Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
152,5 KB
Nội dung
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. “ Văn học là tấm gương lớn đi trên đường cái” (Xtăngđan)- vạn vật đều có thể soi mình vào tấm gương kì diệu đó. Có điều một bông tuyết bay, một cơn mưa ban chiều hay một tiếng gà trưa đều có một lực hút ghê gớm thu hút chúng về vị trí trung tâm: ấy là con người. Danh sĩ Nguyễn Siêu từ thế kỉ XVIII đã khẳng định: “ Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Văn học mọi thời đại vì thế luôn coi con người là yếu tố trung tâm, bởi “ văn học là nhân học” ( Macxim Gorki). Người nghệ sĩ thông qua con người trong tác phẩm để thể hiện quan niệm của mình về cuộc đời, về nhân tình thế thái… Chính vì vậy, ở bất kì một tác phẩm, một tác giả hay một giai đoạn văn học nào đều có sự tồn tại bất di bất dịch của cái gọi là quan niệm nghệ thuật (QNNT)về con người. Và văn học trung đại cũng không nằm ngoài tính bất di bất dịch ấy. QNNT về con người trong văn học trung đại không đứng yên mà luôn vận động biến đổi. Sự vận động ấy phù hợp với sự vận động của hoàn cảnh lịch sử xã hội, phù hợp với quan điểm sáng tác và quan niệm thẩm mỹ của mỗi nhà văn trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Việc tìm hiểu đề tài: QNNT về con người trong thơ Trần Tế Xương sẽ góp phần lí giải sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại đồng thời chỉ ra được những đóng góp vĩ đại của Tú Xương trong dòng chảy lịch sử văn học ở nhiều phương diện trong đó nổi bật là sự thể hiện thế giới con người trong những sáng tác của ông. 2. Từ trước đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu, đánh giá về thơ và đời Tú Xương, trong đó cần nói đến các công trình như: - Xuân Diệu trong “ Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” đã ca ngợi Tú Xương không tiếc lời chỉ vì: “ Một giọng nói trên đường đời, rất mực tâm huyết, tôi thấy thơ Tú Xương như là trong tiếng con chim quốc có máu…Thơ tâm hồn của Tú Xương tâm huyết một cách khác, đó là lòng yêu đời bị cản trở, đó là nỗi hoài bão bị chặt phá, đó là một người làm thơ, đã nói thì muốn khạc cả tim phổi mình vào văn…” (tr503,504 sđd) 1 - Tác giả Nguyễn Văn Bích đã bày tỏ suy nghĩ của mình về đời và thơ Tú Xương qua bài “ Sông lấp- tâm sự sâu kín của Tú Xương” đăng trên Tuyển tập mười năm Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ: “ Trong bài thơ Sông Lấp, nhà thơ Thành Nam lại thể hiện mình trước hết trong tư cách một công dân nặng lòng với đất nước, với thời đại…Bài thơ ngắn gọn, giản dị nhưng khi đọc lên ta cứ thấy bao vấn vương, cứ thấy hình ảnh một Tú Xương đang thao thức với bao nỗi Đau- Nhớ- Tiếc đến ngẩn ngơ… Sông Lấp đã vượt ra ngoài đề tài hiện thực để trở thành tiếng nói trữ tình sâu lắng. Tiếng nói của một tâm trạng đầy trăn trở, băn khoăn với đất nước, với thời đại, tiếng nói của một trí thức giàu tinh thần dân tộc” (tr111, sđd) - Nhà văn Nguyễn Tuân trong “ Thời và Thơ Tú Xương” đã tái hiện cảnh trường thi Nam Định khá chi tiết, đồng thời đi vào khám phá thơ Tú Xương với cảm nhận khá sâu sắc: “ Thơ Tú Xương là tiếng nói chung của dân tộc, không nặng nề về thổ ngữ âm nhưng đọng cô vào một hương vị thổ ngơi Nam Định. Tú Xương là một chứng từ về đạo học thành Nam tàn cục vào đuôi một thế kỉ và kéo cài tàn lụi ấy sang cả đầu thế kỉ của chúng ta. Thơ và phú Tú Xương là tập kí sự chi tiết về đời sống thành Nam, về sinh hoạt vật chất và tinh thần của một lớp nhà nho tỉnh Nam lúc Tây sang…” - Tác giả Trần Thanh Mại- Trần Tuấn Lộ cũng đã có cái nhìn khá toàn diện về “ Nội dung thơ văn của Tú Xương” in trong tuyển tập “ Trần Tế Xương- về Tác gia và tác phẩm”- Nhà Xuất bản Giáo dục 2003 như sau: “ Trước hết và quan trọng hơn hết, có vấn đề vạch bộ mặt thực của xã hội thời ông, bộ mặt thực của chính quyền thực dân và bù nhìn, trong đó bao gồm cả tình trạng nho học và chế độ thi cử thửơ bấy giờ. Để minh hoạ cho bản cáo trạng của mình, nhà thơ ghi lại hình ảnh của một số đông các nhân vật phản diện… Một phần khác của thơ văn Tú Xương dành cho những vấn đề tình cảm của mình, cho những người nhà thơ kính phục, những bạn bè ông yêu mến, đời sống của nhân dân, quan niệm về đạo đức, tư cách, về chính nghĩa của nhà thơ… Chúng ta sẽ thấy một nhân vật đặc biệt: đó chẳng ai khác hơn đó chính là bản thân nhà thơ, với tất cả những mâu thuẫn trong lập trường tư tưởng và tình cảm, với tất cả tâm sự đau khổ của ông, tình trạng bế tắc tâm hồn của ông, nhân vật cá nhân nhà thơ, nhưng mà lại nhân vật tiêu biểu vì nó đại diện cho cả một tầng lớp của xã hội, của thời đại…” (tr71, 72 sđd). 2 Ngoài ra còn có những bài phê bình, bình luận trên các tạp chí văn học, trên Internet… Nhìn chung những ý kiến đánh giá này chỉ ở mức độ khái quát hoặc đi sâu vào một khía cạnh nào đó trong thơ Tú Xương. QNNT về con người trong thơ Tú Xương cũng được nhắc đến nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chứ chưa được nghiên cứu khảo sát một cách tường tận cho nên việc đi vào tìm hiểu đề tài này là cần thiết và không kém thú vị. 3. Nói về thơ Tú Xương thì thật là phong phú và đa dạng song chúng tôi không có tham vọng bao quát hết tất cả sự vĩ mô ấy. Trong khuôn khổ của một tiểu luận và thời gian cho phép chúng tôi chỉ có thể đặt ra cho tiểu luận một nhiệm vụ đó là tìm hiểu QNNT về con người trong thơ Trần Tế Xương. Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu thi pháp học - Phương pháp thống kê phân loại - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp so sánh liên ngành… 4. Trong quá trình làm đề tài do gặp nhiều những khó khăn về thời gian và khả năng tư duy nghiên cứu khoa học còn hạn chế cho nên đề tài này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp và chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các bạn. Bố cục của đề tài ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, nội dung của đề tài đi vào tìm hiểu gồm 2 phần chính: I. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI II. CUỘC ĐỜI VÀ QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG III. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG. 3 B. NỘI DUNG I. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù. Sáng tác văn chương là một con đường nhận thức của người nghệ sĩ, vì vậy văn học luôn mang tính quan niệm. “ Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( 1999), Từ điển thuật ngữ văn học- Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 229). Văn học nghệ thuật chính là sự phơi trải cái nhìn về con người. Nhà văn có thể viết một tác phẩm không có hình bóng con người nhưng suy đến cùng lại nói về con người. Có bao nhiêu nghệ sĩ thì có bấy nhiêu cách cắt nghĩa, lí giải về con người. Mỗi nhà văn khám phá con người một cách khác nhau và đặt ra những câu hỏi đại loại như: Con người đến từ đâu? Con người đi về đâu? Con người như thế nào được gọi là chân- thiện- mỹ? Con người như thế nào mới xứng danh con- người? Cho nên, khi nghiên cứu tác giả, tác phẩm, nhân vật… cần soi chiếu và bắt nguồn từ quan niệm của nhà văn đó về con người. Giáo sư Trần Đình Sử trong Dẫn luận Thi pháp học, Nxb Giáo dục 1998, trang 41 đã đưa ra định nghĩa về QNNT về con người trong văn học như sau: “ QNNT về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó.” Như vậy nghiên cứu về QNNT về con người trong văn học chính là xem xét vấn đề sự thể hiện con người: Con người được thể hiện như thế nào? Có đặc điểm gì? Chỗ khác biệt là ở đâu? Xét trên quan điểm loại hình, ta sẽ thấy rõ sự khác biệt giữa văn học dân gian với văn học viết, giữa văn học dân gian với văn học trung đại, giữa văn học trung đại với văn học hiện đại. Văn học dân gian có đặc trưng tính tập thể ( tính phi cá thể) cho nên tính cá thể gần như vắng bóng. Con người trong văn học dân gian chủ yếu là con người tính cách nhất phiến hoặc tốt hoặc xấu đại diện cho cả một tập thể người chứ không nêu ra tính 4 cách của một con người cụ thể nào.Trái lại, văn học viết có tính cá thể hóa rõ rệt bởi chủ thể sáng tác là một tác giả cụ thể. Tác giả bao giờ cũng bộc lộ những quan điểm, quan niệm, tâm trạng, tình cảm riêng của mình trong tác phẩm. Chính vì thế trong tác phẩm văn học viết luôn có sự xuất hiện bóng dáng của con người cá nhân. Tuy nhiên, văn học viết ở mỗi thời kì lại có sự thể hiện con người ở những tầng bậc khác nhau do vậy QNNT về con người ở mỗi thời kì cũng luôn vận động biến đổi. Văn học trung đại là một ví dụ. Văn học trung đại là nền văn học được cấu thành trong khuôn khổ chế độ phong kiến nên chịu ảnh hưởng khá sâu sắc các luồng tư tưởng như Phật, Lão và nhất là tư tưởng Khổng Mạnh ( tư tưởng được giai cấp phong kiến coi như tư tưởng chính thống). Do vậy văn học phải hướng đến các công thức, quy phạm phong kiến nhằm phục vụ cho mục đích chính trị, đạo đức lễ giáo phong kiến như: nêu cao lòng trung hiếu, đạo cương thường, các phẩm chất của người quân tử… Tính chất này tạo nên bộ phận văn học quan phương chính thống luôn hướng tâm đến các công thức, quy phạm chính thống, chuẩn mực trong sáng tác. Khi đó, con người trong văn học sẽ là con người hướng tâm và luôn phải hướng mình tới một chức năng phận vị- điều này làm cho con người cá nhân bị lu mờ, gần như vắng bóng trong văn học. Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi, Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, Quỳnh uyển cửu ca của Lê Thánh Tông… là những tác phẩm văn học có tính chất hương tâm rõ nét thông qua việc đề cao tư tưởng trung quân ái quốc, ca ngợi vua sáng tôi hiền, ca ngợi các giá trị đạo đức phong kiến…Con người hướng tâm đã ngự trị trong toàn bộ tác phẩm mà không để con người cá nhân có cơ hội lộ diện… Tuy nhiên, ngoài tính chất hướng tâm, phi ngã, văn học trung đại còn thể hiện tính chất ly tâm, hữu ngã trong việc thể hiện thế giới nội cảm riêng tư của con người. Con người trong văn học trung đại không còn là con người phận vị mà là con người cá nhân với những tâm tư tình cảm rất thật, rất nhân bản. Điều này được thể hiện một cách đa dạng qua việc ca ngợi vẻ đẹp con người, đồng cảm với bi kịch con người, đồng tình với ước mơ, khát vọng của con người, lên án các thế lực thống trị bạo tàn… Tuy nhiên sự thể hiện con người ly tâm trong văn học trung đại có độ đậm nhạt khác nhau. Có tác giả bên cạnh việc thể hiện con người hướng tâm cũng đã chú ý đến việc 5 bộc bạch con người cá nhân như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… cũng có tác giả lại có xu hướng ly tâm khá đậm đặc như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương… Quả thực, việc thể hiện con người ly tâm trong văn học trung đại ở giai đoạn sau này đã tạo ra những giá trị văn chương thực sự, bóng dáng của con người hướng tâm ca ngợi vua sáng tôi hiền, ca ngợi đạo cương thường đã bị lu mờ trước sự xuất hiện ồ ạt của những con người cá nhân với xu thế ly tâm khá rõ rệt. Song cũng cần phải nhìn nhận rằng sự ly tâm của các tác giả trung đại không hoàn toàn giống với sự ly tâm triệt để của các tác giả hiện đại bởi đó là sự ly tâm trong một khuôn khổ nhất định. Sự thể hiện con người trong văn học trung đại có phá cách, có phong phú và đa dạng bao nhiêu vẫn chịu ảnh hưởng của mỹ học phong kiến xây dựng trên cái nền chung của quan niệm và tư tưởng trung đại. Vì thế mặc dù có sự ly tâm khá xa nhưng văn thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ vẫn thuộc phạm trù trung đại. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, việc thể hiện con người ly tâm trong văn học trung đại, nhất là ở giai đoạn sau này, đã thực sự đưa con người trong văn học hướng đến những giá trị mới của tư tưởng nhân văn và vì thế tình yêu, hạnh phúc, số phận, tính cách… của con người đã thực sự trở thành những khám phá bất tận trong văn học. Chính điều này đã tạo nên giá trị vĩnh hằng trong những kiệt tác văn chương bất hủ của một thời. Và Tú Xương với quan niệm nghệ thuật về con người trong những sáng tác của ông cũng đã thực sự ghi dấu ấn sâu đậm trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc cũng như neo đậu trong lòng người yêu thơ bao thế hệ những cảm xúc thăng hoa bất tận… II. CUỘC ĐỜI VÀ QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG: Trong công chúng ngày nay, Tú Xương gần như là bút danh của nhà thơ. Tên ông lúc bé là Trần Duy Uyên, đến khi thi Hương mới đổi là Trần Tế Xương. Sau nhiều lần đi thi trượt mãi, nhà thơ đã đổi tên là Trần Cao Xương. Ông sinh ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ (5/9/1870) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định ( nay là phố hàng Nâu, thành phố Nam Định) và mất ngày 20 tháng 01 năm 1907 khi Tú Xương về quê ngoại ăn giỗ và mất ngay đêm hôm ấy ở nhà họ ngoại. Nhà thơ mới có ba mươi bảy tuổi đời. Tú Xương có tài văn chương xuất chúng, có cái Tâm của một nhà nho nhân đạo chủ nghĩa, yêu nước, thương xót giống nòi, có cái trí của một người lỗi lạc biết được cái gì có thể chấp nhận và cái gì phải phủ nhận trên thế giới này. 6 Số phận của bản thân ông phản ánh số phận của dân tộc ông thời ấy. Đó là bi kịch của con người “ tiến thoái lưỡng nan”. Ông không thể cam tâm “ vứt bút lông đi giắt bút chì” để trở thành “ Chẳng kí, không thông cũng cậu bồi” như những kẻ vô liêm sỉ khác. Ông cũng không phải hạng hủ nho vùi đầu vào kinh sử, quanh năm “ đẽo gọt con sâu”. Chính vì vậy mà ông đến nỗi “ tám khoa thi chưa khỏi phạm trường quy”. Phẩm cách sĩ phu thôi thúc ông phải đỗ đạt, phải “ lăm le bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ”. Tú Xương đã không tìm ra được một con đường tiến thân đúng đắn. Những bế tắc về tư tưởng, về công danh và cảnh khốn cùng đã khiến ông phẫn chí, có lúc tưởng chừng phát điên, phát dại. Một nhân cách lớn và một tài năng lớn như Tú Xương lẽ nào lại chịu “ tan nát với cỏ cây”? Tú Xương đã, không phải “ nhả ngọc phun châu” mà nhả đạn ra ngoài miệng bắn phá cái cuộc đời xấu xa bẩn thỉu đang diễn ra xung quanh ông. Ông đã trút vào văn thơ tất cả những nỗi ưu uất của lòng mình. Mải sống, mải chơi, mải vẫy vùng và “ bắn phá”, Tú Xương có lẽ không hề nghĩ đến cái thành quả, cái “sự nghiệp” đích thực của chính ông. Ông đã nói và nói thật rằng: “ Một việc văn chương thôi cũng nhảm Trăm năm thân thể có ra gì!” Trái với cái ý nghĩa tuyệt vọng đó, lịch sử đã xác nhận: Thành quả lớn nhất của nền văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX thuộc về dòng văn chương hiện thực- trữ tình- trào phúng với hai nhà thơ lỗi lạc: Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Thơ Tú Xương đa dạng về cảm xúc “ khi cười, khi khóc, khi than thở”, phong phú về phương pháp biểu hiện, nó là tấm lòng của ông với cuộc đời, và nỗi khinh bỉ, căm ghét những gì xấu xa nhơ bẩn, là những xót xa cay đắng trước những mất mát không thể cứu vãn nổi, là nỗi đau khôn cùng của một tâm hồn cô đơn, bất lực chưa tìm được lối thoát. Có thể nói, thơ Tú Xương mang tính chất hiện thực cao độ, phản ảnh cả một xã hội “ kẻ chợ” ( thành phố Nam Định) với đủ mọi hạng người, và phản ảnh sự suy đồi, lố lăng của nền đạo đức luân lí trong thời buổi giao thời ấy. Thơ văn Tú Xương cũng khắc họa được hình tượng một “ nhân vật của thời đại”. Đó là bản thân của Tú Xương:một nhân vật có tâm hồn cao đẹp và lãng mạn, có phẩm cách tài năng xuất chúng nhưng tiếc thay lại chưa tìm được cho mình một lí tưởng chân chính, rốt cuộc trở thành một 7 nhân vật bi kịch. Không ở đâu “ cái tôi” được miêu tả một cách sắc nét và đầy cá tính như trong thơ văn Tú Xương. Thơ văn Tú Xương cũng hàm chứa những tình cảm vô cùng sâu sắc: Những nỗi ưu tư với số phận của đất nước, với nền văn học và đạo đức của dân tộc, với những thiên tai, với muôn ngàn cảnh khổ của con người và nỗi đau đớn, dằn vặt khôn xiết của chính nhà thơ. Thơ văn Tú Xương còn ghi lại hình ảnh bà Tú- người vợ mà nhà thơ vô cùng yêu quý. Đó là hình ảnh của một người phụ nữ Việt Nam điển hình, cho đến nay vẫn khiến chúng ta rung cảm. Tú Xương đã đi về nơi chín suối, vậy mà văn thơ của ông đối với chúng ta hôm nay vẫn gần gũi, vẫn sống động vô cùng. Giá trị vĩnh cửu ấy có được chính bởi vì chúng ta tìm thấy sự cảm thông sâu sắc về cuộc đời của tác giả, về bao chua xót đắng cay, bao biến thiên của xã hội loạn li, của cuộc đời của con người “ tài hoa bạc mệnh” – Tú Xương qua từng trang viết. Và điều quan trọng nhất, chính bởi rằng, ta đã khơi nguồn cho dòng triết lí nhân sinh nơi chàng tài tử đất Non Côi sông Vị đến với hậu thế hôm nay và mai sau. III. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG. 1. Những hạng người sâu mọt trong xã hội thực dân nửa phong kiến: Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời, phê phán kịch liệt sự sa đọa, tan rã của những kỷ cương, trật tự xã hội, của nền học vấn khoa cử Nho học cuối mùa dưới sức công phá ghê gớm của đồng tiền. Thơ đả kích của Tú Xương, theo như cách nói của Xuân Diệu thì : “ Tú Xương không chỉ đành lòng với tiếng chửi, mà bám sát lấy đối tượng: thơ Tú Xương như một thứ axít đổ vào nó, cắn cho nó nát ra, cháy đi…” 1.1 Danh giá “ Ông cò”: Đối với thực dân Pháp, tuy chưa phải là đối tượng chính để tập trung phê phán nhưng ta vẫn bắt gặp bóng dáng những tên thực dân xuất hiện với dáng vẻ rất buồn cười. Đó là hình ảnh những ông Tây, bà Đầm rất nghênh ngang, lố bịch: “ …Trên ghế bà Đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông Cử ngỏng đầu rồng” ( Giễu người thi đỗ) Những bà đầm công sứ, bà đầm tòa án, bà đầm nhà đoan, bà đầm lục bộ, bà đầm chủ dây thép… những con mẹ “ ăn gì to lớn đẫy đà làm sao” ấy ngồi bảnh chọe trên ghế, thỉnh thoảng lại ngoi đít vịt một cái, để thấy rằng ta đây ngồi đã thật nặng, thật 8 vững. Chúng nó thỏa mãn! Trong khi đó, trong khi trên lễ đài cái đít đầm động đậy theo chiều ngang thì “dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng” cử động theo chiều dọc, đội mũ cánh chuồn, ngẩng lên sụp xuống lạy tạ. Lạy ai? Lạy những cái đít đầm! Với ngòi bút châm biếm sắc sảo, Tú Xương đả kích chúng không khoan nhượng, vạch trần thói gian ác, bần tiện, thủ đoạn kiếm ăn dơ bẩn của chúng. Qua tấn bi hài kịch về cuộc đời cô Kí : “ Cô Kí sao mà đã chết ngay! Ô hay! Trời chẳng nể ông Tây” …( Mồng hai tết viếng cô Kí) Nhà thơ đã vạch ra địa vị đầy quyền uy của thế lực chế độ thực dân Pháp trong xã hội Việt Nam. Chế độ mà ông Tây được xem như “ Ông trời”. Nhờ quyền lực của mình, ông Tây làm rất nhiều chuyện gian ác. Ông đã lợi dụng sự cơ hội của cấp dưới mà trác tác, thỏa mãn bản thân mình. Cô Kí chết, chẳng ai đoái hoài, bởi vì tất cả lúc này mọi sự chú ý đều được dồn vào chiếc xe tay. Ông Kí thương chiếc xe tay bởi vì nhờ có nó, ông Kí mới có cơ hội kiếm lời. Chiếc xe tay là phương tiện để đưa cô Kí đến với ông Tây. Ông Tây nhờ có nó để được nằm sõng soài trên người cô Kí. Tú Xương còn đả kích chính sách khủng bố thí sinh của chính quyền thực dân: “ Câu văn đắc ý đừng ngua nguẩy, Chén rượu mềm môi chớ gật gù Nghe nói khoa này nghiêm cấm lắm Đi đêm phải sợ phép “ ông cò” ( Dặn học trò thi) Danh giá ông cò thực dân quả là to thật. Ông cò có quyền đàn áp, bóc lột vô tội vạ, lập thiết quân luật ban đêm cấm nhân dân đi lại, cấm dân nghèo lợp lại nhà để buộc dân phải di cư nơi khác, thậm chí ông cò còn có quyền phạt cả những người lỡ đường đau bụng muốn đi “xia”: “Hà Nam, danh giá nhất ông cò (1) Trông thấy ai ai chẳng dám ho. Hai mái trống toang đành chịu dột (2) Tám giờ chuông đánh phải nằm co. (3) Người quên mất thẻ âu trời cãi, Chó chạy ra đường có chủ lo. (4) Ngớ ngẩn đi xia, may vớ được Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to !(5) (Ông cò) 9 (1) Ông cò : viên cảnh sát (cẩm Tây). (2) Vì muốn lợp nhà phải xin phép lôi thôi. (3) Phép thiết quân luật : từ 8 giờ tối không ai được ra đường.(4) Không mang thẻ thân, để chó chạy ra đường đều bị phạt nặng.(5) Bắt được kẻ đi xia để phạt, tức . kiếm ăn to ! Nhìn chung, đối với bọn thực dân, chúng ta thấy Tú Xương còn giữ một thái độ dè dặt. Theo cách lí giải của hai tác giả Trần Thanh Mại và Trần Tuấn Lộ trong bài viết “ Nội dung thơ văn của Tú Xương”, sở dĩ ông có thái độ dè dặt như vậy là vì: “ … Nhà thơ còn bị hạn chế khá nhiều trong lập trường giai cấp, quan điểm chính trị, hoàn cảnh sinh hoạt và cá tính của mình….”. Đồng thời hai tác giả này còn đi tìm những nguyên nhân khác: “ Có lẽ vì hoàn cảnh sống ở thị trấn nhỏ, số thực dân Pháp ít tập trung, và vì hoàn cảnh sống riêng rẽ trong gia đình, cho nên nhà thơ ít có dịp tiếp xúc với bọn Pháp…” 1.2 “Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ” Bám theo gót giày quân giặc còn cả một lũ quan lại to bé lúc nhúc như ổ lợn con ở cái “ nơi văn vật”, “ đất nhiều quan ấy”. Đối với bọn người này, ngòi bút Tú Xương không kiêng nể, dè dặt chút nào. Ngọn roi trào phúng của Tú Xương cứ quất thẳng, quất trúng đích, đôi khi thật cay độc. Trước hết, Tú Xương vạch trần bản chất làm tay sai của chúng. Nhân câu chuyện về một cô hầu bị đuổi việc bởi tên quan huyện, cho cô là lẳng lơ, đĩ thoã, Tú Xương làm một bài thơ giả lời cô hầu gửi cho viên quan, để vạch trần tính chất làm tay sai của hắn. Chuyện riêng tư của hai người, dưới ngòi bút của Tú Xương chỉ là cái cớ, bài thơ không chỉ phê phán chuyện bac tình, bạc nghĩa thông thường, mà phê phán chuyện theo giặc, chuyện “ giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh”. Những câu thơ sắc, đanh trong bài có thể coi là tiêu biểu cho tinh thần phê phán nghiêm chỉnh của nhà thơ. “Chỉ trách người sao chẳng trách mình ? Mình trung đâu đấy, trách người trinh ? (1) áo dầy cơm nặng bao nhiêu đứa ? Chiếu cạnh giường bên, mấy hột tình ? Tơ tóc nỗi riêng thì xét nét Giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh ! (2) 10 [...]... làm nên cái độc đáo, phong phú trong thơ Tú Xương Không có nhà thơ Tú Xương, thực sự không tìm đâu thấy một cách cụ thể, sinh động hình bóng và không khí buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến trên đất nước ta Nói như nhà nghiên cứu Trần Thị Trâm trong “ Tú Xương với những phóng sự bằng thơ thì: “ Tú Xương được mệnh danh là “ người thư kí giỏi của thời đại”, bởi thơ ông đã bám sát từng sự kiện... chẳng ra chi) Ai cũng biết Tú lận đận nghiệp lều chõng, ai cũng biết Tú có một thời vùng vẫy chốn phong nguyệt tình hoài Ai cũng biết Tú nghèo, nghèo kiết xác Và ai cũng biết Tú là hiện thân của hai con người trong một con người Nhưng hẳn mấy ai biết con người Tú ban ngày và con người Tú ban đêm 3 Tú Xương- Hai con người trong một con người: Thơ Tú Xương ngông nghênh, kiêu bạc- thơ của một con người có... Trần Đình Sử trong Dẫn luận Thi pháp học, Nxb Giáo dục 1998, trang 41 9 Vũ Văn Sỹ- Đinh Minh Hằng- Nguyễn Hữu Sơn- “ Trần Tế Xương- về Tác gia và tác phẩm”- NXB Giáo dục- Hà Nội- 2003 10 Nguyễn Tuân- Thời và thơ Tú Xương, in trong Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập IIINXB Văn học- Hà Nội- 1994 11 Vũ Minh Thêu- Đến với thơ hay và lời bình- NXB Thanh niên- 2000 12 Các tài liệu liên quan về tác giả Tú Xương trên... bài thơ nói về thi cử của Tú Xương, ngoài phần vướng mắc trong việc “ đỗ, hỏng”, cũng có phần sâu sắc ở chỗ đã phản ảnh và phê phán tình trạng bất công, thối nát của trường thi phong kiến, đã nói lên được cái nhục của sĩ tử trong thời buổi bọn thực dân Pháp cướp nước đã thành ông chủ mới trên đất nước ta 13 Nhưng giá trí hiện thực lớn lao của Tú Xương không phải chỉ có thế Rộng hơn nữa, thơ Tú Xương. .. của vợ Cũng chỉ có Tú Xương mới có thể ca ngợi vợ một cách chân tình và ân tình nồng nàn đến vậy “ Tú Xương không tự ghi tên mình vào bảng vàng bia đá, nhưng ông đã khắc tên vợ mình vào bia đá bảng vàng”- lời nhận xét của Nguyễn Tuân quả là tinh tường đến lạ Đối với những người phụ nữ khác trong xã hội, Tú Xương cũng khóc thương, từ đó chế giễu, phê phán, cảnh tỉnh cả một lớp người trong xã hội đã để... gì? Ta biết gì? Ta còn đọng lại trong tim dáng hình ai? Có phải là: “ Kìa ai chín suối Xương không nát Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn” ( Nguyễn Khuyến) 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO - 1 Nguyễn Đình Chú- Lê Mai: Thơ văn Trần Tế Xương- NXB Giáo dục- Hà Nội1984 2 Xuân Diệu- Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (T2)- Nhà xuất bản Văn học- Hà Nội1982 3 Xuân Diệu- Bình luận các nhà thơ cổ điển Việt Nam- Nhà xuất bản... Xương ngông nghênh, kiêu bạc- thơ của một con người có tiếng cười vỗ mặt sâu cay Và thơ Tú Xương cũng là thơ của những sẻ chia đồng điệu, của những tâm sự buồn đau, da diết, thơ của một con người nặng lòng ưu quốc ái dân Tú Xương- Hai con người trong một con người quả không sai! 3.1 Bây giờ lo cả nước cùng nôi Sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, chứng kiến bao bất công tàn bạo của một chế độ... VÀ QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC… 4 III QNNT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG 6 1 Những hạng người sâu mọt trong xã hội thức dân nửa phong kiến 6 1.1 Danh giá ông cò 6 1.2 Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ 7 1.3 Thi thế mà cũng thi… 8 1.4 Có hơi kẽm tha hồ ngang ngửa 10 1.5 Chữ bất nhân tạc đó không mòn 10 1.6 Tiểu kết 11 2 Tú Xương- con người khách thể trong thơ 11 2.1 Đệ nhất buồn là cái hỏng thi 11 2 2 Phong... của Tú Xương càng ảo não, bi thiết hơn nhiều: “ Bụng buồn còn biết nói năng chi Đệ nhất buồn là cái hỏng thi Một việc văn chương thôi cũng nhảm Trăm năm thân thế chẳng ra gì” ( Buồn thi hỏng) Con đường khoa cử đã hất cẳng Tú Xương Không mấp mé tới danh vị “ cử nhân”, Tú Xương đành mượn “ tấm tình trăng gió” mà bỡn cợt với đời, bỡn cợt với cả mình 2 2 Phong nguyệt tình hoài giang hồ khí cốt 17 Tú Xương. .. thơ, có lẽ khác với các nhà thơ khác, ông không những không giấu diếm mà còn thích phô trương sự ăn chơi của mình: “Nghiện chè nghiện rượu, nghiện cả cao lâu Hay hát hay chơi, hay nghề xuống lõng Quanh năm phong vận, áo hàng tầu, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giày Gia Định bóng…” ( Phú hỏng thi) Rồi trong bài “ Phú thầy đồ dạy học” , cũng nói về ông, Tú . người Tú ban ngày và con người Tú ban đêm. 3. Tú Xương- Hai con người trong một con người: Thơ Tú Xương ngông nghênh, kiêu bạc- thơ của một con người có tiếng cười vỗ mặt sâu cay. Và thơ Tú Xương. Nhà văn Nguyễn Tuân trong “ Thời và Thơ Tú Xương đã tái hiện cảnh trường thi Nam Định khá chi tiết, đồng thời đi vào khám phá thơ Tú Xương với cảm nhận khá sâu sắc: “ Thơ Tú Xương là tiếng nói. công trình nghiên cứu, đánh giá về thơ và đời Tú Xương, trong đó cần nói đến các công trình như: - Xuân Diệu trong “ Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” đã ca ngợi Tú Xương không tiếc lời chỉ vì: “