Kiểm tra sự phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG VIỆT NAM.PDF (Trang 39)

Ma trận tương quan của các hệ số hồi quy trong mô hình (2) được thể hiện ở

Bảng 4.5: Ma trận tương quan của các hệ số hồi quy của mô hình (2)

INF D(M1) D(WGP) INF 1.000000 -0.298830 0.170867 D(M1) -0.298830 1.000000 -0.079084 D(WGP) 0.170867 -0.079084 1.000000 Nguồn: Tác giả tính toán từ chương trình Eviews

Kết quả cho thấy không có sự đa cộng tuyến trong mô hình, vì hệ số tương quan giữa các biến nhỏ hơn 0.8.

4.4.2. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan

Trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển chúng ta giả định không có tương quan giữa các phần dư hay Cov (ui,uj) = 0 với mọi i, j. Khi Cov(ui,uj) ≠ 0 có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư.

Để kiểm tra phương trình có bị tự tương quan hay không, chúng ta dùng kiểm

định d của Durbin – Watson. Thông thường người ta thường áp dụng quy tắc kinh nghiệm đơn giản sau:

- Nếu 0 < d < 1: mô hình có tự tương quan dương. - Nếu 1 < d < 3: mô hình không có tự tương quan. - Nếu 3 < d < 4 : mô hình có tự tương quan âm.

Có thể thấy từ kết quả hồi quy của mô hình (2), d có giá trị là 2.222651, như

vậy 1< d <3, chứng tỏ mô hình không có tự tương quan.

Tuy nhiên, kết quả này chỉ mới thể hiện mô hình (2) không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 1. Để đưa ra kết quả chính xác hơn, chúng ta sử dụng kiểm

định Breusch – Godfrey. Thông thường, người ta sẽ tiến hành kiểm định 5 bậc của tự tương quan. Tất cả các kết quảđều cho thấy giá trị P-value (Probability) > 0.05. Do đó, chúng ta kết luận rằng mô hình (2) không có hiện tượng tự tương quan. Kết quả kiểm định được thể hiện ở phụ lục 2.

4.4.3. Kiểm tra phương sai sai số thay đổi

Chúng ta sử dụng kiểm định White với giả thiết Ho: phương sai thay đổi. Kết quảđược thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.6: Kiểm tra phương sai sai số thay đổi

Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 1.490758 Prob. F(9,97) 0.1621 Obs*R-squared 13.00164 Prob. Chi-Square(9) 0.1625 Scaled explained SS 95.17296 Prob. Chi-Square(9) 0.0000

Nguồn: Tác giả tính toán từ chương trình Eviews

Ta có, giá trị P-value (Probability) = 0.1625> 0.05. Do đó ta bác bỏ giả thiết Ho. Mô hình (2) đáp ứng giả thiết phương sai của nhiễu không thay đổi. Xem chi tiết tại phụ lục 3.

4.5. Giải thích kết quảđạt được

Như vậy mô hình (2) không bịđa cộng tuyến, không tự tương quan, không bị

hồi quy giả mạo, vì thế các ước lượng trong mô hình (2) đáng tin cậy để giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô lên giá vàng Việt Nam. Với những lý do trên, tác giả hy vọng kết quả ước lượng hồi quy sẽ là cơ sở đáng tin cậy để

chúng ta nhìn nhận và giải thích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam. Các biến VGP, WGP, M1, INF có tính dừng. Biến INF dừng ở nguyên phân và các biến còn lại dừng ở sai phân bậc 1. Do đó, phương trình hồi quy là thực, không bị giả mạo. Mô hình cuối cùng thu được là:

D(VGP) = -0.035820 + 0.175095*INF + 1.47e-05*D(M1) + 0.013892*D(WGP)

R2 có giá trị 42.73% cho thấy mô hình có thể giải thích được 42.73% sự thay

đổi của biến phụ thuộc Y. R2 điều chỉnh bằng 41.06% phản ánh: có 41.06% sự

còn lại 58.94% sự thay đổi của giá vàng Việt Nam được giải thích bởi các biến ngoài mô hình. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Tỷ lệ lạm phát tăng (giảm) 1%, thì sự biến động của Giá vàng Việt Nam so với thời kỳ trước đó tăng (giảm) 0.17 đơn vị. Khi Giá vàng thế giới tăng (giảm) 1 đơn vị Giá vàng Việt Nam tăng (giảm) 0.013 đơn vị. Khi Cung tiền M1 tăng (giảm) 1 đơn vị thì Giá vàng Việt Nam tăng (giảm) 1.47 đơn vị.

4.6. Thảo luận kết quả đạt được

Theo kết quả nghiên cứu chỉ có Tỷ lệ lạm phát, Cung tiền M1 và Giá vàng thế

giới ảnh hưởng đến Giá vàng Việt Nam, các yếu tố khác như Tỷ giá hối đoái USD/VND, Chỉ số chứng khoán VN Index không ảnh hưởng đến Giá vàng Việt Nam. Như vậy không có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H02 và H04 và đủ cơ sở để

bác bỏ giả thuyết H01, H03, H05. Kết quả chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tốđến giá vàng Việt Nam được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 4.7: Kết quả chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến GVVN

STT Yếu tố Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Kỳ vọng ảnh hưởng trong bài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu 1 Tỷ lệ lạm phát +/- + + 2 Chỉ số chứng khoán + - Không tác động 3 Cung tiền +/- + +

4 Tỷ giá hối đoái +/- + Không tác động 5 Giá vàng thế giới +/- + +

Ghi chú: (+) có nghĩa là các nhân tố có tương quan thuận, (-) nhân tố có tương quan nghịch.

Ảnh hưởng của lạm phát đến giá vàng Việt Nam là cùng chiều phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm và kỳ vọng của bài nghiên cứu. Lạm phát tăng làm cho giá cả hàng hóa tăng, giá trị thật của đồng Việt Nam sẽ giảm đi. Việc giữ tiền đồng hoặc các tài sản bằng tiền đồng sẽ giảm đi giá trị, nên xu hướng mua vàng để bảo toàn vốn sẽ gia tăng kéo theo sự gia tăng giá vàng nội địa.

Trong thời điểm nghiên cứu, kể từ năm 2004 lạm phát có dấu hiệu quay trở

lại và có những tác động nhất định đặc biệt lạm phát tăng trở lại ở mức 2 con số

từ năm 2007. Trong thời kỳ 2007-2012, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 so với tháng 12 năm trước đều tăng trên 10%/năm (trừ năm 2009 và năm 2012). Với thói quen tích trữ vàng (theo NHNN thì lượng vàng trong dân rất lớn, khoảng 300 - 500 tấn) và tâm lý e ngại lạm phát của người dân Việt Nam, khi lạm phát có xu hướng tăng là cơ hội tốt để thúc đẩy tăng giá vàng nội địa. Kết quả nghiên cứu này tương tự như kết luận của Sindhu (2013), nhưng ngược với Ismail và cộng sự (2009) – Tỷ lệ lạm phát và giá vàng có tương quan nghịch và khác với nghiên cứu của Topçu (2010) và Cengiz Toraman và cộng sự (2011) – Tỷ lệ lạm phát không tác động đến giá vàng .

Cung tiền M1 cũng tác động theo chiều thuận với giá vàng Việt Nam phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm và kỳ vọng của bài nghiên cứu. Mở rộng cung tiền quá mức trong thời gian qua, được đa số các nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế thừa nhận là tác nhân chính gây ra lạm phát nên cung tiền có những tác

động đáng kểđến giá vàng Việt Nam. Thông qua biến động của Cung tiền là dấu hiệu kỳ vọng cho sự thay đổi lạm phát và tỷ giá nên giới đầu cơ gom vàng, điều này hỗ trợ tốt cho sự tăng giá vàng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này tương tự

kết luận của Ismail và cộng sự (2009) nhưng ngược với kết luận của Topçu (2010) – Cung tiền tương quan nghịch với giá vàng.

Giá vàng thế giới ảnh hưởng theo chiều thuận với giá vàng Việt Nam, phù hợp với kỳ vọng của bài nghiên cứu. Giá vàng Việt Nam phụ thuộc vào giá quy

đổi của thế giới, được neo theo giá vàng thế giới bất chấp sự chênh lệch lớn thậm chí ngược chiều giữa giá vàng thế giới và giá vàng quy đổi theo VND trong khoảng thời gian 2008 trở lại đây. Kết quả nghiên cứu này tương tự kết luận của Jitprapan (2006).

Đối với biến Tỷ giá hối đoái USD/VND không có ý nghĩa thống kê, như vậy sự biến động của Giá vàng Việt Nam không phải là nguyên nhân gây ra bởi Tỷ

giá hối đoái USD/VND, đây cũng là điểm khác biệt với kỳ vọng của bài nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực nghiệm Ismail và cộng sự (2009), Pravit Khaemasunun (2009) và Sindhu (2013). Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu tác giả chỉ xem xét tỷ giá liên ngân hàng mà chưa xem xét tỷ giá thị trường tự do. Vào thời điểm trước năm 2011, tình trạng Đô la hóa rất báo động ở Việt Nam nên tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do là một yếu tố cần xem xét nghiên cứu.

Chỉ số chứng khoán VN Index không có ý nghĩa thống kê, như vậy sự biến

động của giá vàng Việt Nam không phải là nguyên nhân gây ra bởi chỉ số VN Index. Điều này cũng có thể lý giải đầu tư vào chứng khoán chỉ giới hạn một nhóm đối tượng nhất định trong khi đối tượng mua vàng tại Việt Nam thể hiện

đại đa số người dân. Khi thị trường chứng khoán có những biến động đi xuống thì không có sự dịch chuyển vốn của nhóm đối tượng này sang thị trường vàng,

để thúc đẩy giá vàng tăng lên. Lý giải khác về việc không dịch chuyển vốn giữa hai thị trường này là hành vi mua bán trên thị trường vàng trong thời gian qua chủ yếu là đầu cơ, lướt sóng và phòng ngừa lạm phát nhiều hơn là đầu tư, trong khi hành vi mua bán trên TTCK nghiêng về hướng đầu tư nhiều hơn. Kết luận này trái với kỳ vọng của bài nghiên cứu và tương tự với kết luận của Ismail và

cộng sự (2009) - thị trường chứng khoán không tác động đến giá vàng, và khác với kết luận của Topçu (2010).

Mô hình giải thích tác động của các yếu tố đến giá vàng Việt Nam khoảng 41%, phần còn lại là được giải thích bởi ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài mô hình. Điều này có thể giải thích được từ những biến động tăng giá vàng Việt Nam do hiện tượng đầu cơ làm giá, tâm lý người dân và chính sách quản lý thị

trường vàng của NHNN ảnh hưởng rất mạnh đến giá vàng trên thị trường Việt Nam như đã trình bày tại chương 2.

Kết luận chương 4

Chương 4 cho thấy kết quả hồi quy của mô hình tuyến tính đa biến với các kiểm định đều phù hợp. Các biến nghiên cứu đều có tính dừng nên tránh được hiện tượng hồi quy giả mạo, không có tự tương quan, đa cộng tuyến và không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Từ kết quả của mô hình, có thể thấy sự tác động cùng chiều của Tỷ lệ lạm phát, Cung tiền M1 và Giá vàng thế giới đến Giá vàng Việt Nam. Việc so sánh với kết quả nghiên cứu trước đồng thời liên hệ thực nghiệm đến những biến

động trong giai đoạn khảo sát đã cho thấy kết quả nghiên cứu là phù hợp với cơ

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1. Những kết quảđạt được của luận văn

Nghiên cứu này đã tiến hành kiểm định các yếu tố tác động đến giá vàng Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2012. Biến phụ thuộc là Giá vàng Việt Nam và năm biến độc lập bao gồm Tỷ lệ lạm phát, Cung tiền M1, Tỷ giá USD/VND, Giá vàng thế giới, Chỉ số chứng khoán VN Index đã được đưa vào mô hình nghiên cứu.

Để tiến hành nghiên cứu tác giả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu, trong

đó chỉ có Tỷ lệ lạm phát dừng ở nguyên phân, năm biến còn lại bao gồm Giá vàng Việt Nam, Giá vàng thế giới, Tỷ giá hối đoái USD/VND, Chỉ số chứng khoán VN Index và Cung tiền M1 dừng ở sai phân bậc 1. Các biến nghiên cứu

đều có tính dừng nên tránh được hiện tượng hồi quy giả mạo, mô hình không có tự tương quan, đa cộng tuyến và không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

− Nhân tố Tỷ lệ lạm phát tương quan thuận với giá vàng Việt Nam.

− Nhân tố Giá vàng thế giới tương quan thuận với giá vàng Việt Nam.

− Nhân tố Cung tiền M1 tương quan thuận với giá vàng Việt Nam.

− Nhân tố Tỷ giá hối đoái USD/VND và Chỉ số chứng khoán VN Index không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Mặc khác từ kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 41% sự thay đổi của giá vàng Việt Nam được giải thích bởi các biến trên, phần còn lại sự thay đổi của giá vàng Việt Nam được giải thích bởi ảnh hưởng của các biến ngoài mô hình.

5.2. Những mặt hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Hạn chế nghiên cứu này là sử dụng tỷ giá hối đoái USD/VND liên ngân hàng, do số liệu tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do không có sẵn. Bên cạnh đó luận

văn chỉ dừng lại nghiên cứu một số yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam, ngoài ra còn có các yếu tố khác như chính sách quản lý thị trường vàng của Nhà nước, yếu tố đầu cơ, tâm lý nhà đầu tư và người dân rất cần được xem xét nghiên cứu. Hy vọng những hạn chế này sẽ được nghiên cứu ở các luận văn tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Báo Hà Nội Mới, 2012. Ai gây ra tình trạng “vàng hóa” và “đô la hóa” nền kinh tế?. <http://dddn.com.vn/20121110100338779cat54/ai-gay-ra-tinh- trang-vang-hoa-va-do-la-hoa-nen-kinh-te-.htm>. [Ngày truy cập: 15 tháng 11 năm 2012].

2. Báo Vietnamnet online, 2011. Người Việt giàu sụ, trữ vàng ngàn tấn. <http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/26203/nguoi-viet-giau-su--tru-vang-ngan- tan.html>. [Ngày truy cập: 05 tháng 08 năm 2012].

3. Đinh Thị Huyền Trân, 2008. Các giải pháp phát triển và kinh doanh Vàng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Huỳnh Đạt Hùng và cộng sự, 2011. Kinh tế lượng. Nhà xuất bản Phương

Đông.

5. Lê Thị Thanh Loan, 2012. Ảnh hưởng của các nhân tố Vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2007. Quản Trị Rủi Ro tài Chính. TP.HCM: Nhà

xuất bản Thống Kê.

7. Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành, 2010. Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000-2010: Các bằng chứng và thảo luận. <http://www.undp.org.vn/detail/publications/publication- details/?contentId=3863&languageId=4>. [ Ngày truy cập: 07 tháng 02 năm 2012]

8. Phạm Thị Huyền Trang, 2012. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố

Hồ Chí Minh.

9. Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2008. Tài Chính Quốc Tế. TP.HCM: Nhà xuất bản Thống Kê.

10. Trang thông tin tài chính cafef.vn, 2012. Cung cầu vàng thế giới hiện nay ra sao?.<http://cafef.vn/kim-loai/infographic-cung-cau-vang-the-gioi-hien- nay-ra-sao-20120916064217601ca53.chn>. [Ngày truy cập: 10 tháng 10 năm 2012].

11. TS Lê Xuân Nghĩa, 2011. Chính sách tiền tệ và thảm cảnh chứng khoán Việt Nam. < http://vef.vn/2011-07-27-chinh-sach-tien-te-va-tham-canh- chung-khoan-viet-nam > [ ngày truy cập: 01 tháng 1 năm 2012]

12. TS Tôn Thanh Tâm và cộng sự, 2012. Cung tiền và lạm phát ở Việt Nam – nguyên nhân và khuyến nghị. < http://www.scribd.com/doc/23157415/Cung-ti%E1%BB%81n-va-

l%E1%BA%A1m-phat-%E1%BB%9F-Vi%E1%BB%87t-Nam> [ ngày truy cập: 12 tháng 03 năm 2013]

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Cengiz Toraman và cộng sự (2011), Determination of Factors Affecting the Price of Gold: A Study of MGARCH Model. < http://www.berjournal.com/wp-content/plugins/downloads-

manager/upload/BERJ%202(4)11%20Article%203%20pp.37-50.pdf>. [Ngày truy cập: 25 tháng 05 năm 2013]

2. Dr. Sindhu (2013), A study on impact of select factors on the price of Gold. < http://iosrjournals.org/iosr-jbm/papers/Vol8- issue4/I0848493.pdf>. [Ngày truy cập: 16 tháng 05 năm 2013]

3. Ismail, Z., Yahya A. And Shabri A. (2009), Forecasting Gold Prices Using Multiple Linear Regression Method. <http://www.thescipub.com/abstract/10.3844/ajassp.2009.1509.1514>. [Ngày truy cập: 05 tháng 02 năm 2013]

4. Khaemasunun Pravit (2008), Forecasting Thai. <http://www.wbiconpro.com/3-Pravit-.pdf>. [Ngày truy cập: 05 tháng 02 năm 2013]

5. Topçu, A. (2010). Altın Fiyatlarını Etkileyen Faktörler. <http://www.spk.gov.tr/yayingoster.aspx?yid=1016&ct=f&action=display file>. [Ngày truy cập: 25 tháng 05 năm 2013]

6. Vietnam: 2008 Article IV Consultation—Staff Report; Staff Supplement and Statement; Public Information Notice on the Executive Board Discussion; and Statement by the Executive Director for Vietnam”. IMF Country Report No. 09/110, International Monetary Fund. <http://www.imf.org/external/pubs/cat/longres.aspx?sk=22854.0>. [ ngày truy cập: 05 tháng 02 năm 2013]

7. Vietnam: Statistical Appendix. IMF Country Report No. 03/382, International Monetary Fund. <http://www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2003/cr03382.pdf>. [ ngày truy

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG VIỆT NAM.PDF (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)