QUẢN lý KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN hệ THỐNG KÊNH

45 1K 6
QUẢN lý KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN hệ THỐNG KÊNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG KÊNH MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ: QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG Trình độ: Sơ cấp nghề TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ cho nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Trường Cao Đẳng nghề Cơ Điện Hà Nội – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ làm mọi cách để bảo vệ bản quyền của mình. Trường cám ơn và hoan nghênh các thông tin giúp cho việc tu sửa và hoàn thiện tốt hơn tài liệu này! Địa chỉ liên hệ: Trường Cao Đẳng nghề Cơ Điện Hà Nội 160. Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội Giới thiệu về Mô đun Vị trí, ý nghĩa, vai trò: Nghề quản lí công trình tủy lợi nhằm trang bị cho học viên học nghề tại các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề những kiến thức về quản lí nước, vật liệu xây dựng, một số kiến thức về điện với các kiến thức này học viên có thể áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất cũng như công việc tại các trạm thủy nông. Mô đun cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật, các học viên của các ngành khác quan tâm đến lĩnh vực này. Mục tiêu của mô đun Sau khi hoàn tất mô đun này học viên có năng lực: - Kiến thức: + Trình bày được phương pháp quản lý khai thác các công trình trên kênh; + Trình bày được nhiệm vụ của các loại công trình trên các hệ thống kênh; + Trình bày đúng các bước sử dụng và vận hành cống đầu mối; + Trình bày phương pháp quản lý khai thác hồ chứa nhỏ và các công trình liên quan. - Kỹ năng + Quản lí khai thác được các công trình trên kênh; + Vận hành được công trình cống đầu mối; + Biết khai thác và sử dụng công trình hồ chứa. - Thái độ + Rèn luyện tính cần thận, chính xác trong quản lý và vận hành công trình. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 Giới thiệu về Mô đun 3 MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: 6 QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG KÊNH 6 BÀI 1: 6 QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG KÊNH 6 1.1. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CÔNG TÁC. 6 1.1.1. Mục đích ý nghĩa 7 1.1.2. Nhiệm vụ và nội dung công tác quản lý 7 1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CƠ BẢN LÀM VIỆC BÌNH THƯỜNG CỦA HỆ THỐNG THỦY NÔNG VÀ NHỮNG CHỈ TIÊU CÔNG TÁC CỦA CHÚNG 8 BÀI 2 10 QUẢN LÝ KHAI THÁC CỐNG 10 2.1. QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CỐNG 10 2.1.1 Quy định chung 10 2.1.2. Sử dụng cống 11 2.2. NỘI DUNG CÁC BƯỚC KIỂM TRA VÀ QUA TRẮC CỐNG 12 BÀI 3 20 TU SỬA VÀ BẢO DƯỠNG CỐNG 20 3.1.Việc tu sửa và bảo dưỡng cống phải thưc hiện theo một số nguyên tắc 20 3.2. Tu sửa bảo dưỡng thường xuyên 20 3.3. Tu sửa bảo dưỡng theo định kỳ 21 3.4.BẢO VỆ CỐNG 22 3.5. AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỐNG 23 BÀI 4 25 QUẢN LÝ KHÁI THÁC CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC 25 4.1. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CỦA HỒ CHỨA 25 4.1.1. Nhiệm vụ công tác quản lý và khai thác hồ chứa 25 4.1.2. Những tài liệu cần thiết cho công tác hồ chứa 25 4.2. CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA HỒ CHỨA 26 4.2.1.Quyền giữ, tháo và sử dụng nước hồ chứa 26 4.2.2. Chế độ điều tiết nước hồ 26 4.2.3. Chế độ sử dụng và đảm bảo an toàn cho các công trình thủy nông của hồ chứa 27 4.2.4. Quy định chung cho việc mở cống 29 4.3. THEO DÕI QUAN TRẮC CÔNG TRÌNH 30 4.3.1. Quy định các hạng mục quan trắc chủ yếu ở hồ chứa 30 4.3.2. Giới thiệu các thiết bị quan trắc của hồ chứa 30 4.3.3. Quan sát bằng mắt, quan trắc bằng máy móc dụng cụ, cách nghi chép và báo cáo 31 4.3.4.Quan trắc khí tượng thủy văn 32 4.3.5.Quan trắc bồi lắng lòng hồ 33 4.3.6. Quan trắc sóng 34 4.3.7. Quan trắc lún nghiêng xê dịch 34 4.3.8. Quan trắc nứt nẻ công trình biến chuyển của khớp nối, xói lở, bào mòn, sụt sạt, trượt mái 34 4.3.9. Quan trắc áp lực thấm 35 BÀI 5 38 CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG HỒ CHỨA 38 5.1. Công tác quản lý bảo dưỡng thường xuyên 38 5.2. Xử lý sự cố và những vấn đề đặc biệt của hồ chứa 39 MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG KÊNH Mã số mô đun: MĐ02 Giới thiệu mô đun Quản lí khai thác công trình trên hệ thống kênh có thời gian đào tạo là 90 giờ trong đó có 25 giờ lý thuyết, 61 giờ thực hành và 04 tiết kiểm tra với mục đích quản lí khai thác được các công trình trên kênh, vận hành được công trình cống đầu mối, biết khai thác và sử dụng công trình hồ chứa. Hệ thống kênh và các công trình trên hệ thống kênh có nhiệm vụ rất quan trọng, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, các khu công nghiệp, dân sinh kinh tế. Việc quản lý khai thác công trình trên hệ thống là việc làm cấp thiết và ta sẽ nghiên cứu trong mô đun này. Người quản lý phải biết vận hành và sử dụng được các công trình trên hệ thống kênh phụ trách. BÀI 1: QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG KÊNH Mục tiêu: - Trình bày nhiệm vụ nội dung công tác quản lý công trình trên kênh. - Trình bày công việc theo dõi, quan trắc công trình. A.Nội dung: - Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ nội dung công tác quản lý. - Quy trình vận hành công trình. - Thực hiện theo dõi, quan trắc công trình HOẠT ĐỘNG 1: NGHE GIẢNG TRÊN LỚP CÓ THẢO LUẬN QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG KÊNH 1.1. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CÔNG TÁC Các công trình thủy nông là những công trình kiến trúc bằng đất, đá, bê tông, tre, gỗ vv… có tác dụng làm thay đổi dòng nước của sông, suối, nước mặn, nước ngầm, nước biển… tạo ra những điều kiện thủy lực để lấy nước, dẫn nước, dâng nước, tháo nước…phục vụ cho yêu cầu của sản xuất công nông nghiệp và đời sống. Một tập hợp các công trình liên quan với nhau như - Công trình đầu mối lấy nước như: cống, đập, hồ chứa trạm bơm - Các công trình điều tiết nước trên kênh - Mạng lưới kênh mương thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng. - Các công trình vượt trướng ngại vật như xi phông, cầu máng, đường hầm, đường ống tạo thành một hệ thống công trình thủy nông. - Các cống tưới tiêu ở đầu các cấp kênh. 1.1.1. Mục đích ý nghĩa. Quản lý công trình là một nhiệm vụ trọng yếu trong công tác quản lý khai thác hệ thống thủy nông, nhằm bảo đảm công trình hoạt động bình thường và phát huy hết tiềm lực của nước. Quản lý công trình sẽ kéo dài thời gian sử dụng công trình, nâng cao hiệu ích dùng nước. Thông qua công tác quản lý công trình để kiểm tra và đánh giá mức độ chính xác của các khâu quy hoạch, thiết kế, thi công. Vì vậy không ngừng cải tiến quản lý công trình làm cho công tác này ngày càng tốt hơn là trách nhiệm rất lớn của những người làm công tác quản lý. 1.1.2. Nhiệm vụ và nội dung công tác quản lý a. Nhiệm vụ quản lý. Công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy nông là một công tác nghiệp vụ kỹ thuật phức tạp, nhiệm vụ của công tác là: - Tận dụng triệt để năng lực thiết kế của công trình để phục vụ sản xuất. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối khi vận hành khai thác b. Nội dung của công tác. Nội dung của công tác quản lý công trình hệ thống thủy nông bao gồm các mặt sau đây: - Quản lý sử dụng công trình - Bảo dưỡng và tu sửa công trình - Cải tiến công trình - Quan trắc và nghiên cứu công trình c. Trách nhiệm của cán bộ quản lý Như trên đã trình bày, quản lý công trình là công tác nghiệp vụ kỹ thuật phức tạp, vì vậy cán bộ quản lý có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ: - Vận hành công trình đúng kỹ thuật - Trông coi, bảo vệ, bảo dưỡng công trình an toàn Muốn làm tốt hai nhiệm vụ trọng yếu trren cán bộ quản lý cần phải: - Hiểu rõ ý nghĩa và nắm chắc các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản - Nắm chắc và thực hiện đầy đủ nội quy bảo vệ công trình - Hiểu rõ ý nghĩa và làm tốt các chế độ bảo dưỡng, tu sửa thường xuyên - Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra, phát hiện theo dõi diễn biến hư hỏng. - Vận hành công trình đúng kỹ thuật, kịp thời và an toàn cho công trình, máy móc và đảm bảo an toàn lao động. 1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CƠ BẢN LÀM VIỆC BÌNH THƯỜNG CỦA HỆ THỐNG THỦY NÔNG VÀ NHỮNG CHỈ TIÊU CÔNG TÁC CỦA CHÚNG Những công trường quốc doanh, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và các nghành nông nghiệp khác chỉ có thể đảm bảo dùng đất trồng nông nghiệp có hiệu quả khi hệ thống thủy nông ở vào trạng thái tốt, tất cả các đầu mối, các bộ phận của công trình trong hệ thống làm việc được. Sự quản lý khai thác hệ thống thủy nông được thực hiện với sự tổ hợp lẫn nhau của các phương sách tổ chức nông nghiệp và kỹ thuật canh tác, nhưng phương sách đó đã đưa đến thu hoach mùa màng cây trồng nông nghiệp cao và ổn định trên hệ thống thủy nông. Những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chứng tỏ đặc điểm tình hình trạng thái làm việc tốt của hệ thống như sau: 1. Không lấy nước quá lượng vào hệ thống thủy nông và bảo đảm tiêu thoát nước độc hại ra ngoài hệ thống để phòng ngừa đất tưới không bị mặn hoặc lầy lụt, xói mòn. 2. Những công trình đầu mối, kênh mương và các công trình thủy nông khác có đủ quy mô kích thước cần thiết như đã dược thiết kế. 3. Những đường mực nước ở các kênh cấp trên phải công tác trên những mực nước của các kênh cấp dưới của hệ thống thủy nông. 4. Tất cả các kết cấu của công trình, thủy nông những cánh cửa, những thiết bị cơ khí đóng mở phải ở trạng thái tốt, cửa vào không bị nước bẩn. 5. Mạng lưới giao thông trên hệ thống đảm bảo đi lại thông suốt cho những phương tiện giao thông và máy móc nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp đồng áng và thu hoạch mùa màng… Đó là những chỉ tiêu chủ yếu yêu cầu công tác thủy nông phải đạt được công tác quản lý công trình trên hệ thống thủy nông có thể chia 5 loại: - Quản lý đoạn đầu kênh - Quản lý đường kênh tưới - Quản lý đường kênh tiêu - Quản lý các công trình trên kênh - Quản lý kho nước và trạm bơm tưới, tiêu. HOẠT ĐỘNG II : TỰ HỌC VÀ ÔN TẬP Tài liệu tham khảo cho bài 1 - Giáo trình Thủy nông của Trường Đại Học Thủy Lợi - Giáo trình Thủy nông của trường Cao đẳng Thủy lợi Phủ Lý - Quy chế sử dụng các công trình Thủy Lợi. B.Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi : 1.1. Phân cấp và gọi tên kênh 1.2. Chế độ sử dụng các cấp kênh 1.3. Các loại công trình trên kênh 1.4. Quy tắc vận hành các công trình trên kênh Bài tập BÀI 2 QUẢN LÝ KHAI THÁC CỐNG Mục tiêu: - Nêu những quy định về chế độ quản lý và sử dụng cống. - Trình bày được nội dung các bước kiểm tra, quan trắc cống. A.Nội dung - Quy định về chế độ quản lý và sử dụng cống - Nội dung các bước kiểm tra và quan trắc cống. HOẠT ĐỘNG 1: NGHE GIẢNG TRÊN LỚP CÓ THẢO LUẬN QUẢN LÝ KHAI THÁC CỐNG 2.1. QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CỐNG 2.1.1 Quy định chung - Quy định này được áp dụng cho các cống tưới, tiêu dẫn nước, xả nước ở các hệ thống công trình thủy lợi. - Các cống dẫn lưu lượng tương ứng với công trình cấp IV trở lên ngoài việc tuân thủ theo những quy định trong quy phạm này còn phải có quy trình vận hành quản lý riêng cho mỗi cống. Các cống dẫn lưu lượng tương ứng với công trình cấp V có thể lập một quy trình cho cả hệ thống. - Quy trình phải bao gồm các nội dung về quản lý kỹ thuật bảo vệ an toàn lao động. - Các quy trình vận hành quản lý cống: + Với những cống nhỏ do chủ nhiệm xí nghiêp thủy nông ban hành. + Với các cống lớn do giám đốc Sở NN&PTNT ban hành. + Với các cống đặc biệt quan trọng do Bộ NN&PTNT ban hành và sẽ có quy định chung. Ghi chú: • Các cống dẫn lưu lượng tương ứng với công trình cấp IV trở lên trong các điều kiện sau gọi là cống lớn. • Các cống dẫn lưu lượng tương ứng với các công trình cấp V trở lên trong các điều kiện sau gọi là cống nhỏ. [...]... độ công tác các công trình hồ chứa - Trình bày nhiệm vụ công tác quản lý hồ chứa - Trình bày những nguyên tắc vận hành, quan trắc, theo dõi, kiểm tra, bảo dưỡng hồ và các công trình liên quan A Nội dung; - Nhiệm vụ công tác quản lý hồ chứa - Chế độ công tác của các công trình hồ chứa - Theo dõi quan trắc công trình - Công tác quản lý bảo dưỡng hồ chứa HOẠT ĐỘNG 1: NGHE GIẢNG TRÊN LỚP CÓ THẢO LUẬN QUẢN... LUẬN QUẢN LÝ KHÁI THÁC CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC 4.1 NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CỦA HỒ CHỨA 4.1.1 Nhiệm vụ công tác quản lý và khai thác hồ chứa - Tu sửa thường xuyên, định kỳ - Công tác chứa nước, giữ nước, phân phối nước hợp lý và tháo kiệt phòng lũ, cấp cứu - Thường xuyên đo đạc hồ chứa, tìm hiểu trạng thái công trình, tình hình biến đổi và khả năng làm việc của công trình, nghiên cứu cải tiến công trình, mở... giới hạn cho phép thì người quản lý phải đóng cống lại trước khi mớm nước lên đến giới hạn đó, và báo cáo lên cấp trên trực tiếp của mình Trong quá trình sử dụng cống nếu xảy ra sự cố người quản lý phải tìm mọi biện pháp xử lý và báo cáo khẩn cấp lên cấp trên trực tiếp để tìm biện pháp xử lý - Công tác quản lý thủy nông có quyền hạn và trách nhiệm quản lý sử dụng cống theo quy trình kỹ thuật đã được ban... (tùy theo nhiệm vụ, quy mô, đặc điểm tùng loại công trình) 9 Tại mỗi cống lớn và quan trọng phải xây dựng và quản lý một hệ thống mốc quan trắc - Một đến ba mốc cao độ cơ bản - Một số mốc phụ - Hệ thống các quan trắc bồi, xói tuyến kênh trước và sau cống, cao độ của hệ thống mốc phải thống nhất theo một hệ thống cao độ quốc gia Việc thiết kế, xây dựng, bảo quản, kiểm tra và sử dụng các mốc cao độ theo... Quan sát bằng mắt: hàng ngày tổ quản lý hồ phải có trách nhiệm quan sát bằng mắt từng bộ phận và toàn bộ công trình, kịp thời phát hiện những biến chuyển hoặc hư hỏng xảy ra Nếu có hư hỏng nặng thì phải báo cáo ngay cho Ban quản lý hệ thống Trong mùa lũ, khi mực nước hồ bằng và trên mực nước kiểm tra thì tổ quản lý phải phân công người túc trực theo dõi diễn biến công trình - Quan trắc bằng máy móc... biển theo quy phạm thủy văn hệ thống 15 Quan trắc các chỉ tiêu kỹ thuật khác - Tùy đặc điểm cụ thể của công trình, yêu cầu quản lý kỹ thuật và phục vụ sản xuất, Giám đốc (chủ nhiệm) công ty khai thác công trình thủy lợi có thể tổ chức quan trắc thêm như: Quan trắc lượng mưa, phù sa, nhiệt độ, độ mặn, lưu lượng qua cống Ngoài ra khi cần thiết phải kiểm tra các bộ phận công trình ngập sâu dưới nước có... nghiệp khai thác công trình thủy lợi có thể tổ chức quan trắc đột xuất Việc quan trắc xê dịch cống được tiến hành sau một đợt công trình phải làm việc chống đỡ với lực lớn như lũ vượt mức thiết kế, động đất Việc quan trắc nghiêng chỉ tiến hành với cống lớn, có bộ phậnc ông trình lớn hơn 10 m Những cống lớn và quan trọng phải quan trắc theo các điều 9 và do Giám đốc xí nghiệp (công ty) khai thác công trình. .. trạng bồi lắng, xói ở trước và sau cống lập kế hoạch sử lý để đảm bảo dẫn đủ lưu lượng tưới 8 Thành phần đoàn kiểm tra công trình trước và sau lũ do giám đốc xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi quản lý tổ chức thực hiện Đoàn kiểm tra có một trưởng đoàn và các thành viên Trưởng đoàn kiểm tra các cống lớn do giám đốc xí nghiệp khai thác côgn trình thủy lợi quyết định Các cống nhỏ do chủ nhiệm hoặc... Thủy Lợi - Giáo trình Thủy nông của trường Cao đẳng Thủy lợi Phủ Lý - Quy chế sử dụng các công trình Thủy Lợi B.Câu hỏi và bài tập 1.1 Phân biệt được các loại cống 1.2 Các bước tu sửa và bảo dưỡng cống 1.3 Trình bày những nguyên tắc vận hành cống 1.4 Nội dung công việc tu sử bảo dưỡng cống 1.5 Những sự cố thường gặp trong công việc tu sửa bảo dưỡng cống BÀI 4 QUẢN LÝ KHÁI THÁC CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC... cụ: Hàng năm (nếu không có quy trình gì đặc biệt) tổ quản lý phải tiến hành quan trắc công trình bằng áy móc dụng cụ trước và sau mùa lũ, hoặc khi có các biến chuyển hư hỏng bất thường - Căn cứ vào mức độ hư hỏng và tầm quan trọng của công trình, tùy theo yêu cầu sử dụng máy móc, dụng cụ quan trắc các Xí nghiệp thủy lợi và Ban quản lý hệ thống hồ chứa phải cùng nhau phân công đảm nhiệm các việc quan . trách. BÀI 1: QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG KÊNH Mục tiêu: - Trình bày nhiệm vụ nội dung công tác quản lý công trình trên kênh. - Trình bày công việc theo dõi, quan trắc công trình. A.Nội. 3 MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: 6 QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG KÊNH 6 BÀI 1: 6 QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG KÊNH 6 1.1. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CÔNG TÁC. 6 1.1.1 công tác thủy nông phải đạt được công tác quản lý công trình trên hệ thống thủy nông có thể chia 5 loại: - Quản lý đoạn đầu kênh - Quản lý đường kênh tưới - Quản lý đường kênh tiêu - Quản lý

Ngày đăng: 07/08/2015, 18:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan