Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu định tính: Trong phạm vi đề tài, phương pháp định tính được sử dụng bằng cách thu thập các số liệu và các thông tin liên quan để quan sát sự biến độn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
PHẠM VĂN BÌNH
KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ VÀNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
PHẠM VĂN BÌNH CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201
KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ VÀNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN VĂN SĨ
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc Các thông tin sử dụng trong luận văn đáng tin cậy và trung thực
Học viên
Phạm Văn Bình
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm 13
Bảng 3.1: Kỳ vọng chiều hướng tác động của các biến đến giá vàng 21
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến 25
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng 26
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy của mô hình (1) 28
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy của mô hình (2) 29
Bảng 4.5: Ma trận tương quan của các hệ số hồi quy của mô hình (2) 30
Bảng 4.6: Kiểm tra phương sai sai số thay đổi 31
Bảng 4.7: Kết quả chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến GVVN 32
Trang 6DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Tỉ lệ lạm phát và Giá vàng Việt Nam 18
Hình 3.2: Tỷ giá hối đoái USD/VND và Giá vàng Việt Nam 19
Hình 3.3: Cung tiền M1 và Giá vàng Việt Nam 19
Hình 3.4: Chỉ số VN Index và Giá vàng Việt Nam 20
Hình 3.5: Giá vàng thế giới và Giá vàng Việt Nam 21
Trang 7MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
MỤC LỤC
TÓM TẮT
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Bố cục của luận văn 2
Kết luận chương 1 3
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ CÁC CHỨNG CỨ THỰC NGHIỆM VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN GIÁ VÀNG 4
2.1 Tổng quan về đặc điểm của vàng và thị trường vàng Việt Nam 4
2.1.1 Đặc điểm của vàng 4
2.1.2 Thị trường vàng Việt Nam 4
2.2 Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến giá vàng 11
Trang 82.3 Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm 12
2.4 Kết luận rút ra từ các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng ở Việt Nam 13
Kết luận chương 2 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Mô hình nghiên cứu 16
3.2 Dữ liệu và nguồn dữ liệu 17
3.3 Kỳ vọng về chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố lên giá vàng VN 17
3.4 Phương pháp nghiên cứu 22
Kết luận chương 3 24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1 Thống kê mô tả các biến: 25
4.2 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF 26
4.3 Mô hình hồi quy bội 27
4.4 Kiểm tra sự phù hợp của mô hình 29
4.4.1 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 29
4.4.2 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan 30
4.4.3 Kiểm tra phương sai sai số thay đổi 31
4.5 Giải thích kết quả đạt được 31
4.6 Thảo luận kết quả đạt được 32
Kết luận chương 4 35
Trang 9CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 36
5.1 Những kết quả đạt được của luận văn 36
5.2 Những mặt hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu (ADF)
Phụ lục 2: Kết quả kiểm định Breusch – Godfrey (Với các bậc tự tương quan thực hiện từ 1 đến 5)
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi
Trang 10TÓM TẮT
Luận văn tập trung giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô như Tỷ giá hối đoái, Tỷ lệ lạm phát, Chỉ số chứng khoán VN Index, Giá vàng thế giới, Cung tiền M1 đến Giá vàng Việt Nam Luận văn sử dụng chính là phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định và giải thích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam
Với việc sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian theo tháng tác giả đã sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị ADF để rút ra kết luận thống kê trong ngắn hạn và dài hạn và kết quả đã chứng minh rằng Giá vàng thế giới, Tỷ lệ lạm phát, Cung tiền M1, thực sự ảnh hưởng đến Giá vàng Việt Nam Các biến vĩ mô còn lại như Chỉ số chứng khoán VN Index và Tỷ giá hối đoái USD/VND không
có ý nghĩa về mặt thống kê Tỷ lệ lạm phát tương quan thuận với Giá vàng Việt Nam; Giá vàng thế giới tương quan thuận với Giá vàng Việt Nam; Cung tiền M1 tương quan thuận với Giá vàng Việt Nam
So sánh với kết quả những nghiên cứu trước đây, đồng thời liên hệ thực nghiệm đến những biến động trong giai đoạn khảo sát đã cho thấy kết quả nghiên cứu phù hợp với cơ sở lý thuyết và thực trạng nền kinh tế Việt Nam
Trang 11CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế diễn ra, giá vàng thế giới có
sự biến động tăng, giảm với biên độ lớn Tại Việt Nam, môi trường kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, tỷ lệ lạm phát còn cao Giá vàng trong nước biến động thất thường gây tâm lý bất ổn cho người dân, ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh
tế, làm nhiều người dân thiệt hại khi chạy theo Vàng
Môi trường kinh tế vĩ mô có tác động quan trọng đến sự ổn định của các thị trường, trong đó thị trường vàng cũng không là một ngoại lệ Do vàng vừa có yếu tố của một hàng hóa thông thường vừa là tiền tệ nên mức tác động của các yếu tố vĩ mô càng chặt chẽ hơn Các thông tin về yếu tố vĩ mô tác động đến giá vàng Việt Nam sẽ có ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư và người dân
Chính vì thế, việc phân tích, kiểm định, giải thích các yếu tố vĩ mô tác động đến giá vàng, là một trong những việc làm hết sức cần thiết Xuất phát từ những
lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố tác động đến giá vàng ở Việt Nam, cùng mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố đó nhằm phục vụ cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam, các nhà đầu tư và người dân
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
đến giá vàng Việt Nam
Trang 12- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Giá vàng Việt Nam và các yếu tố vĩ
mô giai đoạn 2004 - 2012 bao gồm: Giá vàng thế giới, Cung tiền M1, Tỷ lệ lạm phát, Tỷ giá hối đoái USD/VND, Chỉ số chứng khoán VN Index
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính: Trong phạm vi đề tài, phương pháp định tính được
sử dụng bằng cách thu thập các số liệu và các thông tin liên quan để quan sát sự biến động của giá vàng Việt Nam trong mối liên hệ với sự thay đổi của các yếu
tố vĩ mô từ 2004 đến 2012 qua đó phát hiện ra sự ảnh hưởng của các yếu tố đến giá vàng Việt Nam
- Nghiên cứu định lượng: Trong phạm vi bài nghiên cứu tác giả xác định
mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết thông qua chương trình Eviews 6.0, các phương pháp sau đây được thực hiện:
+ Phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị ADF (Augmented Fuller) để xác định tính dừng của các chuỗi dữ liệu thời gian
Dickey-+ Phương pháp phân tích hồi quy bội, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến + Phương pháp kiểm định sự phù hợp của mô hình: khắc phục hiện tượng
tự tương quan và đa cộng tuyến nếu có
1.5 Bố cục của luận văn
Luận văn được chia làm 5 chương như sau:
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Lý thuyết và các chứng cứ thực nghiệm về các yếu tố ảnh
hưởng đến giá vàng
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trang 14CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ CÁC CHỨNG CỨ THỰC NGHIỆM VỀ
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN GIÁ VÀNG
2.1 Tổng quan về đặc điểm của vàng và thị trường vàng Việt Nam
o Vàng là một hàng hóa đặc biệt: Với tính chất ưu việt và được công nhận rộng rãi, vàng đã trở thành một vật chất đặc biệt mang hình thái hàng hóa – tiền
tệ Lịch sử tiền vàng kéo dài hàng mấy nghìn năm và phổ biến trên khắp các nước với những biến cố, những giai đoạn thăng trầm khác nhau Khi đóng vai trò
là tiền thì vàng đã có đầy đủ các chức năng của tiền tệ nói chung và cho đến ngày nay chưa có loại tiền nào có chức năng đầy đủ như thế, bao gồm: chức năng phương tiện thanh toán, thước đo giá trị và phương tiện tích trữ
o Vàng là dự trữ Quốc gia: Mức dự trữ vàng của toàn thế giới gần đây lên đến 130,000 tấn Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng trong danh mục đầu tư của mình để tránh nguy cơ giảm giá trị tài sản do lạm phát và phá giá tiền tệ trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay1
2.1.2 Thị trường vàng Việt Nam
1
Phạm Thị Huyền Trang, 2012 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam Luận
văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 152.1.2.1 Hoạt động của thị trường vàng Việt Nam
Thị trường vàng Việt Nam hiện nay là một thị trường nhỏ với các hình thức giao dịch lạc hậu so với thế giới Trên thị trường vàng vật chất trong nước, Công
ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) chiếm khoảng 90% thị phần, hiện nay thương hiệu vàng miếng SJC do Nhà nước quản lý, độc quyền sản xuất Ngoài ra còn có khoảng 30 doanh nghiệp có quy mô lớn, cùng với rất nhiều doanh nghiệp kinh
doanh vàng vừa và nhỏ Có thể chia làm 3 nhóm bao gồm nhóm ngân hàng, chủ
yếu tập trung kinh doanh và huy động vàng miếng đã bắt đầu chuyển sang kinh
doanh vàng trang sức sau khi Nhà nước ban hành nghị định 24/2012/NĐ-CP
Nhóm công ty vàng, kinh doanh trang sức, vàng miếng và nhập khẩu vàng như PNJ, SJC, Doji, Bảo tín minh châu và nhóm còn lại là các cửa hàng kinh doanh
nhỏ lẻ
Đối với hoạt động xuất khẩu vàng ở nước ta được NHNN quản lý trên nguyên tắc bảo đảm quyền và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, ổn định thị trường trong nước, thông qua cơ chế độc quyền và quy định mức thuế xuất tùy hàm lượng vàng, theo từng năm Việt Nam đóng vai trò là nước nhập khẩu hơn
là nước xuất khẩu mặt hàng này, hàng năm lượng xuất khẩu thấp do sản phẩm nữ trang chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, xuất khẩu vàng diễn ra trong tình huống chênh lệch giá trong nước và thế giới, các doanh nghiệp lách luật bằng cách cho hàm lượng vàng cao vào trong thành phẩm nữ trang để xuất khẩu sang nước ngoài, thành phẩm này được các doanh nghiệp nước ngoài chế biến lại dưới dạng vàng nguyên liệu
Về hoạt động nhập khẩu vàng ở nước ta: hàng năm phải nhập khẩu đáp ứng đến gần 95% nhu cầu trong nước Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch nhập khẩu kim loại quý này trong năm 2011 là 2.2 tỷ đôla Trước đây việc nhập khẩu vàng thường do các công ty ngoài ngân hàng thực hiện, mục đích là lợi nhuận Việc nhập khẩu vàng thường trong các tình huống cấp bách do giá
Trang 16vàng trong nước tăng cao (nhập khẩu vàng để can thiệp giá, bình ổn thị trường) Hiện nay do độc quyền sản xuất vàng miếng nên Nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng Đối với việc nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thì NHNN xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
Tình trạng ăn gian tuổi vàng: thực tế tuổi vàng được thế hiện qua màu sắc,
song việc phân định màu sắc bằng mắt thường chỉ mang tính tương đối, vì thế rất khó để biết được tuổi thật của vàng Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm là do doanh nghiệp tự đăng ký chất lượng với cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng vàng đã đăng ký Và khi cơ quan quản lý tổ chức thanh tra nếu phát hiện vi phạm thì sẽ xử phạt nhưng các doanh nghiệp có nhiều cách thức để lách luật trong khi các cơ quan quản lý hoạt động chưa thực sự hiệu quả Do đó khi giá vàng lên cao, các doanh nghiệp tư nhân thường có xu hướng ăn gian tuổi vàng để cạnh tranh về giá cả, đồng thời thu lợi nhuận cao gây thiệt hại cho người tiêu dùng
Về thị trường vàng phi vật chất: từ năm 2006 đến năm 2010, có đến 19 SGD vàng được thành lập, hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản diễn ra rất sôi động với mức ký quỹ thấp (7%) trên các SGD đơn lẻ trong nước, do một số ngân hàng, công ty hoặc tổ chức kinh doanh vàng thành lập, quản lý; một số NHTM cũng được kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài Trước tình trạng tự phát thiếu cơ chế quản lý nên từ đầu năm 2010, Chính phủ cấm SGD, kinh doanh vàng qua tài khoản và cấm huy động vàng của các ngân hàng từ 2012
2.1.2.2 Các nhân tố chính ảnh hưởng đến giá vàng ở Việt Nam
Trang 17Giá vàng thế giới và cách quy đổi giá vàng theo VND: Giá 1 lượng vàng =
(Giá vàng thế giới + chi phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1+ thuế nhập khẩu) x 1.20556 x tỷ giá USD/VND + phí gia công + phí hải quan
Biến động cung – cầu vàng
vàng của Việt Nam hàng năm chính là nguồn vàng nhập khẩu Khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi, các công ty kinh doanh vàng, có sẵn nguồn vàng sẽ xuất khẩu vàng để thu lợi nhuận; Ngược lại, khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, họ lại nhập khẩu vàng để cung cấp cho thị trường trong nước Tuy nhiên, nguồn cung này lại phụ thuộc vào hạn ngạch do NHNN cho phép nên đáp ứng chậm so với nhu cầu, điều này càng đẩy giá vàng lên cao hơn, tạo điều kiện cho đầu cơ và buôn lậu vàng, khiến tình hình giá vàng trong nước càng khó kiểm soát
nhất trên thế giới Tổng nhu cầu vàng cả năm 2012 là 77 tấn giảm 24% so với năm 2011, trong năm 2011 nhu cầu vàng của Việt Nam 100.3 tấn tăng 23% so với năm 2010 Nhu cầu vàng trên thị trường vàng Việt Nam bao gồm: Nhu cầu trang sức, nhu cầu tích lũy, nhu cầu sản xuất và nhu cầu đầu tư Cũng như trên thị trường thế giới, nhu cầu đầu tư vàng trên thị trường có tác động mạnh đến giá vàng
Chính sách tiền tệ: Theo công thức quy đổi giá vàng, tỷ giá USD/VND tác
động cùng chiều lên giá vàng trong nước Tuy nhiên, trên thực tế, tác động của
tỷ giá USD/VND lên giá vàng Việt Nam lại rất phức tạp, góp phần làm giá vàng trong nước và giá vàng thế giới quy đổi có sự chênh lệch Vì tỷ giá USD/VND vừa là công cụ, vừa là kết quả của chính sách tiền tệ, tác động trực tiếp lên kỳ vọng vào giá trị đồng VND, và là một trong những thông số tham chiếu trong
Trang 18quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính mà vàng là một kênh đầu tư trên thị trường đó Từ đó, tỷ giá USD/VND đã gián tiếp tác động lên giá vàng Mặt khác, sự biến động tỷ giá USD/VND không phải là tác nhân chính khiến giá vàng trong nước chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới Vì, khi ta dùng tỷ giá USD/VND bình quân qua các năm để tính giá vàng thế giới quy đổi tại các thời điểm khác nhau theo đơn vị triệu đồng/lượng thì chênh lệch giữa giá vàng thế giới và Việt Nam vẫn rất lớn, thậm chí còn lớn hơn so với các giá trị thông thường khi ta dùng tỷ giá trần để quy đổi2
Chính sách quản lý của nhà nước
khẩu vàng là một biện pháp quản lý hành chính trong việc quản lý thị trường vàng Biện pháp này được NHNN đưa ra nhằm kiểm soát ngoại hối có liên quan đến việc điều hành tỷ giá Tuy nhiên, với diễn biến giá vàng như ba năm gần đây, giá vàng trong nước tăng cao, chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới, có thời điểm lên đến 3-5 triệu đồng/lượng, cần bổ sung nguồn cung nhanh chóng để giảm giá, bình ổn thị trường vàng thì việc cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng đã gây chậm trễ trong việc bổ sung nguồn cung, tạo điều kiện cho buôn lậu và đầu cơ vàng thu lợi, càng làm rối loạn thị trường vàng
xuất khẩu vàng miếng và nguyên liệu thông qua cơ chế cấp hạn ngạch cho một
số đầu mối Đến tháng 8/2011, khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn ở mức cao, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 111/2011/TT-BTC quy định các sản phẩm vàng xuất khẩu có hàm lượng vàng từ 80% trở lên đều bị áp thuế 10% Do đó, để trốn thuế, doanh nghiệp sẽ phải mất thêm chi phí "hạ tuổi
2
Phạm Thị Huyền Trang, 2012 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam Luận
văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 19vàng" và lượng vàng hao hụt trong quá trình gia công sẽ lớn hơn Khi giá trong nước thấp hơn thế giới, nếu không xuất được qua đường chính ngạch, vàng sẽ chảy ra ngoài qua đường tiểu ngạch hoặc thậm chí xuất lậu, làm thất thu thuế của Nhà nước và không kiểm soát được nguồn ngoại tệ
Khi giá vàng trong nước biến động, thấp hơn giá vàng thế giới, người dân không nhận được đầy đủ thông tin, do vậy giá vàng vừa lên đã bán theo số đông, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu thấy chênh lệch hấp dẫn là lập tức gom vàng xuất khẩu Theo tâm lý chung, khi giá vàng chỉ diễn tiến theo chiều lên, những người bán trước đây sẽ cảm thấy bị thua lỗ vì đã bán vàng ở mức giá thấp hơn hiện tại, dẫn đến hành vi mua vàng Trong khi đó, thị trường trong nước lại khan hàng do đã xuất khẩu quá nhiều, nên giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, kích thích hoạt động nhập lậu, tạo ra vòng luẩn quẩn và làm giá vàng trong nước biến động, khó kiểm soát3
cửa hoạt động sàn giao dịch vàng và cấm kinh doanh vàng trên tài khoản, thị trường vàng Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang thị trường vàng vật chất, chủ yếu giao dịch mua bán vàng miếng như hiện nay Trong khi, nhu cầu thực của thị trường đối với các loại hình giao dịch này rất lớn và phù hợp với xu hướng hội nhập
Mặt khác, việc cấm sàn vàng và kinh doanh vàng tài khoản khiến cho thông tin đầu tư bị hạn chế, tạo điều kiện cho đầu cơ làm giá trên thị trường vàng vật chất, ảnh hưởng xấu đến giá vàng trong nước và việc quản lý thị trường vàng càng trở nên khó khăn
3
Phạm Thị Huyền Trang, 2012 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam Luận
văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 20- Hoạt động quản lý kinh doanh vàng: Từ năm 2008 Nhà nước đã có
những động tác can thiệp mạnh đối với thị trường Vàng, tuy nhiên từ 2011 sự can thiệp đến thị trường vàng diễn ra mạnh hơn hướng đến cấu trúc lại thị trường vàng như việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng; cấm huy động và cho vay bằng vàng đối với TCTD; quy định thương hiệu vàng miếng SJC; quy định kinh doanh vàng miếng với các điều kiện khắt khe; quy định mức thuế xuất khẩu vàng cao 10% Tuy nhiên giá vàng Việt Nam không chỉ tiệm cận với giá vàng thế giới mà mức chênh lệch ngày càng lớn Điều này chứng tỏ tác động của chính sách quản lý thị trường vàng đối với mặt hàng này là rất lớn
Các yếu tố khác
nhanh và đoán biết tâm lý của người đầu tư cho rằng giá vàng còn đi lên, đã dùng kỹ xảo tạo ra cầu ảo, đẩy giá vàng trong nước tăng nhanh, cao hơn giá thế giới để trục lợi Có thể thấy rằng chính những bất hợp lý trong cơ chế điều hành xuất nhập khẩu vàng, công tác quản lý thị trường vàng và hạn chế về công cụ đầu tư của thị trường vàng đã tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ phát triển
phát của người dân cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cơn sốt vàng tại Việt Nam trong thời gian qua
Đánh giá chung: Có nhiều nhân tố tác động đến giá vàng trong nước như sự
biến động giá vàng thế giới, biến động cung – cầu vàng trong nước, chính sách tiền tệ, tình trạng đầu cơ, tâm lý nhà đầu tư - người dân và các chính sách quản
lý thị trường vàng của Nhà nước Trong đó chính sách quản lý thị trường vàng của Nhà nước có tác động rất lớn đến sự biến động của giá vàng trong những năm gần đây
Trang 212.2 Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến giá vàng
Ismail và cộng sự (2009) đã tiến hành nghiên cứu dự báo giá vàng bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Mô hình nghiên cứu của các tác giả này có một biến phụ thuộc và năm biến độc lập Biến phụ thuộc là giá vàng thế giới Năm biến độc lập gồm có Chỉ số hàng hóa CRB, Tỷ giá EUR/USD; Tỷ lệ lạm phát
Mỹ, Cung tiền M1 của Mỹ, Chỉ số New York Stock Exchange, Chỉ số Standard
& Poor 500, Lãi suất trái phiếu của Mỹ và chỉ số USD Kết quả nghiên cứu có bốn biến tác động đến giá vàng bao gồm Chỉ số hàng hóa CRB tương quan thuận, Tỷ giá EUR/USD tương quan thuận, Tỷ lệ lạm phát tương quan nghịch và Cung tiền M1 tương quan thuận với giá vàng
Pravit Khaemasunun (2009) đã tiến hành nghiên cứu dự báo giá vàng Thái Lan Mô hình nghiên cứu có một biến phụ thuộc và mười bốn biến độc lập Biến phụ thuộc là giá vàng Thái Lan Mười bốn biến độc lập là Giá dầu, Chỉ số SET, Lãi suất, Giá vàng phái sinh tương lai, Dịp tết âm lịch (biến giả), Tỷ giá USD/THB, Tỷ giá AUD/THB, Tỷ giá CAD/THB, Tỷ giá PEN/THB, Tỷ giá HKD/THB, Tỷ giá JPY/THB, Tỷ giá EU ponds (Đức & Ý)/THB, Tỷ giá SGD/THB, Tỷ giá COP/THB (mười nước đứng đầu xuất khẩu vàng trong thời gian nghiên cứu của tác giả) Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như sau: Tỷ giá AUD/THB, Tỷ giá JPY/THB, Tỷ giá CAD/THB, Tỷ giá EU ponds/THB, Giá vàng phái sinh tương lai, Giá dầu tương quan thuận với giá vàng Thái Lan Trong khi đó Tỷ giá USD/THB tương quan nghịch với giá vàng Thái Lan
Cũng trong bài nghiên cứu của Pravit Khaemasunun (2009) có trích dẫn kết quả nghiên cứu của Jitprapan (2006) nghiên cứu về giá vàng hàng tháng của Thái Lan trong thời gian 1/1/1998 – 30/10/2005, kết quả cho thấy có 4 yếu tố
Trang 22ảnh hưởng đến giá vàng Thái Lan là Giá vàng thế giới, Tỷ giá USD/THB, Chỉ số CPI Thái Lan và khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ
Topçu (2010) xem xét mối quan hệ giữa giá vàng và chỉ số Dow Jones, Chỉ
số USD, Giá dầu, Tỷ lệ lạm phát Mỹ, Cung tiền M3 của Mỹ từ 1995 đến 2009 Kết quả cho thấy chỉ số Dow Jones tương quan thuận với giá vàng, Chỉ số USD
tương quan thuận với giá vàng, Cung tiền M3 tương quan nghịch với giá vàng Cengiz Toraman và cộng sự (2011), xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá
vàng: Một nghiên cứu của mô hình MGARCH Các biến độc lập bao gồm Giá dầu, Chỉ số USD, Tỷ lệ lạm phát Mỹ, Lãi suất thực Mỹ Kết quả nghiên cứu cho thấy Chỉ số USD và Giá vàng tương quan nghịch, Giá vàng và Giá dầu có mối tương quan thuận
Sindhu (2013), một nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố được lựa chọn lên giá vàng ở Ấn Độ Các biến độc lập được chọn là Tỷ giá USD/ INR, Giá dầu,
Tỷ lệ Repo, Tỷ lệ lạm phát Ấn Độ Kết quả nghiên cứu cho thấy Giá vàng và Tỷ giá USD/INR tương quan thuận; Giá vàng và Giá dầu tương quan nghịch; Giá vàng và Tỷ lệ Repo tương quan thuận trong thời gian 11/2006 - 08/2008; 03/2010 – 10/2011 và tương quan nghịch 09/2008-02/2010; Giá vàng và Tỷ lệ lạm phát Ấn Độ tương quan thuận
2.3 Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Qua những nghiên cứu thực nghiệm trên, chúng ta thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến giá vàng là khác nhau Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng có thể là Giá vàng thế giới, Tỷ giá hối đoái, Cung tiền, Tỷ lệ lạm phát, Thị trường chứng khoán, Tỷ lệ Repo, Giá dầu thô, Chỉ số USD, Chỉ số hàng hóa CRB Mối quan hệ giữa các biến với giá vàng thể hiện trong bảng sau:
Trang 23Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm
STT Nhân tố Tương quan thuận với
7 Tỷ giá hối đoái Ismail và cộng sự
(2009); Sindhu (2013)
Pravit Khaemasunun (2009)
8 Tỷ lệ Repo Sindhu (2013) Sindhu (2013)
9 Giá vàng thế giới (*) Jitprapan (2006) Jitprapan (2006)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm
Ghí chú: (*) Biến Giá vàng thế giới trong nghiên cứu của Jitprapan (2006), được
trích dẫn trong bài nghiên cứu của Pravit Khaemasunun (2009) là có tác động mạnh đến giá vàng Thái Lan nhưng không nêu rõ mối tương quan thuận hay nghịch với giá vàng Thái Lan Ngoài ra, tác giả không thống kê các biến giả có ảnh hưởng đến giá vàng trong bảng tóm tắt trên
2.4 Kết luận rút ra từ các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về các yếu tố
ảnh hưởng đến giá vàng ở Việt Nam
Qua tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến giá vàng, chúng ta đều thấy rằng, ở mỗi thời điểm nghiên cứu khác nhau,
Trang 24đặc thù kinh tế mỗi nước khác nhau, yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng tương đối khác nhau Có những yếu tố ở thị trường, thời điểm này thì ảnh hưởng, nhưng ở thị trường và thời điểm khác lại không ảnh hưởng, hay có những yếu tố ảnh hưởng cùng chiều ở thị trường này nhưng lại ảnh hưởng ngược chiều ở thị trường khác Chẳng hạn Sindhu (2013) kết luận Tỷ lệ lạm phát tương quan thuận với giá vàng, tuy nhiên Ismail và cộng sự (2009) kết luận Tỷ lệ lạm phát tương quan nghịch với giá vàng Trong khi đó Topçu (2010) và Cengiz Toraman và cộng sự (2011) cho rằng Tỷ lệ lạm phát không tác động đến giá vàng Pravit Khaemasunun (2009) kết luận Tỷ giá hối đoái USD/THB tương quan nghịch với giá vàng Thái Lan, Sindhu (2013) cho rằng Tỷ giá hối đoái USD/INR tương quan thuận với giá vàng Ấn Độ Topçu (2010) cho rằng Chỉ số chứng khoán tác động đến giá vàng, tuy nhiên Ismail và cộng sự (2009) kết luận Chỉ số chứng khoán không tác động đến giá vàng Ismail và cộng sự (2009) cho rằng Cung tiền tương quan thuận với giá vàng, trong khi Topçu (2010) kết luận Cung tiền tương quan nghịch với giá vàng
Do đó, khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá vàng ở Việt Nam, tác giả vận dụng các kết quả nghiên cứu trên và nhìn nhận thực tế ở trong nước cũng như điều kiện thu thập dữ liệu, tác giả đưa các yếu tố Tỷ giá USD/VND, Tỷ lệ lạm phát, Cung tiền M1, Chỉ số chứng khoán VN Index, Giá vàng thế giới để kiểm định tác động của chúng đến giá vàng Việt Nam Đây là năm biến trên tổng
số chín biến tác động đến giá vàng được tổng hợp từ các bài nghiên cứu trên Các biến còn lại bao gồm chỉ số hàng hóa CRB của Mỹ, Chỉ số USD index, Giá dầu thô, Tỷ lệ Repo Chỉ số kinh tế vĩ mô của Mỹ (CRB, USD index) và Giá dầu thô sẽ tác động đến giá vàng thế giới, do đó tác giả sử dụng biến Giá vàng thế giới thay cho các biến nghiên cứu trên Đối với biến Tỷ lệ Repo, tại thị trường Việt Nam chưa phổ biến, nên tác giả không đưa vào mô hình nghiên cứu
Trang 25Đối với biến Tỷ giá hối đoái tác giả sử dụng Tỷ giá USD/VND vì USD là ngoại tệ sử dụng chính trong hoạt động ngoại thương, đầu tư, đầu cơ tại Việt Nam, kể cả trong các giao dịch thương mại phổ thông – phổ biến từ trước năm
2011
Đối với biến Chỉ số chứng khoán, tác giả sử dụng Chỉ số chứng khoán VN Index vì chỉ số này ra đời từ tháng 7 năm 2000 nên cơ sở dữ liệu phù hợp với khoảng thời gian nghiên cứu 2004 - 2012
Kết luận chương 2
Vàng là một hàng hóa đặc biệt có chức năng của hàng hóa thông thường và chức năng của tiền tệ nên sự biến động giá vàng vừa chịu ảnh hưởng của cung cầu thị trường, vừa chịu ảnh hưởng của chính sách quản lý tiền tệ của quốc gia
đó Mặc khác, đối với thị trường vàng Việt Nam, giá vàng chịu tác động rất lớn bởi chính sách quản lý thị trường vàng
Trên cơ sở tham khảo các bài nghiên cứu thực nghiệm, lý thuyết về các yếu
tố ảnh hưởng đến giá vàng và điều kiện thu thập dữ liệu, tác giả đưa ra các biến
số cho mô hình nghiên cứu là Tỷ giá USD/VND, Tỷ lệ lạm phát, Cung tiền M1, Chỉ số chứng khoán VN Index, Giá vàng thế giới Đây là cơ sở nền tảng để tác giả tiếp tục nghiên cứu giá vàng Việt Nam ở các chương tiếp theo
Trang 26CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình nghiên cứu
X4i - VNI: chỉ số chứng khoán VN Index (ĐVT: điểm)
X5i - WGP: giá vàng thế giới (ĐVT: USD/ounce)
Để giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô là các biến độc lập lên giá vàng Việt Nam là biến phụ thuộc, tác giả thực hiện kiểm định các giả thuyết sau:
H01 : Tỷ lệ lạm phát không ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam
H02 : Tỉ giá hối đoái không ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam
H03 : Cung tiền M1 không ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam
H04 : Chỉ số VN Index không ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam
H05 : Giá vàng thế giới không ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam
Trang 273.2 Dữ liệu và nguồn dữ liệu
Số liệu phục vụ cho bài nghiên cứu này được thu thập và tính toán theo tháng, trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 12 năm 2012
VGP: Giá vàng Việt Nam, số liệu theo tháng được tính trung bình cộng của các ngày trong tháng và được tổng hợp từ website http://www.sbv.org.vn và http://www.sjc.com.vn
INF: Tỉ lệ lạm phát được tính theo chỉ số giá tiêu dùng CPI của tháng sau so với tháng trước, được lấy từ website của Tổng cục thống kê Việt Nam, http://www.gso.gov.vn
EX: Tỉ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đồng đôla Mỹ (USD/VNĐ), số liệu theo tháng được tính trung bình cộng của các ngày trong tháng và được lấy từ website của Cục hải Quan Việt Nam, http://www.customs.gov.vn
M1: Cung tiền M1 của Việt Nam, số liệu theo tháng được tổng hợp từ
website: http://www.imf.org
VNI: Chỉ số chứng khoán VN index của HOSE, được lấy theo giá đóng cửa ngày cuối tháng, số liệu được lấy từ website của Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM, http://www.hsx.vn
WGP: Giá vàng thế giới được lấy giá trung bình tháng, số liệu được lấy
từ website: http://www.kitco.com
3.3 Kỳ vọng về chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố lên giá vàng VN
Vàng là công cụ tài chính hữu hiệu để phòng ngừa lạm phát Thông thường
để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao, thị trường có khuynh hướng mua vàng với kỳ vọng giá trị tài sản sẽ không bị giảm sút Do đó, một trong những
Trang 28nguyên nhân khiến vàng tăng giá là mối lo ngại của giới đầu tư và người dân đối với sự leo thang không ngừng của lạm phát Khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn khó khăn, tình trạng lạm phát cao thì vàng luôn là thứ an toàn nhất, lúc đó giá vàng sẽ tăng lên Vì vậy giá vàng trong nước có quan hệ cùng chiều với lạm phát
Hình 3.1: Tỷ lệ lạm phát và Giá vàng Việt Nam
Nguồn: tổng hợp từ www.gso.vn và www.sbv.org.vn, www.sjc.com.vn
Nhìn vào đồ thị ta thấy tỉ giá gần như là một đường thẳng có xu hướng đi lên, trong khi đó giá vàng Việt Nam xu hướng tăng theo thời gian Bên cạnh đó theo công thức quy đổi giá vàng theo VND cho thấy giữa tỷ giá USD/VND có quan hệ cùng chiều với giá vàng Việt Nam Như vậy giữa tỷ giá USD/VND và giá vàng Việt Nam có quan hệ cùng chiều
Trang 29Hình 3.2: Tỷ giá hối đoái USD/VND và Giá vàng Việt Nam
Nguồn: tổng hợp từ www.customs.gov.vn và www.sbv.org.vn, www.sjc.com.vn
Khi cung tiền tăng lên mức cao thì nguy cơ lạm phát vẫn đang tiềm ẩn và vẫn luôn là mối đe dọa thường trực đối với các nhà đầu tư Nhân tố này được đánh giá sẽ hỗ trợ tốt cho việc đầu cơ và tích trữ vàng, bởi tâm lý e ngại lạm phát của người Việt Nam, điều này sẽ làm tăng giá vàng hay giữa cung tiền và giá vàng trong nước có quan hệ cùng chiều
Hình 3.3: Cung tiền M1 và Giá vàng Việt Nam
Nguồn: tổng hợp từ www.imf.org và www.sbv.org.vn, www.sjc.com.vn
Trang 303.3.4 Ảnh hưởng của Chỉ số VN Index đến Giá vàng Việt Nam
Nhiều năm qua, thị trường trong nước đã tạo lập sự liên thông của các thị trường vàng, bất động sản và thị trường chứng khoán Do sự liên thông các thị trường, các nhà đầu tư luôn có sự phân tích, quyết định và hành động thích ứng kèm theo là rút tiền từ thị trường này để chuyển sang thị trường khác Do đó, khi thị trường bất động sản đóng băng, các nhà đầu tư sẽ chuyển sang kênh đầu tư khác
Tương tự như vậy, khi TTCK Việt Nam không còn rơi vào thời điểm “nóng” như cuối năm 2006 thì sự biến động liên tục, mạnh mẽ của thị trường vàng tạo ra khả năng sinh lời cao đã thu hút nhiều NĐT chuyển dịch nguồn vốn của mình từ TTCK sang đầu tư vàng Điều này làm cho giá vàng trong nước tăng nhanh Nói cách khác, giá vàng sẽ tăng khi các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn hơn hay giá vàng trong nước có quan hệ ngược chiều với chỉ số chứng khoán
Hình 3.4: Chỉ số VN Index và Giá vàng Việt Nam
Nguồn: tổng hợp từ www.hsx.vn và www.sbv.org.vn, www.sjc.com.vn
Trên 90% vàng được nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu nội địa, nên Giá vàng thế giới sẽ chi phối giá vàng Việt Nam, một xu hướng tăng hay giảm của giá
Trang 31vàng thế giới sẽ làm tăng hoặc giảm giá vàng Việt Nam bất kể nguyên nhân do
sự biến động của nền kinh tế toàn cầu hay những bất ổn, xung đột về chính trị xảy ra
Do có sự liên thông của thị trường vàng trong nước và quốc tế, những nhân
tố tác động tới giá vàng thế giới, sẽ gián tiếp tác động đến giá vàng Việt Nam
Dù trên thị trường thực hay sàn giao dịch ảo, giá vàng Việt Nam cũng đều phụ thuộc vào biểu giá thế giới và chịu ảnh hưởng lớn từ tác động của các nền kinh tế chủ chốt Vì vậy giá vàng thế giới có quan hệ cùng chiều với giá vàng Việt Nam
Hình 3.5: Giá vàng thế giới và Giá vàng Việt Nam
Nguồn: tổng hợp từ www.kitco.com và www.sbv.org.vn, www.sjc.com.vn Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm và phân tích trên, tác giả tóm tắt kỳ vọng chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vàng Việt Nam trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Kỳ vọng chiều hướng tác động của các biến đến giá vàng
STT Nhân tố
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Kỳ vọng ảnh hưởng trong bài nghiên cứu
1 Tỷ lệ lạm phát +/- +
Trang 322 Chỉ số chứng khoán + -
3 Cung tiền M1/M3 +/- +
4 Giá vàng thế giới +/- +
5 Tỷ giá hối đoái +/- -
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm Ghi chú: (+) có nghĩa là các nhân tố có tương quan thuận, (-) nhân tố có tương quan nghịch
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Các biến độc lập được sử dụng trong mô hình gồm INF, EX, VNI, WGP, M1
và biến phụ thuộc là VGP Phương pháp bình phương bé nhất OLS được sử
dụng để thực hiện hồi quy, trong mô hình hồi quy này các chuỗi thời gian phải dừng, vì thế nếu các chuỗi chưa dừng thì sẽ lấy sai phân bậc 1, bậc 2, sau đó hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất OLS để tránh hiện tượng hồi quy giả mạo
Phương pháp này được thực hiện để kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu Một khái niệm quan trọng trong phân tích chuỗi thời gian là tính dừng, theo Gujarati (2003), nếu một chuỗi thời gian không dừng chúng ta chỉ xem xét hành
vi của chuỗi trong khoảng thời gian đang được xem xét, và sẽ không khái quát hóa được cho các giai đoạn tương lai, dự báo các chuỗi thời gian như vậy sẽ không có ý nghĩa thực tiễn vì với dữ liệu chuỗi thời gian chúng ta luôn giả định rằng xu hướng vận động trong quá khứ và hiện tại sẽ được duy trì trong tương lai
và như vậy chúng ta sẽ không dự báo được điều gì cho tương lai nếu bản thân dữ liệu thay đổi Hơn nữa đối với phân tích hồi quy, nếu như chuỗi thời gian không
Trang 33dừng thì tất các các kết quả điển hình của một phân tích hồi quy tuyến tính sẽ không có giá trị, không có ý nghĩa và thường gọi là “hồi quy giả mạo”
Mô hình lý tưởng là mô hình mà các biến độc lập không có sự tương quan với nhau Trong trường hợp có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra với mức độ cao, một biến độc lập thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của những biến cộng tuyến với nó,
do vậy giả định cố định các biến độc lập còn lại để xem xét ảnh hưởng của chính biến đó với biến phụ thuộc Y là không hợp lý
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chúng ta căn cứ vào kết quả của ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình, với hệ số tương quan r > 0.8 thì chứng tỏ có đa cộng tuyến cao giữa 2 biến và lúc này cần thiết phải khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình
Đối với số liệu chuỗi thời gian, hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation) là
sự tương quan giữa các thành phần của dãy quan sát theo thời gian Mô hình hồi quy cần có tính chất không có tự tương quan của nhiễu xảy ra, điều này có nghĩa
là nhiễu của một quan sát không bị ảnh hưởng bởi nhiễu của quan sát khác Nếu kiểm định tự tương quan của nhiễu xảy ra không như kì vọng, các kiểm định t, F cũng mất ý nghĩa, sai số dự báo có thể không hiệu quả và có khả năng ước lượng quá cao R2
Kiểm định này được thực hiện để phát hiện có xuất hiện hay không hiện tượng tự tương quan của nhiễu Kiểm định cho tự tương quan bậc p bất kỳ Giả thiết không có tự tương quan bậc p tương đương với Ho: p1=p2=… =pn Kiểm định này có thể thực hiện cho cỡ mẫu lớn