Quan trắc áp lực thấm

Một phần của tài liệu QUẢN lý KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN hệ THỐNG KÊNH (Trang 35)

- Quan trắc áp lực ngược dưới nền móng công trình và đường bão hòa trong thân đập ở các công trình (cống, đường tràn, đập đất…) nếu có thiết bị ống đo áp lực thấm dưới nền móng hay trong thân đập đất, phải tiến hành theo quan trắc sau đây.

 Khi mực nước hồ cao hơn mức nước bình thường phải đo mực nước trong mối ống mỗi ngày một lần vào lúc 7 giờ.

 Khi mực nước hồ cao hơn mức nước bình thường phải đo mực nước trong mối ống mỗi ngày hai lần vào lúc 7 và 19 giờ.

 Phải đo hai lần liên tiếp, nếu hiệu số đo mực nước ở thượng hạ lưu công trình. Việc đo phải lần lượt phải tiến hành từ thượng lưu về hạ lưu, hết hàng ống này sang hàng ống khác.

Thời gian đo toàn bộ không quá 2 giờ. Trong khi đo không được để các vật bên ngoài rơi vào ống. Đo xong phải đậy lắp khóa lại.

- Về mùa cạn, phải thường xuyên đo nhiệt độ của nước trong các ống áp lực và thượng lưu hồ.

- Sau khi đo phải hiệu chỉnh số liệu, vẽ thành biểu đồ phân bố áp lực dưới móng công trình.

- Mỗi lần 2 năm, trước và sau lũ phải thử độ nhạy của tất cả các ống đo áp lực, quan trắc lại cao trình miệng ống.

- Quan trắc lượng thấm qua thân công trình và vòng quanh công trình. Hàng năm phải quan sát hiện tượng nước thấm qua thân đập đất.

Nơi có rãnh tiêu thẩm lậu qua đập đất phải đo lưu lượng nước thấm hàng ngày. Nơi có thẩm lậu rò rỉ hoặc chảy thành vôi trên tấm bê tông, trong lòng cống, ở dốc tràn thì tổ quản lý phải:

 Đánh dấu những chỗ thẩm lậu, ghi độ cao và sơ họa vị trí chỗ thẩm lậu

 Mỗi năm phải đo lưu lượng nước thấm một lần và ghi chép các hiện tượng có liên quan như màu sắc nước, mực nước thượng hạ lưu, thời tiết bên ngoài, phương pháp đo.

Khi mực nước hồ cao hơn mực nước thường xuyên, hàng ngày tổ quản lý phải đặc biệt chú ý theo dõi các hiện tượng thấm vòng quanh ở chỗ tiếp giáp giữa đập đất và sườn đồi, giữa đập đất và công trình bằng bê tông hay bằng đá. Nếu lượng thấm nước phải đo hàng ngày.

- Hàng ngày phải xem xét các tầng lọc ngược và các đượng kênh thấm thẩm lậu. Nếu mái đập hạ lưu bị thấm ướt và xì nước thì phải tăng thêm số lần quan sát.

- Quan trắc lượng nước tấm qua nền đập đất, kể từ chân đập về phía hạ lưu trong phạm vi từ hai đến 3 lần chiều cao lớn nhất của đập, nếu có hiện

tượng thấm sủi và xì nước hàng ngày phải đo lượng nước thấm và cứ 3 tháng 1 lần phải phân tích thành phần hóa học

Tùy theo tình hình nước thấm nhiều hay ít mà tiến hành việc quan trắc theo một trong hai phương pháp: Máng tràn đỉnh mỏng hoặc dung tích bình chia độ

HOẠT ĐỘNG II : TỰ HỌC VÀ ÔN TẬP

Tài liệu tham khảo cho bài 4

- Giáo trình Thủy nông của Trường Đại Học Thủy Lợi

- Giáo trình Thủy nông của trường Cao đẳng Thủy lợi Phủ Lý - Quy chế sử dụng hồ chứa của Bộ NN$PTNT.

Câu hỏi và bài tập Câu hỏi :

1.1. Nhiệm vụ của hồ chứa nước 1.2. Quy trình vận hành hồ chứa

1.3. Trình bày chế độ công tác của hồ chứa

BÀI 5

CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG HỒ CHỨA

Mục tiêu:

- Nêu những chế độ công tác các công trình hồ chứa. - Trình bày nhiệm vụ công tác bảo dưỡng hồ chứa. A. Nội dung:

- Công tác bảo dưỡng thường xuyên.

- Sử lý sự cố và những vấn đề đặc biệt của hồ.

HOẠT ĐỘNG 1: NGHE GIẢNG TRÊN LỚP CÓ THẢO LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG HỒ CHỨA

Một phần của tài liệu QUẢN lý KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN hệ THỐNG KÊNH (Trang 35)