1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2.

19 2,4K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 193,5 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 MỤC LỤC Tên Trang I. TểM TẮT 2 II. GIỚI THIỆU 3 III. PHƯƠNG PHÁP 4 1. Khách thể nghiên cứu 4 2. Thiết kế nghiên cứu 5 3. Quy trình nghiên cứu 5 4.Đo lường và thu thập dữ liệu 8 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 9 V.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 10 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 VII. PHỤ LỤC 13 GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 1 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 I. TÓM TẮT Trong trường tiểu học việc dạy Tiếng Việt cho học sinh có vai trò, vị trí rất quan trọng giúp các em có những kiến thức về tự nhiên xã hội, hiểu biết nhiều hơn. Đặc biệt đối với phân môn tập đọc việc luyện đọc tốt giúp cho các em có khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp của các bài văn, bài thơ từ đó góp phần bồi dưỡng tâm hồn cho các em, việc nâng cao kỹ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh nhằm mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách con người mới. Ở tiểu học, theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học mục tiêu dạy tập đọc là : - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, nghe, nói, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. - Biết thêm những từ ngữ (gồm cả những thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu )về lao động sản xuất , văn hoá, xã hội, bảo vệ tổ quốc - Biết cấu tạo ba phần của bài văn ; bước đầu nhận biết đoạn văn ý chính . - Đọc đúng và rành mạch bài văn, nắm được ý chính của bài. Là giáo viên được phân công giảng dạy lớp 2. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc dạy HS đọc hiểu đúng sẽ dẫn đến việc viết đúng chính tả và học tốt môn Tiếng Việt. Hiện nay, học sinh lớp 2 việc đọc còn chậm, nhất là phần đọc hiểu các em còn hạn chế. Giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng trước thực trạng này. Nội dung đề tài : “Nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2’’ giúp khắc phục một số khó khăn đã nêu trên một cách rõ rệt, hướng cho học sinh có phương hướng tiếp cận và nắm chắc một cách có hệ thống vốn từ tiếng việt từ đó vận dụng vào thực tế giao tiếp một cách chủ động và linh hoạt. Nghiên cứu được tiến hành dạy ở lớp 2B Trường tiểu học Bình Thới. Lớp 2B là lớp thực nghiệm và cũng là lớp đối chứng. Qua kiểm tra cho thấy học sinh đọc hiểu hoàn thành cao hơn so với trước tác động có nghĩa là kết quả đó chứng minh rằng : sau khi được tác động học sinh đã đạt kết quả cao hơn so với lúc chưa tác động. Để đạt được yêu cầu này giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp một cách tích cực trong việc rèn đọc hiểu cho học sinh GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 2 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 II/ GIỚI THIỆU 1/ .Thực tế năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh lớp 2 * Về phía giáo viên - Đối với giáo viên các cấp nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng ngôn ngữ phải là chuẩn mực trong sáng dễ hiểu, gần gũi với học sinh, phải biết vận dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Nhưng qua thực tế tôi thấy rằng một số giáo viên dùng từ, dùng câu chưa rõ ràng khả năng còn hạn chế do vấn đề phương ngữ, giáo viên đọc với giọng lúc thiết tha, lúc thì với giọng bình thường chưa nhấn mạnh ở một số từ ngữ, hình ảnh trong bài làm ảnh hưởng đến cách luyện đọc của các em qua các giờ tập đọc. Qua thực tế chúng tôi thấy rằng ngay cả giáo viên cũng có cách hiểu và giải thích sai về các bài tập đọc ở tiểu học. Giáo viên cách dùng câu chưa rõ ràng, đưa ra các câu hỏi không cụ thể còn mang tính chung chung. Mặt khác cách chuyển ý, chuyển đoạn của giáo viên còn dài dòng làm cho học sinh khó theo dõi. Giáo viên nên giới thiệu một cách trực tiếp hay gián tiếp tận dụng tranh ảnh sách giáo khoa để mở bài một cách ngắn gọn và dễ hiểu tạo được hướng thú đi vào tìm hiểu bài của học sinh. Chính vì vậy mà giáo viên cần thấy được tính mức độ của việc đọc hiểu giáo viên nên khuyến khích học sinh tự tìm ra cách đọc riêng của mình. Như thế năng lực đọc và cảm thụ nội dung bài học của các em mới phát triển tốt. * Về phía học sinh : Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy kỹ năng đọc hiểu của học sinh lớp hai còn hạn chế. Đa phần các em học và nhớ bài theo hình thức học vẹt, mang tính đối phó với giáo viên khi kiểm tra. Một số là do đọc yếu ê a ngắc ngứ đọc chậm đọc chưa trọn câu, chưa lưu loát, hiểu từ ngữ còn sai lệch. Hầu như các em chưa xác định được mục đích và chưa có động lực để học. Nhiều em đi học nhưng chỉ ham chơi trong giờ học nói và làm việc riêng và không tập trung nghe cô giáo giảng bài. Không những học sinh mà ngay cả giáo viên chưa tìm ra phương pháp để nâng cao kết quả giờ đọc . 2/ Giải pháp thay thế * Giải pháp thay thế: Qua tìm hiểu tài liệu, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, các bài báo và các sáng kiến kinh nghiệm có trên trang mạng như :“ Dạy theo phương pháp tích cực ở môn tập đọc lớp 2” hoặc “Một số biện pháp rèn đọc ở môn tập đọc lớp 2” Tuy nhiên vẫn chưa thấy tài liệu nào chuyên sâu đến việc rèn đọc hiểu cho HS lớp 2. Bản thân tôi muốn áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho các em lớp 2. Tập trung giúp học sinh giờ Tập đọc khả năng đọc của các em tương đối tốt, sự nhạy bén và tính linh hoạt trước những câu hỏi đều được học sinh trả lời một cách nhanh chóng dưới sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên khả năng GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 3 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 cảm thụ văn học không chỉ dừng lại ở mức độ nắm vững nội dung bài học mà còn có thể hiểu được nhận biết được giá trị nghệ thuật và hàm ý sâu xa của tác phẩm. Đặc biệt ở các em xuất hiện nhu cầu mong muốn thể hiện những tư tưởng, tri thức trong tác phẩm thành công thực tiễn. Tức là khả năng tái hiện lại những tư tưởng, tình cảm của tác giả gởi gắm trong bài có nhiều tiến bộ. 3/ Xác định vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm tìm ra giải pháp thu hút học sinh tích cực tham gia vào đọc hiểu có hiệu quả, tránh tình trạng học sinh lợi dụng thời gian luyện đọc để làm việc riêng, nói chuyện riêng Trong nghiên cứu này tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: 1. Sử dụng phương pháp dạy học này có thu hút được hết học sinh tham gia rèn đọc hiểu không? 2. Việc sử dụng phương pháp dạy học này có giúp cho việc nâng cao năng lực đọc hiểu có được hiệu quả cho học sinh lớp 2 không ? 4. Giả thuyết nghiên cứu 1. Sẽ thu hút được hầu hết học sinh tham gia tích cực trong việc nâng cao năng lực đọc hiểu ở các giờ tập đọc. 2. Nó sẽ làm cho việc rèn đọc hiểu của học sinh có hiệu quả, qua đó sẽ làm khả năng đọc hiểu của các em được nâng lên. III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu Ở nghiên cứu này tôi lựa chọn học sinh của lớp 2B. Vì đối tượng học sinh của lớp 2 đã quen việc luyện đọc ở trên lớp. Tôi nắm bắt được lực học, khả năng tiếp thu bài và thái độ học tập cũng như ý thức của các em một cách rõ ràng, chính xác. Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 2B và lấy thông tin : Số học sinh Dân tộc Lớp 2B Tổng số Nam Nữ Kinh 19 10 9 19 2/ Thiết kế nghiên cứu Bảng 1 :Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất. Thời gian tiến hành thực hiện theo thời khoá biểu của từng buổi học. Qua khảo sát trước tác động cho thấy kết quả như sau : Tổng số HS cả lớp HS đọc hiểu chậm GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 4 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 19 04 Tôi sử đụng thiết kế 2 để kiểm tra trước tác động và sau tác động Kiểm tra trước tác động Giải pháp hoặc tác động Kiểm tra sau tác động O1 Dạy học có sử dụng biện pháp rèn đọc hiểu cho HS lớp 2 O2 3/ Quy trình nghiên cứu a/ Chuẩn bị của Giáo viên Có kế hoạch đưa ra các biện pháp để rèn đọc cho HS ngay từ đầu năm b/ Cách tiến hành Giáo viên rèn hằng ngày trên lớp trong các giờ học chính khoá và trong các tiết luyện và phối hợp cùng phụ huynh cho các em học ở nhà. Tôi tiến hành đưa ra một số biện pháp sau : Phân loại đối tượng học sinh đặc biệt là chú trọng đến học sinh đọc chậm. Tiến hành họp phụ huynh học sinh đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đủ sách vở đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học. Yêu cầu, đề nghị phụ huynh nhắc nhở uốn nắn kịp thời việc học và làm bài ở nhà của học sinh. - Tổ chức trò chơi kết hợp trong giờ rèn đọc, nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Ngôn ngữ giáo viên đưa ra phải cụ thể, dễ hình dung và gần gũi với kinh nghiệm đã có trong cuộc sống hằng ngày của các em. Luôn tạo ra những yếu tố bất ngờ, khác lạ. - Thường xuyên kiểm tra kết quả học tập. Khuyến khích và sửa chữa kịp thời để thấy sự tiến bộ của học sinh. - Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ đồ dùng tranh ảnh và tài liệu tham khảo phục vụ bài dạy. Đồng thời mượn đồ dùng học tập, sách, cho vở đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. - Xây dựng đôi bạn cùng tiến kèm cặp nhau. Đưa ra các tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm. Đầu giờ truy bài (15 phút) các nhóm kiểm tra chéo nhau có sự kiểm soát của giáo viên chủ nhiệm. Cuối tuần tổng kết thi đua và tuyên dương, khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần hăng say học tập của học sinh. GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 5 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 Phần lớn những học sinh đọc hiểu chậm không theo kịp chương trình trong buổi học chính khóa. Do đó, giáo viên cần rèn đọc, viết thêm cho các em vào các tiết tăng buổi hai, nhằm tạo điều kiện để các em học tốt hơn. .Phần hướng dẫn học sinh rèn đọc: * Phần luyện học sinh đọc tiếng, từ khó: Sau khi học sinh đã học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các âm, vần một cách vững vàng thì tiếp theo là phần đọc các tiếng, từ khó. Giai đoạn đọc được các tiếng khó là giai đoạn vô cùng quan trọng. Trẻ có đọc được tiếng, từ khó thì mới đọc đúng, lưu loát và tiến hành đến đọc được câu, vì các tiếng đơn ghép lại với nhau tạo thành từ và các từ, cụm từ mới ghép lại tạo thành câu. Thông qua phần xây dựng tiếng, từ mới trẻ được hiểu biết thêm nhiều từ và ý nghĩa của các từ mà trẻ tìm được của hôm trước nay viết vào bảng. Do đó, phong trào tìm tiếng, từ mới học sinh rất hào hứng và phấn khởi tham gia sôi nổi nhiệt tình. Những đọan văn hay bài văn mang tính chất : Cung cấp kiến thức về từ, tiếng khó. Giai đoạn này tôi rèn cho HS đọc các từ khó bằng cách học thông qua phần luyện đọc nối tiếp đoạn, giáo viên chú ý theo dõi rút ra tiếng, từ học sinh đọc sai do cách phát âm của địa phương. Ví dụ: Tiếng “mười” học sinh thường đọc là “mừ”, Từ “quyền quý” thì đọc là “huyền húy” Từ“sao sáng” thì đọc là “ xao xáng”… Giáo viên phân tích từng tiếng hoặc từ để học sinh dễ nhận diện và đọc mẫu để học sinh đọc theo. Từ đó, học sinh đọc tốt hơn. *Phần rèn đọc cho học sinh cách ngắt, nghỉ hơi ở các câu văn dài : *Việc dạy cho học sinh yếu đọc các câu văn dài - khó đọc là một vấn đề không phải giáo viên nào cũng xử lý tốt. Ví dụ : Khi gặp câu văn dài “ Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi” Giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng và cần nhấn giọng ở một số từ như : “ Những anh gọng vó đen sạm,/ gầy và cao, /nghênh cặp chân gọng vó / đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi”// . Hoặc với câu : Đàn săn sắt và các cá thàu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng / cố bơi theo chiếc bè, / hoan nghênh váng cả mặt nước.// *Rèn cho học sinh luyện đọc đoạn văn hay bài văn: * Đọc nối tiếp đoạn : Tôi thường chọn cho học sinh đọc chậm đọc những đoạn văn ngắn trong bài đọc để các em tự tin và quen dần rồi mới tiến đến cho các em đọc những đoạn văn dài hơn một tí ( vì một bài đọc thường có đoạn văn ngắn, dài không đều nhau). - Hướng dẫn đọc từng đoạn trong nhóm : có thể linh hoạt đọc theo nhóm đôi, nhóm tư , dựa vào cách đọc được hướng dẫn trên lớp. HS cần đọc và theo dõi nhận xét bạn đọc. GV cần tạo cho học sinh thói quen đọc vừa phải để không ảnh hưởng GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 6 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 nhiều đến nhóm khác, có kỹ năng nghe và theo dõi SGK để xác nhận kết quả đọc của bạn. - Hướng dẫn đọc đồng thanh : Hoạt động này chỉ vận dụng linh hoạt . Để phát huy tác dụng của hình thức luyện đọc đồng thanh, GV cần luyện cho học sinh có cách đọc nhẹ nhàng, vừa phải . * Rèn Phần đọc hiểu ở đoạn văn hay bài văn Khả năng đọc hiểu của học sinh còn những hạn chế nhất định như sau: Về mặt hạn chế qua khảo sát việc dạy và luyện đọc của học sinh ở lớp 2 tôi thấy khả năng đọc của học sinh chưa tốt đa phần học sinh còn hay ấp úng đọc chậm và chưa lưu loát chưa hiểu được các từ ngữ trong bài. Một số em khả năng đọc diễn cảm còn rất thấp phần lớn các em còn đọc sai các thanh “ ngã “ và “hỏi” phát âm còn sai như d và gi, an và ang, êu và iêu…các em chưa biết đọc với giọng như thế nào cho đúng ở cacù nhịp thơ, không nêu lên được nội dung chính của bài, đoạn mặc dù giáo viên đã hướng dẫn nhưng các em chưa thực hiện lại được, chủ yếu là các em học sinh đọc chậm . Ví dụ 1 như : khi dạy bài Câu chuyện bó đũa 1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm. 2. Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai gái, dâu, rể lại và bảo : - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc môt cách dễ dàng. 3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói : - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì ! Người cha liền bảo : - Đúng. Như thé là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM HS chưa tự đọc đúng, đọc diễn cảm và hiểu được nội dung của bài văn GV phải hướng dẫn cho học đọc đúng các từ để học sinh phân biệt " ngã " và "hỏi" luyện đọc các từ : bẻ gãy, thong thả, bó đũa, chia rẽ, dễ dàng, Phần tìm hiểu bài giáo viên có thể nêu thêm câu hỏi : Bài học hôm nay giúp các em hiểu thêm điều gì ? học sinh có thể là lời được : Nội dung bài : Khuyên chúng ta sống phải biết thương yêu, lẫn nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh . GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 7 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 Ví dụ 2 : khi dạy bài Mẹ Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kéo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giác tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời . Giáo viên yêu cầu đọc diễn cảm học sinh chưa đọc diễn cảm được bài thơ để thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nói về người mẹ, Vậy các em học sinh đọc rất khó khăn và chưa thể hiện đúng theo yêu cầu đọc diễn cảm nên từ đó việc hiểu nội dung bài hoặc câu thơ rất khó. Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, nhắc học sinh ngắt đúng nhịp thơ ( ngắt tự nhiên, tránh ngắt nhát gừng ) . Ví dụ Lặng rồi cả tiếng con ve // Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi, // Những ngôi sao/ thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con. // Hay là bài : Bà cháu ( Sách Tiếng Việt tập 1 ) 1. Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. 2. Một hôm, có cô tiên đi qua cho một hạt đào và dặn : " Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang sung sướng." Bà mất. Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc. 3. Nhưng vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. Nhớ bà, hai anh em ngày càng buồn bã. 4. Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em òa khóc xin cô hóa phép cho bà sống lại. Cô tiên nói : "Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu co chịu không ?" Hai anh em cùng nói :" Chúng cháu chỉ cần bà sống lại." Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra, móm mém hiền từ, dang hai tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng. Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG Khi ở cuối phần tìm hiểu bài giáo viên nêu câu hỏi : Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Học sinh cảm nhận được : Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em oà khóc, cầu xin hoá phép cho bà sống lại, dù có phải trở lại cuộc sống cực khổ như xưa. Lâu đài ruộng vườn phút chốc biến mất, bà hiện ra dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 8 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 Tóm lại để học sinh đọc hiểu tốt thì cần : - HS phải chăm chỉ học tập, sự rèn luyện đọc tốt ngay từ ở lớp dưới đọc âm vần tốt các em sẽ đọc lưu loát hơn, ngoài ra các em đọc thêm sách báo sẽ giúp các em mở rộng thêm sự hiểu biết, vốn từ thêm phong phú sẽ giúp các em có năng lực đọc hiểu tốt hơn. - Giáo viên biết hướng dẫn HS biết đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi SGK và dẫn dắt gợi mở sao phù hợp với học sinh. 4/ Đo lường và thu thập dữ liệu Áp dụng các biện pháp rèn đọc cho các em học sinh lớp 2. Để làm được điều này thì tất cả học sinh trong lớp cùng phối hợp và giúp đỡ. IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN KẾT QUẢ 1/ Phân tích So sánh điểm bài kiểm tra sau tác động Trước tác động Sau tác động Chưa hoàn thành 4 1 Hoàn thành 15 18 Như vậy qua kết quả kiểm tra trước tác động và sau tác động cho thấy chất lượng đọc của học sinh được nâng cao, điều đó cho thấy áp dụng các biện pháp rèn đọc hiểu có hiệu quả. Kết quả chênh lệch này không phải ngẫu nhiên mà là do tác động mà có. Như vậy giả thuyết của đề tài : “ Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2” đã được kiểm chứng. 2/ Bàn luận Kết quả của 2 bài kiểm tra như sau : Kiểm tra trước tác động có 4 em chưa hoàn thành Kiểm tra sau tác động có 1 em chưa hoàn thành Độ chênh lệch sau hai lần kiểm tra là 3 em. Điều đó cho thấy kết quả giữa 2 lần kiểm tra có sự chênh lệch lớn. Điều đó cho thấy dạy học có sử dụng các biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 có hiệu quả. V/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1/ Kết luận Dạy tập đọc là việc rất quan trọng của chương trình Tiếng việt ở Tiểu học. Nắm vững cách đọc các em có khả năng diễn đạt các vấn đề trong đời sống hàng ngày, tăng hiệu quả giao tiếp, giúp các em vững vàng tự tin trong cuộc sống. Muốn rèn cho học sinh đọc tốt trước hết người thầy phải có nghiệp vụ sư phạm tốt, đặc biệt đọc mẫu của thầy phải chuẩn, hay có sức cuốn hút học sinh vì trong khâu GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 9 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 rèn đọc thì việc đọc mẫu của thầy giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em sẽ theo dõi lắng nghe thầy đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước để so sánh đánh giá với giọng đọc của mình. Chính vì vậy thầy cô cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ giáo viên đọc, nói đều phải chuẩn mực. Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy hết tính tích cực trong học tập, tổ chức điều khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học sinh. Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách soạn bài để học sinh nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh hiểu. Thực tế cho thấy sách giáo khoa Tiếng việt, sách soạn bài và sách hướng dẫn phải thừa nhận là có nhiều ưu điểm nổi bật. Tìm hiểu phần hướng dẫn chung trong sách đa số giáo viên đã nắm được cơ bản của phương pháp giảng dạy mới song đi sâu vào từng bài cụ thể thì sự lúng túng và vấp váp lại không ít. Do vậy nắm vững sách, hiểu ý đồ của người biên soạn là quan trọng song chưa đủ còn đòi hỏi đến vai trò chủ động sáng tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác nhau mới đem lại hiệu quả cao. Song nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên vẫn là sự tiến bộ chung của toàn lớp. Vì thế tôi nghĩ, trong tất cả các khâu soạn, giảng, kiểm tra người giáo viên vẫn phải lấy trình độ tiếp thu chung của lớp làm chuẩn mực để hướng tới. Vấn đề là, trong cái chuẩn mực chung ấy người giáo viên thầy còn phải luôn luôn lưu tâm đến các đối tượng học sinh. Đặc biệt đối với những học sinh đọc còn chậm luôn dành cho các em một sự ưu ái, một thái độ khích lệ, động viên, những lời chỉ bảo ân cần và sự tiến bộ của các em trong học tập là phần thưởng vô giá đối với mỗi người giáo viên chúng ta. Trên đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2. Tôi hy vọng với kết quả đạt được ở trên sẽ góp phần nhỏ bé nâng dần chất lượng dạy và học của nhà trường ngày một tốt hơn. 2/ Khuyến nghị - Sự quan tâm, chỉ đạo của ngành và các cấp quản lý giáo dục cần sâu sát và kịp thời hơn nữa. - Lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm đến các em học sinh tạo điều kiện để các em có đầy đủ đồ dùng học tập. Nhà trường nên động viên khen thưởng các em khi có sự tiến bộ để các em có động cơ học tập tốt hơn. GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 10 [...]...ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 Tổ chức các hội thi, hội diễn và các hội thảo chuyên đề, các lớp tập huấn chuyên đề về môn tập đọc lớp 2; cung cấp đồ dùng dạy, học và các tài liệu tham khảo, Có đầy đủ đồ dựng dạy học cho giáo viên Bình Thới, ngày 20 tháng 12 năm 2014 Người viết Nguyễn Thị Thu Hương XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG ... điểm và ý nghĩa khác nhau Chúng ta cùng học bài Cây xoài của Hoạt động của Trò - Hát - Đọc đoạn 1, 2, 3 và trả lời câu hỏi: 1,2 - Đọc đoạn 4 và nêu nội dung bài GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 13 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 ông em để hiểu thêm về điều này - Ghi tên bài lên bảng  Luyện đọc a) Đọc mẫu: - GV đọc mẫu - Chú ý: giọng nhẹ nhàng, chậm,... TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 thuộc các bài tập đã đọc từ tuần 10 đến tuần 16 theo yêu cầu của giáo viên Sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài do giáo viên nêu (Nội dung câu hỏi ở đoạn yêu cầu học sinh đọc) II / Đọc thầm: Đọc thầm bài “ Bông hoa Niềm Vui” Bông hoa niềm vui 1 Mới sớm tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường Em đến tìm những bông cúc màu xanh, được cả lớp. .. của học sinh bằng cách Yêu cầu học sinh bốc thăm bài và đọc một đoạn văn khoảng 30 đến 35 tiếng thuộc các bài tập đã đọc từ tuần 4 đến tuần 10 theo yêu cầu của giáo viên Sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài do giáo viên nêu (Nội dung câu hỏi ở đoạn yêu cầu học sinh đọc) II/ Đọc thầm và làm bài tập GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 15 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu. .. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 11 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Mạng Internet : http//flash.violet.vn 2 Sách giáo khoaTiếng Việt 2 tập 1 + 2 3 Bồi dưỡng văn và Tiếng Việt 4 Phương pháp rèn đọc tập 1+ 2 5 Sách giáo viên Tiếng việt tập 1 + 2 6 Giáo trình phương pháp dạy học ở tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 7/ Tài liệu tích... nghiệp GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 12 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 VII/ PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI GIÁO ÁN TẬP ĐỌC BÀI : CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM I Mục tiêu Đọc đúng và rõ ràng toàn bài Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu câu ; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi - Hiểu ND : Tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ ông của hai mẹ... xoài gì? - Để tưởng nhớ, biết ơn ông đã - Những từ ngữ hình ảnh nào cho thấy cây trồng cây cho con cháu có quả ăn xoài cát rất đẹp - Vì ông đã mất - Quả xoài cát chín có mùi, vị, màu sắc như g) Cả lớp đọc đồng thanh GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 14 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 thế nào? - Vì xoài cát rất thơm ngon, bạn đã ăn từ nhỏ Cây xoài... Câu sau đây : “Bạn Chi rất thương bố của mình” thuộc kiểu câu nào? a Ai là gì? GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 17 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 b Ai làm gì? c Ai thế nào ? DANH SÁCH HỌC SINH LỚP 2B( năm học 2014-2015) TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Họ và tên Lê Phương Diện Dương Hồng Đại Nguyễn Nhật Đan Hoàng Lê Anh Đào Mai Nguyễn Bảo Hà Mai Nguyễn Bảo Hân... tác động Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 18 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Trần Thị Kim Khuê Dương Anh Kiệt Nguyễn Hoàng Lân Nguyễn Thanh Lâm Lê Thị Phương My Trần Thị Kim Thoa Lê Thanh Tùng Trần Thị Bảo Trâm Nguyễn... b Thầy hiểu An buồn nhớ bà nên không làm bài tập chứ không phải vì An lười biếng c Cả a, b đều đúng Câu 4 Gạch chân vào từ chỉ hoạt động trong câu sau: " Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn cái khung cửa sổ lớp học" ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Môn: Tiếng Việt - Lớp 2 I/ Đọc thành tiếng Giáo viên kiểm tra đọc của học sinh bằng cách Yêu cầu học sinh bốc thăm bài và đọc một . HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 2 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 II/ GIỚI THIỆU 1/ .Thực tế năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh lớp 2 * Về phía giáo viên - Đối. THỚI 8 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 Tóm lại để học sinh đọc hiểu tốt thì cần : - HS phải chăm chỉ học tập, sự rèn luyện đọc tốt ngay từ ở lớp dưới đọc âm vần tốt. hăng say học tập của học sinh. GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – TRƯỜNG TH BÌNH THỚI 5 ĐỀ TÀI : Biện pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 Phần lớn những học sinh đọc hiểu chậm

Ngày đăng: 05/08/2015, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w