1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 5 trong phân môn Tập đọc

7 74 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

(i) Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh hiểu đúng nghĩa từ khóCó thể nói việc tìm hiểu bài bắt đầu từ việc tìm hiểu đúng nghĩa từ. Vì vậy xác định các từ khó để tìm hiểu nghĩa của chúng là kỹ năng đầu tiên ta cần dạy học sinh. Để tìm từ mới, trong giờ học tôi luôn đặt vấn đề “hãy chỉ ra những từ em chưa hiểu nghĩa”. Trong văn bản có một số từ quan trọng nếu không hiểu nghĩa thì học sinh khó hiểu đúng văn bản, do đó chúng ta cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khóa” những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản giúp ta hiểu được nội dung của bài.Ví dụ: Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Sách hướng dẫn họcTiếng Việt 5 – tập 1 trang 9) có rất nhiều từ chỉ màu vàng: Màu lúa chín vàng xuộm, nắng vàng hoe, chùm quả xoan vàng lịm, lá mít vàng ối, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi, buồng chuối đốm quả chín vàng, những tàu lá chuối vàng ối, bụi mía vàng xọng, rơm và rạ vàng giòn ... Hiểu và phân biệt nghĩa của tất cả các từ chỉ màu vàng trong bài là khó đối với học sinh, do vậy để học sinh trả lời được câu hỏi: “Chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì ?”. Giáo viên cần cho học sinh một “điểm tựa” bằng việc nghiên cứu kĩ từ mẫu mà sách giáo khoa đưa ra: Vàng xọng màu vàng gợi cảm giác như có nước. Nếu chỉ cho học sinh đọc mẫu mà không phân tích, giảng giải gì thêm, các em sẽ ghi nhớ máy móc. Để tránh được điều này, cần giải thích để học sinh hiểu đây là màu vàng của bụi mía, nếu em nào từng được quan sát bụi mía sẽ thấy khi đến độ được thu hoạch, thân cây mía có màu vàng bóng. Tiếng xọng trong từ vàng xọng gợi nhớ đến những từ như mọng, đọng, gợi ấn tượng thân cây mía căng tròn có nhiều nước ngọt thơm. Từ đó tôi gợi ý về một cách hiểu nghĩa của từ: Muốn hiểu nghĩa của một từ chỉ màu vàng trong bài, cần xem từ đó diễn tả đặc điểm của sự vật nào, sau đó các em sẽ huy động vốn sống, vốn hiểu biết sẵn có của mình về sự vật để nhận biết được nghĩa của từ. Với cách hướng dẫn này sẽ để lại trong học sinh ấn tượng về nghệ thuật dùng từ độc đáo của nhà văn từ đó biết chú ý tìm hiểu và thưởng thức vẻ đẹp của ngôn từ trong văn bản nghệ thuật cũng như sự sáng tạo của nhà văn. (ii) Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cảm nhận hình ảnh, khai thác hàm ý từ đó hình thành kỹ năng trả lời đúng nội dung câu hỏi.Hành động 1: Hướng dẫn học sinh cảm nhận hình ảnh khi đọc văn bảnĐể hướng dẫn học sinh cảm nhận được những hình ảnh gợi ra từ ngôn từ nghệ thuật, tôi cũng có biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh trả lời đúng các câu hỏi yêu cầu chỉ ra hình ảnh, chi tiết tạo ra hình ảnh.Ví dụ: Với câu hỏi: “Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà?” (Tiếng đàn Ba – la – lai – ca trên sông Đà – sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1), tôi đã tách nhỏ câu hỏi để học sinh dễ trả lời. Chẳng hạn:“Trong bài thơ, những chi tiết nào giúp chúng ta nhận biết vẻ tĩnh mịch của không gian?”. Câu hỏi này giúp học sinh nhận ra vẻ “tĩnh mịch” của công trường: Cả công trường với những xe ủi, xe ben, tháp khoan, cần trục.. đã thôi hoạt động. Tất cả như đang chìm vào giấc ngủ say sau một ngày lao động vất vả. Trong không gian ấy chỉ có một âm thanh duy nhất vang lên (tiếng đàn Ba la lai ca). Âm thanh tiếng đàn vang xa giữa không gian bao la càng chứng tỏ cảnh đêm tĩnh mịch. Sau đó tôi tiếp tục nêu câu hỏi để học sinh nhận biết vẻ sinh động của công trường:“Những chi tiết nào của bài thơ đã giúp ta nhận thấy cảnh đêm trăng sông Đà tĩnh mịch nhưng rất sinh động?”. Các em nêu được: Công trường trong đêm trăng tĩnh mịch vẫn sống động bởi mọi vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa “công trường say ngủ...”; Tháp khoan đang bận “ngẫm nghĩ”; xe ủi, xe ben sánh vai nhau “nằm nghỉ”... Sau khi học sinh đã trả lời được hai câu hỏi, tôi có thể yêu cầu: “Em hãy tả lại hình ảnh đêm trăng trên công trường sông Đà? ”.Với cách làm nêu trên, qua nhiều bài tập đọc, học sinh dần dần tự nhận biết được thế nào là hình ảnh và xác định được những hình ảnh gợi ra trong đoạn văn, đoạn thơ. Thông qua đó, trí tưởng tượng của các em sẽ phát huy, khả năng cảm thụ hình tượng văn học dần hình thành và phát triển. Đồng thời đó cũng là một cách để rèn cho các em kĩ năng diễn đạt, kỹ năng sắp xếp ý khi tổ chức cho các em trả lời câu hỏi.Hành động 2: Hướng dẫn học sinh khai thác hàm ý để trả lời đúng từng ý của đoạn, bài Đối với học sinh yêu cầu này tương đối khó, vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác hàm ý của lời nói một cách hợp lí, đảm bảo tính vừa sức.Ví dụ: Câu hỏi: “Em hiểu hai câu thơ cuối khổ thơ 2 nói gì?”(Bài ca về trái đất, sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5 – tập 1 trang 42). Giáo viên cần yêu cầu các em đọc kỹ đoạn thơ và sẽ nhận thấy hai câu: Vàng, trắng, đen...dù da khác màu Ta là nụ, là hoa của đất chính là căn cứ để các em suy ra điều mà hai câu thơ cuối khổ thơ muốn nói:“Mọi người trên trái đất đều đáng yêu, đáng quý”.Trong một số trường hợp, tôi yêu cầu học sinh phải tự cảm nhận được suy nghĩ, cảm xúc của tác giả toát lên từ toàn bộ tác phẩm. Từ đó góp phần hình thành ở các em hứng thú khám phá vẻ đẹp muôn màu của thế giới văn học nghệ thuật.Ví dụ : Bài “Tranh làng Hồ” (sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5 – tập 2). Ở hai đoạn cuối bài, tác giả đã đánh giá về những nét đặc sắc, kỹ thuật tranh đã đạt đến việc trang trí tinh tế từ việc chọn màu và chất liệu màu vẽ. Để thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ, khi dạy tôi giúp học sinh tìm ra những từ ngữ thể hiện sự đánh giá đó. Qua bài “tranh làng Hồ” tôi giúp học sinh cảm nhận sự biết ơn của tác giả đối với nghệ sĩ dân gian làng Hồ, từ đó giáo dục học sinh biết quý trọng, giữ gìn cho nghệ thuật tranh làng Hồ tồn tại và phát triển mãi mãi.VD: Bài “Chuỗi ngọc lam”, (sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5 – tập 1). Với câu hỏi: “Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?” Học sinh dựa vào tính tình, phẩm chất của từng nhân vật trong câu chuyện. Thông qua đó, học sinh sẽ hiểu được cách sống của mọi người là: “quan tâm và đem lại hạnh phúc cho người khác.”(iii) Giải pháp 3: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh một cách có hệ thống để xác định, trả lời chính xác nội dung câu hỏi và liên hệ, vận dụng vào thực tế cuộc sống.Để hình thành được kỹ năng này, giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phụ để gợi ý, dẫn dắt các em tìm ý của đoạn, bài. Bên cạnh đó kết hợp liên hệ ý của từng đoạn, bài vào thực tế cuộc sống của các em. Từ việc các em đã trả lời đúng các nội dung câu hỏi, tôi hình thành cho các em cách hệ thống các ý của từng đoạn bài thông qua các chủ đề của từng bài học. Ví dụ: Ở bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”, (sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 1trang 158). Trong câu hỏi “Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên nguyện vọng gì của đồng bào Tây Nguyên?”, tôi sẽ yêu cầu các em hệ thống lại các sự việc liên quan tới hai câu hỏi trước là: “Người dân ở buôn Chư Lênh đón tiếp cô giáo như thế nào?” và câu: “Họ chờ đợi và yêu quý cái chữ ra sao?”. Từ việc học sinh thấy được sự đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình của người dân Chư Lênh và việc dân làng rất chờ đợi, yêu quý cái chữ học sinh sẽ trả lời được câu hỏi qua cách hiểu của các em như sau: “Đồng bào Tây Nguyên có nguyện vọng muốn con em của mình được học hành, thoát đói nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.”Từ việc xác định đúng nội dung câu hỏi như thế sẽ giúp cho các em định hướng trước được câu trả lời vào mỗi chủ đề đó, để các em không hoang mang khi được hỏi và từ đó học sinh sẽ biết liên hệ bản thân về ý thức học tập và rèn luyện của mình.

Ngày đăng: 17/11/2021, 23:22

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w