lnDC, lnEX và lnIM
của Việt Nam giai đoạn từ quý 3/1999 đến quý 1/2012
Biến Trung bình Trung vị Tối đa Tối thiểu Số quan sát
Trang 354.2 Hệ số tương quan:
Hệ số tương quan giữa các biến được thể hiện trong bảng 2 Kết quả cho ta
thấy có mối tương quan mạnh giữa LnGDP và LnEX (0.889), giữa LnGDP và
LnIM (0.899) Bên cạnh đó thì LnEX cũng tương quan rất mạnh với LnIM (0.975),
còn LnM2 tương quan rất mạnh với LnDC (0.985) Thông qua đó, kết quả trong
bảng 2 dự báo về một mối quan hệ giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam
Bảng 2 Hệ số tương quan giữa các biến lnGDP, lnM2, lnDC, lnEX và lnIM của
Việt Nam trong giai đoạn từ quý 3/1999 đến quý 1/2012
4.3 Kiểm định nghiệm đơn vị:
Để kiểm định tính dừng, tác giả dựa vào kiểm định nghiệm đơn vị ADF
(Augmented Dickey-Fuller) và PP (Phillips Perron) cho từng biến Tiêu chuẩn kiểm
Trang 361%, 5% hoặc 10%) thì bác bỏ giả thuyết H0 (chuỗi không dừng) hay có nghiệm đơn
vị
Thông qua bảng kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (bảng 3), ta thấy rằng tất cả các chuỗi dữ liệu ban đầu đều không dừng, nhưng tất cả các chuỗi đều dừng khi lấy sai phân bậc 1, I(1) ở mức ý nghĩa 1%
Bảng 3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF và PP
Chuỗi dữ
liệu
Kiểm định ADF Kiểm định PP
Kết quả Bậc I(0) Bậc I(1) Bậc I(0) Bậc I(1)
kê Trace
Trang 37Kiểm định đồng liên kết Johansen không cho phép tự động nhận độ dài trễ Vì vậy ta cần ước lượng mô hình Var để xác định độ trễ tối ưu Để làm điều này, ta sẽ ước lượng mô hình Var, sau đó sử dụng chỉ tiêu AIC để chọn số độ trễ tối ưu trong các kiểm định đồng liên kết Tất cả các kiểm định độ trễ tối ưu đều cho ra kết quả là: 4, được thể hiện trong bảng 4
Trang 38Stt Cặp biến Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
Trang 39Bảng 5 Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen:
STT Các cặp biến Kiểm định Trace
Giả thuyết Giá trị thống kê Giá trị tới hạn (5%)
Trang 40Kết quả từ bảng 5 cho thấy có mối quan hệ đồng liên kết giữa một số cặp biến trong mô hình như là: LnGDP và LnEX, LnGDP và LnIM, LnM2 và LnDC, LnM2
và LnIM, LnDC và LnIM Như vậy có thể kết luận rằng giữa các cặp biến trên có tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạn
Dựa trên kết quả thu được từ mô hình VECM ta có hàm hồi quy như sau:
[ 0 , 97 ] [ 5 , 01 ] [ 1 , 67 ] [ 4 , 95 ]
22 , 0 2 1 , 0 30
, 0 05
, 0 31 ,
Kết quả kiểm định cho thấy: Tất cả các biến độc lập đều có tác động tích cực đến GDP trừ nhập khẩu Tuy nhiên tác động từ nhập khẩu đến GDP là không có ý nghĩa thống kê Cụ thể là: Khi xuất khẩu tăng lên 1% thì GDP có xu hướng tăng 0,3%; Khi cung tiền M2 tăng lên 1% thì GDP có xu hướng tăng 0,1% và khi tín dụng trong nước tăng lên 1% thì GDP có xu hướng tăng 0,22% (trong khi các điều kiện khác không đổi) Các tác động tích cực từ xuất khẩu, cung tiền M2 và tín dụng trong nước đến GDP đều có ý nghĩa thống kê Còn khi nhập khẩu tăng lên 1% thì GDP có xu hướng giảm 0,05% (trong khi các điều kiện khác không đổi), tuy nhiên tác động này là không có ý nghĩa thống kê
Thông qua kết quả từ mô hình VECM cho thấy mối quan hệ giữa xuất khẩu, cung tiền M2, tín dụng trong nước và GDP trong dài hạn là quan hệ đồng biến
4.5 kiểm định quan hệ nhân quả Granger và bổ sung thêm mô hình ECM:
Điều kiện để có thể kiểm định các biến theo mô hình ECM đó là các cặp biến này phải có mối quan hệ đồng liên kết Do đó, chỉ những cặp biến nào có mối quan
hệ đồng liên kết thì ta mới đưa vào mô hình ECM sau khi đã kiểm định quan hệ