Quan trắc nứt nẻ công trình biến chuyển của khớp nối, xói lở,

Một phần của tài liệu QUẢN lý KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN hệ THỐNG KÊNH (Trang 34)

mòn, sụt sạt, trượt mái.

- Quan trắc nứt nẻ:

 Dùng sơn vạch chéo hai đầu vết nứt, ghi ngày tháng năm và bề rộng vết nứt

 Xây tiêu điểm bằng vữa xi măng lên trên đường nứt và ghi ngày tháng vào tiêu điểm.

 Nếu phát hiện đường nứt trên đập đất hoặc ở chỗ tiếp giáp giữa đập đất với các bộ phận công trình khác hoặc giữa đập đất với sườn đồi thì tổ quản lý phải.

 Dùng cọc gỗ đánh dấu vị trí 2 đầu vết nứt, trên cọc gỗ ghi ngày tháng năm và chiều rộng của đường nứt.

 Khi phát hiện nứt nẻ, trong lúc chờ đợi có quyết định về cách xử lý hoặc quan trắc thì hàng ngày phải theo dõi sự chuyển biến của đường nứt theo chiều rộng, theo chiều dài và hướng phát triển.

 Phải sơ họa đường nứt vào bình đồ đập đất và ghi chép đầy đủ các hiện tượng biến chuyển.

 Nếu các vết nứt còn phát triển và có ảnh hưởng đến sự ổn định của công trình thì phải báo cáo lên cấp trên.

 Sau khi đã nghiên cứu các báo cáo về nứt nẻ, cấp có trách nhiệm phải có quy định bằng văn bản chế độ quan trắc.

 Quan trắc biến chuyển của khớp nối: Phải thường xuyên theo dõi sự biến chuyển của khớp nối như nún không đều, rò rỉ hay xì nước, lồi nhựa đường ra ngoài v.v…phải làm các dấu quan trắc bằng kim loại (như đồng thau, nhôm cứng…) đặt ở hai bên khớp nối để đo sự chuyển vị.

 Quan trắc hiện tượng xói lở, bào mòn, sụt sạt và trượt mái.

Hàng năm trước và sau mùa lũ phải tiến hành quan trắc xói lở ở hạ lưu cống, hạ lưu đập tràn.

Sau khi quan trắc phải vẽ thành bình đồ cao độ trong phạm vi 100m, sau bộ phận tiêu năng của cống và tràn, mỗi mặt cắt cách nhau khoảng 10- 20m

Đối với các hiện tương xói lở, bào mòn bê tông trong lòng cống, trên mặt dốc nước của đường tràn, phải thường xuyên theo dõi quan trắc, đánh giá mức độ hư hỏng.

Sau mỗi trận mưa lớn phải chú ý quan sát các hiện tượng sạt lở, sụt mái của đập đất, kênh dẫn, kênh tiêu, các kè đá trước và sau cống, trước và sau đập tràn. Đặc biệt trong thời gian cống mở lấy nước thì phải chú ý quan sát hàng ngày ở đầu kênh tưới.

Trong mùa cạn, khi mức nước hồ xuống thấp nhất, ban quản lý hồ phải tiến hành quan sát kiểm tra tình trạng xói lở, bồi lắng, sụt sạt ở xung quanh hồ chứa.

Một phần của tài liệu QUẢN lý KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN hệ THỐNG KÊNH (Trang 34)