Quan sát bằng mắt, quan trắc bằng máy móc dụng cụ, cách ngh

Một phần của tài liệu QUẢN lý KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN hệ THỐNG KÊNH (Trang 31)

chép và báo cáo.

- Quan sát bằng mắt: hàng ngày tổ quản lý hồ phải có trách nhiệm quan sát bằng mắt từng bộ phận và toàn bộ công trình, kịp thời phát hiện những biến chuyển hoặc hư hỏng xảy ra.

Nếu có hư hỏng nặng thì phải báo cáo ngay cho Ban quản lý hệ thống Trong mùa lũ, khi mực nước hồ bằng và trên mực nước kiểm tra thì tổ quản lý phải phân công người túc trực theo dõi diễn biến công trình.

- Quan trắc bằng máy móc dụng cụ: Hàng năm (nếu không có quy trình gì đặc biệt) tổ quản lý phải tiến hành quan trắc công trình bằng áy móc dụng cụ trước và sau mùa lũ, hoặc khi có các biến chuyển hư hỏng bất thường.

- Căn cứ vào mức độ hư hỏng và tầm quan trọng của công trình, tùy theo yêu cầu sử dụng máy móc, dụng cụ quan trắc các Xí nghiệp thủy lợi và Ban quản lý hệ thống hồ chứa phải cùng nhau phân công đảm nhiệm các việc quan trắc cụ thể.

- Ghi chép và báo các: Các tài liệu quan sát, quan trắc và các nhận xét về hiện tượng bên ngoài có liên quan hay trong công trình đều phải ghi chép

đầy đủ vào sổ sách rõ ràng từng hạng mục bằng bút mực và có bản vẽ hoặc hình ảnh kèm theo.

- Sau mùa lũ, ban quản lý hệ thống phải tổng hợp toàn bộ kết quả quan trắc, đánh giá sự ổn định của côg trình và mắc độ và báo cáo lên cấp trên.

Trường hợp có hư hỏng lớn ảnh hưởng đến sản xuất và ổn định của công trình thì phải báo cáo thỉnh thị lên cấp trên kịp thời.

4.3.4.Quan trắc khí tượng thủy văn.

 Quan trắc thủy văn A. Đo mực nước.

- Các cây thủy trí ở thượng hạ lưu công trình hồ chứa phải đặt ở chỗ không có nước xoáy và ít bị ảnh hưởng của gió. Cao trình các điểm ghi trên cây thủy trí phải đúng với cao trình của hệ thống thăng bằng chung. Viêc quan trắc nước thượng và hạ lưu công trình của hồ chứa phải tiến hành theo tiêu chí sau đây:

 Hàng ngày quan trắc nước 3 lần vào sáng , trưa, chiều

 Trong mùa lũ,khi mực nước hồ từ mực nước bình thường đến mực nước kiểm tra, cần đọc một ngày 8 lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ.

 Khi mực nước hồ cao hơn mực nước kiểm tra cứ 1 giờ ta đọc một lần.  Trước và sau khi đóng mở cống phải đọc mực nước.

B. Đo lưu lượng

Việc đo lưu lượng phải tiến hành bắng máy đo tốc độ tại một mặt cắt cố định

 Ở các hồ chứa lớn phải bố chí các trạm thủy văn đầu nguồn. Qua mỗi trận mưa phải đo và tổng hợp lưu lượng của các nguồn chảy vào hồ, dụ báo lượng nước đến và thời gian chuyển nước từ các trạm về tới hồ chứa (trường hợp có lũ lớn không được đo bằng máy đo tốc độ thì có thể cho phép đo bằng phao ).

 Trên kênh chính, mặt cắt đo lưu lượng phải ở đoạn kênh thẳng cách xa hạ lưu cống ít nhất 150m. Đầu vụ tưới mỗi khi mực nước đầu kênh thay đổi từ 10-20cm phải đo lưu lượng một lầm bằng máy đo tốc độ và đối chiếu kết quả đo với biểu đồ Q = f (H) nếu công trình có thiết bị đo lưu lượng ở ngay hạ lưu thì hàng ngày phải đo mực nước tại chỗ đặt thiết bị và quy ra lưu lượng. Nưng cứ 3 tháng 1 lần phải kiểm nghiệm lại bắng máy đo tốc độ.

 Mỗi lần nước chảy qua đập tràn, phải xác định và thời gian và lưu lượng, từ đó quy ra lượng tràn trong từng ngày.

Việc đo mực nước ở đập tràn, tùy theo địa hình và loại đập tràn sẽ quy định các nơi đặt cây thủy trí để có thể xác định được cao trình mặt nước đến trước đập tràn và độ dày của lớp nước tràn trên đỉnh đập tràn. Nếu không có quy định riêng thì thời gian quan trắc từ khi nước bắt đầu tràn 1 giờ quan trắc 1 lần hoặc 3 giờ đo một lần.

Việc đo lưu lượng qua đập tràn phải theo nguyên tắc sau đây:

 Nếu đập tràn đỉnh mỏng hay đỉnh rộng, hoặc có thiết bị máy đo phải tính lưu lượng theo công thức thiết kế của từng loại.

 Nếu đập tràn thiết kế theo hình thức khác nhau thì phải đo bắng máy đo tốc độ.

 Đo lượng bùn cát: Trong mùa lũ mỗi lần đo lưu lượng đầu nguồn hoặc mở cống lấy nước, phải lấy mẫu nước phù sa tại các điểm đo lưu lượng và lịp thời xác định độ đục và tổng lượng phù sa vào hồ và lấy ra kênh; phân tích thành phần cơ hóa học ghi kết quả đầy đủ vào sổ theo dõi.

Quan trắc khí tượng: Hàng ngày phải quan trắc các yếu tố khí tượng như sau:

 Lượng mưa

 Nhiệt độ của không khí và của nước hồ  Tốc độ và hướng gió

 Độ bốc hơi của mặt nước hồ  Độ ẩm của không khí trên mặt hồ

Các yếu tố trên cần tiến hành quan trắc vào lúc 7h và 19h hàng ngày. Tùy tình hình thời tiết từng lúc cần phải tăng thêm số lần quan trắc và tăng thêm người quan trắc để đảm bảo thời gian quan trắc quy định và độ chính xác của tài liệu.

4.3.5.Quan trắc bồi lắng lòng hồ

Mỗi năm 1 lần phải quan trắc bồi lắng ở lòng hồ, trong điều kiện chưa thể đo toàn bộ lòng hồ thì phải tiến hành đo độ sâu tại một số ặt cắt cố định sogn song với tuyến đập và tại một số điểm đặc trưng trong lòng hồ. Các mặt cắt cách nhau khoảng từ 20 – 30m.

Sau mỗi trận mưa lớn, phải quan trắc hình thái nước chảy ở các triền đồi, sườn núi và những hiện tương bào mòn, sạt lở bờ hồ.

Một phần của tài liệu QUẢN lý KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN hệ THỐNG KÊNH (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w