1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề cơ bản cần giải quyết để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam

8 385 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 91,5 KB

Nội dung

Một số vấn đề cơ bản cần giải quyết để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam PGs.Ts. Trần Thanh Ái (Khoa Sư Phạm) Ngày 9/11/2011, Chương trình phát triển LHQ (UNDP) công bố báo cáo phát triển con người, theo đó, nước ta được xếp hạng 128/187 quốc gia, trong khu vực ASEAN chỉ đứng trên Lào và Campuchia. « Nếu dựa vào số liệu của báo cáo phát triển con người của UNDP, thành tích giáo dục của Việt Nam dường như đang thụt lùi » (Giáp văn Dương, 2011, tr.25). Đi vào những vấn đề cụ thể, chỉ cần lướt qua báo chí Việt Nam trong những ngày trước và sau Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua cũng có thể cảm nhận được rằng ngành giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông, còn có quá nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết. Giáo viên đương nhiệm thì mệt mõi, không an tâm công tác, chất lượng đào tạo thì phập phồng (học sinh lớp 7 nhưng mù chữ, báo Thanh Niên, 5/12/2011), thi cử thì nhếch nhác (như vụ sửa đáp án tùy tiện trong kỳ thi Tú tài 2011 vừa qua ở ĐBSCL), sách giáo khoa « chuẩn mà không chuẩn », « không thể liệt kê hết sạn » (báo Tuổi trẻ, 5-6-7-8/12/2011), hiện tượng học sinh bỏ học ngày càng tăng Ngành sư phạm ở các đại học thì ngày càng mất dần sức hút đối với thí sinh thi vào đại học, nên không thể tuyển chọn được người tài Tóm lại, như tựa một bài báo nói về tình hình dạy văn, giáo dục nước ta hiện nay như là một « bức tranh không hồn » (báo Thanh Niên, 6/12/2011). Trong bài tham luận này, tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản cần giải quyết để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của nước ta. Điều đó có nghĩa là còn nhiều vấn đề cơ bản khác cần phải giải quyết để khắc phục những nhược điểm và khuyết tật hiện nay, để thực sự đưa giáo dục trở thành quốc sách của đất nước. Các phân tích của tôi dựa trên các nguyên tắc sau đây: - Khi phát hiện một hiện tượng có vấn đề, trước tiên cần phải hiểu chinh xác các nguyên nhân đưa đến hiện tượng đó thì mới đề ra được những biện pháp xác đáng và hiệu quả. - Một hiện tượng giáo dục, cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, bao giờ cũng bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật… 1 - Hơn nữa, trong khoa học giáo dục cũng như các ngành khoa học XH&NV khác, rất thường khi những nguyên nhân trực tiếp chỉ là nguyên nhân phụ, có tác dụng của giọt nước làm tràn ly. Vì thế, cần phải xác định chính xác những nguyên nhân chủ yếu, gốc rễ của hiện tượng thì mới có thể đề ra biện pháp hữu hiệu. Các kiến nghị của tôi về biện pháp khắc phục dựa trên các nguyên tắc sau đây : - Khi đã xác định được những nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng và đề ra được những biện pháp thỏa đáng, cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp đó thì kết quả mới rõ rệt. - Những vấn đề trong ngành giáo dục không phải là sản phẩm của riêng ngành giáo dục, mà là của toàn xã hội. Do đó cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban, ngành… trong guồng máy chính quyền. Vì giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, và nhất là ngành đào tạo đại học sư phạm, có quan hệ hết sức mật thiết với nhau, nên chúng tôi sẽ trình bày các vấn đề của hai bậc giáo dục chung với nhau. Tôi phân chia các vấn đề theo 2 nhóm : nhóm vấn đề trong quyền hạn trực tiếp của ngành giáo dục, và nhóm vấn đề ngoài quyền hạn trực tiếp của ngành giáo dục. 1. Các vấn đề trong quyền hạn trực tiếp của ngành giáo dục và biện pháp khắc phục Ngoài vấn đề quen thuộc mà các phương tiện thông tin đại chúng đã nói đến nhiều, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến ngành giáo dục rơi vào tình trạng hiện nay. Chúng tôi chỉ xin điểm qua vài nguyên nhân chủ yếu sau đây : 1.1. Về việc tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp Khâu tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp ngành sư phạm có vấn đề : không ít Sở Giáo dục thiếu giáo viên, nhưng vẫn không tuyển mới, hoặc tuyển nhỏ giọt. Từ đó nảy sinh nhiều tiếng đồn về việc phải chi tiền lót tay mới được tuyển dụng. Đề nghị Bộ Giáo dục lãnh đạo các Sở Giáo dục công khai minh bạch khâu tuyển dụng cán bộ để góp phần lành mạnh hóa môi trường giáo dục. 1.2. Cơ hội thăng tiến của giáo viên Cơ hội thăng tiến của giáo viên ở trường phổ thông rất hạn chế, do việc chưa áp dụng đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở, chưa tổ chức bầu cử lãnh đạo các cấp như ở các trường Đại học (có nhiều hiệu trưởng ở trường phổ thông giữ chức vụ vài chục năm liên tiếp). Nhiều địa phương còn đề bạc những người chưa hề có kinh nghiệm dạy học vào vị trí lãnh đạo ngành giáo dục các quận huyện, tỉnh thành, thậm chí những người 2 tốt nghiệp hệ bổ túc chuyên tu, khiến một mặt, việc lãnh đạo ngành không sâu sát, mặt khác, gây ức chế cho giáo viên. Kiến nghị: Phải áp dụng rộng rãi quy chế dân chủ ở cơ sở trong công tác cán bộ, phải đề bạt kịp thời những người có TÂM với ngành giáo dục thì mới động viên tinh thần phấn đấu của giáo viên (như thầy Nguyễn Ngọc Hải, trường THPT xã An Lạc thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, được mệnh danh là Thầy của những nhà khoa học nhí, x. báo Thanh Niên, ngày 21/11/2011). 1.3. Áp lực từ nhiều phía đè nặng lên giáo viên Giáo viên đang chịu nhiều áp lực từ nhiều phía : từ học sinh, từ lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo ngành ở địa phương, từ xã hội, từ gia đình học sinh, từ việc mưu sinh cho gia đình họ và cả từ lo toan về tương lai của họ và con cái họ. Cần phải cho giáo viên nhiều quyền tự chủ và tự quyết hơn trong dạy học, không áp đặt để chạy theo thành tích, để họ có thể phát huy sáng tạo của họ. Phải tạo điều kiện cho giáo viên dành nhiều thì giờ hơn cho việc đầu tư vào chuyên môn (X. các bài viết về gánh nặng sổ sách của giáo viên phổ thông trên các báo, đặc biệt là Tuổi trẻ ngày 15/11/2011). Ngay cả giảng viên đại học, việc tăng giờ chuẩn như hiện nay là một áp lực rất lớn, khiến giảng viên không còn thời gian đầu tư thỏa đáng cho việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. 1.4. Giáo viên chưa được đối xử công bằng Khi áp dụng các biện pháp cấm dạy thêm, ngành giáo dục các cấp ở địa phương hành xử rất máy móc, gây phản cảm, vì không phân biệt giáo viên « xin đểu » qua hình thức ép học sinh học thêm với giáo viên dạy thêm do nhu cầu thực sự của xã hội, khiến đội ngũ giáo viên nói chung cảm thấy mình bị xúc phạm. Cần phải nhìn nhận công bằng rằng việc dạy thêm chính đáng là một hình thức lao động lương thiện, góp phần rất lớn vào việc cải thiện đồng lương của nhà nước, mà lẽ ra nó phải bảo đảm cuộc sống của giáo viên, như Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bây giờ là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã từng cam kết là « từ năm 2010, giáo viên có thể sống được bằng đồng lương ». Đề nghị Bộ chỉ đạo rõ ràng là chỉ cấm giáo viên ép buộc học sinh bằng mọi hình thức để học sinh đến học thêm với mình. 1.5. Hỗn độn các vấn đề về sách giáo khoa bậc phổ thông Việc phải xem sách giáo khoa là « pháp lệnh » khiến sự sáng tạo của giáo viên bị thui chột, thậm chí bế tắc, và do đó, việc dạy học trở nên nhàm chán. Đó là chưa nói đến việc sách giáo khoa của Bộ năm nào cũng đính chính, chỉnh sửa mà vẫn không hết sai sót (Xem báo Tuổi trẻ các ngày 5-6-7-8/12/2011) ! Đề nghị Bộ chỉ ban hành chương trình khung của các môn học, các giáo viên sẽ tự tìm kiếm tư liệu tham khảo để chuẩn bị nội dung bài dạy của chính mình. Việc giao quyền tự chủ này có ý nghĩa 3 vừa làm tăng giá trị của người thầy, vừa có tác dụng kích thích sự phấn đấu của giáo viên trong nghề nghiệp. 1.6. Bất cập trong đào tạo đại học sư phạm Việc đổi mới phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ như hiện nay ở các trường đại học được tiến hành theo một quy trình ngược ngạo : lẽ ra Bộ cần phải chỉ đạo các trường dành một thời gian nhiều năm để nghiên cứu, chuẩn bị phương tiện và con người, thiết kế chương trình và kế hoạch tập huấn giảng viên, chuẩn bị cho sinh viên ngay từ khi còn học phổ thông cách học mới trước khi áp dụng chương trình cô đọng 120 tín chỉ. Thế mà chúng ta đã bỏ qua giai đoạn chuẩn bị, nhất là chuẩn bị cho giảng viên đại học và cho giáo viên và học sinh phổ thông. Cách làm này vô hình trung trở thành một sự cắt xén cơ học chương trình đào tạo từ 250 tín chỉ xuống còn 120 tín chỉ, và do đó sẽ vô cùng nguy hiểm đối với các trường và khoa Sư phạm, và vài năm tới đây, ta sẽ chứng kiến hậu quả của nó qua chất lượng dạy học ở phổ thông của các giáo viên 120 tín chỉ này, hậu quả mà những ai tỉnh táo đều có thể dự kiến được trước khi thực hiện. Làm như thế, chúng ta đã vô hình trung biến học sinh phổ thông thành những con bọ cô-bay để chúng ta đo lường hậu quả đó. Vì thế, chúng tôi kiến nghị cần phải có cơ cấu chương trình riêng cho ngành sư phạm, không rập khuôn 120 tín chỉ của các ngành đào tạo khác như hiện nay, để không đẩy bậc giáo dục phổ thông vào thế chênh vênh như hiện nay. 1.7. Về bạo lực học đường Cần có một cái nhìn khác với việc đỗ lỗi cho gia đình thiếu quan tâm đến con em họ, hay do nhà trường « nặng về dạy kiến thức mà nhẹ về dạy làm người ». Đó là cách giải thích phiến diện và thiếu trách nhiệm nhằm mục đích đỗ lỗi cho bên này hay bên kia. Phải thấy rằng bạo lực học đường là hậu quả tất yếu của nhiều sức ép đè nặng các em. Sức ép của gia đình, sức ép của bạn bè, sức ép của thầy cô, sức ép của nhà trường, sức ép của xã hội, của tương lai. Đó là chưa kể đến sự mất niềm tin của giới trẻ đối với người lớn, đối với xã hội. Cần phải phát huy dân chủ ở cơ sở với cả học sinh trong dạy và học lẫn trong sinh hoạt. Nếu nền giáo dục của chúng ta lấy người học là trung tâm thì phải xem học sinh là một công dân chứ không phải chỉ là một thanh sắt cần được trui rèn. Phải thực sự tôn trọng các em thì giáo dục mới hiệu quả. Phải quan niệm : học sinh luôn luôn có lý (chứ không phải luôn luôn đúng như GS Hồ Ngọc Đại quan niệm). Giảm áp lực cho giáo viên cũng sẽ tạo phản ứng tích cực đối với học sinh, góp phần giảm hiện tượng hư hỏng của học sinh. Mặt khác, đội ngũ viên chức ngành giáo dục cần phải trong sạch để làm gương cho các em. Vì thế, ngành giáo dục cần phải quyết liệt chống tham nhũng, ở mọi cấp. 4 2. Về các vấn đề ngoài phạm vi quyền hạn của lãnh đạo ngành giáo dục Nguyên lý của mọi nguyên lý là: giáo dục không thể tách rời xã hội, do đó, những vấn đề nảy sinh trong nền giáo dục hiện nay không phải là sản phẩm của riêng ngành giáo dục, mà là sản phẩm của xã hội, của tất cả ban ngành đoàn thể trong guồng máy quyền lực, trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì thế, không thể giải quyết riêng biệt các vấn đề nảy sinh trong ngành giáo dục, mà phải có quyết tâm của cả xã hội và sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Ngành giáo dục dù cố gắng thực hiện đổi mới, cải cách đến đâu chăng nữa, nhưng không được sự hợp tác của các ngành khác thì những nỗ lực trên đây cũng sẽ chỉ là tạm bợ, vá víu, không đạt được mục tiêu « đổi mới căn bản và toàn diện » được. Do đó, lãnh đạo ngành giáo dục cần vận động, tranh thủ, thậm chí phải đấu tranh để các ngành khác cùng nhìn về một hướng với ngành giáo dục. 2.1. Xã hội phải cộng hưởng với giáo huấn của nhà trường Nếu xem giáo dục là « quốc sách », thì « Nhà trường gắn liền với xã hội » chưa đủ, mà xã hội còn phải tạo sự cộng hưởng với những giáo huấn ở nhà trường, nhất là trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Gần đây, có nhiều ý kiến đề nghị nhà trường phải dạy đạo đức học đường, kỹ năng sống cho học sinh, chẳng hạn như : « mục tiêu cao nhất khi thực hiện điều chỉnh chương trình theo hướng tinh giảm chính là để nâng cao chất lượng giáo dục, chú ý hơn nữa đến việc rèn luyện nhân cách cho HS: tăng cường giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức » (Uyên Na, 2011). Điều đó là cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần phải ý thức được rằng nhà trường dù có thiết kế 100 tiết hay 1000 tiết để dạy đạo đức học đường, giáo dục giá trị sống, dạy làm người đi chăng nữa, cũng sẽ chỉ là vô ích nếu hằng ngày các em chứng kiến trực tiếp, hoặc cảm nhận được qua người thân, qua Internet, những « thành tích » thiếu đạo đức, vi phạm chuẩn mực của nhiều « người lớn » thường rao giảng đạo đức hoặc cầm cân nẩy mực trong đời sống xã hội. Những cái xấu, cái ác, tham ô lãng phí tài sản quốc gia càng ngày càng nhiều, không bị trừng phạt đúng mức, thậm chí còn được bao che, dung túng, hình ảnh công lý xã hội bị xấu đi một cách nghiêm trọng, sẽ vô hiệu hóa mọi nỗ lực của nhà trường, biến người dạy học, nhất là những người dạy về đạo đức, về lý tưởng thanh niên, trở thành tội nghiệp. Vì thế, việc dạy đạo đức, dạy giá trị sống không thể được tiến hành bằng những bài học lý thuyết suông (học sinh đã bội thực về loại bài học này rồi), mà phải được người lớn làm gương và hơn thế nữa, các em phải được thực hành thông qua các hoạt động ngoại khóa về những gì đã học, theo mô hình « nghị viện trẻ » của các nước phương Tây, với nhiều hình thức và quy mô khác nhau tùy theo cấp lớp, lứa tuổi. Đó chính là phát huy cao độ dân chủ ở cơ sở đối với người 5 học. Nói cách khác, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải được xem là một công dân thực sự như mọi công dân khác, với quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng, chứ không phải là một đối tượng cần rèn giũa. Chính quyền phải có nhiệm vụ hỗ trợ học sinh trong các hoạt động này. Khẩu hiệu « Học đi đôi với hành » phải được thực hiện ngay cả trong loại bài học này. 2.2. Phải biến những khẩu hiệu thành biện pháp cụ thể Nhà nước dù có hô hào Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý đến đâu chăng nữa, nhưng hình ảnh nhếch nhác của giới thầy cô trong con mắt của học sinh và phụ huynh vẫn không thay đổi, thậm chí ngày càng xấu đi do phải đối phó trước đời sống khó khăn (X. Nguyễn thị Từ Huy, 2011). Những việc làm không đẹp của một số thầy cô, như gạ gẫm học sinh học thêm, hoặc gạ gẫm quà cáp nhân dịp lễ lộc, tết nhất, hoặc lương thiện hơn, như làm thêm một số nghề tay chân để mưu sinh, không thể hiện được sự “cao quý”, làm xấu đi hình ảnh của giáo viên trong mắt học sinh. Đó không hoàn toàn là lỗi của họ, mà là do chế độ lương bổng không thỏa đáng. Hậu quả là trước mắt ngành sư phạm không thu hút được sinh viên giỏi, và sau đó là sẽ không có giào viên giỏi! Ước vọng “sống được bằng lương” quá xa vời đối với rất nhiều giáo viên, nhất là giáo viên trẻ. Vì thế, cải cách tiền lương phải là một ưu tiên hàng đầu trong mọi kế hoạch cải cách giáo dục! 2.3. Hiệu quả lãnh đạo của ngành dọc còn thấp Quyền lực của cấp Bộ bị suy yếu nghiêm trọng do cơ chế quyền lực hiện nay : có một thực tế là các Sở cấp tỉnh và thành phố nể nang cấp ủy Đảng địa phương hơn là lãnh đạo ngành dọc: vụ sửa đáp án trong kỳ thi Tú tài ở khu vực ĐBSCL vừa rồi không phải là chủ trương của Bộ, thế nhưng các Sở Giáo dục vẫn ngang nhiên tiến hành, như ghi nhanạ sau đây : « Để đạt điểm thi môn ngữ văn cao, các chuyên viên bộ môn ngữ văn của 11 sở GD-ĐT các tỉnh ĐBSCL đã có cuộc họp vào ngày 5-6 tại TP Cần Thơ, ra Biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 môn ngữ văn. Thực chất đây là thỏa thuận để “nâng cao chất lượng” bằng cách cho điểm “vô tư”, thoát ly hẳn hướng dẫn chấm thi môn này của Bộ GD-ĐT. » (Đoàn thị Lê, 2011) Trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 23/6/2011, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng đã khẳng định: « Nhưng phải khẳng định các địa phương đã nêu một đường nhưng lại làm quá, làm quá đến mức độ ra một cái hướng dẫn mà theo đánh giá sơ bộ của những người có chuyên môn thì thấy rằng đã có biểu hiện hạ thấp yêu cầu về chấm thi. Như vậy rõ ràng các địa phương này đã vi phạm quy chế. Vì sao lại nói là vi 6 phạm? Vì hướng dẫn của họ đã được đưa đến các hội đồng chấm thi để vận dụng. Sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với UBND các địa phương này để xem xét xử lý tuy nhiên cần có thời gian và quy trình. » Hơn 6 tháng đã qua, việc xử lý đi đến đâu, chưa thấy báo nào đưa tin. Liệu đây có phải là thêm một bằng chứng cho thấy rằng lãnh đạo ngành dọc bất lực trước sự nhờn mặt của các Sở Giáo dục địa phương ? Đây không phải là vấn đề duy nhất, cũng không phải là một vụ việc tiêu biểu của ngành chúng ta, mà chỉ là một thí dụ đơn giản mà thôi. Ngành giáo dục, cũng như mọi ngành khác, sẽ không thể nào cải thiện được tình hình nếu tình trạng « trên bảo dưới không nghe » như thế này còn tiếp diễn. Đây là một trong những kẽ hở chết người của chế độ ta ; chẳng những nó làm suy yếu từng bước bộ máy điều hành đất nước mà còn đe dọa sự tồn vong của chế độ. Để khắc phục tình trạng này, cần phải điều chỉnh cơ cấu quyền lực, sao cho lãnh đạo ngành dọc của một số ngành được xác định là « quốc sách » phải có tiếng nói quyết định để chấn chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh từ địa phương. 3. Kết luận Từ nhiều năm nay, đã có rất nhiều kíến nghị về việc đổi mới nền giáo dục của đất nước. Nhưng đa số chỉ dừng lại ở những biện pháp tình thế, hoặc mơ hồ, hoặc chỉ chỉ thu hẹp trong phạm vi ngành giáo dục. Sự thành công hay thất bại của giáo dục không phải chỉ do đội ngũ viên chức của ngành dục mà thôi, mà còn là của cả guồng máy xã hội, của chế độ. Mọi đổi mới hay cải cách mà không huy động được cả xã hội bắt tay vào thì không thể thành công được. Dù cho có dùng bao nhiêu mỹ từ để nói về nhà giáo và nghề giáo, dù cho có hô hào « đổi mới giáo dục », « giáo dục là quốc sách », nhưng nếu không đề ra được những biện pháp căn cơ, dựa trên cơ sở của việc tìm ra những nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng thì việc đổi mới hay cải cách chỉ là nửa vời, chấp vá mà thôi. Để kết thúc tham luận, tôi muốn trích câu nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2007 về yêu cầu cải cách giáo dục ở nước ta : « Dân chủ và công bằng là tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, trước hết phải được thể hiện trong giáo dục và y tế, hai lĩnh vực trực tiếp bồi dưỡng con người. » 4. Tài liệu trích dẫn Đỗ thị Lê (2011), 11 tỉnh ĐBSCL thoả thuận 'nâng' điểm thi tốt nghiệp, Báo Người Lao động, http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/26322/xi-cang-dan-tot-nghiep thoa- thuan-de-cho-diem.html (truy cập ngày 6/12/2011). 7 Giáp văn Dương (2011), Vì sao chỉ số giáo dục của Việt Nam vẫn ở nhóm trung bình, tuổi trẻ cuối tuần, số 48-2011 (1466), ngày 4/12/2011, trang 24-25. Nguyễn thị Từ Huy (2011), Những bộ óc tuyệt nhất đang dùng vào việc nhỏ, http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/48831/nhung-bo-oc-tuyet-nhat-dang-dung-vao-viec- nho.html truy cập ngày 7/12/2011. Nguyễn Vinh Hiển (2011), Chấm thi tốt nghiệp ở ĐBSCL: Chấp nhận kết quả của thí sinh (trả lời phỏng vấn báo Dân Trí, 24/6/2011, http://dantri.com.vn/c25/s25- 492327/cham-thi-tot-nghiep-o-dbscl-chap-nhan-ket-qua-cua-thi-sinh.htm truy cập ngày 2/12/2011. Phạm Thịnh (2011): Bộ trưởng GD&ĐT: Thanh tra Bộ đã bị lừa, ngày 24/11/2011, http://vtc.vn/538-311087/giao-duc/bo-truong-gddt-thanh-tra-bo-da-bi-lua.htm truy cập ngày 5/12/2011. Uyên Na (2011), Giảm tải chương trình học để tăng kiến thức kỹ năng sống, báo Pháp Luật, ngày 22/8/2011, tại địa chỉ http://www.phapluatvn.vn/doi-song/201108/Giam- tai-chuong-trinh-hoc-de-tang-kien-thuc-ky-nang-song-2057416/ truy cập ngày 7/12/2011. Võ Nguyên Giáp (2007), Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà, Sài Gòn Giải phóng, 10/9/2007 http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2007/9/120017/ truy cập ngày 25/9/2009. 8 . tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản cần giải quyết để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của nước ta. Điều đó có nghĩa là còn nhiều vấn đề cơ bản khác cần phải giải quyết để khắc phục. Một số vấn đề cơ bản cần giải quyết để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam PGs.Ts. Trần Thanh Ái (Khoa Sư Phạm) Ngày 9/11/2011,. vấn đề theo 2 nhóm : nhóm vấn đề trong quyền hạn trực tiếp của ngành giáo dục, và nhóm vấn đề ngoài quyền hạn trực tiếp của ngành giáo dục. 1. Các vấn đề trong quyền hạn trực tiếp của ngành giáo

Ngày đăng: 06/08/2015, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w