1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp ngữ văn cái tôi trong thơ tú xương

58 1,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 289,5 KB

Nội dung

Cái tôi trong thơ Tú Xương Mục Lục Trang Mở đầu 02 1. Lý do chọn đề tài 02 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 03 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 03 4. Mục đích nghiên cứu 03 5. Phương pháp nghiên cứu 03 6. Đóng góp của luận văn 04 7. Cấu trúc của luận văn 04 Chương 1 V ị trí thơ văn tú xương trong văn học trung đại Việt Nam 05 1.1.Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 05 1.1.1.Cuộc đời 05 1.1.2.Sự nghiệp sáng tác 07 1.2.Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong thơ văn Tú Xương 08 1.2.1. Giá trị nội dung 08 1.2.2. Giá Trị nghệ thuật 21 1.4. Tiểu kết 29 Chương 2 Cái tôi trong thơ Tú Xương 30 2.1. Cái tôi phản tỉnh trong thơ trào phúng 30 2.1.1. Cái tôi ăn chơi 31 2.1.2. Cái tôi ngông nghênh 36 2.2. Cái tôi suy tư, dằn vặt trong thơ trữ tình 42 2.2.1. Cái tôi bế tắc, tuyệt vọng 42 2.2.2. Cái tôi cô đơn và tâm sự yêu nước thầm kín 47 2.3. Tiểu kết 56 Kết luận 57 Tài liệu tham khảo 58 1 Cái tôi trong thơ Tú Xương MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tú Xương là một trong những nhà thơ lớn của văn hoc Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Cuộc đời của ông ngắn ngủi, đầy bất hạnh lận đận trong nghiệp thi cử nổi ám ảnh nhất đời của ông. Ông lại sống trong xã hội giao thời đầy bi kịch.Giữa hai chế độ thực dân và phong kiến . Thơ văn Tú Xương phản ánh mặt trái của thời đại, đồng thời cũng nêu lên được tâm sự chung của tầng lớp Nho sĩ cuối mùa thất thế.Ngoài mảng thơ trào phúng Tú Xương còn có một bộ phận sáng tác viết về bản thân mình. Ông viết về cuộc sống tâm tư tình cảm của bản thân, ở đây cái tôi cá nhân Tú Xương thể hiện rất rõ nhưng dường như có sự mâu thuẫn trong cái tôi ấy. Ở mảng thơ trào phúng, cái tôi của ông là cái tôi ngông nghênh ăn chơi bừa bãi vô trách nhiệm và cường điệu hóa những mặt tiêu cực và nhược điểm của bản thân mình. Nhưng bên cạnh một Tú Xương ngông nghênh vô trách nhiệm trước thời cuộc, thì chúng ta lại bắt gặp một Tú Xương thể hiện được cái tôi cô đơn bế tắc, bất lực và đầy tuyệt vọng nhưng luôn tha thiết với vận mệnh của đất nước, dân tộc . Để nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Tú Xương. Cũng như phát hiện nét độc đáo trong cái tôi của ông được thể hiện trong thơ.Nên chúng tôi chọn đề tài cái tôi trong thơ Tú Xương làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa . 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thơ Tú Xương là một hiện tượng độc đáo của văn học nước nhà, vì vậy từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về thơ ông, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau: Công trình nghiên cứu Thân thế và thơ Văn Tú Xương của Vũ Đăng Văn (1951). Tiếp đến, Khảo luận về Trần Tế Xương của Nguyễn Đình Chú và Lê Mại do NXB Giáo dục phát hành năm 1984. 2 Cái tôi trong thơ Tú Xương Đến năm 1997, có công trình Tú Xương con người và tác phẩm của Ngô Văn Phú NXB Hội nhà văn phát hành. Trong giáo trình văn học Việt Nam nữa cuối thế kỉ XVII I- hết XIX của Nguyễn Lộc phát hành Năm 1997 [ Tr,765-798] tác giả đề cập những nét cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Tú Xương. Năm 2000 hai tác giả Phạm Trọng Thanh và Giang Phong đã cho xuất bản Tú Xương ắt hẳn nghìn thu tiếng hãy còn. Đến năm 2003 NXB Giáo dục đã tổng hợp nhiều công trình nghiên cứu và bài viết của các tác giả được tuyển tập lại trong Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm. Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết của các tác giả được đăng trên các tạp chí đã đề cập đến cuộc đời sự nghiệp, thời đại, cái hay cái đẹp trong thơ của ông như: Trần Thanh Mại, Tú Mỡ, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyễn Công Hoan, Trần Mạnh Hảo, Chế Lan Viên… Tuy nhiên chưa có một công trình nào đề cập đến cái tôi trong thơ Tú Xương một cách hệ thống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối Tượng nghiên cứu của luận văn là cái tôi qua một số sáng tác tiêu biểu của ông như: Tự trào, Tự cười mình, Đau mắt, Than nghèo, Đêm hè, Đêm dài, Chợt giấc… được tập hợp in trong giáo trình văn học Việt Nam nữa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX của giáo sư Nguyễn Lộc do NXB Giáo dục phát hành năm 1997 [Tr,765-798], và một số tài liệu có liên quan để bài viết thêm phong phú. 4. Mục đích nghiên cứu Khảo sát một cách hệ thống về cái tôi trong thơ Tú Xương. Qua đó thấy được con người của ông với đầy nỗi niềm tâm sự của cá nhân mình. Đồng thời, khẳng định vị trí của ông đối với văn học trung đại Việt Nam nử a cuối thế kỷ XIX. 5. Phương pháp nghiên cứu 3 Cái tôi trong thơ Tú Xương Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau cơ bản sau đây: Phương pháp tiếp cận văn bản và phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh. 6. Đóng góp của luận văn Qua việc khảo sát về cái tôi trong thơ Tú Xương để thấy được nét độc đáo giữa cái tôi trữ tình và cái tôi phản tỉnh của ông. Trên cơ sở đó giúp chúng tôi có những hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật, và cũng như về nhân cách của Tú Xương được thể hiện trong thơ. Điều này, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảng dạy của chúng tôi sau này. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn sẽ được triển khai trong hai chương sau đây: Chương1: Vị trí thơ văn Tú Xương trong văn học trung đại Việt Nam Chương 2: Cái tôi trong trong thơ Tú Xương 4 Cái tôi trong thơ Tú Xương Chương 1 VỊ TRÍ THƠ VĂN TÚ XƯƠNG TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 1.1.1. Cuộc đời Tú Xương chính tên là Trần Duy Uyên, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, khi đi thi Hương lấy tên là Tế Xương, khoa cuối cùng lấy tên là Trần Cao Xương để mong thi đỗ như vẫn cứ thi hỏng. Ông đã phải thốt lên rằng: "Tế đổi làm Cao mà chó thế Kiện ra trong tiệp hỡi trời ơi" Ông sinh ngày 10 tháng 8 Năm canh Ngọ (1870) tức là ngày 5 tháng 9 năm 1870 ở làng Vị xuyên, huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định cũ nay là phố Hàng Nâu, thuộc khu Định Hữu trong một gia đình đông con nhà nghèo. Ông thân sinh của nhà thơ là Trần Duy Nhuận, một người có đi học, đi thi nhưng không đỗ đạt gì.Về sau làm tự thừa giúp việc trong dinh Đốc học Nam Định . Tú Xương khôi ngô hoạt bát thông minh, tính tình phóng khoáng ăn nói có duyên, đặc biệt là khiếu hài hước và thường hay châm biếm khác người. Ông lấy vợ sớm, vợ là Phạm Thị Mẩn, một người phụ nữ tảo tần có tiếng. Ông xuất thân Nho gia nên sớm đã theo đòi Khổng học. Năm 15 tuổi đi thi Hương nhưng không đậu. Hai khoa tiếp theo cũng trượt cả hai. Mãi đến khoa Giáp ngọ năm 1894, ông mới đậu tú tài, năm ấy nhà thơ 24 tuổi. Trong bài "Phú hỏng thi", ông đã thuật lại sự việc này một cách khôi hài thật chua xót: "Tú rớt bảng trong năm Giáp ngọ, nổi tiếng tài hoa Con nhà dòng ở đất Vị Xuyên, ăn phần cổ nọng". Thời bấy giờ mảnh bằng tú tài may lắm là có thể làm thầy đồ dạy học, chứ không làm được chức quan gì nên nhà thơ lại tiếp tục vác lều chỏng đi thi mong kiếm chút cử nhân mới có thể làm việc được. Nhưng các khoa thi sau từ năm 1897, năm 1900, năm 1903, năm 1906 cứ ba năm một lần ông lại có mặt 5 Cái tôi trong thơ Tú Xương tại trường thi không bỏ sót khoa nào nhưng vẫn trượt. Đến khoa thi tiếp thì không còn ai thấy mặt nhà thơ nữa vì ông đã từ trần trước đó hai năm trong một trường hợp rất đặc biệt. Ngày rằm tháng chạp năm Bính ngọ tức ngày 20 tháng 1 năm 1907 Tú Xương về quê ngoại ăn giỗ đi đường gặp mưa, trời lại rét. Ông bị cảm nặng không chạy chữa kịp, ông mất ngay đêm ấy tại nhà họ ngoại, thuộc làng Đại Tứ huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định. Đối với Tú Xương, dấu ấn thi cử đậm nét trong cuộc đời ngắn ngủi của ông. Tú Xương đã phản ánh trong thơ của mình về nghiệp thi cử, thái độ của ông lúc đầu có vẻ chế giễu cười đùa, nhưng càng về sau thì không còn cười đùa nữa mà là cay đắng chua xót và tủi nhục. Khoa thi Canh tý (năm 1900) ông hỏng thi nên rất bực dọc "Đau quá đòn hằn, Rát hơn lửa bỏng" nhà thơ cảm thấy thẹn với bản thân "Hổ bút hổ nghiên, Hổ lều hổ chõng, Nghĩ đến chữ Nam nhi đắc chí thêm nổi thẹn thùng, Ngẫm đến câu Quyền thổ trùng lai nói ra ngập ngọng". Ông lại tự an ủi bản thân mình "Thế mới biết học tài thi phận, miệng đàn bà con trẻ nói vậy mà thiêng nào ai ngờ chữ tốt văn hay, tài bảng nhãn thám hoa lỡ ra cũng hỏng…" Đến khoa Quý mão (năm 1903) thì nhà thơ đã thở dài thất vọng: "Trách mình phận hẩm lại duyên ôi, Đổ suốt hai trường hỏng một tôi" (Hỏng thi) Đến khoa thi cuối cùng của cuộc đời ông, tiếng thở dài lại càng não ruột hơn nhiều qua bài thơ "Buồn thi hỏng": "Bụng buồn còn muốn nói năng chi, Đệ nhất buồn là cái hỏng thi! Một việc văn chương thôi cũng nhảm, Trăm năm thân thế có ra gì?" Ngoài việc thi cử cuộc đời nghèo túng của gia đình cũng để lại dấu ấn đậm nét trong thơ Tú Xương. Gia đình ông có tám người con, sáu trai hai gái, tất cả đều do người vợ tảo tần nuôi con. Quanh năm buôn bán nơi đầu sông 6 Cái tôi trong thơ Tú Xương cuối bể, đảm đang chịu thương chịu khó để nuôi chồng ăn học, cùng với một đàn con dại. Ông Tú vẫn có tiền để ăn tiêu nhưng lúc nào cũng túng thiếu. Nhà thơ đã ghi lại cảnh nghèo của gia đình mình một cách chân thật, nợ nần luôn đeo bám nhà thơ "Van nợ lắm khi trào nước mắt", lúc nào cũng phải lo cuộc sống từng ngày vì thiếu thốn "Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi". Nguyễn Công Trứ ngày xưa đã ngửa tay đi vay mượn bọn phú hộ để mà chịu nhục: "Gặp khi chân sẩy đường cùng, nên phải tới cửa này cửa nọ. Than thở to to nhỏ nhỏ, ta đã mỏi cẳng ngồi chờ Dần dà nọ nọ kia kia nó cũng vuốt râu làm bộ" (Hàn nho phong vị phú) Cho hay đời nào cũng thế, cái cảnh của những người tài danh mà phải chịu lụy những kẻ trọc phú quả là những bức tranh thiên cổ. Nó tượng trưng cho nỗi nhọc nhằn của những người có tài mà phải gặp cảnh nghèo khó. Hỏng thi, nghèo túng và cuộc đời riêng chẳng ra gì của nhà thơ lại trôi qua từng ngày ở một nơi đô hội, cuộc sống lúc nào cũng là quần là áo lượt vang lên tiếng guốc giày. Nhà thơ chạy theo nó nhưng càng ngày lại càng đối lập gay gắt với nó. Từ cảnh ngộ riêng của cá nhân của gia đình ông lại đến gần với cảnh ngộ của quần chúng. Nhà thơ thấy rõ cuộc đời đầy đen bạc xấu xa của xã hội. Tiếng thơ của ông mang tính tố cáo đanh thép xã hội bấy giờ. 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác Tú Xương sống vào giai đoạn thoái trào của phong trào Cần Vương. Thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Cuộc đời ông bất hạnh nghèo khổ thất bại trên con đưòng thi cử lại sống giữa một thành phố đã chịu sự chi phối của thực dân nửa phong kiến với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới hình thức thuộc địa bắt đầu hình thành. Gắn liền với sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế là sự thay đổi trong sinh hoạt, trạng thái tâm lí xã hội. Đây là lúc ông làm thằng, thằng làm ông là lúc "cô Thống cô Thông" (Hà 7 Cái tôi trong thơ Tú Xương thành thất thủ ca), cô Tư Hồng (thơ Nguyễn Khuyến) cậu bồi, cậu bếp, thầy thông, thầy kí …bất tài vô dụng sẽ lên làm anh chị nghênh ngang lên mặt với đời. Và đây cũng là lúc nho phong tàn tạ, sĩ khí tiêu tan, bút lông hết được săn đón, mọi giá trị cũ đang sụp đổ trước uy lực của đồng tiền. Đến lúc này "có tiền mua tiên cũng được" Tú Xương đã chứng kiến thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Chính nó đã chi phối cuộc đời, tác động đến tâm lí Tú Xương, ông rất nhạy bén với thực trạng đó để đưa vào thơ của mình. Tú Xương để lại khá nhiều thơ, văn viết bằng chữ nôm gồm đủ loại thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, lục bát, văn tế, phú, câu đối …. Ngoài ra còn một số thơ dịch. Tú Xương ít làm thơ chữ Hán. Đương thời Tú Xương làm thơ không ghi chép lại, chỉ đọc cho bạn bè nghe vì thế thơ ông thất lạc rất nhiều. Người đương thời nghe thơ ông, phẩm bình truyền tụng như một đặc sản của quê hương "ăn chuối ngự, đọc thơ Xương" thể hiện sự nâng niu trân trọng đối với thơ của ông. Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã có lần nói "Kế dư chi hậu kỳ Xương hồ" nhưng không ngờ Tú Xương lại mất trước Nguyễn Khuyến hai năm. Đánh giá về thi nghiệp Tú Xương, Nguyễn Khuyến lại có câu đối điếu: "Kìa ai chín suối Xương không nát Có nhẽ nghìn thu tiếng hãy còn" Không phải là "có nhẽ" nữa mà chắc chắn thế. Thơ văn Tú Xương sẽ vẫn còn nguyên giá trị của nó và là niềm tự hào của người dân Việt Nam hôm nay và cho đến mai sau. 1.2. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong thơ văn Tú Xương 1.2.1. Giá trị nội dung Sinh sau Nguyễn Khuyến ba mươi lăm năm, Tú Xương sống trong giai đoạn thoái trào của phong trào chống Pháp, và bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Năm 1873 khi Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, rồi tiến đánh Nam Định Tú Xương mới 3 tuổi. Năm 1882 chúng tấn công Hà Nội lần thứ hai và tràn đi cướp nốt các tỉnh khác. Năm 1884 triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Pa-tơ-nôt cả nước ta chính thức bị đặt dưới quyền đô hộ của thực 8 Cái tôi trong thơ Tú Xương dân Pháp. Kẻ thù tạm thắng nhưng chúng đã phải gặp bao nhiêu khốn đốn trước các lực lượng đấu tranh của dân tộc ta. Tiếp theo phong trào kháng chiến của sĩ phu và nhân dân Nam Kỳ, phong trào Cần Vương chống Pháp sôi nổi khắp cả nước. Ở Nam Định quê hương ông có phong trào của các giới sĩ phu như Phạm Văn Nghị, Kỳ Đồng ….nhưng tất cả đều bị thực dân Pháp dập tắt. Tú Xương lớn lên cũng là lúc xã hội phong kiến ở nước ta nhanh chóng giải thể nhường chỗ cho một xã hội nửa thực dân phong kiến ra đời. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa thì một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới hình thức thuộc địa bắt đầu hình thành, gắn liền với sự thay đổi về kinh tế, giai cấp, sinh hoạt, tâm lí xã hội. Tú Xương chỉ sống quanh quẩn ở thành phố quê hương, điều đầu tiên đập vào con mắt sắc sảo của nhà thơ đó là những cái lố lăng, kỳ quặc của xã hội giao thời bấy giờ. Nhà thơ đã ghi lại rất sinh động, những người, những cảnh, những tập tục của nó. Phản ánh cuộc sống là sứ mệnh cao cả của nghệ thuật. Văn học các giai đoạn trước cũng đã phản ánh một cách sâu sắc xã hội Việt Nam trong thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến cho đến văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, đã giữ vững truyền thống này và nâng lên một bước có tính cụ thể lịch sử trong việc phản ánh xã hội. Bức tranh xã hội trong thơ Tú Xương trước hết là bức tranh thành phố Nam Định quê hương ông những năm giao thời cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Quê hương ông là một trong những thành phố đầu tiên bị chiếm đóng trên miền Bắc, cuộc sống thực dân đã bắt đầu cắm rễ ở đây nó là hình ảnh thu hẹp và tập trung của cuộc sống thực dân nửa phong kiến. Tú Xương viết về Nam Định, nhưng ý nghĩa của nó không bó hẹp vào một địa phương, mà nó có tính chất tiêu biểu cho bức tranh chung của xã hội Việt Nam trong buổi giao thời bấy giờ. Nét đặc sắc của ông là thông qua những nét kí họa để làm nổi bật sự chuyển hóa ấy. Trong thơ Tú Xương có hình bóng những con người và sinh hoạt của xã hội phong kiến cũ đã bị thực dân hóa và có những nhân vật mới, sinh hoạt mới do xã hội thực dân đem lại . 9 Cái tôi trong thơ Tú Xương Ông viết về những con người và sinh hoạt của xã hội phong kiến cũ, mà tiêu biểu là tầng lớp quan lại, trước hết Tú Xương vạch trần tính chất tay sai của chúng. Nhân câu chuyện về một cô hầu bị tên quan huyện đuổi đi vì cho là thói lẳng lơ đĩ thõa. Ông đã làm bài thơ giả lời cô hầu để gửi cho viên quan nhưng thực chất là vạch trần bản chất tay sai của hắn. Mượn cái cớ là chuyện riêng tư mà phê phán chuyện theo giặc, lời thơ đanh thép tiểu biểu cho tinh thần phê phán nghiêm chỉnh của ông: "Chỉ trách người sao chẳng trách mình ? Mình trung đâu đấy, trách người trinh Áo dày cơm nặng bao nhiêu đức? Chiếu cạnh giường bên, mấy hột tình Tơ tóc nổi riêng thì xét nét Giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh ! Cổ cong mặt lệnh người đâu thế Cái cóc bôi vôi khéo dại hình!" (Cô hầu gửi quan lớn) Trong bài "Hát tuồng" lợi dụng đặc điểm nghệ thuật này, Tú Xương đả kích tính chất bịp bợm giả dối của bọn quan lại trên sân khấu chính trị bấy giờ, thực chất chỉ là bù nhìn mà thôi: "Nào có ra chi lũ hát tuồng Cũng hò cũng hét, cũng y uông Dẫu rằng dối được đàn con trẻ , Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn !" Cũng như những nhà thơ khác, Tú Xương còn vạch trần thói tham ô của chúng. Ở thời đại này, thời đại mà đồng tiền tác oai tác quái ghê gớm nó càng xấu xa và thối nát. Nguyễn Khuyến đã lợi dụng bài thơ "Vịnh Kiều" đã kích bọn quan lại một cách kín đáo: "Có tiền viêc ấy mà xong nhỉ Ngày trước làm quan cũng thế a !" 10 [...]... Khuyến Tú Xương là bậc thầy về ngôn ngữ trong thơ Ngôn ngữ trong thơ Tú Xương có đầy đủ đặc tính của ngôn ngữ kết tinh: vừa giản dị trong sáng, gợi cảm lại giàu hình ảnh Ngôn ngữ của ông bắt rễ từ trong văn học dân gian, tiếp thu từ ngôn ngữ văn thơ cổ điển và được nâng lên nhờ cá tính sáng tạo của mình Giữa Tú Xương và ngôn ngữ quần chúng có một sự giao lưu rất tự nhiên, nhiều thành ngữ, tục ngữ của... ràng nhà thơ đang đùa cợt về chuyện hỏng thi của mình, lại chính là lúc nhà thơ thơ đớn đau tủi hổ cho bản thân Ta có thể lấy thêm những câu thơ khác để thấy được sự tài tình của nhà thơ trong việc kết hơp hai yếu tố này: 23 Cái tôi trong thơ Tú Xương "Cái khó theo nhau mãi thế thôi Có ai hay chỉ một mình tôi ?" (Than nghèo) Ở câu thơ này với bốn chữ đầu "cái khó theo nhau", nhà thơ nói đến cái nghèo... nói cái nào là chủ yếu, cái nào là thứ yếu Theo nhà văn Nguyễn Tuân thì còn ngược lại, ông cho rằng "Cái chân hiện thực ở người Tú Xương là cái chân trái Tú Xương lấy cái chân phải lãng mạn mà khiến cái chân trái tả thực Chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình, đưa thơ tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ tình" Sức mạnh nghệ thuật trong thơ ông còn là sức mạnh của ngôn ngữ. .. mình lắng lại, tiếng thơ của ông lại vang lên từ những cung bậc khác nhau của tiếng cười, mà từ cái âm vang sâu xa của một tâm hồn đầy cảm xúc chân thành, lời thơ tự nhiên Ông đã viết ra được những bài thơ trữ tình đậm đà Sự kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và trữ tình trong thơ Tú Xương 22 Cái tôi trong thơ Tú Xương còn là sự kết hợp trong phạm vi một bài thơ Trong những bài thơ của ông mà lâu nay... Ông cũng đã bộc lộ rõ nét cái tôi cá nhân của mình không bị gò bó trong khuân khổ xã hội 29 Cái tôi trong thơ Tú Xương Chương 2 CÁI TÔI TRONG THƠ TÚ XƯƠNG Sáng tác văn chương là một dạng hoạt động mang tính chất chủ quan của người viết Thực tại cuộc sống được phản ánh qua cái nhìn chủ quan của tác giả Tất cả những yếu tố tạo nên tác phẩm đều mang màu sắc chủ quan của tác giả và cái chủ quan này đều được... xót quan trọng Trong thơ Tú Xương thiếu xót quan trọng là ông vẫn chưa phản ánh được hiện thực trong cuộc sống thực lúc bấy giờ mà văn học muốn đạt tới đỉnh cao nhất, đó chính là cuộc đấu tranh giữa dân tộc ta với thực dân Pháp 1.2.2 Giá Trị nghệ thuật Thơ văn Tú Xương một phần tố cáo hiện thực sâu sắc sâu sắc với bức 21 Cái tôi trong thơ Tú Xương tranh xã hội đầy nhố nhăng lố bịch trong buổi giao... này đều được bộc lộ mọi lúc mọi nơi trong tác phẩm Cái tôi của tác giả cũng được bộc lộ trong tác phẩm của mình Nhưng cái tôi của tác giả hoàn toàn khác với cái chủ quan Nếu cái chủ quan là đặc trưng của hành động văn chương thì cái tôi của nhà thơ - cái tôi của tác giả - lại thường là đối tượng phản ánh của hành động sáng tác đó Cái tôi là hình tượng của tác giả trong tác phẩm, là sự diễn tả giải bày... rằng, trong thơ Đường luật của Tú Xương ngôn ngữ cuộc sống, hình ảnh, cuộc sống nói rộng ra là cuộc sống và tài năng sáng tác cùng tình cảm nhà thơ được tồn tại một cách tự do, thoải mái trong yêu cầu cô đọng, kết tinh của thể thơ Sau ông khó có nhà thơ nào thành công ở thể thơ nôm Đường luật đó nữa 1.4 Tiểu kết Qua tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Tú Xương để thấy được giá trị nội dung trong. .. đã cắt nghĩa sở dĩ thơ trào phúng Tú Xương không "tắt gió" trong Nguyễn Tuân, không "bay ra khỏi" Nguyễn Tuân là vì " thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và lãng mạn" bởi vì "thi pháp Tú Xương phối hợp cả hiện thực và trữ tình" Tú Xương đã kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố hiện thực và trữ tình Sự kết hợp trước hết là giữa bài này và bài nọ Trong thơ văn ông bên cạnh những bài thơ hiện thực trào... nghiên cứu viêc phản ánh cái tôi trong thơ Tú Xương 2.1 Cái tôi phản tỉnh trong thơ trào phúng Trong văn chương của nhà Nho, con người là đối tượng gây nên cảm xúc trữ tình chứ không phải là đối tượng của cái nhìn hài hước, có thể nhà Nho cũng khôi hài trong những mảng đề tài nào đó, nhưng khi thể hiện con người, tư tưởng phân loại đã buộc họ phải trang nghiêm để mà khen chê bình luận Nhà Nho có thể đả . khai trong hai chương sau đây: Chương1: Vị trí thơ văn Tú Xương trong văn học trung đại Việt Nam Chương 2: Cái tôi trong trong thơ Tú Xương 4 Cái tôi trong thơ Tú Xương Chương 1 VỊ TRÍ THƠ VĂN TÚ. dung và nghệ thuật thơ Tú Xương. Cũng như phát hiện nét độc đáo trong cái tôi của ông được thể hiện trong thơ. Nên chúng tôi chọn đề tài cái tôi trong thơ Tú Xương làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa. trị nghệ thuật trong thơ văn Tú Xương 08 1.2.1. Giá trị nội dung 08 1.2.2. Giá Trị nghệ thuật 21 1.4. Tiểu kết 29 Chương 2 Cái tôi trong thơ Tú Xương 30 2.1. Cái tôi phản tỉnh trong thơ trào phúng

Ngày đăng: 16/04/2015, 23:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Xuân Diệu, các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học H, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: các nhà thơ cổ điển Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn học H
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb GD, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Vănhọc
Nhà XB: Nxb GD
3. Hồ Sĩ Hiệp, Lâm Quế Phong, Trần Tế Xương tủ sách văn học trong nhà trường, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Tế Xương tủ sách văn học trongnhà trường
Nhà XB: Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX Nxb GD, H, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX
Nhà XB: Nxb GD
6. Nhiều tác giả, lịch sử văn học Việt Nam tập 4A (thời kì II: giai đoạn 1858 - đầu thế kỷ XX), Nxb GD, H, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: lịch sử văn học Việt Nam tập 4A (thời kì II: giai đoạn1858 - đầu thế kỷ XX)
Nhà XB: Nxb GD
7. Nhiều tác giả, Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm, Nxb GD, Huế, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm
Nhà XB: Nxb GD
8. Nhiều tác giả, Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb GD, H, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam
Nhà XB: Nxb GD
9. Ngô Văn Phú, Tú Xương con người và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tú Xương con người và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
10. Vũ Dương Quỹ, Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường Chu Mạnh Trinh - Trần Tế Xương Nxb GD, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường Chu MạnhTrinh - Trần Tế Xương
Nhà XB: Nxb GD
11. Vũ Tiến Quỳnh, Phê bình và bình luận văn học Trần tế Xương, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình và bình luận văn học Trần tế Xương
Nhà XB: Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
12. Vũ Tiến Quỳnh, Phê bình và bình luận văn học Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Cao Bá Nhạ, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình và bình luận văn học Nguyễn Công Trứ,Cao Bá Quát, Cao Bá Nhạ
Nhà XB: Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 1998
5. Nhiều tác giả lịch sử văn học Việt Nam tập 2 (thời kì I: các giai đoạn I, II, III). Nxb GD, 1976 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w